Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (24)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Pháp Thông
Mới nhất
A-Z
Z-A
Dây Trói Buộc (Gaddulabaddha Sutta)
08/09/2020
2:43 CH
Trong Kinh Tạng có hai bài Kinh Gaddulabaddha (Dây Trói Buộc) và hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu cả hai bài kinh này để hiểu rõ những gì Đức Phật muốn nói. Bài Kinh Thứ Nhất Một thời Đức Thế Tôn ở tại Sāvatthi. Ở đó Đức Thế Tôn gọi các vị Tỳ-kheo và nói như vầy: “Này các Tỳ-kheo, khởi đầu của vòng luân hồi (samsara) này là không thể khám phá ra được. Điểm bắt đầu không thể nêu rõ đối với các chúng sinh bị vô minh che đậy, bị tham ái trói buộc, phải lưu chuyển và xoay quanh trong vòng luân hồi (saṃsāra).”
Phật pháp giảng giải (sách song ngữ Vietnamese-English)
01/09/2020
3:52 CH
Biển Phật pháp mênh mông, người học Phật cần "quý hồ tinh bất quý hồ đa" thì mới có thể liễu giác được, còn cứ "dĩ danh số vi giải" thì không tránh khỏi nông cạn phù phiếm trong một mớ kiến thức quanh co đa tạp. Ưu điểm những lời giảng của Ngài U Thittila là vừa thích hợp với người mới nghiên cứu Phật học, vừa hợp cho những ai muốn chuyên sâu vào pháp hành Giới - Định - Tuệ
Thiền Tâm Từ (sách PDF)
31/08/2020
4:01 CH
Tâm từ (Mettà) là một nhu cầu cấp thiết của thế giới ngày nay. Thực vậy, nó là một đòi hỏi to lớn hơn bao giờ hết từ trước đến nay. Như chúng ta biết, thế giới hiện nay đã có đủ vật chất và tiền bạc, chúng ta cũng biết rằng hiện nay có rất nhiều nhà trí thức cấp tiến, các nhà văn, triết gia, tâm lý gia, khoa học gia lỗi lạc. Ngoài ra, chúng ta còn có các nhà hoạt động tôn giáo, các vị đứng đầu về luật pháp, đạo đức và tôn giáo v.v.... Mặc dù, có những con người tài hoa xuất chúng như vậy, nhưng thế gian này vẫn không sao có được một nền hoà bình và hạnh phúc thực sự. Điều đó chứng tỏ rằng còn có một cái gì đó chúng ta đang thiếu. Cái chúng ta đang thiếu đó là Mettà (tâm từ).
Thiền Ngay Bây Giờ - Meditation Now (sách song ngữ Vietnamese-English PDF)
31/08/2020
1:00 SA
Thiền sư G.N.GOENKA có nhiều kinh nghiệm về thiền định tuệ, nhất là trên lãnh vực niệm thọ. Những bài giảng, bài diễn thuyết hay những hướng dẫn thiền của thiền sư đi đôi với thực nghiệm hơn là lý thuyết suông cho nên rất bổ ích cho những ai muốn tìm hiểu về pháp hành định tuệ.
Chánh kiến về cuộc đời
30/08/2020
1:01 SA
Có thể nói, sự hiểu biết quan trọng nhất trong cuộc sống là sự hiểu biết về bản chất thực của hiện hữu, một sự hiểu biết có thể trả lời được những câu hỏi sau một cách hợp lý: Tại sao chúng ta sanh ra? Chúng ta đi vào hiện hữu hiện nay như thế nào? Điều quan trọng nhất phải làm trong cuộc đời này là gì? Thế nào là chết? Cái gì sẽ xảy ra sau khi chết? Tôi là một nhà khoa học và cũng là một người thầy trong lãnh vực tôn giáo. Tôi đã đọc rất nhiều sách về triết học, tâm lý học, khoa học và văn chương. Nhưng tôi vẫn không tìm ra được câu trả lời hợp lý cho những câu trả lời trên.
Tứ Niệm Xứ Giảng Giải
22/05/2020
2:41 CH
Kinh Tứ Niệm Xứ là cốt lõi của Thiền Phật Giáo, có thể nói nếu không thông suốt tinh yếu của kinh này thì việc hành thiền sẽ như người lạc trong rừng sâu chỉ đi loanh quanh, khó tìm lối thoát. Kinh Tứ Niệm Xứ rất đơn giản, ngôn từ chỉ là phương tiện để chỉ thẳng thực tại, rất cụ thể, không ngụ ý, không ẩn dụ, không biểu tượng cho bất cứ điều gì huyền bí bên ngoài, nên không cần phải tưởng tượng, suy luận, ức đoán hay đào sâu để tìm tòi ý nghĩa bí ẩn nào trong kinh văn, mà chính là phải thấy ra bản chất thật của thực tại được Đức Phật chỉ thẳng ngay nơi hiện trạng của mỗi người. Vì vậy, người giảng kinh không thể là một học giả chỉ y cứ trên ngôn từ mà phải là những thiền sư có thể nghiệm thực chứng.
Giảng Giải Kinh Đại Niệm Xứ (mahāsatipaṭṭhāna Sutta)
22/05/2020
6:06 SA
Những lời dạy của Đức Phật thực là uyên áo, thâm sâu và khó hiểu. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua những gì Đức Phật nói trong Kinh Thánh Cầu (Ariyapariyesanā Sutta) của Trung Bộ kinh (Majjhima Nikāya):
Giảng Giải Kinh Thừa Tự Pháp
18/05/2020
1:00 SA
Kinh Thừa Tự Pháp (Dhammadāyāda Sutta) là một lời dạy hết sức quan trọng của Đức Phật đáng được những người có lòng tôn trọng Phật Pháp lưu tâm một cách nghiêm túc. Vì cốt lõi của bài kinh Đức Phật khuyên các đệ tử của ngài nên tránh theo đuổi tài sản vật chất và hãy tìm kiếm sự thừa tự pháp qua việc thực hành Bát Chánh Đạo. Bức thông điệp của bài kinh này phù hợp với những lời dạy căn bản của Đức Phật.
Pháp Hành Minh Sát Thực Tiễn (song ngữ)
17/07/2019
1:05 SA
Có thể bạn đã nghe ai đó nói rằng bạn nên giữ chánh niệm trong mọi lúc, mọi nơi, dù khi bạn ở nhà hay ở trong văn phòng, dù khi đi trên xe buýt hay xe riêng hoặc đi nhờ xe của người khác, v.v... Bạn có thể giải thích lời khuyên này như muốn nói rằng lúc nào bạn cũng phải giữ cho tâm tập trung trên hơi thở của bạn. Thực ra trong lúc lái xe, nếu bạn chỉ lo giữ tâm trên hơi thở thì có khả năng bạn sẽ rơi vào một vấn đề, chẳng hạn như mất sự chú ý trong lúc lái xe hay quên cả việc đang lái xe của mình và bạn có thể sẽ bị tai nạn.
Vận Hành Của Nghiệp Tập I & II
22/07/2019
1:03 SA
Trong cuốn sách này, chúng tôi sẽ bàn về hai bài Kinh chính. Một ñược gọi là Dây Trói Buộc (‘GaddulaBaddha-Sutta ’), và bài kia cũng Dây Trói Buộc nhưng là bản thứ hai (‘Dutiya-Gaddula-Baddha-Sutta ’)2 ; như vậy có hai bài Kinh Dây Trói Buộc và chúng ta sẽ bắt ñầu với bài thứ nhất trước:
Quay lại