Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (78)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Chúc Phú
Mới nhất
A-Z
Z-A
Dẫn Luận Kinh Tạp A-hàm
14/11/2020
1:00 SA
Theo Xuất Tam Tạng Ký Tập thì Kinh Tạp A-Hàm (雜阿含經) do ngài Cầu-na-bạt-đà-la (求那跋陀羅; S. Guṇabhadra) dịch từ Phạn sang Hán tại chùa Kỳ Hoàn (祇洹寺) vào niên hiệu Nguyên Gia năm thứ mười hai (năm 435 TL), đời vua Tống Văn Đế (407-453). Tác phẩm Cao Tăng Truyện và Phật Tổ Thống Kỷ cũng xác nhận sự tương đồng về sự kiện và niên đại.
Nghiên Cứu Về Một Vài Trường Hợp Liên Quan Đến Chữ Chánh (正) Trong Bốn Bộ A-hàm.
12/06/2020
1:00 SA
Trong tác phẩm Jataka, truyện số 238 đã đề cập về chuyện một chữ (ekapadaṃ) nhưng có nhiều nghĩa (anekatthapadassitaṃ). Thực tế này không những tồn tại trong văn chương, chữ nghĩa ở nghĩa Ấn Độ thời cổ đại mà còn xuất hiện trong nhiều ngôn ngữ ở thế giới ngày nay. Đó cũng là điều mà chúng tôi đã từng đề cập trong vài chuyên khảo trước đây. Và, ở trong trường hợp này, chúng tôi sẽ trình bày về những cội nguồn ngữ nghĩa có liên hệ đến chữ chánh (正) trong quá trình phiên dịch kinh điển nói chung.
Nghiên Cứu về Cú Ngữ Chỉ Mạn Vô Gián Đẳng (止慢無間等) Trong Kinh Tạp A Hàm
25/05/2020
1:00 SA
Khái Quát Về Quá Trình Truyền Dịch Kinh Trung A-hàm
30/04/2020
6:26 SA
Tác phẩm Đại Đường Tây Vức ký của ngài Huyền Tráng đã ghi nhận rằng, có một số hậu duệ của dòng họ Thích Ca sau vương nạn Tỳ-lưu-ly đã thiên di đến một số quốc gia thuộc về khu vực phía Bắc Ấn Độ nói chung[1]. Trong số những hậu duệ tiêu biểu của dòng họ Thích Ca ở khu vực này có ngài Cù-đàm Tăng-già-đề-bà (瞿曇僧伽提婆 - Gautama Saṃghadeva), vị Tôn giả đã góp phần giữ gìn và truyền dịch bản kinh Trung A-hàm hiện còn lưu lại đến hôm nay.
Từ Giáo Lý Tứ Diệu Đế Nghĩ Về Đại Dịch Corona
22/02/2020
4:43 SA
Bệnh tật, đó là điều không ai có thể tránh khỏi. Tuy nhiên, có những căn bệnh riêng lẽ, chỉ tác động trực tiếp lên mỗi cá nhân và cũng có những dịch bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả cộng đồng. Dịch bệnh Corona, với tên gọi mới Covid-19 là một trường hợp như vậy, vì vừa ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi cá nhân vừa có sự tác động liên quan đến cả nhân loại, không hạn cuộc quốc gia hay vùng lãnh thổ.
Ai Đã Hiến Cúng Tinh Xá Trúc Lâm Cho Đức Thế Tôn?
07/02/2020
5:16 CH
Từ nền tảng bốn đại giáo pháp trong kinh du hành nghĩ về những việc cần thực hiện trong khi phiên dịch kinh điển.
06/12/2019
1:02 SA
Kể từ khi Đức Phật cho phép các tỳ-kheo được học tập kinh điển bằng ngôn ngữ của đất nước mình, thì đó cũng là lúc hình thành nên những truyền thống kinh điển của từng quốc gia khác nhau trên thế giới. Ở đây, trong quá trình biến thiên của lịch sử, đã có những truyền thống Phật giáo bị lụi tàn nên cũng đồng thời kéo theo sự mai một về những nền tảng kinh điển quý báu của trường phái ấy. Không những vậy, do nhiều yếu tố tác động khác nhau, kể cả sự tác động có chủ ý của con người, khiến cho nhiều truyền thống kinh điển bị pha trộn nhiều yếu tố phi Phật giáo.
Vấn đề thắp hương trong kinh điển Phật Giáo
27/10/2019
1:02 SA
Trong thời đại ngày nay, có những lúc con người quá chú trọng đến hình thức lễ nghi, đẩy những biểu tượng vốn dĩ mang ý nghĩa thanh cao, thoát tục, như việc đốt hương lên một cực đoạn mới, từ đó đã tạo ra những hệ lụy đáng buồn. Mong mỏi xóa bỏ những hệ lụy từ việc đốt hương là một suy nghĩ tích cực, hợp thời. Tuy nhiên, do không thấy việc đốt hương như là một thực thể văn hóa, cũng là một cách nhìn chưa đầy đủ, ít nhất là căn cứ vào những cơ sở kinh điển như đã nêu.
Bàn Về Hai Trường Nghĩa Của Chữ Sấu (瘦) Trong Kinh Điển Hán Tạng.
22/09/2019
1:01 SA
Từ Ngũ Cú Thuyết (五句說) Trong Kinh Trung A- Hàm Đến Năm Thể Tài Trong Kinh Điển Bà-la-môn.
18/09/2019
5:23 CH
Kinh Trung A-Hàm được dịch sang Hán đầu tiên vào niên hiệu Kiến Nguyên năm thứ mười chín (383) do một nhóm các vị tăng nhân người Ấn Độ nói chung thực hiện.
Quay lại