Việt Nam Phật Giáo Sử Luận Trọn Bộ

31/05/20201:00 SA(Xem: 18647)
Việt Nam Phật Giáo Sử Luận Trọn Bộ
VIỆT NAM PHẬT GIÁO SỬ LUẬN (TRỌN BỘ)
NGUYỄN LANG
Nhà xuất bản Văn Học Hà  Nội 2008

Việt Nam Phật Giáo Sử Luận Trọn Bộ
pdf_download_2
Việt Nam Phật Giáo Sử Luận Trọn Bộ Mới
(Xem lời giới thiệu của GS. Nguyễn Huệ Chi bên dưới)


MỤC LỤC


CÙNG BẠN ĐỌC (xem bên dưới)
Chương  I: TRUNG TÂM PHẬT GIÁO LUY LÂU
Ba trung tâm Phật giáo đời Hán
Nguồn gốc trung tâm Luy Lâu
Trung tâm Luy Lâu thành lập sớm hơn các trung tâm Lạc DươngBành Thành
Trung tâm Lạc Dương
Trung tâm Lạc Dương được thành lập do từ trung tâm Bành Thành
Nguồn gốc trung tâm Bành Thành
Chương  II: HAI THẾ KỶ ĐẦU
Đạo Phật Giao Châu trong thế kỷ đầu Tây lịch
Lý hoặc luận của Mâu tử
Kinh Tứ Thập Nhị Chương
Học thuật Giao chỉ
Những quan niệm căn bản về giáo lý
Tinh thần hòa đồng tôn giáo
Phá mặc cảm tự tôn về “Trung Quốc”
Lão Tử thành Phật ở đất Hồ
Chương  III: KHỞI NGUYÊN CỦA THIỀN HỌC VIỆT NAM
Khương Tăng Hội
Tư tưởng thiền của Tăng Hội
Chi Cương Lương Tiếp
Đạt Ma Đề Bà và Huệ Thắng
Vai trò quan trọng của Tăng Hội tại Kiến Nghiệp
Bài Tựa kinh An Ban Thủ Ý
Chương  IV: SÁCH THIỀN UYỂN TẬP ANH VÀ CÁC TÀI LIỆU KHÁC VỀ ĐẠO PHẬT VIỆT NAM ĐỜI ĐƯỜNG
Sách Thiền Uyển Tập Anh Ngữ Lục
Về tác giả Thiền Uyển Tập Anh
Một số các vị tăng sĩ không được Thiền Uyển Tập Anh nhắc tới.
Chương  V: THIỀN PHÁI TỲ NI ĐA LƯU CHI
Hành trạngtruyền thừa
Bối cảnh tư tưởng của Tì Ni Đa Lưu Chi
Siêu việt Ngôn Ngữ Văn Tự
Siêu việt Hữu Vô
Yếu tố Mật Giáo
Sấm vĩ học, phong thủy học và ý thức độc lập quốc gia
Tóm lược những đặc tính của thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
Chương  VI: THIỀN PHÁI VÔ NGÔN
Vô Ngôn Thôngtruyền thừa
Bối cảnh Thiền học Vô Ngôn Thông
Truyền thuyết Nam Tông về lịch sử Thiền
Đốn ngộTâm địa
Nguyên tắc vô đắc
Sự sử dụng thoại đầu
Thiền ngữ và hình ảnh thi ca
Ảnh hưởng Tịnh Độ Giáo
Tóm lược những đặc tính của thiền phái Vô Ngôn Thông
Chương  VII: THIỀN PHÁI THẢO ĐƯỜNG
Nguồn gốc Thảo Đường
Ảnh hưởng của phái Thảo Đường
Chương  VIII: TỔNG QUAN VỀ PHẬT GIÁO ĐỜI LÝ (1010 1225)
Chân đứng
Đạo Phật và chính trị
Đạo Phậtvăn hóa
Đạo Phật và mỹ thuật
Đạo Phật và phong hóa
Tăng sĩ, tự việnkinh điển
Vấn đề mê tín
Chương  IX: NỀN TẢNG CỦA PHẬT GIÁO ĐỜI TRẦN THIỀN PHÁI YÊN TỬ
Nền Phật giáo thống nhất
Thiền sư Thường Chiếu
Sự quan trọng của Tâm học
Đối tượng chứng đắc
Tùy tục
Vị tổ khai sơn Yên Tử: Hiện Quang thiền sư (1220)
Trúc Lâm quốc sư
Đại Đăng quốc sư
Tiêu Diêu thiền sư
Chương  X: TRẦN THÁI TÔNG (1218 1277)
Tuổi trẻchí nguyện học Đạo
Học hỏi, tu tậpsáng tác
Khóa hư lục
Thánh Đăng Lục
Trần Triều Thiền Tông Bản Hạnh
Nhu yếu tỉnh thức
Nhu yếu tinh chuyên
Tư tưởng Thiền học
Thoại đầu thiền
Ảnh hưởng thiền phái Lâm Tế
Bốn mươi ba bài tụng cổ
Chương  XI: TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ
Diện mục Tuệ Trung
Hòa quang đồng trần
Đập vỡ thái độ bám víu và khái niệm
Đập phá quan niệm lưỡng nguyên
Phá vỡ những vấn đề giả tạo
Diệu khúc bản lai tu cử xướng
Chương  XII: TRẦN NHÂN TÔNG VÀ THIỀN PHÁI TRÚC LÂM
Một ông vua xuất gia
Ý nguyện xây dựng một nền hòa bình Chiêm Việt lâu dài
Xây dựng một giáo hội mới
Tư tưởng Thiền học
Những ngày cuối
Chương  XIII: THIỀN SƯ PHÁP LOA (1284 1330)
Cuộc đời tu học của Pháp Loa
Đại Tạng Kinh Triều Trần
Những tác phẩm của Pháp Loa
Phát triển giáo hội
Yếu tố Mật Giáo trở thành quan trọng
Anh Tông và Pháp Loa
Tư tưởng Thiền học của Pháp Loa
Chương  XIV: THIỀN SƯ HUYỀN QUANG (1254 1334)
Về sách Tổ Gia Thực Lục
Cuộc đời của Huyền Quang
Câu chuyện Thị Bích
Huyền QuangPháp Loa
Nhà thi sĩ
Tư tưởng của Huyền Quang
Văn Nôm của Huyền Quang
Thời hưng thịnh chấm dứt
Chương  XV: NHỮNG KHUÔN MẶT PHẬT TỬ KHÁC TRONG ĐỜI TRẦN
Trí Viễn thiền sư
Thuần Nhất pháp sư
Tăng Điền đại sư
Bảo Phác quốc sư
Pháp Cổ thiền sư
Huệ Nghiêm thiền sư
Bảo Sát thiền sư
Viên thiền sư
Trí Thông thiền sư
Vô Sơn Ông
Minh Đức Chân Nhân
Đức Sơn thiền sư
Vương Như Pháp
Trần Thánh Tông
Trần Minh Tông
Bích Phong trưởng lão
Sa Môn Thu Tử
Lãm Sơn quốc sư
Thạch ĐầuMật Tạng
Tuyên Chân công chúa và Lệ Bảo công chúa
Những vị đệ tử
Truyền thống yên tử.
Chương  XVI: TỔNG QUAN VỀ PHẬT GIÁO ĐỜI TRẦN
Chủ lực của văn hóa đời Trần
Những vị tăng sĩ ngoại quốc có mặt trong đời Trần
Tổ chức giáo hội
Vai trò văn hóa và chính trị của Phật giáo đời Trần
CÁC PHỤ BẢN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
BẢNG TÊN

Chương XVII:  SINH HOẠT CỦA TĂNG ĐỒCƯ SĨ
Tăng sĩ, tự việnsinh hoạt kinh tế
Sinh hoạt trong tự viện
Giới pháp
An cư kết hạ
Tọa thiền, du phương, ứng phú
Sinh hoạt của giới tại gia
Chương XVIII:  ĐẠO PHẬT TRONG THỜI NHO HỌC ĐỘC TÔN
Sự suy yếu của đạo Phật về phương diện lãnh đạo trí thức
Thịnh quá  hóa suy
Chiến tranh Chiêm Việt
Tinh thần độc tôn thay thế tinh thần dung hợp
Cái học khoa mục
Sự biến dạng của Mật giáo
Thói quen ỷ lại vào vua chúa
Lương Thế Vinh
Thập Giới Cô Hồn Quốc Ngữ Văn
Chân Nghiêm và sách Thánh Đăng Lục
Chương XIX:  SỨC SÁNG TẠO CỦA GIỚI PHẬT TỬ ĐẠI CHÚNG
Tín ngưỡng của đại chúng
Văn học kể hạnh và sự thờ tự thánh tăng
Quan Âm Thị Kính
Quan Âm Nam Hải
Tính cách dân tộc của Quan Âm Thị Kính và Quan Âm Nam Hải
Chương XX:  SỰ PHỤC HƯNG CỦA MÔN PHÁI TRÚC LÂM
Nguyên do của sự Phục Hưng
Thiền sư Chuyết Chuyết
Thiền sư Minh Hành
Chân Nguyên, người có công phục hưng môn phái Trúc Lâm
Tư tưởng thiền của Chân Nguyên
Những vị đệ tử xuất sắc của Chân Nguyên
Công tác trùng san những tác phẩm Phật học Lý Trần
Chương XXI:  THIỀN SƯ HƯƠNG HẢI
Từ Thiền Tỉnh viện đến đạo tràng Nguyệt Đường
Con người của Hương Hải
Tư tưởng thiền của Hương Hải
Thơ Nôm của Hương Hải
Chương XXII:  THIỀN PHÁI LÂM TẾPHẬT GIÁO Ở ĐÀNG TRONG
Các thiền sư từ Trung Hoa sang hoằng hóa
Môn phái Liễu Quán
Dấu chân hoằng hóa tại các vùng đất mới
Chương XXIII:  THIỀN PHÁI TÀO ĐỘNG TỚI VIỆT NAM
Chủ trương của Tào Động
Tào Động ở Đàng Ngoài
Thạch LiêmTào Động ở Đàng Trong
Con người của Thạch Liêm
Tư tưởng thiền của Thạch Liêm
Hưng Long Nguyễn Phúc Chu
Thiền Dương Hầu
Chương XXIV:  LÝ HỌC VÀ PHẬT GIÁO
Thái cựcvô cực; Lý và khí
Thái độ tăng sĩ trước sự kích bác của Nho gia
Lê Quý Đôn khuyên Nho gia nên có thái độ cởi mở
Đại Chân Viên Giác Thanh
Một tổng hợp Nho Phật độc đáo
Một số chủ đề kháC của Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh
Quan niệm thiền của Hải Lượng và các bạn
Con người của Hải Lượng
Phan Huy Ích và Phan Huy Chú
Nguyễn Công Trứ
Nguyễn Du
Chương XXV:  CÁCH DANH TĂNG ĐỜI NGUYỄN
Thiền sư Mật Hoàng
Thiền sư Phổ Tịnh
Thiền sư Thanh Đàm
Thiền sư Thanh Nguyên
Thiền sư An Thiền
Thiền sư Nhất Định
Thiền sư Diệu Giác
Thiền sư Tịch Truyền
Thiền sư Chiếu Khoan
Thiền sư Phúc Điền
Thiền sư Phổ Tịnh
Thiền sư Thông Vĩnh
Thiền sư Liễu Thông
Thiền sư Viên Quang
Thiền sư Đạo Thông
Thiền sư Giác Ngộ
Thiền sư Cương Kỷ
Thiền sư Chí Thành
Thiền sư Diệu Nghiêm
Thiền sư Viên Ngộ
Thiền sư Phước An
Thiền sư Liễu Triệt
Thiền sư Huyền Khê
CÁC PHỤ BẢN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
BẢNG TÊN


Chương XXVI:  KHÁI QUÁT VỀ CÔNG CUỘC CHẤN HƯNG TỪ NĂM 1930 ĐẾN 1945
Bối cảnh chính trị và văn hóa
Hai nhà chí sĩ họ Phan
Nhu yếu duy tân
Vài nét sơ lược về cuộc vận động chấn hưng
Những động cơ của cuộc chấn hưng
Các hội Phật giáo đã thực hiện được những gì trong thời gian 19301945
Chương XXVII:  THIỀN SƯ KHÁNH HÒA VÀ CÔNG CUỘC VẬN ĐỘNG Ở NAM KỲ
Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học
Các thiền sư Bích Liên và Liên Tôn.
Hội Lưỡng Xuyên Phật học
Thiền sư Pháp HảiThiền sư Chí Thành
Hội Phật Học Kiêm Tế và tạp chí Tiến Hóa
Thiền sư Trí Thiền
Thiền sư Thiện Chiếu
Tạp chí Pháp Âm và hội tịnh Độ Cư sĩ
Phật Học Tùng Thư
Chương XXVIII:  HỘI AN NAM PHẬT HỌC Ở TRUNG KỲ
Thiền sư Giác Tiên
Cư sĩ Tâm Minh
Chỉnh lý tăng chếđào tạo tăng tài
Thiền sư Mật Khế
Khởi nguyên của phong trào Thanh Niên Phật Tử
Con ngườitư tưởng của Tâm Minh
Các vị cao tăng làm rường cột cho phong trào chấn hưng
Thiền sư Tâm Tịnh
Thiền sư Huệ Pháp
Quốc sư Phước Huệ
Thiền sư Phổ Huệ
Thiền sư Viên Thành và thi phẩm Lược Ước Tùng Sao
Thiền sư Đắc Ân
Thiền sư Phước Hậu
Thiền sư Tịnh Hạnh
Những Trung tâm chấn hưng
Ni sư Diên Trường
Chương XXIX:  CÔNG CUỘC CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO Ở BẮC KỲ
Bắc kỳ Phật Giáo Hội
Thiền sư Thanh Hạnh
Công trình Phật Học
Nguyễn Trọng Thuật và chủ trương Nhân Gian Phật Giáo
Cư sĩ Thiều Chửu
Công tác duy trìphổ biến nền văn học Phật Giáo cổ điển
Lệ Thần Trần Trọng Kim
Ưu Thiên Bùi Kỷ
Tăng sĩ và công tác xã hội
Sơn môn Linh Quang và tạp chí Tiếng Chuông Sớm
Thiền sư Thanh Tường
Truyền thừa Tào Động theo bia chùa Hồng Phúc
Chương XXX:  SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
Phật tử tham gia Cách Mạng
Thiền sư Mật Thể
Thanh niên Tăng và Cách Mạng
Phật tử kêu gọi một tinh thần cởi mở và dung hợp
Tăng sĩ và thanh niên Phật tử hy sinh
Chương XXXI:  XÂY DỰNG LẠI CÁC CƠ SỞ HÀNH ĐẠO
Khuynh hướng tham gia kháng chiến của các tổ chức Phật giáo
Đạo Phật xoa dịu đau thương
Phật tử đi tìm một con đường mới
Chương XXXII:  CHÙA ẤN QUANG VÀ CHÙA XÁ LỢI Ở NAM VIỆT
Phật Học Đường Nam Việt
Giáo Hội Tăng Già Nam Việt
Thiền sư Thiện Hòa
Thiền sư Hành Trụ
Phật Học Đường Huệ Nghiêm
Các Ni Viện Miền Nam
Ni sư Diệu Tịnh
Ni sư Chí Kiên
Ni sư Diệu Ninh
Cư sĩ Chánh Trí và Hội Phật Học Nam Việt
Lễ Cung Nghênh Xá Lợi Phật Tổ
Tư tưởng Phật Học của Chánh Trí
Chương XXXIII:  CHÙA LINH QUANG VÀ CHÙA TỪ ĐÀM Ở TRUNG VIỆT
Chùa Linh QuangSơn Môn Tăng Già ở Trung Việt
Thiền sư Mật Nguyện
Cư sĩ Chơn An
Giới tăng sĩ đứng ra đảm nhiệm guồng máy lãnh đạo
Phật Học Đường Báo Quốc
Các Trường tư thục Bồ Đề
Tổ chức Gia Đình Phật Tử
Các cơ sở Tăng Học
Ni sư Diệu Hương và Ni Viện Diệu Đức
Những tạp  chí Phật Học
Thiền sư Đôn Hậu.
Chương XXXIV:  CHÙA QUÁN SỨBẮC VIỆT
Hội Tăng Ni Chính Lý Bắc Việt
Tổng Hội Phật Giáo Việt NamGiáo Hội Tăng Già Toàn Quốc
Thiền sư Tuệ Tạng
Hội Phật Tử  Việt Nam
Thiền sư Tố Liên
Thiền sư Trí Độ
Thiền sư Trí Hải
Các Ni Viện Miền Bắc
Ni sư Đàm Soạn
Chương XXXV:  CON ĐƯỜNG THỐNG NHẤT
Tổng Hội Phật Giáo
Vận Động Thống Nhất Thật Sự
Xây Dựng Một Nền Phật Giáo Dân Tộc
Con Đường Bất Bạo Động đi tới Hòa Bình, Độc Lập và Thống Nhất.
Thiền sư Huệ Quang
Thiền sư Khánh Anh
Phật sự 1956-1960
Chương XXXVI:  THẾ ĐỨNG CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM
Thái độ bất hợp tác của Phật giáo và Đạo Dụ số 10
Ông Ngô Đình Diệm chấp chính
Con đường độc lập đối với các thế lực chính trị tranh chấp
Chương XXXVII:  NHỮNG NGUYÊN DO ĐƯA TỚI CUỘC VẬN ĐỘNG CHỐNG ĐỐI CHẾ ĐỘ NGÔ ĐÌNH DIỆM
Một cuộc vận động được toàn dân ủng hộ
Về chế độ Ngô Đình Diệm
Phật giáo bị chèn ép
Chương XXXVIII:  CUỘC VẬN ĐỘNG CHỐNG ĐỐI CHẾ ĐỘ NGÔ ĐÌNH DIỆM
Phật HọcPhật giáo
Bảo vệ lá cờ năm sắc
Vụ tàn sát trước đài Phát Thanh Huế
Hoạch định đường lối và phương pháp vận động
Ủy Ban Liên Phái Bảo vệ Phật giáo
Phát động cuộc vận động
Chiến thuật của chính quyền
Ủy Ban Liên Bộ
Ngọn Lửa Quảng Đức
Thông Cáo Chung
Thông Cáo Chung không được thực thi
Chương XXXIX:  PHẬT TỬ ĐÒI THỰC THI THÔNG CÁO CHUNG
Cuộc tuyệt thực tại chùa Xá Lợi
Biểu tình diễn hành
Tăng Ni bị tạm giam
Dư luận quốc tế chấn động
Hệ thống  thông tin của Ủy Ban Liên Phái
Những thủ đoạn của chính quyền
Ngọn lửa Nguyên Hương
Kế hoạch nước lũ
Ngọn lữa Thanh Tuệ
Ngọn lửa Diệu Quang
Lệnh Tổng Đình Công tại Huế
Ngọn lửa Tiêu Diêu
Giáo chức Đại Học từ chức
Lễ Cầu Siêu tại chùa Xá Lợi
Đòn ác liệt cuối của chính quyền
Chương XXXX:  CHÍNH QUYỀN NGÔ ĐÌNH DIỆM SỤP ĐỔ
Sinh viên và Học sinh đứng dậy
Phật giáo thuần túy
Ngọn lửa Quảng Hương
Phái đoàn Điều Tra Liên Hiệp Quốc tới Sài Gòn
Ngọn lửa Thiện Mỹ
Cuộc đảo chánh ngày 1.11.1963
Vai trò của những cấp chỉ huy trẻ trong quân đội
Các tướng lãnh ngờ vực Hoa Kỳ
Tiến trình của cuộc đảo chính
Chiếc hầm bí mật dưới dinh Gia Long
Số phận không may của Tổng thống và ông cố vấn
Niềm vui của quần chúng sau ngày đảo chính
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được thành lập
CÁC PHỤ BẢN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
BẢNG TRA CỨU

pdf_download_2
Dowload về nhà bản PDF trọn bộ
Việt Nam Phật Giáo Sử Luận Trọn Bộ

XEM ONLINE: Việt Nam Phật Giáo Sử Luận Tập Ii Nguyễn Lang
Việt Nam Phật Giáo Sử Luận Tập Iii - Nguyễn Lang



CÙNG BẠN ĐỌC

Việt Nam Phật Giáo Sử Luận Trọn BộTừ mấy năm nay, trong xu thế đổi mới toàn diện của đất nước, đời sống văn học, nghệ thuật nói chung đã có những chuyển biến năng độngtích cực với các mặt biểu hiện phong phú, đa dạng, cởi mở hơn, và việc tìm hiểu những truyền thống văn hóa, tinh thần đặc sắc, nhiều mặt, trong lịch sử trên dưới 4.000 năm của cha ông ta cũng trở thành một đòi hỏi ngày càng mạnh mẽ.

Đáp ứng yêu cầu đó, Nhà xuất bản Văn học đã và sẽ lần lượt cho tái bản một số công trình nghiên cứu, biên soạn, dịch thuật, của nhiều học giả trong Nam ngoài Bắc, hoặc từng được nhiều dư luận bạn đọc chú ý, hoặc đã trở thành những tư liệu hiếm có trong các thư viện, như cuốn La sơn phu tử, Chinh phụ ngâm bị khảo của Hoàng Xuân Hãn, Lão TửĐạo đức kinh của Thu Giang Nguyễn Duy Cần, Kinh dịch của Nguyễn Hiến Lê, Kinh Thi của Tạ Quang Phát, Luận ngữ của Lê Phục Thiện, Những đại lễ và vũ khúc của vua chúa Việt Nam của Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề, Chơi chữ của Lãng Nhân… Bộ sách Việt Nam Phật giáo sử luận của Giáo sư Nguyễn Lang cũng nằm trong danh mục “tủ sách học vấn” kể trên.

Như thông lệ đối với bất kỳ bộ sách nào được đem ra tái bản, trước khi đưa in Việt Nam Phật giáo sử luận, chúng tôi đã tổ chức một Hội đồng thẩm định, gồm các ông: Thượng tọa Thích Thanh Tứ, Phó viện trưởng Phân viện Phật Học Việt Nam; Giáo sư sử học Hà Văn Tấn, Viện trưởng Viện Khảo cổ học, Phó viện trưởng Phân viện Phật Học Việt Nam, làm Chủ tịch. Hội đồng đã làm việc tích cực đóng góp nhiều ý kiến bổ ích, cũng như đã nhất trí tái bản bộ sách. Chúng tôi còn được giáo sư Nguyễn Huệ Chi, người từng có điều kiện thâm nhập hai tập Việt Nam Phật giáo sử luận từ rất sớm, vui lòng viết Lời giới thiệu in vào đầu trang sách cũng như soát kỷ lại bản thảo. Xin được ghi lại ở đây lời cám ơn chân thành của Nhà xuất bản Văn học.

Do chỗ tác giả hiện đang ở xa, không thể trao đổi, bàn bạc trước khi in sách, chúng tôi hy vọng mấy lời Cùng bạn đọc trên đây phần nào cũng có thể thay thế cho lời xin phép tái bản sách của ông.

Sau cùng, dù đã hết sức cố gắng, lần tái bản này phải bỏ lại số lớn các bức ảnh phụ bản của Việt Nam Phật giáo sử luận vì bản in trong nguyên bản vốn mờ sẵn. Thành thực cáo lỗi cùng tác giả và bạn đọc.

Sau khi Việt Nam Phật giáo sử luận công bố rộng rãi ở trong nước, nhiều bạn đọc đã gửi thư về Nhà xuất bản đánh giá cao bộ sách, và đề nghị đặt mua thêm. Vì vậy, lần này Nhà xuất bản cho in lại cả hai tập sách trên.

Để bộ sách ra mắt được hoàn chỉnh, xứng đang với mong đợi của độc giả, trước khi in chúng tôi đã nhờ Giáo sư Nguyễn Huệ Chi và Ban văn học Cổ cận đại Viện Văn học chỉnh đốn lại kỹ càng những chỗ bất nhất về quy cách trình bày mà lần in trước vẫn chưa khắc phục được. Ngoài ra, chúng tôi còn nhờ nhà nghiên cứu mỹ thuật Tố Như tìm lại các bản chính mà Giáo sư Nguyễn Lang đã mượn làm phụ bản nhằm bổ khuyết phần minh họa, nhưng rất tiếc các bản chính này cũng bị mờ, hơn nữa có tài liệu như của Miklós (Hongrie) còn chú dẫn xuất xứ nhầm lẫn; cuối cùng Phó giáo sư Tố Như đã phải tổ chức chụp lại từ nguyên mẫu các chùa miền Bắc, nhờ đó có được những bức ảnh màu thay cho ảnh đen trắng, đồng thời cũng bổ sung thêm một số ảnh xét thấy có thể góp phần làm cho bộ sách có nhiều dẫn liệu hơn. Giúp vào việc này có có các nhà nhiếp ảnh Lê Cường, Võ Văn Tường, và Đại đức Thích Phước An (phần ảnh chùa miền Trung và miền Nam). So với bộ sách gốc, khối lượng ảnh giờ đây đã phong phú hơn trước, đúng như mong muốn của tác giả trong mấy dòng phụ đề ở cuối tập III.

Xin chân thành cảm tạ tấm lòng thịnh tình của tất cả.

 

LỜI GIỚI THIỆU

nguyen hue chi
GS. Nguyễn Huệ Chi (ảnh Wikipedia)

Tập I bộ sách Việt Nam Phật giáo sử luận của ông Nguyễn Lang xuất bản ở Sài Gòn năm 1973, tính đến nay đã gần chẵn hai thập kỷ [1]. Sau ngày Bắc Nam thống nhất, nhiều bạn đọc miền Bắc hẳn đã từng có dịp tiếp xúc với công trình còn dở dang này. Nhưng không lâu sau đó vào năm 1978, tập II được công bố tiếp ở Paris, vẫn dưới danh nghĩa nhà xuất bản cũ. Ngay chính tập I cũng được tác giả cho in lại, nội dung không mấy thay đổi, duy hình thức ấn loát trang nhãhiện đại hơn. Và chỉ vào khoảng giữa cuối năm 1978 là cùng, cả hai tập sách vừa tái bản vừa in mới ấy, đã hầu như có mặt trong đời sống học thuật của giới nghiên cứu trong nước, Bắc cũng như Nam.[2]

Có thể nói bộ sách đã được đón nhận với một thiện cảm không phải bỗng chốc có ngay, mà nẩy nở dần dà cùng với quá trình đọc sách. Điều đó có lý do của nó. Nói về lịch sử Phật giáo thì trước Nguyễn Lang khá lâu, những tên tuổi như Trần Văn Giáp, Thích Mật Thể, bằng uy tín cá nhân, trong nghiên cứu, biên khảo, hoặc trong hành Đạo, xử thế, đã cho ra đời những công trình như Le Bouddhisme en Annam des origines au XIIè siècle [3] và Việt Nam Phật giáo sử lược[4] ,khiến người ta nhìn vào phải vì nể. Và trước Trần Văn Giáp, Thích Mật Thể rất lâu cũng đã có những bộ “Thiền phả” nổi tiếng, lẻ tẻ xuất hiện trong các thế kỷ từ XIV, đến XIX, như Thiền Uyển Tập Anh [5],Tam tổ thực lục[6], Thánh Đăng lục[7] , Thiền uyển kế đăng lục[8], Đại Nam thiền uyển truyền đăng lục [9]… mà những ai quan tâm nghiên cứu đều có biết đến dù ít hay nhiều. Vậy thì, trong tình hình nghèo nàn, ít ỏi và sai lạc – vì luôn luôn bị mất mát hủy hoại – của kho tài liệu văn hóatôn giáotriết học trong liền mấy thế kỷ nay, lại càng nghèo nàn hơn vì sự hủy hoại đáng sợ của ngót nửa thế kỷ vừa qua, như nhiều nhà nghiên cứu đã được tận mắt chứng kiến, liệu ông Nguyễn Lang có tìm thêm được điều gì mới hay không để đóng góp vào con đường mà người trước đã khai phá? Mối băn khoăn e ngại thực là chính đáng, nhưng cũng quả tình đã lần lượt đánh tan đi, khi ta từng bước tiếp xúc với Việt Nam Phật giáo sử luận.

Trước hết, bù đắp vào sự thiết thốn tài liệu, cuốn sách của Nguyễn Lang đã biết dựa rất chắc chắn trên từng chặng thành tựu của những công trình đã có, kể từ những cuốn Lý hoặc luận, Từ thập nhị chương cuối đời Hán, cho đến những cuốn sách mới xuất bản gần đây. Về phương diện này, phải thừa nhận Việt Nam Phật giáo sử luận có cái nhìn thâu tóm khá rành mạchchuẩn xác, có thái độ tri âm, tri kỷ của người biết kế thừa. Không những thế hay còn quan trọng hơn, tác giả lại biết chọn cho mình một phương thức trình bày uyển chuyển: kết hợp giữa viết sử và bình luận lịch sử; giữa xây dựng các mốc biên niên sử truyền giáo (bao gồm thế thứ các tông phái) và lần tìm ra sợi dây thống nhất bên trong kết nối các mốc biên niên sử ấy lại, qua đó tạo thành dáng nét riêng, là linh hồn, bản sắc của Phật giáo Việt Nam; giữa nghiên cứu tiểu sử các nhà tu hành và đi sâu tìm hiểu tính cách con người, tư tưởng, thơ ca của họ… Bởi thế, bộ sách của Nguyễn Lang tuy không đưa ra một tài liệu gì thật đột xuất, nhưng đã đáp ứng được một trong những nhu cầu khách quan, ngày càng trở nên bức xúc của khoa học xã hội và nhân văn nước ta, trong một cố gắng chung nhằm mạnh mẽ quay về với văn hóa dân tộc. Đó là nhu cầu khám phá cặn kẽ về Phật giáo Việt Nam – một thực thể tinh thần đã tồn tại hàng nghìn năm, không phải với tư cách một tôn giáo ngoại nhập, mà đã được bản địa hóa từ rất lâu, và vẫn được thường xuyên bản địa hóa, để trở thành một phần tâm linh dân tộc; không phải chỉ là một tôn giáo đơn thuần mà cao hơn hẳn thế, còn là một thành tố trọng yếu của văn hóa, tư tưởng; và không phải là một thành tố rời rạc, phiến đoạn, mà luôn luôn hiện diện như một hệ thống có sức vận động và phát triển tự thân trong suốt tiến trình lịch sử. Nếu nói rằng Nguyễn Lang đã tìm ra được một kết cấu hợp lý cho bức tranh sống thực của lịch sử Phật giáo Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX thì cũng không có gì quá đáng, vì lẽ, dù đó đây có nhiều điểm còn phải bổ sung, thay đổi, cái kết cấu mà ông tạo dựng nên trong sách cũng đã trở thành một cái gì khách quan và ổn định, nó góp phần làm sống lại không khí cũng như diện mạo cụ thể của sinh hoạt Phật giáo qua các thời đại, đến mức ngay những bộ sách cùng đề tài triển khai sau ông, muốn tự đề xuất một hướng tìm tòi mới, khoa học hơn, xác đáng hơn, chung quy vẫn dựa vào kết cấu đó, đôi khi còn biến hóa vay mượn nó một cách lộ liễu.

Thực ra, nói Nguyễn Lang không đưa ra tài liệu gì mới thì cũng không đúng hẳn, Như Bl. Pascal từng lấy ví dụ về một người chơi cầu biết gieo quả cầu đúng chỗ để nhấn mạnh vai trò tiên quyết của cách lựa chọnsử dụng tài liệu trong nghiên cứu[10] , ta cũng có thể nói như vậy về bộ Phật giáo Việt Nam sử luận của ông Nguyễn Lang. Mặc dù xét từ những tài liệu cốt yếu làm nền cho bộ sách. Nguyễn Lang không có nhiều những tư liệu độc đáo hơn người, nhưng ông lại tìm được những bộ tài liệu bổ trợ hiếm có, nhất là tài liệu Phật giáo Trung Quốc liên quan đến Phật giáo Việt Nam; đặc biệt hơn nữa là ông đã biết cách làm cho tư liệu “sống dậy”. Một mặt, chúng được ông khảo sát thật tâm huyết và tỷ mỷ, như một nhà văn bản học thực thụ, nhằm đưa ra những bằng cứ có giá trị “thiết chứng”, thuyết phục được người xem. Mặt khác, ông biết nhìn ra trong tư liệu những tiếng nói riêng, những “ẩn ngôn” bất ngờ có khả năng thông báo những điều lý thú, mà người khác nhìn vào chưa chắc đã thấy gì. Vì thế, tuy đã hơn một lần đọc các tài liệu này, ta vẫn bị ngòi bút ông lôi cuốn không thể nào cưỡng lại được, và say mê theo dõi các phát hiện của ông, từ những nhận định về vị trí đặc biệt của trung tâm văn hóa Luy Lâu so với Lạc DươngBành Thành, về ảnh hưởng của Thiền học Việt Nam đối với Thiền học Trung Quốc ngay từ buổi sơ khởi, thông qua Thiền sư Khương Tăng Hội, đến các tìm tòi gợi ý về quá trình hình thành bộ sách Thiền uyển tập anh, về gốc tích của Tuệ Trung Thượng sĩ [11], về địa lý đặc biệt của Pháp Loa trong Trúc Lâm tam tổ, về địa vị đặc biệt của Pháp LoaTrúc Lâm tam tổ, về mối quan hệ ý nhị giữa Pháp LoaHuyền Quang, về bước chuyển rõ rệt của Phật giáo Việt Nam trong giai đoạn nhà Trần (phóng khoáng ở sơ Trần và được tổ chức hoàn bị sau khi Trần Nhân Tông nắm quyền lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm), về ảnh hưởng của Mật tông đậm nét trở lại dưới thời Trần Anh Tông cũng như trách nhiệm của nhà Nho cố chấp Đoàn Nhữ Hài trong việc phá vỡ quan hệ hòa hảo Chiêm – Việt mà Trần Nhân Tông đã xây dựng. Thiền phái Tào Động và Thiền phái Lâm Tế ở Đàng ngoài và Đàng trong thế kỷ XVII… Ta cũng không thể không suy nghĩ với thái độ trân trọng, trước những phân tích sâu sắc mà chừng mực của ông về tư tưởng Phật giáo của Trần Tung, Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Hương Hải Thiền sư, Thạch Liêm Thiền sưTrúc Lâm tông chỉ nguyên thanh của Ngô Thì Nhậmhay Thập giới cô hồn quốc ngữ văn của Lê Thánh Tông…

Nhờ lối phân tích kết hợp uyển chuyển giữa hành xử của nhân vật và cách nhân vật quan niệm, tìm tòi triết thuyết Phật giáo, tác giả thường làm hiện diện trước mặt người đọc không phải một vài bản tiểu sử khô khan về các vị tổ “đèn nối đèn”, mà là hàng loạt tính cách sinh dộng. Đặc biệt, nhờ phương pháp luận giảichứng minh không áp đặt, cứ để cho đối tượng tự nói lên, ý kiến Nguyễn Lang không mấy khi làm người đọc khó chịu, dù có thể chỗ này chỗ khác vẫn chưa tán đồng. Ở đây, ông đã tránh được hai khuynh hướng trái ngược mà nhiều công trình nghiên cứu trước nay hay vấp: hoặc rơi vào tình trạng nói suông, bất chấp tư liệu, chỉ cốt phục sẵn một vài quan điểm nào đấy và cố chứng minh cho sự sáng suốt đứng đắn, nhìn xa trông rộng của những quan điểm ấy. Hoặc người lại, trích dẫn tài liệu la liệt, nhưng không có tài liệu nào ăn nhập với đối tượng cả, rốt cuộc đối tượng chỉ là cái cớ cho sự phô bày các tri thức uyên bác của mình.

Bộ sách của Nguyễn Lang còn có một ưu điểm đáng quý: coi trọng vai trò của tài liệu trong luận chứng, có thái độ tỉnh táo trước hiện tượng thật giả khó phân của nhiều nguồn tư liệu, nhưng không bao giờ đi đến một thái độ cực đoan, hoài nghi chủ nghĩa, trong khi lục vào kho tài liệu nghèo nàn, thậm chí hỗn loạn của cha ông.

Tinh thần tôn trọng sự thật ở đây hoàn toàn không bị lẫn lộn với sự phủ nhận sạch trơn di sản quá khứ. Vạch ra tất cả những ý kiến khác nhau về niên đại xuất hiện của cuốn Lý hoặc luận được coi là của Mâu Bác, từ Lương Khải Siêu, Hồ Thích, H. Maspéro, Pelliot, đến Mastsumoto Buzaburo (Nhật Bản)… Nguyễn Lang vẫn tìm được một giải pháp khả thủ để sử dụng cuốn sách đó nhằm soi rọi cho tình hình truyền bá đạo phật ở Giao Châu vào thế kỷ thứ II sau Công nguyên mà không làm độc giả phân vân, nghi ngờ. Hay khi duyệt lại các ý kiến phản bác quan niệm truyền thống cho rằng Thập giới cô hồn quốc ngữ văn là của Lê thánh Tông, ông đã tìm được một hướng giải quyết tích cực: đi sâu vào nội dung cụ thể của bài văn để rút ra nét tính cách nhà Nho của chính người sáng tác. Nét tính cách này, theo Nguyễn Lang, chứng tỏ người đó rất gần gũi với Lê Thánh Tông. Những phân tích thấu đáo như trên thật có lý có tình, và rõ ràng không phải là cách nêu nghịch lý cho vui của một người thiếu trách nhiệm. Thiết tưởng, trong các giá trị của một công trình nghiên cứu, cũng phải quan tâm đến phần giá trị ngoài ngôn bản, tức là định hướng tư tưởng của người xây dựng nên công trình. Định hướng của người viết Việt Nam Phật giáo sử luận không có gì khác bơn là củng cố niềm tin của bạn đọc vào các truyền thống văn hóa tốt đẹp, lâu đời của dân tộc chúng ta, Đó hiển nhiên là một định hướng chính xác.

Lẽ tự nhiên, Việt Nam Phật giáo sử luận cũng có một số nhược điểm. Nhược điểm dễ thấy nhất là việc phân bổ tỷ lệ chương mục giữa hai tập chưa đồng đều. Nếu xét về số trang thì tập II quá mỏng trong khi tập I lại quá dày, nhưng nếu xét về nội dung vấn đề thì dường như tập I có tham vọng bao quát lịch sử Phật giáo cho đến hết thời thịnh trị của nó (nhà Trần), hóa ra lại chưa khái quát được, phải để lại một chương vào tập II – Chương XVII: “Sinh hoạt tăng đồ và cư sĩ”. Phải chăng lúc viết xong tập I, tác giả chưa có ý định viết chương này, về sau đọc lại thấy thiếu nên mới phải bổ sung? Nhưng cũng do sự bổ sung có phần vội vã nên chương này lại để lộ ra một nhược điểm, mà các chương khác đã không vấp phải. Ta biết rằng, chỗ mạnh của ông Nguyễn Lang là ở phương pháp phân tích tài liệu, nhưng không biết vì sao ở chương XVII tác giả đã trình bày một cách khá tỉ mỷ về những cung cách tổ chức và sinh hoạt của Giáo hội Phật giáo Việt Nam vào thời Lý – Trần mà lại không chú ý giới thiệu tỷ mỷ xuất xứ tài liệu làm chỗ dựa cho lập luận của ông, khiến ta có cảm giác nhiều chỗ ông đã mượn các bộ sách Trung Quốc mà chủ yếu là Sắc tu Bách Trượng thanh quy của Đức Huy đời Nguyên để dựng lên bức tranh sinh hoạt đó. Cách làm như vậy cũng là chuyện bình thường, hữu lý, tuy nhiên, cần chú dẫn để người đọc khỏi ngộ nhận, mặt khác cũng cần cân nhắc thận trọng để không nẩy sinh mâu thuẩn giữa “lý thuyết” và thực tế lịch sử.

Cũng nói về chú dẫn tài liệu, thảng hoặc trong sách ta bắt gặp dấu vết của những tài liệu nghiên cứu ở miền Bắc lúc bấy giờ mà Nguyễn Lang đã tham khảo, nhưng vì lý do gì đâùy mà chua rõ xuất xứ [12], cũng có tài liệu ông có chua xuất xứ thì thật đáng tiếc tiếc, sự gián cách lại làm ông lầm lẫn [13]. Cách bố trí chương mục ở Tập II nhìn chung cũng chưa thật chặt chẽ, nên có cái gì như vừa thừa lại vừa thiếu. Chẳng hạn, tại sao không có một chương riêng: “Đạo Phật trong một thế kỷ đất nước thống nhất dưới triều nhà Nguyễn” mà chỉ có chương “Các danh tăng triều Nguyễn”? Vì không có điều kiện sưu tầm tài liệu chăng? Hoặc giả, tại sao lại có hẳn một chương nêu lên mối quan hệ giữa Phật và Nho (xét về mặt học thuyết), dưới đầu đề “Lý học và Phật giáo”, mà không có chương nào nêu lên mối quan hệ chắc chắn là rất mật thiết giữa một vài tông phái Phật giáoĐạo Giáo (xét về nghi thức thực hành giáo lý – chẳng hạn người mở đầu Hoàng Giang giáo phái ở Sơn Nam là Đỗ Đô, thuộc thế hệ thứ tư dòng thiền Thảo Đường, rõ ràng là người đã kết hợp chặt chẽ Mật tông với Đạo giáo)? Và tại sao trong chương “Lý học và Phật giáo” thì lại chỉ đề cập đến Lê Quý Đôn (đặt ông này vào thế hệ sau thế hệ Ngô Thì Sĩ có đúng không?), Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Du chứ không thêm vào dăm ba tên tuổi khác cũng có thơ văn bàn về Phật và Nho? Ngay như Nguyễn Công Trứ và Nguyễn Du, tuy đều là nhà Nho thật đấy, nhưng sáng tác của họ đả động trực tiếp đến vấn đề gì có liên quan giữa Lý học và Phật họcPhật Học thì cách giải thích kể cũng chưa phải đã rõ ràng.

Tựu trung, nhận xét có thể rút ra không mấy khó khăn, là tập II không được chuẩn bị kỹ như tập I. Tập I tuy cũng còn những tiết mục viết sơ lược, như mục “Thiền ngữ và hình ảnh thi ca” (Chương VI), (nếu ta đối chiếu với cách D.T. Suzuki trình bày vấn đề “Thiền và thơ Haikư” trong cuốn Thiền và văn hóa Nhật Bản [14], hẳn nhận ra chỗ còn sơ lược của Việt Nam Phật giáo sử luận), nhưng xét về tổng thể, cả tập I vẫn là một khối gắn bó vững chắc, trong khi tập II có phần lỏng lẽo hơn. Có vẻ như một số chương ở tập này chỉ mới là những cái khung được dựng sơ sài, hoặc có những cánh cửa còn để ngỏ, để tác giả còn có dịp bổ sung sửa chữa khi tái bản.

Với tất cả những ưu điểm nổi bật và những mặt còn tồn tại của nó, tôi Việt Nam Phật giáo sử luận vẫn là một trong số rất ít công trình nghiên cứu nghiêm chỉnh về Phật Học Việt Nam trong vòng 20 năm qua. Đối với người nghiên cứu chuyên sâu hay với bạn đọc rộng rãi muốn nhìn lại lịch sử Phật giáo Việt Nam, hẳn chắc đều có thể tìm thấy ở đây những gợi ý hữu ích, và một người dẫn đường đáng tin cậy.

Viết tại Mộng Thương thư trai mùa kết hạ 1992

Gs. NGUYỄN HUỆ CHI

 

 


 

[1] Nxb. Lá Bối, Sài Gòn, 1973.

[2] Người viết bài này, mặc dù không có hân hạnh quen biết tác giả, vào cuối năm 1978 cũng nhận được 2 tập sách gửi qua Bộ Ngoại gia đến Nxb. Khoa học xã hội (là nơi in xong Thơ văn Lý – Trần, tập I) với lời đề tặng trân trọng. Nhân dịp này xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành của chúng tôi.

[3] Của Trần Văn Giáp. BEFEO, XXXIII.

[4] Của Thích Mật Thể, Nxb, Tân Việt, Hà Nội, 1943.

[5] Tác phẩm đời Trần, ghi chép phả lục các dòng Thiền Vô Ngôn Thông, Tỳ Ni Đa Lưu Chi, và Thảo Đường. Bản in sớm nhất còn lại vào năm Vĩnh Thịnh thứ 10 (1765).

[6] Tập tiểu thuyết về 5 vị Thiền sư đồng thời là vua triều trần: Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông, Anh Tông, Minh Tông. Bản in sớm nhất còn lại vào năm Cảnh Hưng thứ 16 (1765), do Sa môn Quảng Điền và Hải Lượng trùng đính, trùng san.

[7] Tập tiểu thuyết về 5 vị Thiền sư đồng thời là vua triều Trần: Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông, Anh Tông, Minh Tông. Bản in sớm còn lại vào năm Cảnh Hưng 11 (1750), do sư Quảng Đức hiệu đính và đề tựa.

[8] Tên đầy đủ là Ngự chế Thiền uyển thống yếu kế đăng tục, do Thiền sư Như Sơn biên soạn, được khắc bản vào năm Giáp dần (1.734).

[9] Còn có tên là Thuyền uyển kế đăng lược lục, do Hòa thượng Phúc Điền biên soạn, khắc bản vào năm Tự Đức thứ 12 (1859).

[10] “Đừng có bảo tôi đã không nói cái gì mới. C¸ách bố trí tài liệu là cái mới đó. Cũng như khi người ta đánh cầu, hai người cùng chơi một quả cầu, nhưng một người gieo đúng chỗ hơn (Les Pensées)

[11] Trong thời gian ông Nguyễn Lang tìm ra tên thật của Tuệ Trung Thượng sĩ ở Sài Gòn thì ở Hà Nội, nhóm nghiên cứu thơ văn Lý – Trần của Viện Văn học cũng đạt đến kết quả đó. Xem thơ văn Lý – Trần, Tập I, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977; tr. 113 – 115.

[12] Chẳng hạn, bài Một vài tìm tòi bước đầu về văn bản thơ văn Lý – Trần của Trần Thị Băng Thanh. Tạp chí Văn học số 5 – 1972, đã được sử dụng ở các trang 269 – 272, tập I Việt Nam Phật giáo sử luận (bản in lần này)

[13] Trong tập II của bộ sách, tác giả đã sử dụng một giả thuyết của Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên trong cuốn Văn Học dân gian, Tập I (Nxb. Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1972; tr. 228) để cho rằng tác phẩm Trần triều Thiền tông truyền tâm quốc ngữ hành là một tác phẩm dân gian thuộc loại văn kể hạnh ra đời từ đời Trần (xem tr. 75, tập II, bản in lần này)

[14] Xin xem Thiền dữ Nhật Bản văn hóaĐào Cương dịch sang Trung văn. Sinh hoạt, độc th ư, tân trị tam liên thư điếm phát hành, Bắc Kinh, 1989; tr. 145-186.




.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.