Bao nỗi tang thương

02/02/20201:00 SA(Xem: 9343)
Bao nỗi tang thương
BAO NỖI TANG THƯƠNG 
Hồi ký về Chùa  Thiên Mụ của Tâm Nguyện Trí Lực
Nhóm Thiện Ý tái bản 2019

LỜI GIỚI THIỆU
CỦA NHÀ VĂN PHAN TẤN HẢI


Tái Bản “Bao Nỗi Tang Thương”:
Hồi Ký về Chùa Thiên Mụ, HT Đôn Hậu
Phan Tấn Hải
 

bao noi tang thuong - tri lucNhóm Thiện Ý trong năm 2019 vừa tái bản sách “Bao Nỗi Tang Thương” – tập hồi ký của Thầy Thích Trí Lực nguyên ấn hành lần đầu vào năm 2011, và từ đó tới giờ đã được tái bản nhiều lần.

Sách ấn hành năm 2019 chủ yếu là để tặng, không bán. Bìa sách không đổi bố cục và các chữ trên bìa, nhưng thay đổi hình trong khung chữ nhật để cho khác các đợt phát hành các năm trước.

Sách dày 230 trang, là hồi ký kể chuyện đời thực. Nhưng tác giả Trí Lực là ai? Thầy là một nhà sư, học trò thân cận của Hòa Thượng Thích Đôn Hậu. Tác giả Trí Lực sau năm 1975 từng bị chính quyền đày đọa, áp bức, đã trốn sang Cam Bốt năm 2002 xin nộp đơn tỵ nạn; trong khi chờ thủ tục, Thầy Trí Lực bị công an CSVN bắt cóc từ Cam Bốt, đưa về VN.

Nhật Báo Việt Báo trong ấn bản ngày 14/8/2003 đã loan tin rằng Hòa Thượng Thích Quảng Độ lúc đó đã chính thức yêu cầu nhà nước CS Việt Nam trả tự do cho Thượng Tọa Thích Trí Lực.

Thông Tấn Xã AFP cho hay một nhân vật bất đồng chính kiến nổi tiếng của Việt Nam vừa được nhà cầm quyền trả tự do sau khi bị quản chế 2 năm là Hòa Thượng Thích Quảng Độ đã phản kháng chuyện chính quyền Việt Nam bắt cóc thượng tọa Thích Trí Lực tại Nma Vang và đem về giam giữ tại Việt Nam.

Tin nói rằng Hòa Thượng Thích Quảng Độ, nhân vật số 2 của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bị chính phủ cấm hoạt động, đã từ Thành phố Sài Gòn gửi một văn thư lên giới lãnh đạo cao cấp của đảng Cộng Sản, đòi trả tự do ngay cho Thượng Tọa Thích Trí Lực.

Trong một bản tin, Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc tế, trụ sở đặt tại Paris, cho hay trong văn thư vừa kể, Hòa Thượng Thích Quảng Độ nói rằng thượng tọa Thích Trí Lực đã bị chính quyền ngược đãi hơn một thập niên nay chỉ vì là một thành viên năng động của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

Bản tin của Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc tế nói rằng thượng tọa Thích Trí Lực, thế danh Phạm Văn Tường, bỏ trốn khỏi Việt Nam tháng Tư năm 2002 và đã được Phủ Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc dành cho qui chế tị nạn tại Phnom Penh tháng 6 trong cùng năm đó, nhưng chỉ một tháng sau, thượng tọa đã bị một số người lạ mặt bắt đi.

Cả chính quyền Việt Nam lẫn Kampuchia lúc đó đều nói là không biết gì về vụ này, và không ai biết thượng tọa bị bắt mang đi đâu. Thế nhưng sau hơn một năm trời, cuối tháng 7 vừa rồi, thân nhân của thượng tọa nhận được giấy của Tòa Án Nhân Dân TPSG đòi tới tham dự phiên xử thượng tọa ngày mùng 1 tháng 8. Tòa không cho biết thượng tọa bị buộc những tội gì, nhưng sau đó Tòa đã hoãn phiên xử.

Một nhà Ngoại Giao tây phương cho hay sự kiện này chứng tỏ tin đồn thượng tọa bị bắt cóc là đúng sự thật.

Và rồi nhiều năm sau, CSVN chấp nhận để Thầy Trí Lực sau khi thọ án tù sẽ sang Châu Âu định cư.

Bản tin VOA ngày 14/01/2010 kể rằng trong bản tin đánh đi từ Hà Nội hôm thứ Năm, hãng thông tấn Reuters cho biết Việt Nam sẽ cho phép Thượng Tọa Thích Trí Lực, một tu sĩ vừa thọ xong án tù 20 tháng về tội chống chế độ, được đi định cư ở nước khác.

Hãng tin Reuters trích lời phát ngôn viên bộ ngoại giao Việt Nam, ông Lê Dũng tuyên bố hôm thứ Năm rằng một đại diện của Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc sẽ gặp Thượng tọa Trí Lực, thế danh Phạm Văn Tường, tại thành phố SG trong vài ngày sắp tới, và trong cuộc gặp gỡ đó, đôi bên có thể bàn về vấn đề là vị tu sĩ thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất này có muốn định cư ở nước khác hay không.

Theo các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền, Thượng tọa Trí Lực đã trốn sang Kampuchia để tránh bị đàn áp, nhưng sau đó, ông đã bị bắt đưa về Việt Nam năm 2002. Ông bị truy tố về tội gọi là "cấu kết với các tổ chức ở nước ngoài để âm mưu chống lại Việt Nam".

Ông bị tuyên án 20 tháng tù hồi tháng 3 năm 2010 trong một phiên tòa xử kín. Ông được thả hồi cuối tháng trước vì đã thọ gần xong án tù trong thời gian bị tạm giam.

Duyên khởi để ấn hành tập hồi ký “Bao Nỗi Tang Thương” của tác giả Trí Lực là từ một nhóm hoạt động nhân quyền tại Châu Âu.

Nhà báo Nguyễn Văn Trần trong “Lời giới thiệu” trên sách “Bao Nỗi Tang Thương” kể về bước đầu nghe tin và tìm gặp Thầy Trí Lực:

“Khi được tin ông Trí Lực đi qua Thụy Điển tị nạn chánh trị, người bạn của tôi ở Sài Gòn ân cần nhắn tin nhờ tôi lúc nào có cơ hội tìm hỏi thăm sức khỏeđời sống mới của ông Trí Lực. Anh chỉ biết ông Trí Lực đi tị nạn ở Thụy Điển vì trước khi đi, ông Trí Lực ghé qua thăm anh bạn của tôi lần cuối, căn dặn sẽ không liên lạc nhau để tránh cho người ở lại những phiền phức vô ích…” (Bao Nỗi Tang Thương, trang 7)

Xuyên suốt tập hồi ký “Bao Nỗi Tang Thương” là hình ảnh các nhà sư độc lập, không quỵ lụy trước cường quyền CSVN.

Lời Giới Thiệu của nhà báo Nguyễn Văn Trần nói tóm lược về nội dung sách:

“Và về mặt xã hội, có điều may mắn là chưa có ai thấy thầy chùa đi làm cộng sản, mà chỉ có cộng sản lãnh nhiệm vụ đi làm thầy chùa để phá đạo, hủy diệt lòng tin tôn giáo để phục vụ cộng sản.

Mời bạn đọc mở sách ra để lần bước theo dõi, chia sẻ với tác giả Trí Lực những nỗi tang thương của chính tác giảđồng thời của ân sư của ông.” (Bao Nỗi Tang Thương, trang 16)

Nhưng, ân sư của tác giả Trí Lực là ai?

Câu trả lời rằng, ân sư của Trí LựcHòa Thượng Thích Đôn Hậu.

Nhà báo Nguyễn Văn Trần nói sơ lược, trích:

“Qua tập hồi ký, tác giả ghi lại những kỷ niệm của thời gian dài ông sống bên cạnh Huề thượng Đôn Hậu tại chùa Linh Mụ, với lòng thương nhớ không nguôi từ lúc Huề thượng bị Việt cộng Hà Nội tổ chức bắt cóc dẫn đi ra Hà Nội. Ông quả quyết Huề thượng Đôn Hậu trước sau vẫn là kẻ chơn tu, đạo hạnh viên mãn. Theo ông, Huề thượng Đôn Hậu sở dĩ đã phải đi theo Việt cộng Hà Nội vì không thể làm gì khác hơn được trong hoàn cảnh bản thân bị khống chế, trong lúc đó nhiều đệ tử và phần lớn Phật tử của ngài đang nằm trong vòng kiểm soát của giặc . Hơn nữa, kẻ tu hành không thể không chấp nhận nghiệp quả của thân tứ đại đang mang.

 Sau 30-04-1975, được trở về chùa Linh Mụ, Huề thượng đã nhiều lần cự tuyệt những đề nghị một số việc làm của nhà cầm quyền Hà Nội nhằm phục vụ chánh quyền. Trước khi viên tịch, Huề thượng căn dặn tổ chức tang lễ của ngài trong vòng nghi lễ tôn giáo đơn giản, từ chối nghi lễ của nhà cầm quyền có tính cách tuyên truyền chánh trị.  Và các vị đệ tử của ngài đã vâng lời thực hiện nghiêm chỉnh di chúc. Từ chối ông Nguyễn Hữu Thọ làm trưởng ban tang lễ và đọc điếu văn, từ chối huy chương của Hà Nội...

 Về tác giả, bản thân là kẻ tu hành, tác giả cũng đã nhiều lần vào tù ra khám, bị công an làm thầy chùa trù dập, không có chùa nương tựa, không có hộ khẩu của một người dân bình thường của xã hội xã hội chủ nghĩa. Bị lâm vào thế cùng đường, ông Trí Lực trốn được qua Miên, bị công an mật vụ Hà Nội ở Nam Vang rình bắt cóc sau khi ông được qui chế tị nạn của Liên Hiệp Quốc. Ông bị công an đẩy lên xe bịt bùng chở thẳng về Tây Ninh, đưa ra tòa án nhân dân xét xử về tội “Trốn ra nước ngoài nhằm mục đích chống lại chánh quyền nhân dân”.

Nhờ hải ngoại tố cáo Hà Nội vi phạm Công ước Quốc tế, và mặt khác, Hà Nội sợ ông khai trước tòa có báo chícông chúng theo dõi mà biết những điều đình mờ ám của chánh quyền với ông, như chánh quyền đề nghị ông phủ nhận những lời của ông khai trong hồ sơ tị nạn, ông nên ở lại Việt Nam, … chánh quyền sẽ cấp cho ông một ngôi chùa lớn, khang trang, với đầy đủ bổng lộc và quyền uy . Ông từ chối tất cả. Thế là ông chọn ở tù . Ông chỉ bị xử 20 tháng tù ở. Ra tù, ông được Thụy Điển nhận làm người tị nạn cộng sản theo hồ sơ đã thiết lập ở Nam Vang tháng 6 năm 2002.

 Bao nỗi tang thương không riêng gì là những tháng năm đầy gian truân, khốn khổ của Huề thượng Đôn Hậu, mà cũng là thực tế cuộc sống của ông Trí Lực từ sau 30-04-1975 nữa. Phải chăng hai kẻ tu hành cùng mang chung một nghiệp chướng thế gian?” (Bao Nỗi Tang Thương, trang 8-10)

Tác giả Trí Lực tự giải thích về tập hồi ký:

“Bao nỗi tang thương là tập hồi ký ghi lại trung thực những sự biến tại ngôi chùa Thiên Mụ cố đô Huế, là nơi tôi xuất gia tu học từ thuở nhỏ, cho đến khoảng thời gian phục hoạt Giáo hội, sau tang lễ bổn sư chúng tôitrưởng lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu viên tịch năm 1992.”  (Bao Nỗi Tang Thương, trang 19)

Độc giả muốn liên lạc, có thể email về: [email protected] 

Và bây giờ, người viết tập hồi ký "Bao Nỗi Tang Thương" đã trở thành một cư sĩ đời thường: tác giả "đã bạch lên chư Tăng làm lễ xả giới đàng hoàng, sống cuộc đời của một người cư sĩ Phật tử. Chỉ xin giữ lại hai chữ Pháp tự - Cư sĩ Trí Lực (không có mang họ Thích), pháp danh Tâm Nguyện để trọn đời ghi nhớ ân đức cao dày của Bổn sư." 

MỤC LỤC
Lời giới thiệu  
Thay lời tựa 
1. Mái chùa xưa 
2. Chinh chiến và sự chia lìa 
3. Ngày hội ngộ và những hệ lụy của nhà sư 
4. Vị pháp vong thân 
5. Sự đàn áp bởi bạo quyền cộng sản 
6. Nhà sư viên tịch 
7. Cuộc tuyệt thực và lễ trao chúc thư 
8. Phục hoạt Giáo hội 
9. Cảnh lao lung  
10. Lá rách đùm lá nát    
11. Trước vành móng ngựa 
12. Trại giam Z30A Xuân Lộc 
13. Kiếp lao ngục đọa đày 
14. Án lệnh quản thúc 
15. Trở về quê cũ
16. Cuộc đàn áp nước lũ  
17. Lánh nạn tại xứ Chùa Tháp 
18. Cao ủy tỵ nạn Liên Hiệp Quốc phỏng vấn
19. Được hưởng quy chế tỵ nạn 
20. Những mối âu lo
21. Mật vụ cộng sản bắt cóc 
22. Bị cưỡng bức hồi hương 
23. Biệt tăm
24. Dã tâm cộng sản
25. Đàm phán với bị can 
26. Trò hề xét xử
27. Bến bờ tự do 
Phụ lục
Cuộc điều trần tại Quốc hội châu Âu về tình trạng nhân quyền tại Cam Bốt, Lào và Việt Nam 
Thảm trạng nghiệt ngã của người Việt tỵ nạn tại Cam Bốt 
Suy nghĩ từ vụ án cứu lụt giúp dân 
Xin đừng lãng quên


LỜI GIỚI THIỆU

Khi được tin ông Trí Lực đi qua Thụy Điển tị nạn chánh trị, người bạn của tôi ở Sài Gòn ân cần nhắn tin nhờ tôi lúc nào có cơ hội tìm hỏi thăm sức khỏeđời sống mới của ông Trí  Lực. Anh chỉ biết ông Trí Lực đi tị nạn ở Thụy Điển vì trước khi đi, ông Trí Lực ghé qua thăm anh bạn của tôi lần cuối, căn dặn sẽ không liên lạc nhau để tránh cho người ở lại những phiền phức vô ích.

Nhớ lời bạn dặn, tôi điện thoại cho ông Võ Văn Ái nhiều lần, có lẽ chẳng may, nhằm những lúc ông đi vắng. [ … ]. Một hôm, tôi may mắn gặp được bà Ỷ Lan qua điện thoại. Quả nhiên tôi được bà Ỷ Lan trả lời bà không biết địa chỉ, chỉ biết ông Trí Lực tị nạn ở Thụy Điển mà thôi. Tôi hỏi thêm vậy ông Ái có biết không ? Bà quả quyết ông Ái cũng không biết . [ … ]

Vẫn tiếp tục hỏi thăm về ông Trí Lực, một hôm tôi được một người bạn làm việc ở đài Á châu Tự do giới thiệu cho tôi ông Phạm Trần Anh, hội trưởng Hội cựu tù nhân chánh trịtôn giáo Việt Nam ở Huê Kỳ. Ông Phạm Trần Anh đã sốt sắng cho tôi đầy đủ địa chỉ của ông Trí Lực ở Thụy Điển. Tôi vội liên lạc và nhận được thư trả lời của ông Trí Lực. Lập tức, tôi báo tin với cả địa chỉ điện thư của ông Trí Lực cho người bạn ở Sài Gòn. Từ đây, tôi quen biết ông Trí Lựcthỉnh thoảng thư từ qua lại.

Sau đó ít lâu, một hôm ông Trí Lực ngỏ ý muốn tôi đọc hồi ký Bao nỗi tang thươngcủa ông viết xong đầu xuân Ất Dậu tại Thụy Điển với gợi ý, nếu có thể được, cho phổ biến để giúp ông bày tỏ nỗi lòng đối với thầy Đôn Hậu và các thầy đồng viện.

Vâng lời ông, tôi gởi đến vài báo quen và hồi ký của ông được đăng tải hằng ngày và hằng kỳ.

Nhiều độc giả đọc xong, ngỏ ý muốn có được tập hồi ký giữ trong tủ sách gia đình. Tác giả sốt sắng đồng ý cho in và phổ biến dưới dạng ấn tống, hoàn toàn không bán.

Đó là cơ duyên có tập Bao nỗi tang thương đang trong tay quí bạn.
     Một lòng với Ân Sư

Qua tập hồi ký, tác giả ghi lại những kỷ niệm của thời gian dài ông sống bên cạnh Huề thượng Đôn Hậu tại chùa Linh Mụ, với lòng thương nhớ không nguôi từ lúc Huề thượng bị Việt cộng Hà Nội tổ chức bắt cóc dẫn đi ra Hà Nội. Ông quả quyết Huề thượng Đôn Hậu trước sau vẫn là kẻ chơn tu, đạo hạnh viên mãn. Theo ông, Huề thượng Đôn Hậu sở dĩ đã phải đi theo Việt cộng Hà Nội vì không thể làm gì khác hơn được trong hoàn cảnh bản thân bị khống chế, trong lúc đó nhiều đệ tử và phần lớn Phật tử của ngài đang nằm trong vòng kiểm soát của giặc . Hơn nữa, kẻ tu hành không thể không chấp nhận nghiệp quả của thân tứ đại đang mang.

Sau 30-04-1975, được trở về chùa Linh Mụ, Huề thượng đã nhiều lần cự tuyệt những đề nghị một số việc làm của nhà cầm quyền Hà Nội nhằm phục vụ chánh quyền. Trước khi viên tịch, Huề thượng căn dặn tổ chức tang lễ của ngài trong vòng nghi lễ tôn giáo đơn giản, từ chối nghi lễ của nhà cầm quyền có tính cách tuyên truyền chánh trị. Và các vị đệ tử của ngài đã vâng lời thực hiện nghiêm chỉnh di chúc. Từ chối ông Nguyễn Hữu Thọ làm trưởng ban tang lễ và đọc điếu văn, từ chối huy chương của Hà Nội...

 Về tác giả, bản thân là kẻ tu hành, tác giả cũng đã nhiều lần vào tù ra khám, bị công an làm thầy chùa trù dập, không có chùa nương tựa, không có hộ khẩu của một người dân bình thường của xã hội xã hội chủ nghĩa. Bị lâm vào thế cùng đường, ông Trí Lực trốn được qua Miên, bị công an mật vụ Hà Nội ở Nam Vang rình bắt cóc sau khi ông được qui chế tị nạn của Liên Hiệp Quốc. Ông bị công an đẩy lên xe bịt bùng chở thẳng về Tây Ninh, đưa ra tòa án nhân dân xét xử về tội “Trốn ra nước ngoài nhằm mục đích chống lại chánh quyền nhân dân”.

Nhờ hải ngoại tố cáo Hà Nội vi phạm Công ước Quốc tế, và mặt khác, Hà Nội sợ ông khai trước tòa có báo chícông chúng theo dõi mà biết những điều đình mờ ám của chánh quyền với ông, như chánh quyền đề nghị ông phủ nhận những lời của ông khai trong hồ sơ tị nạn, ông nên ở lại Việt Nam, … chánh quyền sẽ cấp cho ông một ngôi chùa lớn, khang trang, với đầy đủ bổng lộc và quyền uy . Ông từ chối tất cả. Thế là ông chọn ở tù . Ông chỉ bị xử 20 tháng tù ở. Ra tù, ông được Thụy Điển nhận làm người tị nạn cộng sản theo hồ sơ đã thiết lập ở Nam Vang tháng 6 năm 2002.


Bao nỗi tang thương không riêng gì là những tháng năm đầy gian truân, khốn khổ của Huề thượng Đôn Hậu, mà cũng là thực tế cuộc sống của ông Trí Lực từ sau 30-04-1975 nữa. Phải chăng hai kẻ tu hành cùng mang chung một nghiệp chướng thế gian?

Dư luận về Huề thượng Đôn Hậu

Sau 30-04-1975, Huề thượng Đôn Hậu làm chánh thư ký Viện Tăng Thống. Tại tang lễ, ngày 02-05-1992, Huề thượng Nhật Liên quì gối trình chúc thư của Huề thượng Đôn Hậu và ấn dấu Lưỡng viện cho Huề thượng Huyền Quang. Trong chúc thư, Huề Thượng Đôn Hậu ủy nhiệm Huề thượng Huyền Quang điều hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhứt cho tới khi nào có đủ điều kiện thuận lợi tổ chức được Đại hội VIII. Năm 1977, Đại hội VII đề cử Huề thượng Đôn Hậu làm chánh thư ký Viện Tăng Thống. Khi đệ II Tăng Thống, Huề thượng Giác Nhiên viên tịch, chiếu theo Hiến chương, Huề thượng Đôn Hậu kiêm nhiệm xử lý Viện Tăng Thống.

Cho tới ngày viên tịch, Huề thượng Đôn Hậu là một vị tiền nhiệm của Huề thượng Huyền Quang và Quảng Độ, hai vị kế nghiệp lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhứt ngày nay.

Qua vài bài báo đăng tải đây đó trong thời gian qua, Huề thượng Đôn Hậu bị phê phán là đã đi theo Việt cộng. Gần đây, quyển sách Biến động miền Trung của ông Liên Thành xuất hiện tiếp theo vài bài báo viết về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn của ông cáo buộc Huề thượng Đôn Hậu theo Việt cộng gay gắt hơn. Ông Liên Thành, với tư cách thiếu tá cảnh sát đặc biệt Huế,  trưng dẫn nhiều “ bằng chứng theo hồ sơ cảnh sát đặc biệt ” để củng cố quan điểm của ông. Những dẫn chứng của ông Liên Thành đầy đủ chi tiết như lý lịch cá nhân đương sự, ngày giờ, địa điểm hoạt động, những quan hệ với người khác... Theo tiết lộ của những nguồn thông tin này, thì hầu như tất cả thầy chùa gốc miền Trung đều hoạt động cho Việt cộng trong thời gian qua.

Quyển sách Biến động miền Trung của ông Liên Thành được một bộ phận độc giả ở hải ngoại nhiệt liệt hưởng ứng đã làm thỏa mãn tác giả về mặt thành công tuy viết sách vốn không phải là khả năng sở hữu của ông Liên Thành từ trước giờ như chính tàc giả nhiều lần thừa nhận trong các buổi giới thiệu sách

 Trong những dư luận phản bác, chúng tôi để ý bài trả lời của ông Nguyễn Đắc Xuân, với tư cách một Việt cộng đảng viên do chính ông xác nhận, người cùng thế hệ với ông Liên Thành và có mặt cùng thời điểm và tại chỗ, về những điều ông Liên Thành viết về ông ấy, cũng với “ hồ sơ cảnh sát đặc biệt ”, chi tiết cụ thể về thời gian, địa điểm và sự việc. Nhưng theo ông Nguyễn Đắc Xuân, với dẫn chứng nhân chứng sống còn ở hải ngoại, thì những chi tiết của ông Liên Thành viết về ông lại không đúng sự thật phải làm cho chúng ta suy nghĩ lại về những lời của ông Liên Thành tố cáo các vị tu sĩ Phật giáo trong sách Biến động miền Trung. Tại sao cho tới ngày nay, bỗng nhiên ông Liên Thành viết sách, nhắc lại giai đoạn nhiễu nhương ấy và cực lực tố cáo các chức sắc Phật giáo miền Trung?

Vậy những điều khác ông Liên Thành nói thiếu “ hồ sơ cảnh sát đặc biệt ” liệu có đủ giá trị thuyết phục không? Mà hồ sơ của ông Liên Thành là hồ sơ nào ? Hồ sơ thiệt của cảnh sát mà ông Liên Thành mang theo được lúc chạy ? Hay thứ hồ sơ mà ông Liên Thànhkín đáo có được lúc gần đây?

Trước đây, ông Lữ Giang ở Californie, Huê kỳ, viết quyển sách “ Đằng sau những cuộc thánh chiến ” công kích tu sĩ Phật giáo đi theo Việt cộng . Cái tựa ” Thánh chiến ” gợi lại những cuộc chiến tranh tôn giáo ở Âu châu của Công giáo La-mã đã khiêu khích sự tò mò của độc giả tìm đọc để cho biếtViệt Nam cũng có thánh chiến nữa? Nên nhớ suốt dòng lịch sử, các hệ tư tưởng Lão, Nho hay Phật giáo lần lượt tới Việt Nam đều hòa nhập vào nhau nhuần nhuyễn trở thành văn hóa dân tộc. Kịp đến Thiên Chúa giáo sau này, vào thế kỷ XVI đã có mặt giáo sĩ truyền đạo, tới Việt Nam tuy trong hoàn cảnh lịch sử gay cấn, vẫn trở thành một đóng góp hài hòa bổ sung cho dòng văn hóa Việt Nam thêm phong phú. Tức ở Việt Nam hoàn toàn chưa bao giờ có xảy ra những xung đột mang tính cách hay màu sắc tôn giáo. Vả lại, trong lịch sử mấy ngàn năm của  Phật giáo chưa hế có thánh chiến, tuy Phật giáo cũng có nhiều hệ phái.

 Thế mà có những người gốc thẩm phán như ông Lữ Giang, vội quên đi thiên chức thẩm phán của mình, đã dám nghĩ ra “ Những cuộc thánh chiến ở Việt Nam ” sặc mùi La-mã thời Trung cổ? Khi viết lấy được những điều quái đản này, hẳn ông Lữ Giang nuôi dưỡng những hậu ý gì thầm kín?

Về ông Lữ Giang,  một nhà báo kỳ cựu, người Bắc, lớn tuổi, tín đồ Thiên Chúa giáo, ở Los Angeles nói với chúng tôi sách của ông Lữ Giang được tái bản tới lần thứ 5. Sách loại này bán chạy có làm chúng ta ngạc nhiên không?

Việt cộng luôn luôn dứt khoát không đội trời chung với tôn giáo khi tôn giáo không bị họ khống chế. Tìm cách ám hại, bức bách tôn giáo vốn là chánh sách xuyên suốt về tôn giáo của đảng Cộng sản Hà Nội từ xưa nay. Tuy nhiên, cũng không hẳn thiếu những trường hợp việt cộng Hà Nội tìm cách thỏa hiệp với thế lực tôn giáo khi quyền lợi của đôi bên được thỏa mãn mặc tình cho quyền lợi đất nước Việt Nam bị tổn hại về lâu về dài. Chúng ta đừng vội quên chánh quyền nào cũng chỉ là giai đoạn. Riêng chế độ cộng sản Hà Nội ngày nay đang chờ đi hết chu trình tồn tại của nó.

Hoàn cảnh lịch sử chánh trị Việt Nam từ sau 1954 vô cùng phức tạp, do các cường quốc với thế đồng minh gây áp lực theo quyền lợi của họ. Phía Việt Nam thiếu người lãnh đạo. Chỉ có người của thời cuộc được đưa lên nắm chánh quyền.     

Những mâu thuẫn địa phương, di sản của dòng lịch sử lập quốc trên một địa lý dài mà hẹp, những tranh chấp phe cánh, não trạng người cầm quyền hẹp hòi do quá khứ phục vụ quan trường, vận dụng ảnh hưởng tôn giáo cho mục tiêu chánh trị cầm quyền…, tất cả đã di hại cho đến tận ngày nay, đã không tránh khỏi làm mờ nhạt đi những nỗ lực tranh đấu khôi phục đất nước của những người Việt Nam ái quốc lương thiện, mà Biến động miền Trung là một hiện tượng cuối mùa.

Chúng tôi xin quả quyết Phật giáo không có thời mạt pháp. Chỉ có con người đánh mất đi con người thiệt của mình, cái tự tánh. Khi con người thiệt bị đánh mất, thì Phật, Chúa cũng không còn. Con Phật (Phật tử) trở thành “ con của ma ”. Con của Chúa trở thành con của Sa-tăng thôi.

Và về mặt xã hội, có điều may mắn là chưa có ai thấy thầy chùa đi làm cộng sản, mà chỉ có cộng sản lãnh nhiệm vụ đi làm thầy chùa để phá đạo, hủy diệt lòng tin tôn giáo để phục vụ cộng sản.

Mời bạn đọc mở sách ra để lần bước theo dõi, chia sẻ với tác giả Trí Lực những nỗi tang thương của chính tác giảđồng thời của ân sư của ông.

Kính bút
Nguyễn Văn Trần
[ … ] Ấn bản này có lược bỏ vài chữ ở đây, với sự đồng ý của người giới thiệu .


THAY LỜI TỰA
     
Đã gần bốn mươi năm trôi qua dưới chế độ cộng sản độc tài toàn trị, kể từ khi bộ đội miền Bắc cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam vào năm 1975, chính quyền cộng sản đã đặt ách thống trị hà khắc lên toàn dân Việt, chưa có một ngày nào dân chúng hai miền Nam Bắc được hít thở bầu không khí tự do. Hẳn chúng ta còn nhớ, hàng trăm hàng nghìn nhà tù lớn nhỏ do chính quyền cộng sản lập ra để giam hãmcưỡng bức lao động khổ sai các viên chức dân sự và quân sự của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, với tên gọi là trại tập trung cải tạo.
     
Từ cấp quận, đến cấp tỉnh hoặc thành phố đều có trại giam, số lượng không biết bao nhiêu mà tính. Ngoài ra, còn có rất nhiều trại giam trực thuộc bộ Công an, tất cả đều đặt dưới sự quản lý của cục V26. Có bao nhiêu tù nhân bị giam giữ cải tạo sau tháng tư đen 1975? Khi ký giả Jean Claude Labbe của tuần báo Paris Match - số ra ngày 22.09.1978 - hỏi ông Thủ tướng Phạm Văn Đồng về số lượng tù cải tạo, ông Đồng không ngần ngại trả lời rằng, chính phủ chúng tôi đã trả tự do cho hơn một triệu người được trở về với gia đình họ!!
     
Ngày 25 tháng 1 năm 2006, Quốc hội châu Âu tại Strasbourg đã thông qua Nghị quyết 1481 lên án tội ác chống lại loài người của các chính thể cộng sản Liên Xô và các quốc gia khác như Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba, Bắc Triều Tiên… Tội ác chà đạp quyền con người một cách có hệ thống của chủ nghĩa cộng sản cần phải đem ra xét xử tại tòa án quốc tế.
 
Đức Phật chỉ dạy nguyên lý vô thường, vũ trụ vạn vật trên thế gian chỉ là hư ảo. Kiếp nhân sinh mong manh tụ tán và hoàn cảnh đổi thay khác nào dâu bể. Bể dâu là nghĩa của hai chữ tang thương, nói trọn câu là tang điền thương hải, thửa ruộng dâu bỗng chốc hóa thành biển xanh.
     
Bao nỗi tang thương là tập hồi ký ghi lại trung thực những sự biến tại ngôi chùa Thiên Mụ cố đô Huế, là nơi tôi xuất gia tu học từ thuở nhỏ, cho đến khoảng thời gian phục hoạt Giáo hội, sau tang lễ bổn sư chúng tôitrưởng lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu viên tịch năm 1992. Chính quyền cộng sản Việt Nam đã đang tâm đàn áp nghiệt ngã chư tôn Giáo phẩm thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, điển hình là Hòa thượng Thích Thiện Minh bị tra tấn đến chết trong trại giam ở đường Nguyễn Trãi, Sài Gòn;  hai vị Hòa thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ bị đưa  đi quản thúc lưu đày qua bao tháng năm dằng dặc.
   
Sau khi mãn hạn tù vì những hoạt động phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, bản thân tôi vẫn bị cộng quyền tiếp tục đàn áp vô cùng nghiệt ngã, các quyền sống căn bản của một con người hầu như mất trắng, bao nỗi thăng trầm vinh nhục đè nặng lên kiếp sống đọa đày! Không còn sự chọn lựa nào khác, tôi đã bạch lên chư Tăng làm lễ xả giới đàng hoàng và đành chọn con đường lánh nạn cộng sản. Thế nhưng, bạo quyền cộng sản nào có nương tay, chúng ra lệnh cho đám công an mật vụ đang hoạt động tình báo tại xứ Chùa Tháp tổ chức bắt cóc tôi giữa phố chợ đông người, mặc dầu tôi đã được Cao ủy tỵ nạn Liên Hiệp Quốc bảo vệ quyền tỵ nạn chính trị. Toán mật vụ áp giải tôi trở lại biên giới Việt Miên qua cửa khẩu Mộc Bài, rồi giao cho đám công an đứng chờ sẵn. Chính quyền cộng sản tiếp tục giam cầm tôi một cách nghiêm ngặt tại trại giam B34, Sài Gòn. Suốt hơn cả năm trời bặt vô âm tín, khác nào bóng chim tăm cá, người thân và bạn bè của tôi chẳng hề hay biết, rằng tôi còn sống hay là đã chết. Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, các tổ chức nhân quyền và chính phủ thuộc cộng đồng các quốc gia dân chủ không ngừng lên tiếng đòi hỏi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam hãy trả lời về vụ bắc cóc phi pháp này. Thế nhưng nhục nhã làm sao, cả một thể thống quốc gia bịp bợm chối cãi, rằng họ không hề hay biết gì về vụ việc mất tích này.
     
Khi giáo sư Võ Văn Ái - giám đốc Phòng Thông tin Phật giáo Quốc Tế - lên tiếng báo động và cáo buộc cơ quan mật vụ cộng sản Việt nam bắt cóc tôi tại Nam Vang đêm 25 tháng 7 năm 2002, thì người phát ngôn bộ Ngoại giao nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tại Hà Nội - bà Phan Thúy Thanh - bác bỏ bản tin và trả lời với các hãng thông tấn báo chí quốc tế, rằng đây là sự vu khống bỉ ổi. Cuối cùng, trước nhiều áp lực, cộng quyền đành phải thừa nhận và đưa tôi ra xét xử với một bản án hai mươi tháng tù với tội danh ”Trốn đi nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân”.
     
Ấn bản Bao nỗi tang thương lần đầu tiên hân hạnh được nhóm Thiện Ý tại Pháp quốc ấn hành và kính biếu đến quý độc giả xa gần. Vừa qua, trong dịp Hội Phật tử người Việt tỵ nạn tại Cộng hòa Liên bang Đức tổ chức Đại lễ Vu Lan thắng hội - Phật lịch 2555 - tôi được duyên lành sang tham dự và góp phần cầu nguyện. Ngoài lễ kỳ siêu pháp giới đa sinh phụ mẫu, trong dịp này, quý Phật tử ở Đức quốc đã không quên công ơn của các bậc anh hùng tử sĩ, vị quốc vong thân, các chiến sĩ đã anh dũng hy sinh trong các trận hải chiến ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đạo tràng thành tâm cầu nguyện siêu độ liệt vị anh linh. Hiện nay Trung Quốc đã xâm chiếm hai quần đảo này, mà cụ thể là, tập đoàn độc tài toàn trị cộng sản tại Hà Nội đã bán đứng đất liền và biển đảo cho quan thầy Bắc Kinh.
   
Phật sự trong mùa Vu Lan báo hiếu tại Đức quốc viên mãn trong niềm hỷ lạc của quý đạo hữu Phật tử . Nhiều vị thân hữunhã ý muốn tái bản tập hồi ký Bao nỗi tang thương, đó là khởi duyên để ấn bản lần thứ hai được trở thành hiện thựctrân trọng kính biếu quý độc giả.
     
Về nội dung, so với bản in đầu tiên, lần này chúng tôi có viết thêm lời tựa, sửa chữa vài ý văn và bổ sung một số hình ảnh được lấy từ nguồn trên mạng lưới điện toán toàn cầu. 
     
Tác giả kính nguyện hồi hướng công đứcchân thành cảm ơn quý vị thân hữu trong nhóm Thiện Ý, Hội Phật tử người Việt quốc gia tỵ nạn tại Cộng hòa Liên bang Đức, quý vị thân hữu trong cộng đồng người Việt quốc gia tỵ nạn tại châu Âu, châu Úc và Hoa Kỳ, cùng quý thiện tín đạo hữu gần xa, đã hoan hỷ phát tâm đóng góp tịnh tài, cũng như đem hết đạo tình hổ trợ để hoàn thành ấn phẩm này.
     
Sự hiểu biết về những giai đoạn lịch sử của đất nước, người viết chẳng khác nào lấy ống dòm trời. Thiển nghĩ, thiên hồi ký cũng chỉ là lời quê dông dài góp nhặt, thuật lại lắm nỗi thăng trầm hay sự đổi thay chớp nhoáng tựa hồ bức tranh vân cẩu, hoặc như cảnh bãi biển nương dâu.  Kính trông mong chư vị cao minh thức giả hoan hỷ lượng thứ và sẵn sàng chỉ bày cho những điều còn thiếu sót, ngõ hầu làm sáng tỏ lịch sử. Nếu được như thế, thật hân hạnh lắm thay!
Thụy Điển, bui tàn thu 2011
   Tác giả cẩn chí

pdf_download_2
Bao Nỗi Tang Thương - Hồi Ký Tâm Nguyên Trí Lực (Download về nhà đọc sau)

http://online.fliphtml5.com/yuve/rash/#p=1 (Đọc online tại link này)

Xem thêm:
Như Áng Mây Bay Cuộc Đời Của Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu - Đệ Tử Tâm Đức Phụng Sọan
Về Việc Hòa Thượng Đôn Hậu Lên Núi, Ra Bắc Trong Vụ Tết Mậu Thân 1968
Tuyển Tập Tưởng Niệm Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu
Thăm lại chùa xưa Tâm Diệu 


Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 21432)
12/10/2016(Xem: 19322)
26/01/2020(Xem: 12034)
12/04/2018(Xem: 20254)
06/01/2020(Xem: 11097)
24/08/2018(Xem: 9532)
12/01/2023(Xem: 3995)
28/09/2016(Xem: 25211)
27/01/2015(Xem: 26512)
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…
Nhà sư Ajahn Santamano, người đã tham gia các cuộc biểu tình ủng hộ người Palestine trên khắp Anh quốc trong năm qua, đang liên tục cư trú tại lều trại, nói chuyện với người qua đường và tổ chức các cuộc biểu tình để nhắc nhở mọi người về "sự thông đồng" của Hoa Kỳ và phương Tây trong cuộc diệt chủng dân Palestine. "Hoa Kỳ là thủ phạm chính gây ra cuộc diệt chủng này đang diễn ra ở Palestine", Thượng Tọa Santamano nói với Anadolu, trích dẫn việc Hoa Kỳ tiếp tục cung cấp vũ khí và tài trợ Israel. Thầy đặc biệt chỉ trích các vụ đánh bom bệnh viện và vụ thảm sát hàng loạt trẻ em.