Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (329)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Nguyễn Thế Đăng
Mới nhất
A-Z
Z-A
Trần Nhân Tông: “Trời Đất Thương Đều Không Nam Bắc”
19/09/2024
3:48 SA
Lịch sử thường có những cuộc chiến tranh, những gian truân cho con người. Chỉ có những người với đại từ đại bi bao la trùm khắp mới có thể đi qua chiến tranh mà không thương tổn sâu xa trong tâm hồn, thậm chí không đánh mất tâm hồn của mình, bằng thù hận, bằng cách đáp trả sự xấu ác bằng chính sự xấu ác.
Vào Rừng Không Động Cỏ, Vào Nước Không Gợn Sóng | Nguyễn Thế Đăng
27/08/2024
3:30 SA
“Vào rừng không động cỏ, vào nước không gợn sóng” (Nhập lâm bất động thảo, nhập thủy bất lập ba) là một thiền ngữ nổi tiếng để chỉ một vị giải thoát đi trên cuộc đời này. Sau đây chúng ta đi từ những Bộ kinh (Nikaya) của hệ Pali đến Thiền tông và kết thúc bằng những kinh Bát nhã, để học về cách đi trong cuộc đời mỗi người.
Tứ Liệu Giản Của Tổ Lâm Tế | Nguyễn Thế Đăng
15/08/2024
4:51 SA
Tứ liệu giản có thể hiểu là bốn cách để thấy và đi vào thực tại. Tứ liệu giản của Tổ Lâm Tế là: Có khi đoạt nhân không đoạt cảnh, Có khi đoạt cảnh không đoạt nhân, Có khi nhân cảnh đều đoạt, Có khi nhân cảnh đều không đoạt.
Thức Và Trí Trong Kinh Nhập Lăng Già | Nguyễn Thế Đăng
31/07/2024
3:37 SA
Tóm lại, đoạn kinh này nói khi nào có phân biệt thì khi ấy thức hoạt động, “tích tập tướng”. Khi nào không có phân biệt, thì đây là trí. Chỉ cần một câu về Giới, “Nơi các cảnh giới chẳng khởi phân biệt, đó là tu hành Giới ba la mật”, là đã đủ để thực hành chuyển thức thành trí. Cho nên, trong đời sống hàng ngày, mắt thấy, tai nghe, thân xúc chạm… mà không khởi phân biệt thì đây là trí vô phân biệt. Chẳng sanh khởi phân biệt, dù đang ngồi thiền hay đang hoạt động hàng ngày, lúc ấy trí vô phân biệt hiển hiện.
Danh, Tướng, Vọng Tưởng Phân Biệt, Chánh Trí, Như Như.
18/07/2024
4:11 SA
Trong bài này sẽ nói về năm pháp: danh, tướng, phân biệt, chánh trí, như như, từ Kinh Nhập Lăng Già (Đại chánh tân tu Đại tạng kinh, quyển 16 số 672, in 2009).
Tánh Không Như Mộng | Nguyễn Thế Đăng
04/07/2024
3:28 SA
Tánh Không được đồng hóa với như mộng. Đây là điều hệ thống Kinh Đại Bát Nhã thường nói. Một kinh thuộc loại ngắn như Kim cương Bát nhã ba la mật đa hoàn toàn giảng về tánh Không, thì bài kệ chấm dứt kinh nói về như mộng, như huyễn
Thiền Trần Nhân Tông Và Đại Toàn Thiện
18/06/2024
4:32 SA
Chúng ta không ngần ngại nói rằng Trần Nhân Tông là một con người vĩ đại đã sinh ra trên trái đất. Vĩ đại vì đã sống một đời sống giàu có, phong phú đến trọn vẹn: trọn vẹn đời sống vật chất giác quan, trọn vẹn trong đời sống ý thức tư tưởng, và trọn vẹn trong đời sống tâm linh vô hình tướng. Ngài không hề nghĩ đến chuyện độc quyền đời sống quý báu đó mà phân phát nó ra theo cùng vận mệnh của dân tộc. Ngài vĩ đại hơn khi muốn chia sẻ, rủ rê, mời gọi toàn dân hãy sống như ngài, hãy thực hiện Con Người viết hoa trên trái đất. Đây là điểm có sức thu hút lớn nhất, nỗi ám ảnh lớn nhất cho lịch sử dân tộc, là thông điệp nhắc nhở và cổ vũ đã trải dài 700 năm vẫn còn thúc giục, làm trăn trở chúng ta, nhất là trong thời đại thiếu lý tưởng hiện tại.
Thiền Và Đại Toàn Thiện (dzogchen)
07/06/2024
5:27 SA
Giới, định, huệ là sự thực hành chung của Phật giáo. Nhưng tùy theo cái thấy, quan niệm, (view) và kèm sau đó là thiền định và hạnh mà có sự tu tập khác nhau trong các tông phái. Cái thấy, thiền định và hạnh là con đường của Thiền tông, của Đại Ấn (Mahamudra) và Đại Toàn Thiện (Dzogchen). Trong bài này, chúng ta tìm hiểu giới, định, huệ của Lục Tổ Huệ Năng.
Ngôn Ngữ, Lợi Và Hại
24/05/2024
3:42 CH
Với đạo Phật, miệng hay lời nói là một trong ba yếu tố cấu tạo nên con người. Ba yếu tố đó là thân, khẩu, ý hay thân, ngữ, tâm. Nhờ đầy đủ ba yếu tố ấy mà người ta sống ở đời như một con người và cũng nhờ ba yếu tố ấy mà người ta có thể thực hành Pháp và truyền bá Pháp. Thậm chí, một bậc Giác Ngộ cũng hiện diện bằng thân, ngữ, tâm. Có điều thân, ngữ, tâm của vị ấy là thân, ngữ, tâm giác ngộ. Thế nên vấn đề là biết sử dụng khẩu, hay ngữ, hay lời nói, để tiến bộ trên con đường tự hoàn thiện và hoàn thiện cho người khác.
Như Lai Trong Kinh Kim Cương Bát Nhã
06/05/2024
3:38 SA
Như Lai được định nghĩa trực tiếp ba lần trong Kinh Kim Cương bát nhã ba la mật. Ba lần ấy được nói đến theo thứ tự như sau: 1/ “Thấy các tướng chẳng phải tướng tức là thấy Như Lai”. 2/ “Như Lai là nghĩa Như của tất cả các pháp”. 3/ “Như Lai, là không từ chỗ nào đến, cũng không chỗ nào đi, nên gọi là Như Lai”.
Quay lại