Chúng tôi đến thăm Thầy vào
một buổi chiều cuối tháng Tư. Trời Cali bắt đầu vào Hạ nhưng vẫn còn cái se lạnh
của mùa Xuân chưa hết. Thầy ra cửa đón
chúng tôi tại một ngôi chùa ngập bóng cây ở thành phố Pomona. Mới cách đây hơn một tiếng đồng hồ, chúng tôi
còn hòa vào dòng xe tấp nập trên các xa lộ mà giờ như lạc vào một khung cảnh
yên bình, ít xe cộ và người qua lại. Cảnh
chùa chiều thứ Sáu thật yên tĩnh, không một bóng người, chỉ nghe thấy tiếng lá
rì rào.
Mặc dầu được biết Thầy qua
các sách trước tác, qua các tác phẩmvăn học nghệ thuật và nhất là qua các bức
hình Thầy với những bước chân trần đi khất thực trên các nẻo đường cố kinh,
nhưng đây là lần đầu tiên chúng tôi được diện kiến Thầy. Với thân hìnhmảnh khảnh, với khuôn mặt quắc
thước, đôi lông mày trắng cong, Thầy như dáng dấp của một ông Tiên trên
núi. Mà Thầy ở trên núi thật, Thầy ở xa
lắm, bên kia nửa vòng trái đất. Thầy đã
xuống núi vân du và đến đây thăm một số đệ tử và một người bạn đồng môntrụ trì
ngôi chùa này. Thầy chính là Tỳ kheo Giới Đức, Sư trưởngHuyền Không Sơn Thượng.
Huyền Không Sơn Thượngtọa lạc giữa lưng
chừng núi Chầm thuộc sơn phận xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế,
cách trung tâm thành phố Huế chừng 14
cây số về hướng Tây. Thầy cho biếtnguyên thủy chùa được dựng bằng tre nứa năm 1973 ở phía Bắc đèo Hải Vân Lăng
Cô, Phú Lộc. Đến cuối năm 1978,
chùa được di dời về vùng núi này. Năm 1989 thầy được Sở Lâm nghiệp tỉnh Thừa
Thiêncấp cho 54 mẫu đất trống đồi trọc để trồng rừng phủ cây xanh. Sau
hơn 20 năm dài phá đất trồng cây từ một vùng đồi núi hoang sơ, khô cằn, chỉ
toàn là sim mua, tràm chổi và cỏ dại, bây giờ, rừng thông đã khép tán, màu xanh bạt ngàn, tàn cao bóng
lớn – tạo nên một môi trường thiên nhiênmát mẻ và trong lành.
Có một điểm đặc biệt, theo thầy cho biết
chùa và các kiến trúc phụ khác xung quanh không giống chùa Trung Hoa hay chùa Miên,
Thái, Lào; cũng không giống kiến trúc cung đình Huế, mà là một ngôi chùa hoàn
toàn Việt, biến thể từ một ngôi nhà rường xứ Huế với phong cách kiến trúc và chất
liệu mà chủ yếu là gỗ và ngói vảy cá truyền thống để giữ dáng dấp hồn Huế và hồn
Việt, hoà quyện với môi trường xanh thiên nhiên. Tất cả các am thất,
cốc liêu trong quần thể chùa đều có kiến trúc đồng bộ với chùa chính và đều là
kiến trúc mở để thiên nhiên, cây, cỏ, hoa lá, ánh sáng tràn vào nhà, vào cốc, vào am.
Được biết, Thầy là Thượng tọaGiới Đức
có bút hiệu là Minh Đức Triều Tâm Ảnh mà giới văn học nghệ thuật dường như ai cũng
biết. Thầy là một nhà thơ, nhà văn rất
nổi tiếng, những tác phẩm của thầy không những có
giá trị trong giới Phật học trong và ngoài nước mà còn đóng góp không nhỏ cho nền
văn chương, văn học của Việt Nam đương đại. Ngoài ra, Thầy còn am tường hội hoạ và trang trí mỹ thuật và là một cao
thủ cờ tướng từng đánh bại một số kì thủ quốc gia. Đồng thời Thầy cũng là một
trong những người nổi tiếng về nghệ thuật thư pháp tại Việt Nam những năm cuối
thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21.
“Rừng Thiền Huyền Không Sơn Thượng”
nay được gọi như thế là một không gian biệt lập yên tĩnh nơi núi rừng dành cho
các hành giảtu tập thiền định và thiền quán. Đây là một dạng trường Thiền rất mới mẻ ở Việt Nam mà hình như chỉ có ở miền Bắc
Thái Lan và Miến Điện.
Quả thật là may mắn và hạnh phúc khi được
hầu chuyện với Thầy bên tách trà đậm hương vị thiền, chúng tôi đã vấn an sức khỏe thầy, hỏi thăm Thầy về trường Thiền bên nớ và kể chuyện Thầy nghe đôi chút về Phật Giáo bên ni và với chuyến viếng thăm thầy này còn mang một ý nghĩasâu xa là cảm tạ Thầy đã đem
đến cho Thư Viện Hoa Sen, cho độc giả khắp năm châu những lời hay ý đẹp, những
lời giảng dạy sâu sắc qua các kinh sách dịch cũng như các trước tác của Thầy. Thầy không những là Pháp bảo mà còn là Quốc bảo
của Việt Nam như một nhà văn đã nhận định. Cũng trong dịp này thầy đã trao tặng Thư Viện Hoa Senbức tranh thư pháp
với bốn câu thơ đầy thiền vị, xin cảm tạ Thầy:
Hoa ươm mùi đạo vị
Sen ngát mạn đà hương
Thư kinh trăng giọt ngọc
Viện bối phụng văn chương
Sau những ngày Miến Điện nghỉ Tết, nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi do Sư Cô Tn Như Hiếu điều hành đã tiếp tục dấn thân cứu trợ. Hôm nay 22. April 2025 chúng con xin tiếp tục tường trình hình ảnh cứu trợ động đất Myanmar đợt 5. Cũng như 4 đợt cứu trợ vừa qua, lần này chúng con cũng kết hợp cùng với chư vị Bhante, chư Tăng Ni VN tại Myanmar (Nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi, Quỹ Phụng Sự Tâm An, Quỹ Từ Tâm, nhóm Sư Cô Thích nữ Như Hiếu- Suriyavati)
Xin tường trình Lộ trình đi cứu trợ miền động đất Myanmar.
Kính gửi : Chư tôn Hòa thượng Trưởng lão,Chư Hòa thượng,Chư Thượng tọa, Đại đức Tăng ni,Quý Phật tử trong vả ngoài nước : THÔNG BẠCH ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2569 của HĐGPTƯ Chánh thư ký Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống,Tỳ kheo Thích Đức Thắng
Khởi sự với lòng từ mong muốn đem nguồn nước của đức “Đại Bi” khơi nguồn nơi khô cằn sỏi đá và thiếu nguồn nước vào mùa khô ở Đăk Nông, từ ngày 19 tháng Giêng năm Ất Tỵ (19/2/2025) chúng con đã đi tiền trạm, khảo sát các trường học/ khu dân cư cần giếng nước sạch ở Đăk Nông. Sau khi tiến hành khảo sát đợt 1 vào ngày 19/2/2025 và đợt 2 vào ngày 17/3/2025, chúng con đã chọn lọc trong số các trường đã khảo sát và quyết định tặng 18 giếng nước/công trình lọc nước phèn/máy phát điện cho 20 trường học thuộc tỉnh Đăk Nông (có 4 trường trong cùng khuôn viên đất ở 2 địa điểm sẽ sử dụng chung công trình được tặng).
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.