English
English
Tiếng Việt
Articles matching with author (486)
About Author
Author List
Quảng Tánh
Latest
A-Z
Z-A
Khi người xuất gia hầu đồng, thờ lạy thần thánh
1/26/2019
4:00 AM
Ở quê tôi có hiện tượng một số vị là chức sắc, trụ trì, một số khác cũng ở chùa mang hình thức xuất gia (giống chư vị Tăng Ni nhưng không biết đã thọ giới hay chưa) tham gia hầu đồng, làm thanh đồng nhảy múa và xưng là quan này, cô nọ, cậu kia… như vậy có sai với giáo pháp nhà Phật? Các thanh đồng, thầy cúng (người thế tục) khi cúng ở đền, miếu, phủ và tư gia, họ mặc áo hậu vàng của nhà Phật giống như quý thầy, việc này có được phép không? Chư Tăng Ni và Phật tử có được thờ phụng, lễ bái, cúng vía các vị Mẫu, Mẹ không? Nếu không được thì khuyên họ như thế nào?
Quan điểm & giải pháp của Đạo Phật về vấn đề vong nhập?
1/23/2019
4:04 AM
Theo ghi nhận xưa nay, tình trạng vong nhập (người âm nhập vào người dương) diễn ra trong xã hội rất phổ biến. Có những việc như vong nhập vào báo tên tuổi, địa chỉ của mình chính xác cho dù ở xa và không hề quen biết nhau; báo lý do vì sao chết và có những oan khuất. Có vong nhập vào nói lên nỗi thống khổ, mong được cúng cấp và quy y Tam bảo v.v...
Đi trong mù sương lâu dần ướt áo
1/21/2019
4:01 AM
Khi đông về, sáng sớm người ta thường quấn khăn để che gió sương. Sương vốn mỏng manh như có mà như không nên đi trong sương không ướt liền, chỉ có đi lâu thì mới thấm ướt và nhiễm lạnh, các bệnh thời khí cũng phát xuất từ đây.
Cao hơn trời, nặng hơn đất
1/14/2019
4:07 AM
Người xưa thường lấy những sự vật xung quanh đời sống con người để so sánh, đối chiếu, ước lượng với một điều gì đó. Như trời xanh để ước lượng về sự cao thấp, như địa cầu để so sánh với nặng nhẹ, như gió cuốn để đối chiếu với sự nhanh chậm, như cỏ cây chen chúc để nói về số lượng ít nhiều. Dù không mấy chính xác so với các đơn vị đo lường hiện đại nhưng cách tiếp cận của người xưa lại gần gũi, dễ liên tưởng và hình dung hơn.
Những gì khó được nhất?
1/9/2019
3:52 AM
Thường khi chưa có, thiếu thốn mọi bề thì người ta chỉ tập trung cho những vấn đề căn bản của cuộc sống như cơm áo gạo tiền. Khi đã đủ đầy, có được nhiều thứ thì người ta bắt đầu xét lại các giá trị, tinh tuyển, đánh giá xem cái gì mới thực sự hiếm có, khó được. Thế nên một vị Thiên tử hưởng phước báo sung mãn của cõi trời, khi xem xét thế gian cũng phân vân không biết những gì là khó được nhất?
Thiền Quán Nền Tảng Thành Đạo Của Bồ-tát Siddhārtha
1/8/2022
3:56 AM
Có thể xác quyết rằng, nếu không có phát kiến thiền Quán thì Bồ-tát Siddhārtha không thể thành đạo, thành Phật cũng như không có đạo Phật ở thế gian này. Cho nên, Phật không thành đạo mà chỉ có Bồ-tát Siddhārtha thành đạo. Và thiền định Chỉ - Quán từ ngàn xưa cho đến ngàn sau vẫn là tinh tuý, cốt tuỷ của pháp hành trong Phật giáo có tác dụng chuyển hoá, đưa hành giả từ phàm phu lên thánh vị cho đến toàn giác.
Mong cầu y tốt bị thiên thần quở
12/26/2018
3:39 AM
Về nguyên tắc, vị Tỳ-kheo nguyện sống đời tối giản, muốn ít và biết đủ trong bốn vật dụng (thực phẩm, y phục, sàng tọa, thuốc men) và một số vật tùy thân cần thiết khác để có nhiều thảnh thơi mà chuyên tâm thiền định và thuyết pháp độ sinh. Thế nhưng trong thực tế không phải người tu nào cũng an trú vào chánh niệm, sống sâu sắc với thiền mà đôi khi cũng khởi tâm mong cầu, thỉnh thoảng cũng rơi vào loạn tưởng.
Giết Gì Được Phật Khen?
12/16/2018
4:00 AM
Một trong những ý nghĩa của danh hiệu A-la-hán là Sát tặc, tức giết giặc phiền não. Vị Tỳ-kheo cũng như một chiến sĩ, ngày đêm chiến đấu với giặc tham sân si cho đến ngày chiến thắng. Giết hết nội ma, hóa giải hết ngoại chướng thì quả Ứng cúng-Bất sanh thành tựu. Ở pháp thoại này, Thế Tôn chưa đề cập đến phương diện giải thoát tối hậu mà chỉ nói về lợi ích của việc đoạn diệt sân hận, một liệu pháp cho giấc ngủ bình an, khiến cho cuộc sống tràn đầy hỷ lạc.
Quả Báo Hủy Báng Phật Thánh
12/9/2018
11:22 AM
Cuộc đời vốn đục trong, đen trắng, Thánh phàm, vàng thau lẫn lộn, nói chung các cung bậc đều đủ. Nếu ta nói về ai, việc gì với thật ngữ, không hư vọng, đúng sự thật mắt thấy tai nghe, thiết nghĩ cũng chẳng có gì phải sợ. Chỉ sợ là ta nói không đúng với sự thật, nghe theo số đông mà dèm pha đàm tiếu, hùa với kẻ mạnh mà kích bác phỉ báng người thiện lương.
Thưởng sen không khéo thành kẻ trộm
12/2/2018
5:05 AM
Từ xưa đến nay, khi nào đưa tay lấy của ai, vật gì mà chưa được phép mới gọi là kẻ trộm. Tòa án khi phân xử, luận tội trộm cắp cũng cần có tang chứng vật chứng rõ ràng. Nào ngờ thú thưởng sen tao nhã, lặng lẽ nhìn ngắm và đón nhận làn hương tinh khiết trong trời đất mà cũng bị quy vào tội trộm hương.
Back