Tại Sao Gọi Bóng Thời Gian

02/05/202211:18 SA(Xem: 3373)
Tại Sao Gọi Bóng Thời Gian

TẠI SAO GỌI BÓNG THỜI GIAN
Nhuận Hùng

sunsetTiêu đề này tuy thật tối nghĩa, hàm ý tác giả muốn nói gì đây? Ai ai cũng có quyền thắc mắc và phải tìm hiểu rõ cội nguồn. Nếu là thời gian thì làm gì còn lưu lại (hình với bóng), có phải không quý vị ạ!  Đúng vậy, đã gọi là: “thời gian vô cùngkhông gian vô tận…” thì làm gì có hình với bóng. Đó chẳng qua, người viết giàu tưởng tượng mà thôi,  cứ cho rằng “gió qua cửa sổ” Chẳng khác nào câu thơ:

“ Nhạn quá trường không
Ảnh trầm hà thủy
Nhạn vô di tích chi ý
Thủy vô lưu ảnh chi tâm”
Hương Hải - Thiền Sư. (1627-1715)

Nghĩa:

(Nhạn vút qua không
Bóng chim nước lạnh
Để dấu, nhạn không có ý
Giữ bóng, nước cũng vô tâm
(Võ Đình) (1933-2009) - dịch

Tạm giải thích: “Nhạn bay qua trời ta cho đó là Thực. Ảnh (bóng) nhạn in dưới nước, ta cho đó là Ảo ảnh. Nhưng nhạn bay qua rồi, không còn dấu tích, chỉ còn khoảng trời Không tồn tại vĩnh viễn. Không đó chính là Tâm Ý. Tâm ta thanh tịnh như trời Không. Tất cả những gì đi qua Tâm, cho dù thực hay ảo ảnh, cũng chỉ phù du trong khoảng khắc, như mây bay ngang bầu trời. Mây đến mây đi. Trời Không luôn thanh tịnh.

Đau đớn, buồn rầu, tủi hổ, hờn giận, mừng – vui, thất vọng- tuyệt vọng, chiến thắng, thất bại -hân hoan- buồn tủi, công hầu, khanh tướng. Tất cả chỉ là những đám mây qua trời, trong khoảng khắc. Bản chất của Tâm (ta) là không, là rỗng lặng.”

 

Đứng trên, bình diện nhân sinh, chúng ta là những người Việt tỵ nạn Cộng Sản đang sống khắp nơi trên địa cầu này! Hằng năm, hễ chúng ta nhìn lên tờ lịch treo trên tường nhà hay chiếc đồng hồ hoặc (cell phone) tức điện thoại cầm tay. Liền thấy Tháng Tư “buồn” hiện về, không nhiều - thì ít, ai ai cũng có một mẫu số chung. Ấy là luồn tư tưởng cùng chung băng tầng “hồi tưởng quá khứ…thương đau” chúng ta sẽ chùng lòng xuống và nhớ ngay, quá khứ tang thương, của một miền Nam Việt Nam sau năm 1975…Chuyện gì đã xảy ra? Là dân miền Nam Việt Nam, ai ai cũng đều nhớ rõ và còn nhớ đậm hơn thế nữa. Có người luôn nhắc lại cho hậu sinh, hàng con cháu sinh ra lớn lên tại hải ngoại phải nhớ đến ngày “tang tóc – đau buồn của quê hương, ở bên kia bờ đại dương…”

Thật vậy, năm nay, vừa đúng 47 năm, chỉ còn 3 năm nữa là tròn nửa thế kỷ. Mau thế nhỉ! Mới ngày nào đó, chúng ta còn tung tăng trên mảnh đất Sài Gòn….từ quán ăn cho đến công sở, trường học, cuộc sống tuy không bằng bây giờ ta đang ở trên đất nước Hoa Kỳ văn minh hiện đại. Như mảnh đất tổ tiên ông cha đã gầy công xây dựng lên. Chúng ta là con- là cháu sinh sống ở đó và phải phát huy ngày một hùng cường và phú thịnh hơn. Nhưng chẳng may, “vật đổi sao dời”, thay ngôi đổi chủ, luồng gió đen – ám khí của Cộng Đảng ập vào cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam năm 1975. Bởi vậy, chúng đã biến miền Nam Việt Nam thành Tháng Tư “đen”. Hình ảnh tang thương – đầy oán hận đã khắc chi vào lịch sử cận đại của Việt Nam. Vậy cho đến bao giờ màu đen  “ấy” sẽ được tẩy đi…?! Đó là câu hỏi rất “to” cho tương lai mai hậu…!

Thật, cay nghiệt thay! Cho dân tộc Việt, một đất nước mà hai hình ảnh, khi nhìn lên báo chí hay mạng xã hội “you tube” và “Facebook” Một đàng trong nước, nghỉ lễ (30/4) ăn mừng vui chơi thỏa thích…! Nhất là đám cán bộ Cộng  Đảng…! Còn lại một số người Việt lưu vong nơi hải ngoại, họp lại làm lễ “tưởng niệm tháng Tư Đen…!” Ôn lại quá khứ tang thương, những hình ảnh chết chóc trong trận địa, xác quân dân cán chính phơi khắp nơi trên đường Liên tỉnh lộ 7 và những chiếc tàu chở người di tản trên những boong tàu quá tải. Thêm vào nhiều tòa nhà dân chúng bị đạn pháo tan hoang do cộng quân - cộng sản gây ra. Những hình ảnh “ấy” cho đến bao giờ mới phai mờ được, phải không các bạn ạ!

Không biết bao nhiêu giấy bút đã ghi lại, cũng nhưng nhiều nhà thơ -văn – nhà báo sách vở đã ghi lại và viết lên còn viết rất nhiều…! Cho đến bây giờ chúng ta cứ ngỡ như là ngày hôm qua. Thật tế, mà nói vết thương nào rồi cũng có ngày lành mạnh, nhưng vết thương lòng mãi mãi sẽ không lành. Tại sao và tại sao??? Xin nhường lời giải thích cho quý vị…!

Sau đây xin chia xẻ cùng quý vị - độc giả qua bài thơ “Tưởng Niệm…!)”

“…Cuộc nội chiến đã phân thắng bại / Trớ trêu thay không có Tự Do / Một quá khứ chưa khô huyết lệ / Dân đói nghèo, Đảng mãi giằng co / Người dân Việt đốt hương Tưởng Niệm / Hồn thuyền nhân, chiến sĩ trận vong / Người nằm xuống rừng hoang - đáy biển / Tiếng kinh cầu với nén hương lòng / Cuộc tranh đấu đòi quyền Tín Ngưỡng / Quyền thiêng liêng nhất của con người / Thời đã điểm cáo chung  Chủ Nghĩa / Khách ly hương thao thức “Mẹ ơi” / Mẹ Việt Nam nỗi buồn vời vợi / Vẫn chờ con năm - tháng mỏi mòn / Trong ánh mắt chứa chan kỳ vọng / Mẹ thương con, Mẹ vẫn đợi con /  (thơ Thanh Trí Cao) - Tưởng Niệm - Tháng Tư Đen.

Đúng vậy, đứng trên góc nhìn đơn giản của đại chúng, có nhiều người cho rằng. Thời gian qua hay quá khứ nào đó…! Chúng ta hãy quên “nó” đi, để tâm hồn được nhẹ nhàng hơn. Xin thưa, các bạn trẻ! Đúng vậy, mỗi thời đại và mỗi con người đều có sự suy nghĩ riêng tư về vấn đề….đất nước cả. Nhưng riêng tôi, thiết tưởng cũng còn có nhiều người cố quên quá khứ đau buồn của mình. Nhưng không thể nào quên được, đó là giai đoạn lịch sử của nước nhà cận đại…!

Nếu bảo quên đi hết tất cả, chẳng khác nào là chìm xuồng giữa dòng sông sâu. Vậy còn gì để nhắc nhở thế hệ sau nữa quý vị ạ! Đã hơn bốn nghìn năm văn hiến, nhưng cũng có lúc chúng ta cần nhắc lại chiến công oai hùng hiển hách của tổ tiên ta. Một thời gầy dựng nước và giữ nước, những tấm gương sáng trong dòng lịch sử, của dân tộc Việt ta qua nhiều triều đại, trước đó và hiện giờ còn ghi lại sử sách như: “…..Đinh –Lê- Lý -Trần- Lê….” Còn lưu lại những anh hùng tuẩn tiết cho miền Nam Việt Nam sau năm 1975. Vẫn được sử sách ghi lại và hãnh diện với mọi người…! Vì vận nước miền Nam Việt Nam…! Đành bó tay, khi đồng minh bỏ cuộc…! “Vật đổi sao dời” chúng ta phải đành bỏ nước ra đến xứ người lưu lạc, trên chiếc thuyền nan. Thập tử nhất sanh, mạng sống như chỉ mành treo trước gió, nhưng ý chí kiên cương lòng dũng cảm vẫn đến bến an bình vì hai chữ “tự do” đánh đổi hằng triệu mạng sống nơi biển cả bao la…! Nhưng chúng vẫn không quên cội nguồn là người gốc Việt Nam.

Thật ra, nhắc đến chuyện dài “chiến tranh- tù tội – đói khát – chết chóc…” không biết đến bao giờ chấm dứt được. Ngay trước mắt ai ai cũng ngao ngán bên Âu Châu, chiến tranh Nga và Ukraine. Khói lửa ngút trời, người thiệt hại chết chóc, đói khát - tan nhà nát cửa cũng chỉ là người dân, bé cổ thấp họng mà thôi. Thế lực chính trị đời nào cũng thế, quyền lợi là trên hết. Từ Âu sang – Á một khi chiến tranh xảy ra…! Đều liên lụy cả thế giới qua sự giao thương buôn bán, hàng hóa. Mỗi khi chiến tranh xảy ra ở nước nào đó, xét ra mà có tầm vóc quốc tế sự to tát ấy. Khiến đến sự khủng hoảng về kinh tế, vật giá sẽ gia tăng, dân chúng phải chịu nhiều khó khăn trong đời sống. Chẳng hạn, như xăng dầu ở Mỹ sẽ leo thang về giá cả.

Tóm lại, chuyện chiến tranh không thể nghĩ bàn…! “Tháng Tư Den vẫn là Tháng Tư Đen” đối với người dân Việt tỵ nạn Cộng Sản mãi mãi vẫn là nỗi buồn thảm cho nhiều gia đình, mất mát người thân trong nhiều trường hợp: (vượt biển – tù tội –cửa nhà- sự nghiệp.) Nguyên cả miền Nam Việt Nam bị đảng Cộng Sản cưỡng chiếm….! Những thế hệ sau này sẽ mãi mãi còn ghi nhớ. Cho nên, đây là chuyện chẳng đặng đừng. Chúng ta, không thể nào quên lãng được và luôn luôn nhắc nhở con cháu. Quê hương đích thật của chúng taViệt Nam bên kia bờ đại dương.

Trước khi, dừng lại bài viết này xin gởi tặng bài thơ của tác giả Thanh Trí Cao, chia xẻ cùng quý vị:

“…Tiếng than! Ai oán đất trời
Lắng nghe để hiểu cuộc chơi quyền hành
Thay nhau thắng bại giao tranh
Vô phần, vô phúc hóa thành mây bay
Rừng hoang thân phận lưu đầy
Chao ôi! “Cộng” nhỏ râu mày hại ông
Phỉnh phờ ngốc nghếch cuồng ngông
Chao ôi!  “Cộng” lớn nhà nông nắm quyền
Văn phong ngôn ngữ xích xiềng
Dân nghèo, sao Đảng lắm tiền Dollars
Tôi yêu nét đẹp thi ca
Viết thơ tặng bạn làm quà nhớ nhau…!”
(Bài Thơ Không Tên) tặng những chiến sĩ anh dũng VNCH đã sống vì lý tưởng Tự Do – yêu chính nghĩa, bị bắt bỏ vào nhà tù nhiều năm của Cộng Sản VN.

 

Lại một lần nữa, tôi cùng quý hãy chắp tay lên cầu nguyện cho những người bất hạnh, đã bỏ mình trên biển cả, nơi rừng sâu núi thẳm và những chiến sĩ VNCH đã nằm xuống sau năm 1975. Cầu mười phương Chư Phật – Chư Bồ Tát tiếp dẫn những vong linh chết vì lý tưởng Tự Do. Đã hy sinh trong chiến trận…! Xin được thắp nén  hương lòng dâng lên cầu nguyện cho thế giới an lành thoát cơn chiến tranh khói lửa. Bầu trời bình an và xanh tươi sẽ trở lại cùng mọi trên hoàn cầu. Cầu nguyện Đức Quán Âm rưới nước cam lồ xua tan bầu trời đen thẩm - u ám do bom đạn gây ra. Cầu cho muôn người trên cõi địa cầu này sẽ được sống an lành dưới ánh hòa quang của Chư Phật, không còn hận thù và giết chóc nhau bằng bom đạn – hỏa tiển và nguyên tử lực đã tạo ra.

                   Santa Ana tháng Tư Đen

                        Ngày 29/4/2022

                          Nhuận Hùng

 ______

Bài đọc thêm:


blankThưa quý thính giả,

Tuần qua, chúng tôi nhận được câu hỏi của thính giả, xin tóm tắt nội dung như sau:

...”... Là một cựu quân nhân trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa, tôi đã chiến đấu tại các chiến trường để bảo vệ nền tự do cho miền Nam Việt Nam. Khi miền Nam sụp đổ, tôi bị bắt đi tù, được gọi một cách văn hoa là đi cải tạo. Ở đó, hằng ngày ngoài chuyện làm việc cực nhọcchúng tôi còn phải nghe những lời lăng mạ của các người quản trại, rằng chúng tôi là những kẻ phản quốc, làm tay sai cho ngoại bang. Do hiểu biết nông cạn, nên họ không hiểu được thực tế, rằng cuộc chiến của nước Việt Nam là chiến tranh ý thức hệ, giữa hai khối tự do và cộng sản.

Được đi theo diện HO sang đây, do có điều kiện nghiên cứu kinh sách nhà Phật, đôi khi tôi lại cảm thấy thương xót cho những cai tù khi xưa, những kẻ vì vô minh mà tạo nghiệp ác với anh em tù nhân chúng tôi. Những lúc ấy, lòng tôi nhẹ nhõm, không còn oán hận họ nữa.

Tôi rất muốn buông xảtha thứ cho họ, theo lời đức Phật đã dạy: “Oán chỉ nên cởi, không nên thắt”, và “Lấy đức báo oán, oán ấy tiêu tan, lấy oán báo oán, oán ấy chập chùng". Nhưng càng gần ngày kỷ niệm miền Nam xụp đổ, thì lòng tôi lại bồn chồn uất ức, nghĩ tới biết bao nhiêu là cảnh cũ, người xưa.

Vậy tôi có nên buông xả hay không? Muốn buông xả thì làm sao cho tôi quên được biết bao nhiêu chuyện đau lòng mà buông? ... (Phạm văn Khang)

Thưa quý thính giả và ông Khang,
Xin đọc tiếp:

https://thuvienhoasen.org/a11784/57-buong-xa-nhung-qua-khu-dau-thuong-va-han-thu 




 

 

Tạo bài viết
16/03/2019(Xem: 7712)
02/07/2023(Xem: 3353)
23/03/2019(Xem: 10138)
05/03/2017(Xem: 7334)
13/01/2019(Xem: 7042)
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…
Nhà sư Ajahn Santamano, người đã tham gia các cuộc biểu tình ủng hộ người Palestine trên khắp Anh quốc trong năm qua, đang liên tục cư trú tại lều trại, nói chuyện với người qua đường và tổ chức các cuộc biểu tình để nhắc nhở mọi người về "sự thông đồng" của Hoa Kỳ và phương Tây trong cuộc diệt chủng dân Palestine. "Hoa Kỳ là thủ phạm chính gây ra cuộc diệt chủng này đang diễn ra ở Palestine", Thượng Tọa Santamano nói với Anadolu, trích dẫn việc Hoa Kỳ tiếp tục cung cấp vũ khí và tài trợ Israel. Thầy đặc biệt chỉ trích các vụ đánh bom bệnh viện và vụ thảm sát hàng loạt trẻ em.