Thư Viện Hoa Sen

31- Niềm TinTâm ThầnNguyên Diệu

20/12/201212:00 SA(Xem: 5000)
31- Niềm Tin Và Tâm Thần Lý Nguyên Diệu

1963 – 2013
NĂM MƯƠI NĂM NHÌN LẠI
TẬP HAI (2/3)
Tuyển tập của 99 tác giả
và những lời Phê phán của 100 Chứng nhân
về chế độ Ngô Đình Diệm
Nhà xuất bản Thiện Tri Thức Publications 2013
TẬP MỘT TẬP HAI TẬP BA

Chương Năm
MA GIỮA BAN NGÀY
Những ngụy biện và tráo trở lịch sử
của tàn dư chế đô Diệm

NIỀM TINTINH THẦN 
Nguyên Diệu

 

Ông Nguyễn Văn Lục là một “trí thức” Catô giáo, em của ông cựu giáo sư triết Nguyễn Văn Trung (trước 1975), và hiện nay là chủ bút báo Sàigòn Nhỏ tại nam California. Là một người Catô nhưng ông Lục lại nổi tiếng với những bài viết gọi là “nghiên cứu” về lịch sử cận đại của phong trào Phật giáo Việt Nam, nhất là khi “nghiên cứu” đó đạp được Phật giáo xuống bùn và bốc thơm chế độ Ngô Đình Diệm lên mây xanh. Ông đã từng bị gọi là “người không biết ngượng”, và bài viết mới nhất của ông về văn hào Nhất Linh chỉ xác tín thêm điều đó.  

 

ViệtWeekly số ngày 20 tháng 3 năm 2008 đã có một bài báo làm cho tôi ngẩng mặt lên trời cười ba tiếng rối cúi mặt xuống đất khóc ba tiếng. Đó là bài Chúc thư văn học của Nhất Linh: Một cái chết định sẵn” của tác giả Nguyễn Văn Lục.

Cám ơn ông Lục đã giúp cho tôi được một trận cười gần bể bụng trong cố gắng chứng minh văn hào Nhất Linh đã “định sẵn” chuyện tự tử từ 10 năm trước và quan trọng nhất là (chuyện ông tự sát) không dính dáng gì đến chế độ Ngô Đình Diệm. Bài của ông Lục thuộc loại “phân-tích với tiền-kết-luận” (pre-conceived analysis) có khả năng rất lớn để đưa tác giả vào tình trạng ảo giác (delusional) bắt nguồn từ một “niềm tin bệnh hoạn” (psychotic belief). Nghĩa là trường hợp những đầu óc bị xáo trộn vì những niềm tin cực đoan (thường đến từ tín ngưỡng) tạo nên những suy tưởng không thực.

Hãy nhìn vào sự nghiệp văn chương và chính trị của Nhất Linh. Ai cũng thấy rõ, kể cả ông Lục, Nhất Linh văn chương thì đại thành công, không có gì mà lo âu, buồn bã đến tuyệt vọng, trong khi Nhất Linh chính trị mới nhiều thất bại có thể làm cho ông buồn phiền. Thực tế “bất khả tư nghì” này cho thấy chuyện ông Lục sử dụng tư liệu vừa sai vừa lạc một cách nặng nề thành ra rất đáng nghi. Trong khi đi tìm lý do của quyết định tự tử rất chính trị của chính trị gia Nhất Linh sắp phải ra toà vì một vụ án chính trị đến từ một biến cố chính trị thì ông Lục mò mẫm, xục xạo trong một “chúc thư văn học” của Nhất Linh viết từ …10 năm về trước. Còn cái “chúc thư chính trị” mà ông Nhất Linh viết ngay trước khi tự tử (ngày 7/7/1963, ngày lễ Song Thất kỹ niệm 9 năm chấp chánh của Tổng thống Diệm) thì ông Lục chỉ dám trích lại 6 chữ: “Đời tôi để lịch sử xử”.

nhatlinhnguyentuongtamHãy đọc lại chúc thư này của Nhất Linh xem nội dung như thế nào mà ông Lục đã phải tránh né như vậy:

“Đời tôi để lịch sử xử, tôi không chịu để ai xử cả. Sự bắt bớ và xử tội tất cả các phần tử đối lập quốc gia là một tội nặng sẽ làm cho nước mất vào tay Cộng sản. Tôi chống đối sự đó và tự hũy mình cũng như Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để cảnh cáo những người chà đạp mọi thứ tự do.”

Nếu ông Lục mở mắt ra thì tôi xin phép chỉ cho ông thấy lý do của cái chết của Nhất Linh nằm trong câu ở ngay trước 5 chữ “Tôi chống đối sự đó”. Và câu nầy cũng cho thấy viễn kiến chính trị của nhà cách mạng Nhất Linh xa hơn rất nhiều người khi ông kết tội chính sách độc tài của chế độ Ngô Đình Diệm sẽ “làm cho nước mất vào tay Cộng Sản.” Vì vậy mà ông Lục vừa sai “chúc thư” vừa lạc đi 10 năm trời, đưa đến kết qủa là bài báo của ông không có một giá trị nào, từ cái tựa cho đến nội dung. Nhưng câu hỏi phải đặt ra là một người có đi học, có đọc sách như ông Lục mà sai lạc nặng nề như vậy là vì ngu dốt không biết hay vì thiếu lương thiện mà dấu chúc thư này để xài chúc thư khác như mấy anh chơi bài ba lá?

Theo “phương-pháp-luận-bài-ba-lá” của ông Nguyễn Văn Lục, tôi có thể “xạo” giỏi hơn ông Lục bằng cách phân tích sự đau khổ, lo âu của chính trị gia Ngô Đình Diệm khi phải từ chức Thượng Thư, khi bị Việt Minh bắt, khi nghe tin ông Ngô Đình Khôi bị giết, khi Dinh Độc Lập bị dội bom; rồi tôi sẽ “phân tích” lý do vì sao cuối bài diễn văn nào ông Diệm cũng “cầu xin ơn trên phù hộ”, và phỏng vấncố vấn Ngô Đình Nhu về những xào xáo với ông cố trầu Ngô Đình Cẩn, … để đi đến “kết luận” là ông Diệm đã có qúa nhiều ưu tư chính trị mà trở thành bất bình thường nên cố ý tạo ra khủng hoảng Phật Giáo để “được” đảo chánh mà chết một cách chính trị đi cho khỏe. Ít nhấtphương pháp luận của tôi, gồm toàn yếu tố chính trị, cũng consistent hơn của ông Lục.

 Cười xong thì tôi lại muốn khóc vì phải chứng kiến cái tiến trình bi thảm của một đầu óc trí thức bị “niềm tin tôn giáo” làm cho trở thành hèn hạ và mang bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần vì “niềm tin bệnh hoạn“ (psychotic belief) khi ông Lục viết với giọng tuyệt đối của một lời cầu nguyện: “Nhất Linh nhất định không thể là một người tâm trí bình thường lúc cuối đời”, nghe như “Nhất định anh sẽ xuống địa ngục nếu anh không tin Chúa tạo ra vũ trụ trong 7 ngày cách nay chỉ 6000 năm”! Bệnh tâm thần làm cho ngớ ngẩn như khi nói về Tự Lực Văn Đoàn, ông Lục viết: “Tự Lực xuất phát từ ý chí muốn tự lập về tài chánh.” Hoá ra theo ông Lục thì Nhất Linh lập ra một văn đoàn kiệt xuất như vậy là vì lý do … “tài chánh” nên đặt cái tên đó để lưu danh muôn thủơ. Và hèn hạ khi ông Lục dùng mục Phụ Lục để tìm cách bôi xấu, trong một cố gắng vá víu và tuyệt vọng, đời tư của Nhất Linh. Tôi hoàn toàn đồng ý với tác giả Vũ Cầm là sẽ không dài dòng về tư cách tiểu nhân này. Chỉ nghĩ đến lọai người chất chứa trong đầu óc những lọai tâm địa hèn hạ nầy, tôi đã thấy rùng mình muốn tránh xa.

Nhưng tôi đã lạc quan trở lại khi đọc được trong số báo ViệtWeekly tiếp theo (ngày 27/3/2008) bài “Mưu tính đưa Nhất Linh vào nhà thương điên” của tác giả Vũ Cầm và cũng được post trên Talawas (http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=12686&rb=0102 ). Lâu lắm tôi mới được đọc một bài viết đứng đắn và đầy tính thuyết phục về cả hai mặt nội dung và hình thức như vậy. Điều rất đáng mừng là ViệtWeekly có được sự hợp tác của những cây viết có giá trị như Vũ Cầm để phân giải những chủ đề tế nhị trong lãnh vực lịch sửtôn giáo.

Lời cuối cùng, tôi xin nhắc ông Nguyễn Văn Lục đừng đọc bài báo nầy mà xoa tay sung sướng vì nghĩ rằng đã tạo ra được một cuộc tranh luận về một đề tài không còn gì để tranh luận. Tôi viết bài nầy (cũng như bài của Vũ Cầm) là để lật tẩy cách chơi bài ba lá của ông Lục mà thôi. Những loại âm mưu xuyên tạc lịch sử này của những người cuồng tín muốn bênh vực chế độ Ngô Đình Diệm như Nguyễn Văn Lục là một điều đáng buồn cho đất nước vì ông ta (cũng như Cao Văn Luận, Nguyễn văn Chức, Tú Gàn Nguyễn Cần, …) là loại người có mắt để nhìn nhưng không thấy gì cả vì đã đeo một cặp kính dâm màu quạ đen rồi.

( Source: Tạp chí VietWeekly, Vol.VI, No.15, ngày 4/3 – 4/9/2008 )

Tạo bài viết
18/09/2010(Xem: 48012)
31/05/2012(Xem: 11424)
16/10/2014(Xem: 27402)
Ngày Quán Niệm Tháng Tư. Chủ đề: Nuôi dưỡng và trị liệu
free website cloud based tv menu online azimenu
Khởi sự với lòng từ mong muốn đem nguồn nước của đức “Đại Bi” khơi nguồn nơi khô cằn sỏi đá và thiếu nguồn nước vào mùa khô ở Đăk Nông, từ ngày 19 tháng Giêng năm Ất Tỵ (19/2/2025) chúng con đã đi tiền trạm, khảo sát các trường học/ khu dân cư cần giếng nước sạch ở Đăk Nông. Sau khi tiến hành khảo sát đợt 1 vào ngày 19/2/2025 và đợt 2 vào ngày 17/3/2025, chúng con đã chọn lọc trong số các trường đã khảo sát và quyết định tặng 18 giếng nước/công trình lọc nước phèn/máy phát điện cho 20 trường học thuộc tỉnh Đăk Nông (có 4 trường trong cùng khuôn viên đất ở 2 địa điểm sẽ sử dụng chung công trình được tặng).
Chúng con, chúng tôi Như Nhiên-Thích Tánh Tuệ là trưởng ban điều hành Hội từ thiện Trái Tim Bồ Đê (Bodhgaya Heart Foundation) xin được công bố tất cả các khoảng Tịnh tài bà con thương gửi cứu trợ nạn nhân động đất xứ Miến. (Nếu có bị thiếu sót tên các vị đã đóng góp, xin liên lạc cho chúng tôi biết để bổ sung. Danh sách này sẽ được cập nhật (Update) 1 lần nữa trước ngày kết thúc các chuyến cứu trợ vào 5/5/2025.
Hôm nay 15/4 2025, ( Lúc này đang là thời điểm Tết cổ truyền của dân tộc Miến ), chúng con xin tiếp tường trình cứu trợ động đất Myanmar đợt 4. Cũng như 3 đợt cứu trợ vừa qua, lần này chúng con cũng kết hợp cùng với chư vị Bhante, chư Tăng Ni VN tại Myanmar (Nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi, Quỹ Phụng Sự Tâm An, Quỹ Từ Tâm, nhóm Sư Cô Khemacari).