(viết tặng tất cả những người con Phật nhân mùa Phật Đản PL. 2559, tháng 5.2015)
Được làm con Phật là điều vừa đơn giản, vừa hy hữu.
Đơn giản, vì sinh ra trong một gia đìnhPhật giáo thì tự động theo cha mẹđi chùa, lễ Phật, tin Phật ngay từ bé. Hy hữu, vì biết lấy Phật giáo làm lý tưởng đời mình và chọn sự thực hànhPhật Pháp như là sinh hoạt nền tảng hàng ngày—không phải ai sinh ra trong gia đình đó cũng đều tin Phật từ nhỏ đến lớn, và nếu tin Phật, cũng không gì bảo đảm là hiểu Phật, thực hànhđúng đắncon đường của Phật để gọi là con Phật chân chính.
Điều hy hữu ấy có thể áp dụng cho bất cứ ai thuộc các tôn giáo và tín ngưỡng khác: hầu như tín đồ tôn giáo nào cũng cho rằng mình may mắn được thần linh tuyển chọn và ban thưởng nên mới sinh vào gia đình ấy, xã hội nọ, quốc gia kia để rồi tin và làm theo những điều răn dạy đã được mặc khải.
Người con Phật không tin mình được Phật tuyển chọn, mà tin vào nhân duyên. Người con Phật cũng không xem Pháp Phật là những tín lý, giáo điều, học thuyết bắt buộc phải tin theo, mà tin nơi sự tác động của nhân quả và vận hành của nhân duyên; đặc biệt, tin vào sự chứng thực của mình đối với thực tại sau khi suy nghiệm, quán sát và nhận thức được nó, dựa trên chính nguyên lý nhân duyên và nguyên tắc nhân quả ấy.
Đức Phậtcho phép và khích lệ môn đồtự do dùng trí tuệ để phán xét và tri nhận sự thực; cũng hàm nghĩa rằng họ được quyền tìm hiểu, phán xét, thảo luận, phát biểu về Đức Phật và giáo lý của ngài trước khi tin theo và thực hành. Đây là điều hạnh phúc nhất mà người con Phật được hưởng từ hơn 25 thế kỷ trước: tự dotư tưởng và ngôn luận. Trong khi đó, nhân loại phải chờ 23 thế kỷ sau—từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 20, mới chính thức đón nhận ý niệmtự do này qua Tuyên NgônĐộc Lập của Hoa Kỳ 1776, Tuyên NgônNhân Quyền và Dân Quyền của Pháp 1789, và Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 1948; nhưng quyền tự do trên các văn bản này cũng chỉ áp dụng cho mục tiêubình đẳngxã hội; còn mỗi cá nhân, đứng trước các thần linh mà họ tôn thờ, vẫn chưa được hưởng cái quyền thiêng liêng ấy.
Chỉ có người con Phật mới thực sự là những con ngườitự do; bởi vì tự do là nhân của giải thoát, cũng là nhân của trí tuệgiác ngộ. Con ngườitự do là con ngườitrí tuệ; con ngườitrí tuệ thì phải tư tưởngtự do. Điều mà người con Phật từ ngàn xưa mặc nhiênthừa hưởng và công nhận thì mãi đến năm 1722, Benjamin Franklin (một trong những “cha già” thành lập Mỹ quốc) mới nói “Without freedom of thought there can be no such thing as wisdom…” Không có tự dotư tưởng thì chẳng có gì gọi là trí tuệ cả.
Đức Phật và Phật Pháp không cần được vinh danh, ca tụng. Đức Phật chỉ cần chúng taquán sát, lắng nghe, tư duy và thực hành những gì đã được trí tuệ sàng lọc, tri nhận; vì chỉ có sự thực hànhchánh pháp mới đưa chúng ta đến giải thoát, giác ngộ.
Nhưng khởi nguyên của con đường dẫn đến giải thoátgiác ngộ ấy, chính là tự dotư tưởng. Không phải chỉ là thoát khỏi sự lệ thuộctư tưởng nơi Đức Phật, mà còn phải vượt thoát các tri kiến, kiến giải mà chúng ta nghĩ là đã đạt được qua tư duy và thiền định. Nghĩa là phải bước đi bằng những bước chân tự do, vượt qua tất cả các chướng ngạikiên cố hay mềm dẻo, thô sơ hay vi tế, hữu hình hay vô hình, của con người, xã hội, thế giới bên ngoài và của tâm thức.
Làm con Phật, là điều đơn giản hay hy hữu cũng không quan trọng gì. Quan trọng là được làm người tự do; và hạnh phúc thay, được làm con Phật.
Sau những ngày Miến Điện nghỉ Tết, nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi do Sư Cô Tn Như Hiếu điều hành đã tiếp tục dấn thân cứu trợ. Hôm nay 22. April 2025 chúng con xin tiếp tục tường trình hình ảnh cứu trợ động đất Myanmar đợt 5. Cũng như 4 đợt cứu trợ vừa qua, lần này chúng con cũng kết hợp cùng với chư vị Bhante, chư Tăng Ni VN tại Myanmar (Nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi, Quỹ Phụng Sự Tâm An, Quỹ Từ Tâm, nhóm Sư Cô Thích nữ Như Hiếu- Suriyavati)
Xin tường trình Lộ trình đi cứu trợ miền động đất Myanmar.
Kính gửi : Chư tôn Hòa thượng Trưởng lão,Chư Hòa thượng,Chư Thượng tọa, Đại đức Tăng ni,Quý Phật tử trong vả ngoài nước : THÔNG BẠCH ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2569 của HĐGPTƯ Chánh thư ký Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống,Tỳ kheo Thích Đức Thắng
Khởi sự với lòng từ mong muốn đem nguồn nước của đức “Đại Bi” khơi nguồn nơi khô cằn sỏi đá và thiếu nguồn nước vào mùa khô ở Đăk Nông, từ ngày 19 tháng Giêng năm Ất Tỵ (19/2/2025) chúng con đã đi tiền trạm, khảo sát các trường học/ khu dân cư cần giếng nước sạch ở Đăk Nông. Sau khi tiến hành khảo sát đợt 1 vào ngày 19/2/2025 và đợt 2 vào ngày 17/3/2025, chúng con đã chọn lọc trong số các trường đã khảo sát và quyết định tặng 18 giếng nước/công trình lọc nước phèn/máy phát điện cho 20 trường học thuộc tỉnh Đăk Nông (có 4 trường trong cùng khuôn viên đất ở 2 địa điểm sẽ sử dụng chung công trình được tặng).
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.