Bilingual: Declaration Of Dignity / Tuyên Ngôn Nhân Phẩm

14/05/20236:34 SA(Xem: 2324)
Bilingual: Declaration Of Dignity / Tuyên Ngôn Nhân Phẩm

DECLARATION OF DIGNITY
TUYÊN NGÔN NHÂN PHẨM

Author: Minh Mẫn

Translated by Nguyên Giác

 

 

Declaration Of DignityHuman values were established by those in power in the countries of ancient human society, when people's understanding was minimal, resulting in harshness and a lack of respect for dignity. While the earthly authority does not respect the dignity of others, some religions also hold that their leadership power is the ultimate truth: Diverse viewpoints must have been sacrificed. That phenomenon manifests itself in human history, through the war between religions. At that time, human freedom was trampled and abused when people went against the views of the Church. Hence, the unjust cases against the astronomer Galileo Galilei and the philosopher Giordano Bruno happened 400 years before The Universal Declaration of Human Rights.

A tragic example is the case of Giordano Bruno, an Italian Dominican friar, philosopher, mathematician, and astronomer. Bruno suggested that the stars are just suns outside the solar system and have planets around them, and it is possible that life could be formed on these planets. He also asserted that the universe is vast and infinite and therefore no celestial body is "central." Due to his views against the Roman Church, Bruno was burned at the stake by the Roman Inquisition, presided over by Cardinal Bellarmine, for his rejection of certain fundamental Catholic doctrines.

Throughout the history of many thousands of years, people have suffered from the unquestionable strict power of the rulers. Therefore, in 1948, the Universal Declaration of Human Rights was destined to protect human rights, dignity, and rights as defined by law, freeing humankind from fear and misery...

…. o ….

Meanwhile, the philosophies in the East take people as the center to solve life problems. Brahmin doctrine sees man as a part of the universe, as a small self that needs to return to merge with the Great Self (that is, the Creator). In China, the Taoists of old promoted "Following nature," with adherents of Lao Tzu and Chuang Tzu promoting an egalitarian mind before life and death, in contrast to the Legalist philosophy (using government force to rule the people). There are Immortal Way adherents in China as well: They create their own alchemical medicines by combining the yin and yang of the five elements, which they think will enable them to pass into the realm of the heavenly beings.

Only in Buddhism, every human is taken as an object to resolve all conflicts from society to personality, identifying that every human is of supreme importance. Each person's mind already contains the ability to lead to the realms of rebirth as an animal or to obtain good conditions for becoming a Buddha. Prince Siddhartha stated that every human being is the most precious in all heavenly and earthly realms, emphasizing the importance of personality and dignity.

"Across heavens and earth,

only I am supreme:

All sentient beings

have Buddha nature."

(As written in the Dīrghāgama's DA 1 Sutra, and in the Dīgha Nikāya's DN 14 Sutta.)

The Buddha referred to the Self as the Tathagata in the Mahaparinirvana Sutra (Mahayana version), not as an earthly attachment-filled self.

This shows that Buddhism is the only religion that sustains human values, treating people as both the subject of social construction, familial obligations, and peaceful community, and guiding them toward the ultimate good of freedom.

Due to the affirmation of human personality and ability, Buddha's declaration when he was born has the value of the DECLARATION OF DIGNITY of all times.

(Written during the 2567th Vesak Celebration.)

Minh Mẫn

May 13, 2023

---- o ----

 

TUYÊN NGÔN NHÂN PHẨM 

Minh Mẫn

 

Trong xã hội con người, từ thời xa xưa, dân trí còn thấp kém, giá trị con người được định đoạt bởi quyền cai trị của mỗi quốc gia, từ đó có những hà khắc và nhân phẩm không được tôn trọng. Thế quyền đã vậy, một số Tôn giáo cũng xem quyền lực lãnh đạo là quyền tối thượng, là chân lý; con người trở thành vật hy sinh khi không đồng quan điểm của giáo phái. Điều này hiển nhiên trong suốt quá trình xung đột Tôn giáo với Tôn giáo; quyền tự do con người bị chà đạp, bạo hành khi con người đi ngược lại quan điểm của Giáo hội, mới có thảm án với nhà thiên văn học Galileo, và Bruno, trước Tuyên Ngôn Nhân quyền ra đời 400 năm. (Người là một tu sĩ dòng Đa Minh, nhà triết học, nhà toán học và nhà thiên văn học người Ý. Bruno cho rằng các ngôi sao chỉ là các mặt trời bên ngoài Thái dương hệ và có các hành tinh của chúng xoay quanh, và có khả năng rằng tại các hành tinh này có thể hình thành sự sống. Ông cũng khẳng định rằng vũ trụbao la vô tận và do vậy không có thiên thể nào là "trung tâm". Do quan điểm trái với Giáo hội La mã, Bruno bắt đầu bị Tòa án dị giáo Roma thiêu sống, dưới sự chủ trì của Hồng y Bellamino, do việc chối bỏ một số giáo lý Công giáo nền tảng.)

Suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm, con người phải chịu thống khổ bởi đạo luật khắt khe của giới thống trị, vì thế, năm 1948, TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN ra đời để bảo vệ quyền làm người, nhân phẩmquyền lợi được minh định theo pháp luật, được giải thoát khỏi sự sợ hãi và khốn cùng…

                                                     ***

Tại phương Đông, lấy con người làm tâm điểm để giải quyết cuộc sống. Đưa con người thăng hoa, hòa nhập với vũ trụ, theo học thuyết Ba La Môn, con người là một phần của vũ trụ, tiểu ngã cần trở về với Đại ngã (Đại ngãđấng sáng tạo). Đạo gia Trung Hoa thời cổ đại quan niệm Đạo gia chủ trương "Thuận theo tự nhiên", trái ngược với tư tưởng Pháp gia là dùng pháp trị dân;xuất phát từ tư tưởng Đạo giáo của Lão Trang, Đạo giáo chủ trương tâm thái bình thản trước việc sống chết.Ngoài ra có một pháp hành gọi là Tiên đạo, lấy âm dương ngũ hành, thủy hỏa ký tế làm căn bản để luyện đan, giúp hành giả tiến vào cảnh giới Thần tiên khi đắc pháp.

Riêng Phật giáo, lấy con người làm đối tượng để giải quyết mọi mâu thuẫn từ xã hội đến nhân thân; xác định con người là tối quan trọng. “Tam điểm như tinh tượng – hoành câu tợ nguyệt tà – phi mao tùng thử đắc – Tố Phật dã do tha”. Chữ Tâm hàm tàng mọi khả năng mang lông đội sừng, hay thành Phật. Giá trị nhân cách và nhân phẩm được Thái Tử Sĩ Đạt Đa xác quyết trên trời dưới Trời, chỉ có con người là trân quý nhất:

 “Thiên thượng thiên hạDuy ngã độc tôn

Nhất thiết chúng sinh – Giai hữu Phật tính.”

(Trong bộ kinh Trường A Hàm quyển một phẩm Sơ Đại Bản Duyên và kinh Đại Bản thuộc Trường Bộ). Kinh Đại Bát Niết Bàn ngài xác định Ngã là Như Lai Tạng, không phải bản ngã chứa đầy tục lụy ngã chấp này.

Như vậy cho thấy Đạo PhậtTôn giáo duy nhất đề cao phẩm chất con người, không những lấy con người làm đối tượng xây dựng xã hội, trách nhiệm gia đình, tôn ty giai cấp mà còn đưa con người đến giai tầng cực thiện, giải thoát.

Do sự xác quyết về nhân cách, khả năng của con người, lời tuyên bố khi vừa sanh ra đã mang một giá trị như một TUYÊN NGÔN NHÂN PHẨM của mọi thời đại.

(Nhân mùa Đản sanh 2567)

MINH-MẪN

13/5/23

Nguồn:

https://thuvienhoasen.org/a39300/tuyen-ngon-nhan-pham

.

.

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/03/2019(Xem: 13106)
27/01/2019(Xem: 7478)
Là một Phật tử dù đức tin có vững vàng đến đâu mà những hình ảnh, tin tức xấu xí về Phật giáo hàng ngày cứ đập vào mắt mình như thế, tôi cảm thấy rất đau lòng!
Những ngày gần đây lan truyền trên mạng xã hội hình ảnh một vị sư đầu trần chân đất đi bộ từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam. Xem qua nhiều clip và đọc một số bình luận thấy có người khen kẻ chê, người tán dương, kẻ dè bỉu.. Nhưng nói chung tôi thấy Thầy được cung kính nhiều hơn. Xin có những thiển ý như sau qua hiện tượng này.
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :