Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (110)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Chúc Phú
Mới nhất
A-Z
Z-A
Có Phải Võ Tắc Thiên Là Tác Giả Của Bài Kệ Khai Kinh? | Chúc Phú
15/08/2024
5:13 SA
Đã có một truyền ngôn cho rằng, tác giả bài Kệ khai kinh (開經偈) do một vị hoàng hậu của triều đại nhà Đường, tên là Võ Tắc Thiên 武則天 (624-705) sáng tác. Truyền ngôn đó có thể được tìm thấy trong nhiều bài viết trên mạng xã hội và thậm chí còn xuất hiện trong những bài giảng của một số vị giảng sư. Vậy thực chất, truyền ngôn hoàng hậu Võ Tắc Thiên là tác giả của bài Kệ khai kinh dựa trên cơ sở nào? Bài viết ngắn này cố gắng tìm kiếm câu trả lời đó.
Vài Cứ Liệu Về Bình Bát Của Phật Giáo | Chúc Phú
03/07/2024
4:12 SA
Trong bối cảnh đặc thù với nhiều hệ phái Phật giáo hiện đang cùng tu tập và phụng sự ở xã hội Việt Nam hiện nay, kể cả những tín niệm mới được phái sinh, chưa được định hình rõ ràng, thì việc tìm hiểu về cội nguồn cũng như những quy định về bình bát trong kinh, luật Phật giáo là sự nỗ lực nhằm cũng cố nhận thức chánh kiến. Trên cơ sở đó, người viết xin cung cấp một vài tư liệu có liên quan đến nội dung này trên tinh thần sẻ chia và tùy hỷ pháp.
Suy Niệm Về Lời Kinh: Nếu Có Công Đức Nên Tự Giấu Kín Nếu Có Lỗi Lầm Nên Tự Phát Lộ[
04/06/2024
4:27 SA
Có thể thấy rằng, lời Phật dạy: Nếu có công đức nên tự che giấu, nếu có lỗi lầm nên tự phát lộ không những là kim chỉ nam cho đời sống tu tập mà còn là phương châm sống thể hiện tính khiêm hạ, trung thực và đầy bản lĩnh. Nếu như trong cuộc sống này, mỗi một chúng ta có thể thực hiện được một trong hai mệnh đề nêu trên thì tự thân sẽ gặt hái được những giá trị tích cực khả kiến.
Khảo Về Sự Kiện Niêm Hoa Vi Tiếu
16/05/2024
3:55 SA
Trong đồ tượng Phật giáo Bắc truyền có thể hiện một tượng pháp, đó là hình ảnh Đức Phật tay phải nâng một cành hoa sen với dung nghi hoan hỷ, thường được gọi là tượng pháp Niêm hoa vi tiếu (拈花微笑). Vậy, dựa trên nguồn tư liệu nào để hình thành nên tượng pháp đó và cơ sở của những nguồn tư liệu có độ khả tín như thế nào? Chuyên khảo sau sẽ cố gắng biện giải về những điều đó.
Vài Điều Liên Hệ Trong Sự Nghiệp Của Đại Sư Thiện Hoa Ở Việt Nam Và Đại Sư Huyền Trang Ở Trung Hoa
23/03/2024
5:12 SA
Mỗi dân tộc, tôn giáo trong từng giai đoạn lịch sử đều có những bậc vĩ nhân. Có thể tiêu chí về bậc vĩ nhân giữa các cộng đồng dân tộc, tôn giáo không đồng nhất, nhưng điểm chung của các bậc vĩ nhân là tạo nên những đóng góp to lớn về nhiều mặt cho cộng đồng đó nói riêng và cả nhân loại nói chung.
Tinh Thần Phật Hóa Gia Đình Của Trưởng Giả Cấp-cô-độc Trong Kinh Tạp A-hàm, Số 1241.
18/02/2024
5:11 SA
Trưởng giả Cấp cô độc (給孤獨) có tên riêng là Tu-đạt-đa (須達多, Sudatta) nhưng thường được mọi người gọi bằng mỹ hiệu Anāthapiṇḍika, nghĩa là người chu cấp cho kẻ nghèo khó. Với Phật giáo, danh tiếng trưởng giả được biết đến nhiều nhất là người đã hiến cúng một khu đất rộng lớn, được mua lại từ thái tử Kỳ-đà, để xây dựng nên một Tinh xá mà kinh điển thường gộp chung tôn danh của cả hai người là Vườn của ngài Cấp cô độc và cây của thái tử Kỳ-đà (祇樹給孤獨園).
Vài Ghi Chú Về Tứ Động Tâm
14/02/2024
4:48 SA
Tứ Động Tâm là tên gọi không chính thức chỉ cho bốn Thánh tích thiêng liêng của Phật giáo, bao gồm nơi đức Phật Đản sinh, Thành đạo, Chuyển pháp luân và Nhập niết-bàn. Trong kinh điển Hán tạng không có cụm từ Tứ Động Tâm (四動心). Do vì bốn nơi thiêng liêng ấy đối với một số người, có thể tạo nên một năng lượng tích cực, chấn động đến tâm, nên được gọi là Tứ Động Tâm
Thầy Tuệ Sỹ Nhìn Từ Khung Cửa Sổ Già-lam
04/12/2023
3:33 SA
Con vốn là một cựu học tăng của tu viện Quảng Hương Già Lam. Con vào trọ học nơi đây từ năm 1995 và sống liên tục ở đó trên dưới mười năm. Khoảng bốn năm kể từ khi vào Già Lam thì con được gặp Thầy[1]. Với khoảng thời gian ngắn ngủi được cộng trụ bên Thầy, được ngắm nhìn Thầy bằng xương bằng thịt, được nghe Thầy giảng Luật Tứ Phần trong những đêm mùa Hạ… chỉ vừa đủ giúp con khắc họa vài nét về tôn dung của Thầy. Nói rõ hơn, con viết về Thầy với góc nhìn hạn hẹp, từ khung cửa sổ của phòng tăng sinh ở Già Lam.
Vài Suy Nghĩ Về Tượng Pháp Của Đại Ái Đạo Kiều-đàm-di Ở Việt Nam Hiện Nay
17/10/2023
3:38 SA
..../..Do vậy, đối với tôn tượng Đại Ái Đạo Kiều-đàm-di (大愛道憍曇彌), nếu như có sự quan tâm đúng mức ngay từ bây giờ của chư tôn đức hữu quan, tất sẽ tạo nên một mô thức có tính chuẩn mực về tượng pháp, không những cống hiến cho Ni giới Phật Việt Nam nói chung mà còn cho toàn thể Ni chúng trên toàn thể giới.
Đi Tìm Cơ Sở Truyền Thừa Của Ni Giới Tại Việt Nam Qua Thư Tịch Hán Cổ
09/10/2023
3:36 SA
Lịch sử truyền thừa của Ni giới ở một số bộ phái Phật giáo nói chung mãi đến hôm nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa thể lý giải trọn vẹn. Ngay như tại Việt Nam, do đặc thù của các điều kiện lịch sử, thế nên nhiều nguồn thư tịch quý giá cổ xưa bị mất mát và hư hoại. Do vậy, việc tìm kiếm những cơ sở truyền thừa, hoặc chí ít là những manh mối của chúng, là những công việc không hề dễ dàng.
Quay lại