Huyền Không Sơn Thượng Chốn Bình Yên

25/03/201412:00 SA(Xem: 6313)
Huyền Không Sơn Thượng Chốn Bình Yên

Huyền Không sơn thượng chốn bình yên
Minh Phượng

huyen-khong-son-thuongChẳng là hư mà rất thực nếu ai muốn lên non tìm động hoa vàng giữa chốn đời thường này. Cho phép tôi được gọi Huyền Không Sơn Thượng là “Động hoa vàng trên núi biếc”.

Đó là những ngày luyện thi vào đại học ở Huế, bạn bè tôi con trai con gái thường rủ nhau đạp xe lên ngôi chùa Huyền Không Sơn Thượng để học bài. Chùa nằm trên núi ngay lưng chừng của đỉnh Hòn Vượn,thôn Chầm, xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, cách kinh thành Huế khoảng 10km về phía Tây. Con đường nhỏ băng qua cánh đồng trồng hoa huệ, quanh co dưới chân núi có vẻ gập ghềnh. Dường như ta phải đi những chặng đường gian nan mới đến được cõi Phật. Con đường chính vào chùa hai bên là tràm hoa vàng, những ngày cuối xuân sang hạ nở hoa vàng rực rỡ. Tôi còn nhớ, mỗi khi đạp xe dưới hàng cây ấy, mấy đứa con trai hay hát bài Đưa em tìm động hoa vàng “Rằng xưa có gã từ quan, lên non tìm động hoa vàng ngủ say…”

Hồi ấy, học bài ở nhà thì không vô, lên chùa mỗi đứa tìm một góc riêng để “gạo”mấy môn thuộc lòng như Sử, Địa. Con gái tụi tôi luôn chọn vườn thông nhìn ra hồ nước, mà muốn đi qua bờ bên kia, người ta phải đi trên cây cầu nho nhỏ mang tên “Giải oan kiều”. Trải chiếu nằm dưới tán thông khô, nhìn lên thấy trời xuyên qua kẽ lá mà thủ thỉ với nhau những ước mơ xa xôi. Không gian của chùa rộng mở khiến lòng ta thấy nhẹ nhàng, đầu óc như minh mẫn hẳn ra. Ngắm hồ, nghe tiếng suối chảy, tiếng chim rừng ca hát, chiêm ngưỡng hoa phong lan và các loài hoa dại, đẹp lạ lùng…

Toàn bộ khuôn viên của chùa bao gồm các am cốc, nhà hóng mát, hồ,khe, suối nhân tạo được thiết kế hài hòa giữa thiên nhiên đan xen các công trình kiến trúc. Phật đường chính của chùa mang tên Phong Trúc Am với cổng trúc có mái che. Nhiều loại phong lan , những cụm tre đằng ngà, suối uốn quanh và nhiều loại hoa khác làm đẹp và làm mát cho ngôi chính đường này. Thầy Minh Đức Triều Tâm Ảnh, người sáng lập ngôi chùa này đã viết những bức thư pháp rất đẹp và đầy ý nghĩa treo khắp chùa, có cả phòng thư pháp riêng, được xem là nét độc đáo của Huyền Không Sơn Thượng.

Có lẽ, điều làm chúng tôi thích nhất hồi đó là mỗi khi học xong, lại kéo nhau vào xin các sư trong chùa đồ ăn. Thời học trò, hễ “ăn của chùa” là thấy ngon kinh khủng! Còn nhớ có lần , thầy Minh Đức dọn cho chúng tôi một bữa ăn mặn, đứa nào cũng nhìn nhau lấm lét, vì luôn nghĩ rằng lên chùa là phải ăn chay. Chúng tôi mang hoài nghi ấy đi suốt nhiều năm tháng xa Huế, mãi hơn 15 năm sau mới hiểu rằng chuyện ăn mặn-ăn chay tùy thuộc vào nhiều yếu tố, chứ không phải hễ các sư thầy là phải ăn chay.

Sau này, mỗi khi trở lại Huế,tôi đều lên Huyền Không Sơn Thượng để thăm thầy. Thầy không nhớ tôi, vì hồi đó nhóm bạn bè của tôi đông đúc và nhí nhố quá chừng. Hơn nữa, thầy cũng tiếp không biết bao nhiêu khách thập phương đến thăm chùa. Vào năm 1995, tôi lên và hỏi thầy Minh Đức khá nhiều về đạo Phật,thầy lấy sách tặng tôi và còn viết tặng hai câu thơ bằng lối chữ thư pháp, mà tôi vẫn còn lưu giữ đến bây giờ với nhiều điều trăn trở riêng:

“Hữu duyên tìm đến non xanh

Mai sau vô lượng cây cành nở hoa”

Cuối thu năm rồi, tôi có lên thăm chùa và được thầy tiếp dón, tâm tình với nhau vài ba câu chuyện quanh bài viết Lan Huyền Không của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường,về các loại lan được nhắc tới trong bài viết này, đặc biệt là giống lan Ý Thảo. Thầy Minh Đưc đã đính chính cho tôi biết về một số nhầm lẫn của nhà văn khi viét về phong lan Huyền Không, với giọng kể thât dí dỏm và hài hước. Rồi cuối buổi chuyện trò , ánh mắt thầy đăm chiêu và nụ cười đôn hậu, thầy nói: “Vài ba năm nữa, khi công việc ổn định, thầy sẽ nhập thất, bỏ lại sau lưng tất cả…”

Ra về tự dưng lòng tôi cảm thấy bâng khuâng, chợt nhớ đến câu “hữu duyên”, “mai sau vô lượng”mà thầy tặng tôi năm nào…Liệu rằng mai sau tôi lên đây có còn gặp lại thầy đệ tạo thêm “duyên”hay:

“Hoa vàng ta để chờ anh

Hiện thân ta hát trên cành tâm mai

Trần gian chào cõi mộng này

Sông ngân tìm một bến ngoài hóa duyên” 

(Động hoa vàng, Phạm Thiên Thư)

Và tôi biết, cái duyên giữa thầy và tôi thế là quá nhiều giữa chốn vô thường này. Đọng lại trong tôi, trên tất cả, tôi luôn thấylòng bình yên, cảm giác như rũ sạch hết những phiền muộn dưới kia, khi lên với Huyền Không Sơn Thượng.

Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo số 40


XEM THÊM CÁC TRƯỚC TÁC CỦA VỊ THIỀN CHỦ HUYỀN KHÔNG SƠN THƯỢNG



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/04/2014(Xem: 17758)
31/03/2013(Xem: 12114)
03/04/2014(Xem: 49082)
15/09/2016(Xem: 9009)
Là một Phật tử dù đức tin có vững vàng đến đâu mà những hình ảnh, tin tức xấu xí về Phật giáo hàng ngày cứ đập vào mắt mình như thế, tôi cảm thấy rất đau lòng!
Những ngày gần đây lan truyền trên mạng xã hội hình ảnh một vị sư đầu trần chân đất đi bộ từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam. Xem qua nhiều clip và đọc một số bình luận thấy có người khen kẻ chê, người tán dương, kẻ dè bỉu.. Nhưng nói chung tôi thấy Thầy được cung kính nhiều hơn. Xin có những thiển ý như sau qua hiện tượng này.
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :