Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (16)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Giác Nguyên
Mới nhất
A-Z
Z-A
Triết Học A-tỳ-đàm Của Phật Giáo Truyền Thống
05/04/2024
3:44 SA
Việc Phật ra đời là một nhân duyên hãn hữu. Gặp được Phật pháp khi Phật không còn nữa, cũng không phải việc dễ dàng. Điều đáng tiếc nhất là mang tiếng con Phật nhưng không hiểu được bản ý của ngài. Chỉ biết bố thì cầu tài lộc mà không nghiêm trì giới luật để sửa mình là một cực đoan. Giới luật trang nghiêm mà không lắng tâm thiền định thì cũng là một cực đoan.
Sách Ebook Của Thiền Sư Ajahn Chah
23/04/2023
4:05 SA
Cuối thế kỷ 20, lịch sử Phật giáo sang trang một cách bất ngờ. Khởi nguồn từ một vùng đất nghèo cằn cỗi của vùng đông bắc Thái Lan, tỉnh Ubon-rachathani. Ngày ấy, vị thiền sư tiếp một khách Tăng trẻ từ xa đến xin được tham học đạo thiền. Đó chỉ là lời khẩn khoản bình thường. Nhưng chính vị khách Tăng không giống bất cứ thiền sinh nào đã đến cầu pháp từ trước. Là một người Hoa Kỳ, sau khi tốt nghiệp đại học, ông đã chọn phục vụ trong chương trình Peace Corp. Nhân duyên đưa đẩy ông tiếp xúc với đạo Phật, sau đó trở thành Tăng sĩ Phật giáo. Nghe danh Ngài thiền sư, vị tu sĩ người Mỹ nầy đến xin được hướng dẫn.
Họ Đã Nghĩ Như Thế - Ajahn Chah
21/04/2023
4:54 SA
Người Tây Phương đã có những công trình nghiên cứu đạo Phật một cách qui mô vào cuối thế kỷ 19. Những học giả người Anh, người Đức, tiêu biểu nhất là những hội viên của Pali Text Society và Royal Asiatic Academy đã để lại những dịch phẩm, tác phẩm mà đến nay vẫn mang giá trị to lớn cho Phật học thế giới. Một số cá nhân đi xa hơn, trở thành những tu sĩ Tây phương tại các quốc gia Phật giáo. Họ tìm thấy môi trường tu tập tuyệt vời khi sống giữa những người Phật tử Á Đông .
Vì Sao Phải Tin Phật
11/11/2019
1:02 SA
Có một chuyện rất khoa học, tôi không bắt quý vị phải nhắm mắt tin Phật nhưng tôi cho quý vị một gợi ý. Đó là, thứ nhất muốn tin cái gì phải có bằng chứng, muốn bác cái gì cũng phải có bằng chứng. Thứ hai, ta không thể nào can thiệp được vào một vật gì đó mà ta không thấy nên dù có văn minh khoa học cách mấy mà cho đến bao giờ chúng ta không thấy được cái tâm thì chúng ta không làm được gì với nó hết. Đó là lý do vì đâu mà bây giờ chúng ta vẫn phải học Phật.
Sống lâu, sắc đẹp, phát lộc, phát tài, phát lợi
16/10/2019
1:01 SA
Tôi có dịp được cầm trên tay vài quyển kinh tụng của các đời (cách đây mấy chục năm, hoặc quyển mới được biên soạn gần đây của Thái), kinh tụng dành riêng cho tỳ kheo, kinh tụng dành riêng cho sa di, tôi cũng từng cầm trên tay cuốn kinh tụng của Phật Giáo Khmer và đương nhiên tôi cũng đã cầm trên tay quyển kinh tụng của Phật Giáo Nam Tông Việt Nam, tôi rất lấy làm ngạc nhiên là vì sao có quá nhiều bài kinh mà nội dung cốt tủy tinh hoa lại không được bỏ vào trong đó, mà lại chèn nhét vào quá nhiều những bài kinh thuần túy thần quyền.
Thiền học Nam truyền
28/06/2018
3:26 CH
Càng sống thiền định để thấu suốt cái vô thường, đau khổ và vô ngã trong đời sống thì ta càng dễ dàng mở rộng trái tim để có thể sống hòa ái và cảm thông cho tha nhân nhiều hơn. Đó là một thứ tình thương vô điều kiện và không phân biệt đối với tất cả các giới chúng sinh. Và nếp sống như vậy ngoài ý nghĩa an lạc cho chính mỗi người, còn có một giá trị khác nữa đó là đóng góp vào sự hòa bình của toàn thế giới.
Kẻ trộm mùi hương
27/06/2018
4:07 SA
Một người thật lòng cầu đạo giải thoát thì nhu cầu càng ít càng tốt. Càng lệ thuộc vào cái gì đó, thì khả năng giải thoát tự tại càng bị thu hẹp. Nhu cầu tầm thường càng nhiều thì nhu cầu cao cấp sẽ bị mất chỗ. Chỉ cần mình thích xe đẹp, thích ăn mặc đẹp là mình biết mình mất đi một góc trời giải thoát. Mỗi lần mình thích một cái là mình bị mẻ đi một góc tự tại, càng thích vật chất chừng nào thì phải hiểu ngầm tinh thần sẽ bị bỏ ngỏ, bị làm lơ.
Giới thiệu văn học kinh điển Pàli
02/10/2017
4:42 CH
Quyển sách "GIỚI THIỆU VĂN HỌC KINH ĐIỂN PÀLI" này thật sự là một dịch phẩm có giá trị cho các nhà nghiên cứu Phật học. Với tư cách một nhà nghiên cứu, dịch thuật và giảng dạy ngôn ngữ Pàli, đồng thời cũng là người hướng dẫn nhập môn Phật học của Dịch giả, tôi xin trân trọng giới thiệu với các độc giả quyển sách "GIỚI THIỆU VĂN HỌC KINH ĐIỂN PALI" này.
Từ tâm và nội quán
26/03/2016
9:03 SA
Từ Tâm cũng là một pháp môn thiền định, nó giúp ta có dịp thể hiện nguồn tâm lực mà bấy lâu nay mình vẫn phung phí. Chúng ta đã từng sử dụng nội tâm mình vào những việc vớ vẩn mà lẽ ra chỉ cần chuyển đổi một chút , ta đã có thể tu tập được pháp môn Từ Tâm.
Khiêm Cung
09/03/2016
3:12 CH
Đại Đức Pabhàkara thế danh là Gordon Kappel sinh năm 1948 tại Seattle, Washington. Nhập ngũ năm 1967, từng có mặt tại chiến trường Việt Nam ( 1969) với cấp bậc đại úy không quân. Trong một chuyến đi sang Thái Lan, đại đức đã đến viếng các chùa và tình cờ gặp được chư tăng người Tây Phương đang tu học tại đây.
Quay lại