Thư Viện Hoa Sen

23- Chuột Chạy Cùng Sào Nguyễn Trí Cảm

20/12/201212:00 SA(Xem: 5150)
23- Chuột Chạy Cùng Sào Nguyễn Trí Cảm

1963 – 2013
NĂM MƯƠI NĂM NHÌN LẠI
TẬP HAI (2/3)
Tuyển tập của 99 tác giả
và những lời Phê phán của 100 Chứng nhân
về chế độ Ngô Đình Diệm
Nhà xuất bản Thiện Tri Thức Publications 2013
TẬP MỘT TẬP HAI TẬP BA

Chương Năm
MA GIỮA BAN NGÀY
Những ngụy biện và tráo trở lịch sử
của tàn dư chế đô Diệm

CHUỘT CHẠY CÙNG SÀO
Nguyễn Trí Cảm

Trong những năm gần đây, cứ gần đến ngày 1 tháng 11, ngày chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ, là ta lại thấy tiếng ca ngợi ồn àotinh thần Ngô Đình Diệm” của người Công giáo hải ngoại, nào là người yêu nước, chính trực, bất khuất v.v.. rồi gần đây, tiến đến việc đề nghị xây dựng tượng đài cho ông ta sau gần 50 năm, kể từ ngày tàn của chế độ gia đình trị năm1963 cho đến nay. Đây không phải là việc tự phát, mà theo như suy luận, đó là một chiến dịch có chủ đích rõ ràng của các nhóm hoài Ngô nhằm biện minh cho một giai đoạn lịch sử.

Giai đoạn lịch sử của nền Đệ nhất Cộng hòa đã được ghi vào sử sách, và số phận của Tổng thống Diệm cũng đã khép lại, lịch sử đã sang trang, nhưng ông không được yên nghỉ vì những kẻ tiếc rẻ cái thời hoàng kim sống dưới triều ông cứ vực ông dậy, ca ngợi công trạng của ông bằng những phẩm chất cao đẹp. Di sản chính trị của ông, thông qua những nhóm hoài Ngô, nay trở thành mối di họa khi họ vẫn tiếp tục hô hào, nuôi dưỡng hận thù dân tộc, kích động tôn giáo, mà đáng lý ra chúng phải được dần khép lại sau cuộc chiến. Tuy rằng những nỗ lực này rồi cũng sẽ chẳng đến đâu do trình độ dân trí ngày nay đã tiến xa.

Ngàn năm bia miệng

Riêng nói về công trạng, ông Diệm thật sự có công đối với Vatican trong việc mở mang nước Chúa là điều không thể phủ nhận. Ông tạo mọi điều kiện tốt nhất để phát triển đạo Chúa ở miền Nam Việt Nam. Đây cũng là lẽ thường tình của bất cứ con chiên ngoan đạo nào, với niềm tin rằng, chỉ có dân Chúa mới là những chiến sĩ chống Cộng đích thực, đáng tin cậy. Quan điểm này được áp dụng cho hầu hết các vị trí then chốt trong bộ máy cai trị của chế độ Diệm trong việc ban phát quyền bính và danh lợi cho đám Cần lao Công giáo, và các cận thần để mua sự trung thành cho chế độ. Niềm tin đó cũng được thể hiện qua việc liên minh Vatican và Mỹ tin tưởng nơi ông, vì ông là một người Ca tô giáo, để đối trọng với những người Cọng sản bên kia vĩ tuyến 17.

Cuộc đấu tranh của Phật giáo do chính sách đàn áp tôn giáo đã làm xã hội nhận thức được sự tàn ác, bất công của chế độ độc tài, gia đình trị. Không phải việc kỳ thị tôn giáo mới bắt đầu từ năm 1963 mà sự việc đã diễn ra từ những năm gia đình ông Diệm mới cầm quyền. Cuộc đấu tranh bất bạo động của Phật giáo trở thành cao điểm từ khi quân đội, cảnh sát của Diệm trực tiếp nổ súng giết hại đồng bào Phật tử trong mùa Phật đản năm 63 tại Huế và từ đó kéo theo phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân, và đồng bào Phật tử lan tỏa khắp miền Nam, tạo dư luận chấn động lương tâm thế giới qua hình ảnh các tu sĩ Phật giáo tự thiêu để bảo vệ chánh pháp, và dẫn đến cuộc binh biến năm 1963, lật đổ chế độ dựa vào thế lực ngoại bang và ảnh hưởng của Vatican để cầm quyền.

Việc suy tôn ông Diệm của đám hoài Ngô trong nỗ lực ca tụngtoàn dân Việt Nam nhớ ơn Ngô tổng thống” không phải đơn giản là dựng người đã yên nghĩ trong nghĩa trang thành một tượng đài. Việc đề nghị xây dựng lại tượng đài Ngô Đình Diệm của nhóm hoài Ngô có thể được hiểu như sau:

- Thứ nhất là một nỗ lực cố tạo dựng hình ảnh một người Thiên chúa giáo yêu nước qua hình ảnh Ngô Đình Diệm, chứ không phải đạo này chỉ được biết đến qua việc cấu kết với thực dân, đế quốc trong quá trình truyền đạo tại Việt Nam từ quá khứ cho đến hiện tại.

- Thứ hai là chạy tội đối với lịch sử, với đại khối dân tộc phi Thiên Chúa giáo, và vì lòng căm thù của kẻ bại trận.

Xóa hình ảnh đồng hành cùng đế quốc, thực dân.

Đạo Thiên Chúa theo chân chủ nghĩa thực dân du nhập vào Việt Nam vào khoảng đầu thế kỷ 16. Những thế lực này cấu kết và đan xen vào nhau để xâm lượctruyền đạo, tạo thành một nhóm lợi ích từ bóc lột sức lao động cũng như tài nguyên, phẩm giá con người của các nước thuộc địa, tìm cách xóa bỏ nền văn hóa bản địa để xây dựng thành những nước Pháp nhỏ, nhưng với tinh thần quật cường, bất khuất, dân tộc Việt Nam đã đứng dậy, tổ chức những phong trào kháng chiến chống lại ách đô hộ, lớp trước ngã xuống, lớp sau quật cường đứng dậy đấu tranh, cho đến khi thực dân Pháp thảm bại tại Điện Biên Phủ năm 1954.

Sự thất bại của chủ nghĩa thực dân kéo theo sự mất đi các đặc quyền đặc lợi được thực dân Pháp ban phát, và lợi thế truyền giáo của nhà thờ, và điều quan trọng hơn cả là nó vạch mặt các giáo sĩ, và các con chiên cúc cung tận tụy phục vụ làm tay sai chỉ điểm cho mật thám Pháp. Thực ra, hầu hết các giáo dân đều không đủ trình độ để tiếp xúc trực tiếp với người Pháp nhưng họ thông qua các buổi xưng tội để báo cho các ông linh mục biết. Điển hình là vụ Hà thành Đầu độc tại Thành Hà Nội năm 1908 của lính khố xanh, khố đỏ và các đầu bếp người Việt làm nội ứng cho Cụ Hoàng Hoa Thám đánh Thành Hà Nội, nhưng bị lộ và thất bại do một giáo dân đi xưng tội với một cha cố người Pháp [1] Nhờ những thông tin được giáo dân cung cấp, thực dân Pháp dễ dàng ra tay đàn áp các lực lượng kháng chiến còn phôi thai trong giai đoạn nằm dưới ách đô hộ này, tuy vẫn có một số ít người công giáo thức tỉnh không theo Pháp hay ở tư thế trung dung, nhưng đó không phải là chủ trương của nhà thờ nên không thể xem là đại diện cho một tôn giáo đồng hành cùng dân tộc được.

Đối với đại khối dân tộc dân tộc, đạo Thiên Chúa tuy vẫn hiện diệnViệt Nam nhưng nó vẫn như là xa lạ, gần như không gắn kết được vào đời sống văn hóa, lễ hội truyền thống của dân tộc, nên dầu trải qua mấy trăm năm, tỷ lệ người theo Thiên chúa giáo vẫn không vượt quá 6-7 % dù họ được hỗ trợ bằng mọi phương tiện từ vật chất từ các tổ chức bên ngoài. Với những nguyên nhân trên, để đạo phát triển được, việc cần thiếtcần phải xóa bỏ đi hình ảnh đạo Thiên Chúa gắn liền với các thế lực đế quốc, thực dân. Và hình ảnh người Thiên Chúa giáo “yêu nước” được xây dựng qua hình ảnh tổng thống Ngô Đình Diệm, được suy tôn là “vị quốc vong thân”.

Việc tìm cách dấy nên phong trào tinh thần Ngô Đình Diệm và các đề nghị xây dựng tượng là một hình thức mặc nhiên “tri ân” người có công với đất nước, và chủ đích muốn đánh lừa dư luận rằng “mất nước” là do sự đấu tranh “bạo động” của Phật giáo và các thế lực “phản trắc” của nhà Ngô, do đó, hành vi trấn áp Phật giáođúng đắn, vì sự sống còn của tổ quốc, chứ không phải xuất phát từ động cơ tôn giáo. Ngoài ra, nó cũng có thể mang động cơ lợi dụng để kiếm tiền của nhóm hô hào thông qua sự kêu gọi đóng góp tiền bạc trong việc xây dựng tượng đài.

Chạy tội trước lịch sử.

Riêng các đảng viên Cần lao Công giáo và những người chịu ơn mưa móc của Ngô triều nay phải đối phó với hàng núi thông tin về “chính nghĩa quốc gia” trong giai đoạn lịch sử này. Thời đại thông tin toàn cầu chắc chắntác động đến đời sống của họ, ít ra là trên lãnh vực tinh thần. Các thế hệ trẻ sẽ nhìn họ bằng con mắt thật của lịch sử, và để chống chọi lại, họ không còn cách nào khác là phải xuyên tạc lịch sử, và tìm mọi cách phong cho Ngô Đình Diệm là người yêu nước, gắn cho ông ta những phẩm chất cao đẹp như chính trực, bất khuất, quân tử v.v.. có như vậy, những người trung thành với chế độ nhà Ngô mới mong giãi tỏa được tâm lý là mình đã từng phục vụ cho một “chí sĩ anh minh” chứ không phải là một anh bù nhìn được Mỹ và Vatican dựng nên, dù đây chỉ là điều tự huyễn hoặc lấy mình. Tìm mọi cách “giải oan” cho Ngô Đình Diệm cũng là cách chứng minh là mình không sai lầm, không có tội với dân tộc khi phục vụ cho một lãnh tụ “anh minh” yêu nước.

Việc đề nghị xây dựng tượng đài Ngô Đình Diệm cũng cho ta một gợi ý, tại sao không? Chúng ta từng xây dựng rất nhiều tượng đài các vị có công với đất nước để nhân dân chiêm bái, tôn thờ nhằm xây dựng lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ nối tiếp truyền thống của cha ông, và ta cũng nên xây dựng một bảo tàng hình tượng những người có tội với tổ quốc tiêu biểu trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam để làm gương và cảnh tỉnh mọi người.

Xây dựng tượng đài Ngô Đình Diệm là một hình thức chạy tội cho ông ta trước lịch sử dân tộc, vì đây cũng chính là hình thức chạy tội cho chính mình của những người sợ “ngàn năm bia miệng...”, để giải tỏa mặc cảm có tội với dân tộc, với đất nước và bằng cách đổ vấy trách nhiệm “mất nước” bằng những vu cáo hoang đường cho Phật giáo, sự bỏ rơi đồng minh của người Mỹ, cho những người không chịu nhắm mắt trung thành với chế độ phi nghĩa.

Nói như thế mà cũng nói được, quả thực là chuột chạy cùng sào!

SG. 12- 2010

Nguyễn Trí Cảm



[1] Sau đó, mật thám khám xét nhiều nơi. Dù không có kết quả rõ ràng nhưng quân Pháp vẫn nghi ngờ, đề phòng. Tối 27-6-1908, những người yêu nước bắt đầu thực hiện kế hoạch. Nhóm đầu bếp Hai Hiên đã bỏ cà độc vào thức ăn. Khoảng 200 binh lính Pháp thuộc trung đoàn bộ binh số 9 và trung đoàn pháo binh số 4 trúng độc bất tỉnh nhưng không chết vì lượng chất độc yếu. Vụ việc đang tiến hành dở dang thì một người lính tên Trương trong cơ công binh pháo thủ số 9 đã vội xưng tội với linh mục. Tin đến quan Pháp. Chúng lập tức cho bắt ngay binh lính và các đầu bếp Việt trước khi họ kịp cướp kho súng, nổ pháo hiệu báo nghĩa quân ngoài thành tiến vào

[Nguồn: tuoitre.vn/.../100-nam-su-kien-Ha-thanh-dau-doc---Ky-3-Le-te-song.html -]

 

Tạo bài viết
18/09/2010(Xem: 48027)
31/05/2012(Xem: 11440)
16/10/2014(Xem: 27429)
free website cloud based tv menu online azimenu
Sau những ngày Miến Điện nghỉ Tết, nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi do Sư Cô Tn Như Hiếu điều hành đã tiếp tục dấn thân cứu trợ. Hôm nay 22. April 2025 chúng con xin tiếp tục tường trình hình ảnh cứu trợ động đất Myanmar đợt 5. Cũng như 4 đợt cứu trợ vừa qua, lần này chúng con cũng kết hợp cùng với chư vị Bhante, chư Tăng Ni VN tại Myanmar (Nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi, Quỹ Phụng Sự Tâm An, Quỹ Từ Tâm, nhóm Sư Cô Thích nữ Như Hiếu- Suriyavati) Xin tường trình Lộ trình đi cứu trợ miền động đất Myanmar.
Kính gửi : Chư tôn Hòa thượng Trưởng lão,Chư Hòa thượng,Chư Thượng tọa, Đại đức Tăng ni,Quý Phật tử trong vả ngoài nước : THÔNG BẠCH ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2569 của HĐGPTƯ Chánh thư ký Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống,Tỳ kheo Thích Đức Thắng
Khởi sự với lòng từ mong muốn đem nguồn nước của đức “Đại Bi” khơi nguồn nơi khô cằn sỏi đá và thiếu nguồn nước vào mùa khô ở Đăk Nông, từ ngày 19 tháng Giêng năm Ất Tỵ (19/2/2025) chúng con đã đi tiền trạm, khảo sát các trường học/ khu dân cư cần giếng nước sạch ở Đăk Nông. Sau khi tiến hành khảo sát đợt 1 vào ngày 19/2/2025 và đợt 2 vào ngày 17/3/2025, chúng con đã chọn lọc trong số các trường đã khảo sát và quyết định tặng 18 giếng nước/công trình lọc nước phèn/máy phát điện cho 20 trường học thuộc tỉnh Đăk Nông (có 4 trường trong cùng khuôn viên đất ở 2 địa điểm sẽ sử dụng chung công trình được tặng).