SÁCH EBOOK .EPUB PHẬT HỌCPHỔ THÔNG & TÁM QUYỂN SÁCH QUÝ CỦA THẦY THÍCH THIỆN HOA (DÀNH CHO IPAD & IPHONE)
Quý Độc Gỉa Download gói sách PHẬT HỌCPHỔ THÔNG & Tám Quyển Sách Quý của Thầy THÍCH THIỆN HOA (RAR File) gồm những sách liệt kê dưới đây về máy vi tính nhà, sau đó unzip rồi chuyển qua Ipad (sync iPad với iTunes):
Phật HọcPhổ Thông Khóa 1 Phật HọcPhổ Thông Khóa 2 Phật HọcPhổ Thông Khóa 3 Phật HọcPhổ Thông Khóa 4 Phật HọcPhổ Thông Khóa 5 Phật HọcPhổ Thông Khóa 6 Phật HọcPhổ Thông Khóa 7 Phật HọcPhổ Thông Khóa 8 Phật HọcPhổ Thông Khóa 9 Phật HọcPhổ Thông Khóa 10 & 11 Phật HọcPhổ Thông Khóa 12 Tám Quyển Sách Quý
TIỂU SỬ HÒA THƯỢNGTHÍCH THIỆN HOA (1918 - 1973)
Hòa thượngpháp danh Thiện Hoa, hiệu Hoàn Tuyên, sanh ngày 07 tháng 8
năm Mậu Ngọ (1918), tại làng Tân Qui, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Vì quy y từ thuở ấu thơ, Ngài lấy pháp danh là thế danh, nên húy là Trần Thiện Hoa. Thân phụ Ngài là ông Trần Văn Thế pháp danh Thiện Huệ, thân mẫu là bà Nguyễn Thị Sáu pháp danh Diệu Tịnh. Ngài là con út trong gia đình tám anh chị em, ba người anh chị của Ngài cũng xuất gia đầu Phật.
Cả gia đình Ngài đều quy y với Tổ Chí Thiền chùa Phi Lai núi Voi, Châu Đốc, pháp danh Thiện Hoa là do Tổ đặt cho Ngài.
Nhân đi chùaPhước Hậu, làng Đông Hậu, huyện Trà Ôn làm lễ kỳ siêu cho cha. Ngài quyết xin mẹ cho ở chùa xuất gia, lúc ấy Ngài được 7 tuổi.
Sau đó, Ngài được gởi tới chùa Đông Phước, huyện Cái Vồn theo học với Tổ Khánh Anh, được Tổ đặt pháp hiệu là Hoàn Tuyên.
Năm 1931, Tổ Khánh Anh lãnh chùa Long An ở Đồng Đế, Trà Ôn và khai lớp học gia giáo tại đây. Ngài được nhập chúng theo học, lúc ấy Ngài 14 tuổi.
Năm 1935, Phật học đường Lưỡng Xuyên khai giảng, Ngài được theo học tại đây, và ngay năm ấy, Ngài thọ giớiSa Di, lúc 17 tuổi.
Năm 1938, Ngài được Ban Giám Đốc Phật học đường cử ra Huế học cùng với các Tăng sinh khác trong lớp đầu tiên, lúc ấy Ngài 20 tuổi. Ngài học
ở Phật học đường Tây Thiên hai năm. Sau đó Ngài vào chùa Long Khánh, Qui Nhơn học Phật pháp với Tổ Phước Huệ chùa Thập Tháp hết một năm tròn.
Ngài lại trở ra Huế dự học tại Phật học đường Báo Quốc ngót bốn năm, rồi đến tòng lâmKim Sơn một năm. Sau tám năm theo học Ngài trở về miền Nam.
Năm 1945, Ngài hợp tác cùng Hòa ThượngTrí Tịnh khai giảng Phật học đường Phật Quang tại rạch Bang Chang, xã Thiện Mỹ, Trà Ôn. Số Tăng sinh đến học trên ba mươi vị. Năm 29 tuổi, Ngài thọ giớiTỳ KheoBồ Tát tại Giới đàn chùa Kim Huê, Sa Đéc.
Năm 1946-1947, phong trào chống Pháp cứu nước đã làm ảnh hưởng đến trường học. Hòa ThượngTrí Tịnh trở lên Sài Gòn, chỉ còn Ngài ở lại. Vừa
dạy học vừa mở phòng thuốc giúp đỡ nhân dân, Ngài hướng dẫn Tăng Ni vừa
công tác chẩn trị y học vừa học kinh điển. Ngài lại mở những lớp học “Bình Dân” dạy ban đêm để chống nạn mù chữ. Học viên đạt kết quả nhanh chóng nhờ Ngài có sáng kiến soạn tập sách “Vần chữ O”
Năm 1953, Giáo HộiTăng Già Nam Việt cử Ngài giữ chức Trưởng Ban Giáo
Dục và Trưởng Ban Hoằng PhápGiáo HộiTăng Già Nam Việt, kiêm Đốc Giáo Phật học đường Nam Việt chùa Ấn Quang, Sài Gòn. Ngoài việc đích thân giảng dạy cho học Tăng ở trường này, Ngài còn dạy các Phật học Ni trường
Từ Nghiêm và Dược Sư. Số lượng Tăng Ni được đào tạo ra từ các trường đều là những vị xuất sắc sau này phụ lực với Ngài đảm đang các Phật sự của Giáo hội cũng như công tác hoằng pháp và giáo dục.
Năm 1957, Ngài lại chủ xướng mở những khóa huấn luyện trụ trì lấy tên
là Như Lai Sứ Giả. Tăng giới đặt tại chùa Pháp Hội, Ni giới đặt tại chùa Dược Sư. Những vị tốt nghiệp các khóa này được bổ về chùa khắp lục tỉnh tập sự hoằng pháp. Phong trào này làm dấy lên sự tu học của tín đồPhật tử và là mơ ước của mọi Tăng Ni muốn trở thànhsứ giả Như Lai.
Với trách nhiệm Trưởng ban Giáo dục trong Giáo HộiTăng Già Nam Việt,
Ngài đã khuyến khích, hỗ trợ mở trường Phật học tại khắp các tỉnh miền Tây và chính Ngài giảng dạy khắp nơi để động viên các trường. Hầu hết Tăng Ni miền Nam đương thời đều chịu ân giáo dục của Ngài ít nhiều, dù gián tiếp hay trực tiếp.
Với trách nhiệm Trưởng Ban Hoằng PhápGiáo HộiTăng Già Nam Việt, đích thân Ngài huấn luyện Tăng Ni thành Giảng viên thật sự có thể đi diễn giảng các nơi. Ngài còn huấn luyện hàng cư sĩ theo học có khả năng truyền đạt lại cho các lớp học sau. Ngài đã mở các lớp giáo lýPhật họcphổ thông do Ngài chủ trương tại các chùa Ấn Quang, Phước Hòa, Xá Lợi, Giác Tâm, Dược Sư... để giảng dạy cho Phật tử, làm cho phong trào học Phật miền Nam trỗi dậy mạnh mẽ, người người hăng say tu học.
Năm 1956, Ngài giữ chức vụ Ủy viên Hoằng Pháp của Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam, cùng với Thượng tọaNhất Hạnh xuất bản nguyệt san “Phật giáo Việt Nam”. Ngài tổ chức phát thanh Phật giáo hằng tuần trên đài phát thanh Sài gòn. Ngoài ra, Ngài còn lập nên nhà xuất bản Phật giáo lấy tên
“Hương Đạo” do Ngài chịu trách nhiệm, và chủ trương một “Phật học Tùng thư” với tám chuyên đề sách.
Năm 1963, chống sự áp bức của chế độ nhà Ngô, Ngài đã tích cực đấu tranh cho Phật giáo, Ngài nhận chức Phó Chủ Tịch Ủy Ban Liên Phái Bảo VệPhật Giáo. Với uy tín sẵn có, Ngài kêu gọi Tăng Ni và Phật tử miền Nam đứng lên bảo vệĐạo pháp, đã được sự đáp ứng nồng nhiệt của Tăng Tín đồ đấu tranh kiên trìcho đến ngày thành công.
Năm 1964, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ra đời, Ngài nhận chức Đệ Nhất Phó Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, kế đến nhận chức trụ trìViệt
Nam Quốc Tự.
Năm 1966, Ngài đảm nhận chức Viện trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN. Trong
giai đoạn này mặc dù có nhiều sóng gió, nhưng Ngài vẫn vững vàng chèo chống, lấy sự tồn tại của đạo pháp trong sự tồn tại của dân tộc và nhân loạilàm đường lối lãnh đạo.
Năm 1968, Ngài được toàn thểđại biểu bỏ thăm lưu nhiệm chức Viện Trưởng Viện Hóa Đạo. Lúc ấy dù căn bệnh đã bộc phát, nhưng Ngài vẫn không nề hà gánh lấy trách nhiệmGiáo Hội ngày càng nặng nề. Trong giai đoạn này, mọi Phật sựđáng kể ở miền Nam đều được Ngài khuyến khích trợ giúp đến thành công.
Năm 1973, bệnh tình càng nặng Ngài phải giải phẩu và không trở dậy được nữa. Cho đến ngày 20 tháng Chạp năm Nhâm Tý, nhằm ngày 23 tháng Giêng năm 1973, Ngài đã an lànhviên tịch, thọ 55 tuổi đời và 26 tuổi hạ.
Cả cuộc đời, Ngài hy sinhtrọn vẹn cho đạo pháp từ lúc lớn khôn cho đến ngày theo Phật, lúc nào Ngài cũng chỉ biết lo cho đạo và làm việc cho đạo. Với tấm lòng bao dung hòa ái, nhưng rất cương nghị trong đường lối mà Ngài vạch ra, dù khó khăn đến mấy cũng quyết thực hiệnthành công. Và Ngài đã thành côngrực rỡ trong việc thực hiệnsứ mạng của một sứ giả Như Lai, để lại cho mai sau lòng kính trọng và mãi mãighi khắccông ơn Ngài.
Các tác phẩm của Ngài để lại rất nhiều, là những nấc thang Giáo lý có
giá trị đặt nền tảng học Phật cho Tăng tín đồ. Xin lược ghi những danh mục lớn như sau:
- Phật HọcPhổ Thông (12 quyển). - Bản đồ Tu Phật (10 quyển). - Duy thức học (6 quyển). - Phật học giáo khoa các trường Bồ Đề. - Giáo lý dạy Gia đìnhPhật tử. - Nghi thứctụng niệm. - Bài Học Ngàn Vàng (8 tập). - Đại cươngkinh Lăng Nghiêm. - Kinh Viên Giác lược giải. - Kinh Kim Cang. - Tâm kinh. - Luận Đại ThừaKhởi Tín. - Luận Nhơn Minh.
Định dạng ePub (viết tắt của electronic publication) là một định dạng
file chuẩn được dùng cho việc lưu trữ và đọc ebook trên các thiết bị di động
(phổ biếngần đây nhất là iPad, iPhone.), được phát triển bởi International
Digital Publishing Forum. Đây là định dạng được thiết kế sao cho những văn bản
hiển thị trên màn hình có thể được tối ưu hóa cho các thiết bị hiển thịcụ thể
được sử dụng bởi người đọc file .ePub.
Nếu như bạn là người thường xuyên đọc
ebook thì chắc nói đến đây hiểu hết luôn rồi, nó cũng chẳng khác gì so với các
loại file như .pdf hay .prc. Tuy nhiên, hiện nay dạng file .ePub đang được hỗ
trợ phát triển rất nhanh lấn át .prc và .pdf.
Trước đây, eBook phổ biến nhất trên BlackBerry là file .prc và được đọc bằng
MobiPocketReader. Thì bây giờ bạn cũng sẽ dễ dàng đọc được định dạng .epub ngay
trên BlackBerry của mình với sự hỗ trợ của Epub Reader (Lưu Ý: Ipad và các sản phẩm của Apple không cần phần mềm này)
Tên phần mềm: Epub Reader
Phiên bản: 2.0.0
OS hỗ trợ: 5.0 or higher (Theo Appworld)
Download:apps.dauden.vn
Đã gọi là sách điện tử thì tất cả đều
tạo nên sự đơn giản cho người đọc. Khởi chạy chương trình người dùng chỉ việc
chọn đường dẩn lưu trữ của các file .epub trên bộ nhớ.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới.
Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát
Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN
Một đồng.. giữa lúc nguy nan
Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình..
Bão giông tan tác quê mình..
Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia....
Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.