Vài Ý Nghĩ Về Bài Viết Của Hoả Thượng Thông Lạc (5) Nguyễn Hòa

18/12/201012:00 SA(Xem: 10602)
Vài Ý Nghĩ Về Bài Viết Của Hoả Thượng Thông Lạc (5) Nguyễn Hòa

VÀI Ý NGHĨ VỀ BÀI VIẾT CỦA HOẢ THƯỢNG THÔNG LẠC (5)
Nguyễn Hòa

(Nét chữ mầu đen là nguyên bản của HT Thông Lạc. 
Nét chữ mầu xanh đậm là của Nguyễn Hòa)

Đường Về Xứ Phật Tập 5
Lời nói đầu

trải qua nhiều thời gian năm tháng, trước kia tôi chỉ nghe các bậc tôn túc thuật lại sự tu chứng đắc của các Tổ mà không trực tiếp thấy, còn hiện giờ tôi đã thấy biết rất rõ ràng với thời gian hơn thế kỷ nay (100 năm). Thầy Tổ của chúng tôi từ người nầy đến người khác qua đời (viên tịch), không để lại cho chúng tôi một niềm tin sâu sắc với Phật Pháp

Vậy mà đạo Phật vẫn truyền thừa từ đời này qua đời khác, ngay cả vào những thơì kỳ khó khăn nhất trong lịch sử. Đúng ra, đạo Phật VN gặp nhiều khó khăn vào thời Hậu Lê, Trịnh Nguyễn, Tây sơn khi Nho giáo được ham chuộng, nhiều nho gia chỉ trích đạo Phật, và trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh liên miên khiến lòng người ly tán, không còn có những ước vọng cao siêu, hay chỉ cầu mong giữ được cái mạng sống lây lất qua ngàỵ Đến thời Pháp thuộc, chữ Hán bị bãi bỏ trong thi cử , ít còn ai theo học, cũng là trở ngại lớn cho người học Phật, vì tất cả kinh điển truyền lại cho tới lúc đó đều được ghi chép bằng chữ Hán. Tuy nhiên, trong khi Nho Giáo bị tiêu diệt hoàn toàn trước làn sóng văn minh của Tây phương, thì Phật giáo vẫn tồn tại, tuy suy yếu, tuy kinh kệ ít người đọc hiểu, và cac' bậc cao tăng không còn , nhưng vẫn đứng vững, để chờ cơ hội phát triển sau này khi có phong trào chấn hưng Phật học (của nhóm các ông như Lê Đình Thám, báo Hải Triều Âm). Và trong lịch sử Phật giáo VN có lẽ thời kỳ gần đây có nhiều người quan tâm đến đạo Phật nhất, và kinh sách đạo Phật cũng được phiên dịch, in ấn nhiều nhất, phổ biến rất rộng, dù ở trong nước hay ngoài nước.

Khi còn sống, các Ngài thuyết pháp rất hay, nào là thấy các pháp như mộng, như huyễn; nào là tiếp xúc với sáu trần như hoa đốm giữa hư không; nào là chết biết ngày, biết giờ, biết khắc, biết được tánh linh; nào là làm chủ sự sống chết. Nhưng đến giờ phút cuối cùng chúng tôi chỉ thấy một hình ảnh đau thương nằm trên giường bịnh mệt nhọc khổ sở, đau đớn trăn trở và còn có lúc lại mê man chẳng còn biết gì cả trước khi viên tịch (chết).

Cuộc sống vô thường, cái thân tứ đại phải chịu hư hoại, cái khổ đau của bệnh, lão, tử do Phật giáo giảng dạy rất sát hợp ở chỗ nàỵ Tu theo đạo Phật không phải nhằm tìm kiếm cái chết khôngđau đớn, tuy cũng có người tu có được cái chết nhẹ nhàng, nhất là với cái tâm thanh thản , không đau khổ vì tiếc nuối như người trần tục bình thương.

Thầy Tổ chúng tôi, họ đều là những bậc chơn tu, tinh cần siêng năng, thức khuya, dậy sớm, xâu chuổi không rời tay, lúc nào cũng thấy ngồi thiền, niệm Phật, công phu, bái sám không thời nào không có mặt, trừ khi làm Phật sự hoặc bịnh đau.

Vậy thời nào cũng có các bậc chân tu , khả kính.

Từ lúc bé tám tuổi, tôi đã được vào chùa tu học với các Thầy Tổ; đến ở chùa nào cũng mang dòng phái Thiền Tông: Lâm Tế, Tào Động, Liễu Quán, Thái Thượng, v.v...; nhưng không thấy Thầy Tổ tu Thiền Tông, mà lại tu Tịnh Độ Tông.

Thiền Tông ở VN suy vi sau đời Trần, kể từ Hậu Lệ Thiền phái Trúc Lâm sau vị tổ thứ Ba là Huyền Quang thì không còn thấy có sự truyền thừa rõ ràng, kế tục được ghi chép, và cao tăng bỗng nhiên vắng bóng. Thay vào đó, VN đón nhận nhiều thiền phái Trung Hoa mới mẻ như Lâm Tế, Tào Động, nhưng vào lúc cái phong thái đạo Phật ở VN không còn như trước, nên các thiền phái trên đã không phát triển cao và rộng. Ngoại trừ Tịnh độ, và Mật tông từng có gốc rễ lâu đời, khi không còn có mặt ở triều đình được nữa thì đi vào dân gian, trở than`h tín ngưỡng của đại chúng, nên những giáo lý cao siêu bị mất mát dần, chỉ còn lại một số hình thức, và bị gán chomê tín, dị đoan.

Thời gian ấy, bỗng dưng làn gió Thiền Tông thổi đến, kinh sách Thiền rộ nở như hoa mùa xuân: nào là Pháp Bảo Đàn Kinh, Thủ Lăng Nghiêm Kinh, Kim Cang Kinh; nào là Nguồn Thiền, Luận Tối Thượng Thừa, Sáu Cửa Vào Động Thiếu Thất, Thiền Luận, Thiền Đốn Ngộ, v.v...

Càng đọc những kinh sách này, tôi càng say mê và tưởng mình như được của báu. Tôi được theo tu học thiền lớp học đầu tiên tại tu viện Chơn Không, do Hòa Thượng Thích Thanh Từ đảm trách hướng dẫn. Sau ba tháng an cư tu học ở đó, tôi liền rời khỏi tu viện và về Trảng Bàng thuộc tỉnh Tây Ninh, nhập thất tu tập suốt chín năm trời, chuyên cần tu tập pháp môn Tri vọng (Biết vọng liền buông), và hằng ngày thường sống nhìn các pháp như mộng, như huyễn, thấy lục trần như hoa đốm giữa hư không.... 

Tới đây tôi chép lại tài liệu của HT Thanh Từ nói về vấn đề này , trong quyển Nguồn Thiền giảng giải, mà TL có nhắc lại ở trên, để chúng ta nhận định vấn đề rõ hơn, ít ra không có cái nhìn chủ quan của Thông Lạc :
"Vì tôi có thói quencẩn thận, nên bảo các thiền sinh phải học đủ ba năm, thiếu một tháng cũng không được, và ai muốn ra làm thầy dạy người cũng phải ở Thiền viện tối thiểu là ba năm.và có phương tiện nhập thất tối thiểu cũng ba năm khả dĩ có chút đỉnh vốn liếng để làm lợi ngườị Khoá đầu tiên tôi dạy Thiền ở đây có mười người, sau ba tháng nghe giảng họ rút đi bốn người, vì bốn người ấy cho là đã đủ rồi nên xin đị Tôi bảo phải ở lại ba năm họ không tin tôi, xin đi tôi cho đị Nhưng sau những vị ấy cũng ân hận , chớ không được gì ".

Làm việc gì cũng vậy, muốn thành công phải có kinh nghiệm chín chắn. nhất là việc tu hành cần phải cẩn thận nhiều hơn. Đừng chợt nghe, chợt thấy cho là đủ, rồi ham làm thầy thiên hạ ra dạy ng+ời, tu một lúc cả thầy lẫn trò đều mang bệnh, nhất là bệnh ái kiến. (HT Thanh Từ, Nguồn Thiền, trang 163)

Ở đoạn trên ta thấy HT Thông Lạc viết "Sau ba tháng an cư tu học ở đó, tôi liền rời khỏi tu viện và về Trảng Bàng ", như vậy TL là một trong bốn đệ tử đầu tiên của HT TT đã bỏ đi sau vài tháng tu học vì tưởng là biết đủ về thiền "Tri vọng " của HT TT hay về Thiền tông.

Gần chín năm miệt mài tu hành, tôi ngộ tất cả công án thiền tông, ngồi thiền thì không còn vọng tưởng, (chẳng niệm thiện niệm ác) trạng thái tâm hồn yên lặng như hoà mình trong vũ trụ. Lúc bấy giờ tôi tỉnh thức rất rõ; nhưng xét lại không biết cách nào làm chủ sự sống chết, tâm mình cũng vẫn còn bất an, bất toại nguyện, phiền não (tham, sân, si), dù biết rõ rằng gặp những việc bất toại nguyện thì phải thấy những việc đó như mộng, như huyễn, như hoa đốm giữa hư không. Dù biết vậy, nhưng tâm vẫn còn phiền não chưa thật sạch. 

HT Thông Lạc viết là sau ba tháng học tập với HT TT đã bỏ ra 9 chín năm nhập thất tham thiền. Nhưng tất cả đều là tự học Thiền bằng cách đọc kinh sách Phật. Cả sau này khi chuyển qua Thiền Nam tông, TL cũng tự đọc sách mà tu tập. Vì vậy nếu không có kết quả tốt thì cũng là chuyện hiểu được . Ngay cả các ý nghĩa thâm sâu của Đại Thừa về cac' pháp như mộng huyễn, bào ảnh, v.v.. trong kinh Kim Cang, HT Thông Lạc cũng không có cơ hội nghe các bậc thạc đức giảng dạy đầy đủ để hiểu thấu đáo, nên quay lại chê baị

Đối với các pháp Đại Thừa, từ Tịnh Độ Tông cho đến Mật Tông, sự tu tập đối với tôi gần như mất hy vọng, vì chính ông thân của tôi là một tu sĩ Mật Tông, chú thuật của ông có nhiều thần lực lạ kỳ, nhưng lại để trị bịnh, bói toán như một phù thủy, bùa chú tuy linh hiển nhưng tôi không thấy nó làm chủ sự sống chết, tự tại an vui trong cuộc sống mà chỉ làm chuyện danh lợi như các nghề khác trong thế gian.

Như trên có nói Mật Tông ở VN sau này suy thoái đi, chỉ còn là những phương thức hành đạo mang nặng hình thức "huyền bí " và tính chất của tín ngưỡng dân gian, bao gồm nhiều thứ mê tín dị đoan, xa rời giáo pháp chân chính của đạo Phật.

Tôi tư duy, suy nghĩ và rất khắc khoải trong lòng, nghĩ đến mình tu hành đến giờ nầy, "Đời chẳng ra đời, Đạo chẳng ra đạo. Nếu bây giờ tôi trở ra đời thì quá muộn màng, tuổi đã 44 rồi còn gì nữa, ở trong đạo thì biết pháp nào tu cho đến nơi đến chốn đây: Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm, độ hết chúng sanh thì thành Phật. Những điều kinh sách Đại Thừa đã dạy, tôi đều chuyên cần siêng năng, tinh tấn tu hành không dám biếng trễ thế mà xét lại tâm mình chưa được làm chủ, cuộc sống còn nhiều bất toại nguyện, tâm vẫn còn ham muốn danh lợi, ăn ngủ còn thích, thấy nữ sắc còn muốn nhìn; suốt chín năm trời, sự tu hành dường như tránh né và trốn chạy các pháp thế gian, không tìm thấy một sự giải thoát chân thậtnội tâm mình; tôi tư duysuy nghĩ: có phải chăng các pháp môn Đại Thừa và Thiền Đông Độpháp môn ức chế tâm chăng?".

Như trên chúng ta đã thấy TL không theo học đúng mức, đầy đủ về giáo pháp Phật giáo, phần nhiều ông chỉ là tự học bằng cách đọc sách dịch của Đại ThừaThiền tông vào cái thời mà kinh sách cũng còn ít, các dịch giả, giảng sư tài giỏi cũng chưa có nhiềụ Cho nên kết quả thế nào có thể thấy trước được.

Để được trả lời câu hỏi này một cách cụ thể nên sau này tôi đã tự tu giới, định, tuệ, pháp môn của Đức Phật, theo kinh sách Nguyên Thủy dạy. Tôi thấy kết quả xả tâm ngay khi bắt đầu tu rất rõ ràng. Thấy rõ nhờ có tu tập, có kết quả trong pháp môn Tam Vô Lậu Học. Bây giờ tôi đã thấu biết được rõ và mới dám quả quyết xác định: kinh sách Đại Thừa và Thiền Đông Độpháp môn ức chế tâm thuộc loại thiền tưởng (tà thiền).

Tam học vô lậu , gồm Giới, Định và Tuệ, là giáo lý căn bản của đạo Phật đã bị TL bỏ qua không thèm biết tớị Đến khi trở lại có lẽ đã muộn màng.

Trên chúng ta đã biết Thông Lạc chỉ học với HT Thanh Từ trong một thời gian rất ngắn. Nếu theo học lâu hơn, đến được chỗ sở đắc của thầy thì TL sẽ thấy như HT Thanh Từ về kinh điển Đại Thừa qua đoạn viết sau đây khi HT Thanh Từ đọc tới chỗ "Tam luân Không tịch" trong kinh Kim Cang :

"Tôi lắc đầu than: "Kinh Đại Thừa dạy cao siêu khó tu quá, tu không được thì làm sao thành Phật? 
Tôi bị bế tắc ngang đó. Tôi nghĩ kinh Đại Thừa chỉ để trên gác mà thờ lạy thôi, chớ không áp dụng tu được. Lúc đó tôi lại thân cận với Thượng Toạ Minh Châụ Thượng Toạ đưa cho tôi bộ A Hàm đọc, tôi thích quá và nghĩ rằng :

_ Mình nên áp dụng kinh A Hàm tu theo Tiểu Thừa, chớ áp dụng kinh Đại Thừa nói không hiểu và làm cũng không được.

Sau nhập thất tu, tôi sáng ra, và nhận thấy rằng kinh Đại Thừa là quý báụ "

(HT Thanh Từ, Nguồn Thiền, trang 106)

Thế mới biết cái thấy của thầy và trò rất khác nhau, khi trò chỉ học Phật với thầy trong có ba tháng.

Chẳng niệm thiện niệm ác; thấy các pháp như mộng, như huyễn; thấy sáu trần như hoa đốm giữa hư không, tôi đã thực hiện những câu này tới mức nằm lòng; hễ có các pháp đến thì những câu này xuất hiện nhanh chóng, tôi dùng nó đuổi các ác pháp đi, hoặc tâm tham muốn của mình (tâm dục), đuổi một lúc nó mới chịu tan biến. Đuổi chúng mãi, chúng mới đi, nhưng chẳng bao giờ diệt chúng được, lý do hiển nhiên là vì không có đối tượng thì chúng không có mặt, mà hễ có đối tượng thì chúng hiện ra. Thấm thoát thời gian gần chín năm trời mà tâm tôi vẫn chưa an. Tự cảm thấy như mình là kẻ trốn chạy các pháp thế gian, tránh né sáu trầncuối cùng suy xét lại thấy các pháp môn tu hành của Đại Thừa và Thiền Đông Độ này không thể giải thoát được thân tâm.

Chỉ vì TL không hiểu pháp môn Thiền, và không tu tập theo đúng đường lốị Vậy mà ở đoạn trên lại khoe là " Gần chín năm miệt mài tu hành, tôi ngộ tất cả công án thiền tông ",. Chuyện "ngộ tất cả công án" này làm sao có thật được. Trong Thiền tông cũng chắc chưa ai khoe là ngộ được nhiều công án như thế.

Theo lộ trình "Tam Vô Lậu Học, sống đúng giới hạnh, lấy giới luật phòng hộ sáu căn, đời sống thiểu dục tri túc, ít muốn, biết đủ, luôn theo pháp Định Tư Cụ, ngăn ác, diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện. Nhờ đó, kết quả tâm hồn thanh thản, an lạc, tâm thường quay vô, không phóng dật, biết rõ những hoạt động trong nội thân, tâm luôn không để ý sáu trần, nên thấy rõ thân tâm có một cuộc sống giải thoát an lạc, vô sự.

Càng giữ gìn giới luật, càng tu tập Tứ chánh cần thì kết quả thân tâm giải thoát rất rõ ràngcụ thể. Càng tu lại càng ham thích, tự tâm siêng năng và tinh tấn không cần cố gắng nhiều và bắt buộc mình, tự nó siêng năng tinh tấn.

Không ai nói pháp Thiền có nguồn gốc Tiểu Thừa không đem lại kết quả tốt cho người tu tập. Nhưng mỗi người có một mục đích riêng trên đường tu học, và họ chọn pháp Thiền nào giúp đạt tới muc. đích riêng của họ Ở Đaị Thừa và Thiền Tông pháp Thiền nhắm đạt tới trí tuệ giải thoát, hơn là dừng lại ở tâm an chỉ, thanh tịnh.

Tôi trở về pháp môn Nguyên Thủy tu tập chỉ trong vòng sáu tháng, làm chủ được tâm, không còn thấy các pháp như mộng, như huyễn, sáu trần như hoa đốm giữa hư không nữa mà lại được giải thoát.

Kinh ghi,
Thích Thông Lạc.
Tu Viện Chơn Như
Ngày 11- 12- 1998 

Như vậy là HT Thông Lạc dừng lại ở "Pháp Hữu" (và Ngã không ?) . Vậy cũng không là điều lạ khi ông từ bỏ pháp Thiền Đại Thừa, chê bai lời giảng trong kinh Kim Cang, cùng chủ trương đi tới chỗ thể nghiệm được Ngã Pháp đều không.

Nguyễn Hòa
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.