Thưởng sen không khéo thành kẻ trộm

02/12/20185:05 SA(Xem: 10905)
Thưởng sen không khéo thành kẻ trộm
THƯỞNG SEN KHÔNG KHÉO THÀNH KẺ TRỘM
Quảng Tánh

hoa sen nở 2Từ xưa đến nay, khi nào đưa tay lấy của ai, vật gì mà chưa được phép mới gọi là kẻ trộm. Tòa án khi phân xử, luận tội trộm cắp cũng cần có tang chứng vật chứng rõ ràng. Nào ngờ thú thưởng sen tao nhã, lặng lẽ nhìn ngắm và đón nhận làn hương tinh khiết trong trời đất mà cũng bị quy vào tội trộm hương.


“Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Tỳ-kheo du hành trong nhân gian, nghỉ lại trong một khu rừng. Tỳ-kheo này bị bệnh mắt, vâng lời thầy thuốc dạy phải ngửi hoa bát-đàm-ma (sen). Sau khi Tỳ-kheo kia nhận lời dạy của thầy rồi, liền đến bờ ao hoa bát-đàm-ma, ngồi theo chiều gió bên bờ ao và theo gió mà ngửi hương. Khi đó có vị Thiên thần chủ hồ này nói với Tỳ-kheo:

Vì sao ngài trộm hoa?
Ngài là giặc trộm hương.

Bấy giờ, Tỳ-kheo nói kệ đáp:

Không phá cũng không đoạt,
Đứng xa ngửi hương bay.
Tại sao nay ông nói,
Ta là giặc trộm hương?

Lúc ấy, Thiên thần nói kệ:

Không xin mà tự lấy,
Thế gian gọi là giặc.
Ông, nay người không cho,
Mà tự đến ngửi lấy;
Thì thế gian gọi là,
Giặc trộm hương thật sự.

Lúc đó có một người nhổ ngó sen kia, vác cả đi. Bấy giờ Tỳ-kheo nói kệ cho Thiên thần kia:

Hiện tại, như người kia,
Bẻ gãy phân-đà-lợi (sen),
Nhổ rễ vác cả đi,
Mới là người gian xảo.
Vì sao ông không ngăn,
Mà nói ta trộm hương?

Lúc ấy, Thiên thần kia nói kệ đáp:

Người gian xảo cuồng loạn,
Giống như áo nhũ mẫu;
Đủ thiếu gì nói thêm!
Nên mới nói cùng ngài.
Ca-sa, không thấy bẩn,
Áo đen, mực chẳng dơ.
Người hung ác gian xảo,
Thế gian không nói tới.
Chân ruồi dơ lụa trắng;
Kẻ sáng, thấy vết nhỏ.
Như mực dính hạt châu,
Tuy nhỏ nhưng thấy hết.
Thường theo kia cầu tịnh,
Không kết, lìa phiền não,
Ác tuy như lông tóc,
Người thấy như Thái sơn.

 Lúc ấy, Tỳ-kheo kia lại nói kệ:

Nói hay thay! Hay thay!
Dùng nghĩa an ủi tôi.
Ông hãy thường vì tôi,
Luôn luôn nói kệ này.

Lúc ấy, Thiên thần kia lại nói kệ:

Tôi chẳng phải nô lệ
Ngài mua, hay người cho;
Làm sao luôn theo ngài,
Lúc nào cũng nhắc nhở?
Nay ngài nên tự biết,
Mọi việc lợi ích kia.

Sau khi Thiên thần kia nói rồi, Tỳ-kheo này nghe những gì người ấy nói, hoan hỷ, tùy hỷ từ chỗ ngồi đứng dậy ra về, một mình nơi chỗ thanh vắng, chuyên tinh tư duy, đoạn các phiền não, đắc A- la-hán.

(Kinh Tạp A-hàm, kinh số 1338)

Thế mới biết, sen trong hồ, hương bay giữa trời tưởng chừng như vô chủ mà hóa ra lại có chủ, chủ của chúng là thiên nhiên. Thiên nhiên vốn rất hào phóng với con người và muôn loài nhưng muốn hưởng lộc cũng cần xin phép, nếu khôngăn trộm. Điều đó thể hiện lòng biết ơn, tâm quý trọng mà hưởng thọ chừng mực trong tinh thần muốn ít và biết đủ; không tàn phá, vắt kiệt lộc trời trong tự nhiên.

Điều thú vịThiên thần kia chỉ trách Tỳ-kheo ngửi hương mà không màng kẻ phàm cắt hoa, chặt cây, nhổ rễ vì họ là những kẻ “thế gian không nói tới”. Đây là điểm vi tế mà người tu cần lưu ý: Thứ nhất người tu hành thì không thể so với người phàm tục. Thứ hai dù không thể hiện ra hành vi bên ngoài nhưng trong tâm ý bộc lộ tham ái và dính mắc liền bị quở trách, quy tội ăn trộm.

Vết nhơ dù nhỏ nhặt như chân ruồi nổi bật trên lụa trắng, như hạt mực dính trên kim cương sẽ thấy rất rõ. Cũng vậy, người chuyên thanh lọc và tịnh hóa thân tâm cũng nên dè chừng với các thú tao nhã. Đã là bụi thì dù bụi đất hay bụi vàng cũng đều xót mắt như nhau. Cho nên cần lắng lòng trong sạch không đắm nhiễm các dục từ thô đến tế, từ thấp hèn cho đến thanh cao.




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :