Giáo Sĩ Thừa Sai Và Chính Sách Thuộc Địa Của Pháp Tại Việt Nam

26/12/20205:35 SA(Xem: 4925)
Giáo Sĩ Thừa Sai Và Chính Sách Thuộc Địa Của Pháp Tại Việt Nam

GIÁO SĨ THỪA SAI
VÀ CHÍNH SÁCH THUỘC ĐỊA
CỦA PHÁP TẠI VIỆT NAM

TÁC GIẢ: CAO HUY THUẦN
NGƯỜI DỊCH: NGUYÊN THUẬN
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

 Giáo Sĩ Thừa Sai Và Chính Sách Thuộc Địa Của Pháp Tại Việt Nam

Tổng Luận Trước Khi Vào Đề
Tình Hình Gia Tô Giáo Tại Việt NamBang Giao Pháp-Việt Trước 1857
Phần Một: Gia Tô Giáo Và Công Cuộc Xâm Chiếm Nam Kỳ
Chương 1 Cuộc Viễn Chinh Nam Kỳ: Một Vấn Đề Tôn Giáo
Chương 2 Mất Nam Kỳ Và Thừa Nhận Gia Tô Giáo
Chương 3 Nền Tảng Gia Tô Giáo Của Việc Thiết Lập Chế Độ Thuộc Địa Pháp Ở Nam Kỳ
Phần Hai: Chính Sách Thuộc Địa Và Chính Sách Của Các Giáo Sĩ Thừa Sai Tại Bắc Kỳ
Chương 4 Huyền Thoại Về Thuyết Bắc Kỳ Ly Khai
Chương 5 Kế Hoạch Xâm Lăng Của Đô Đốc Dupré
Chương 6 Cuộc Viễn Chinh Của Garnier, Nội Chiến Và Chính Sách Của Philastre
Chương 7 Các Khó Khăn Trong Việc Áp Dụng Điều 9
Chương 8 Từ Sự Bảo Trợ Đến Chế Độ Bảo Hộ: Hiệp Ước 1884
Phần Ba: Ảnh Hưởng Của Chính Sách Thừa Sai Trên Việc Tổ Chức Chế Độ Bảo Hộ
Chương 9 Văn ThưTin Tức Tình Báo Của Giám Mục Puginier
Chương 10 Tách Rời Bắc Kỳ Khỏi Nước An Nam
Chương 11 Chính Sách Thống Trị, Xâm Lăng Và Sát Nhập
Lời Kết: Albert Sarraut Và Sự Nổi Dậy Của Phong Trào Dân Tộc Việt Nam
Tài Liệu Tham Khảo

Lời người dịch

Tác phẩm của Giáo sư Cao Huy Thuần, ra đời cách đây 30 năm, vẫn luôn luôn mới. Bởi vì đó là một kho tàng tài liệu lịch sử. Và bởi vì công trình nghiên cứu này vẫn là sách đầu tay của ai muốn tìm hiểu lịch sử mất chủ quyền của Việt Nam hồi thế kỷ 19.


Tác phẩm này trước hết là một luận án tiến sĩ quốc gia đệ trình trước Đại học Paris năm 1969 [1] . Trong thời chiến tranh, một bản dịch vội vã được phổ biến hạn chế trong nước, ngoài tầm hay biết của tác giả ở xa. Năm 1988, một bản dịch lại được xuất bản rộng rãi ở Hoa Kỳ, vẫn ngoài tầm hay biết của tác giả lúc sách được phát hành.

Để tài liệu lịch sử đó không bị những bản dịch vội vã diễn dịch sai lạc, và để xác nhận tính cách thuần túy khoa học của công trình nghiên cứu, tác giả xuất bản nguyên văn tiếng Pháp, năm 1990, với sự bảo trợ của Đại học Yale. Dưới nhan đề: “Les missionnaires et la politique coloniale française au Viet Nam, 1857-1914”, tác phẩm lược bỏ đoạn vào đề của luận án. Chúng tôi giữ nguyên phần vào đề ở đây và dịch theo ấn bản Yale.

Nguyện vọng của tác giả là tự mình dịch tác phẩm của mình như đã dịch phần tổng luận. Sức khỏe và công việc bộn bề của ông ở Đại học Amiens không cho phép ông thực hiện ý định. Chúng tôi, thấy việc phải làm, không ngại khó khăn, tự lấy trách nhiệm cung cấp một bản dịch nghiêm chỉnh.

Tất nhiên bản dịch chưa phải hoàn hảo, nhiều từ chưa được vừa ý, văn phong nhiều chỗ vẫn còn là văn dịch. Nhưng dịch những tài liệu lịch sử thì phải dịch càng sát càng tốt, nhiều khi phải hy sinh văn khí. Dịch thế nào để bản dịch vừa được đọc trôi chảy, vừa giữ nguyên sự thật lịch sử: đó là cố gắng của người dịch. Paris, tháng 11 năm 1999 Nguyên Thuận



pdf_download_2
Giáo Sĩ Thừa Sai Và Chính Sách Thuộc Địa Của Pháp Tại Việt Nam



.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
02/12/2013(Xem: 26382)
01/09/2014(Xem: 17057)
Là một Phật tử dù đức tin có vững vàng đến đâu mà những hình ảnh, tin tức xấu xí về Phật giáo hàng ngày cứ đập vào mắt mình như thế, tôi cảm thấy rất đau lòng!
Những ngày gần đây lan truyền trên mạng xã hội hình ảnh một vị sư đầu trần chân đất đi bộ từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam. Xem qua nhiều clip và đọc một số bình luận thấy có người khen kẻ chê, người tán dương, kẻ dè bỉu.. Nhưng nói chung tôi thấy Thầy được cung kính nhiều hơn. Xin có những thiển ý như sau qua hiện tượng này.
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :