Đạo Phậtcon đường giáo dục - chuyển hóa con ngườixã hội

17/12/20191:01 SA(Xem: 6462)
Đạo Phật và con đường giáo dục - chuyển hóa con người và xã hội

 

ĐẠO PHẬTCON ĐƯỜNG GIÁO DỤC 
CHUYỂN HÓA 
CON NGƯỜIXÃ HỘI
 Tỳ Khưu ni Dr. Pháp Hỷ Dhammananda,

 

Phap Hy
Tỳ Khưu ni Dr. Pháp Hỷ Dhammananda,

Phần lớn quần chúng đến với Đạo Phật như tìm đến một tôn giáo mặc dù Đạo Phật không hoàn toàn giống như định nghĩa về tôn giáo trong các tự điển thông dụng. Vậy tôn giáo là gì? Theo từ điển, tôn giáo được định nghĩa là: “Một hình thức hay biểu hiện của hành động mà bằng cách đó con người thể hiện sự công nhận của Thượng Đế hay các năng lực siêu nhiên có khả năng can thiệp vào đời sốngvận mệnh của họ, đối với các thế lực đó người ta phải phục tùng, phục vụ và kính ngưỡng. Qua những hành động tôn giáo đó, con người bày tỏ tình cảm như kính yêu, sợ hãi, trung thành trong niềm kính sợ các năng lực siêu nhiên kia bằng cách tuyên bố niềm tin, thực hành các lễ nghi và các hội hè tôn giáo, hay bằng các hạnh kiểm thể hiện quan niệm đạo đức nào đó. Tôn giáo cũng là một hệ thống các niềm tin hay tín ngưỡng; một sự biểu hiện của lòng mộ đạo hay trung thành, như đạo đức tôn giáo, tôn giáo nhất thần hay đa thần, tôn giáo tự nhiên, tôn giáo khải mặc, vv” [1913 Webster]. Trong một điều luật gần đây của nước Úc (Recommendation 14) tôn giáo được định nghĩa như sau: “định nghĩa về tôn giáo được căn cứ trên các tiêu chuẩn đã chế định trong trường hợp khoa học, cụ thể là:

- Niềm tin vào một đấng siêu nhiên, vật thể hay nguyên lý; và

- Chấp hành và tuân thủ theo kinh điển trong cách cư xử để tạo ra kết quả của niềm tin đó.[i]

Theo những định nghĩa trên, chúng ta thấy rằng, nay phần lớn quần chúng đến với Đạo Phật là đến với một tôn giáo hay một tín ngưỡng, mặc dù tín đồ Phật giáo không gọi Phật (Thánh, Bồ Tát, hiền tăng) là Thượng Đế, nhưng họ vẫn tin tưởng các đối tượng kính ngưỡng này có năng lực tác động, ảnh hưởng lên đời sống của con người theo một cách nào đó.

Tại sao người ta cần đến một tôn giáo? Hầu hết mọi tôn giáo đều hướng dẫn người ta làm thiện, sống tốt, ăn ở nhân đức và tránh xa điều tội lỗi. Tuy nhiên quan niệm thiện ác và làm thế nào để sống tốt và tránh xa điều tội lỗi thì mỗi tôn giáo, mỗi học thuyết có những tôn chỉ và phương thức riêng. Trong Đạo Phật con đường này bắt đầu từ sự giáo dục và chuyển hóa được sắp xếp theo một mô hình gọi là Bát Thánh Đạo bắt đầu từ Chánh kiến hay thấy biết đúng đắn, hướng đến một tầm nhận thức mới về con người và cuộc sống. Cách sống trong Đạo Phật cũng được gọi là con đường Trung Đạo, tóm lược trong ba nguyên tắc sống gọi là Giới Học (Sila sikkha), Định học (Samadhi sikkha), và Tuệ Học (Panna-sikkha). Bài viết này sẽ phân tích con đường sống này từ cách tiếp cận giáo dục.[ii]

 



[i] (That the definition of religion be based on the principles established in the Scientology case, namely:
- belief in a supernatural Being, Thing or Principle; and
- acceptance and observance of canons of conduct in order to give effect to that belief.

What constitutes a religion? Chapter 20; www.cdi.gov.au)
[ii] Bài này được viết tại Sanghamittārāma, 40 Chesterville Dr. East Bentleigh Vic. 3165, Australia

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/01/2015(Xem: 13534)
10/12/2020(Xem: 9114)
Là một Phật tử dù đức tin có vững vàng đến đâu mà những hình ảnh, tin tức xấu xí về Phật giáo hàng ngày cứ đập vào mắt mình như thế, tôi cảm thấy rất đau lòng!
Những ngày gần đây lan truyền trên mạng xã hội hình ảnh một vị sư đầu trần chân đất đi bộ từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam. Xem qua nhiều clip và đọc một số bình luận thấy có người khen kẻ chê, người tán dương, kẻ dè bỉu.. Nhưng nói chung tôi thấy Thầy được cung kính nhiều hơn. Xin có những thiển ý như sau qua hiện tượng này.
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :