Lời Nói Đầu Tâm này đây chảy một dòng thôi. Sống trong an tâmtự tại Như không mà Có, mà Có cũng Như Không Thuở ban đầu ấy Hiện Hữu là gì? Thực tại là gì? Tiểu Bộ Kinh, Bāhiya Sutta Vũ Trụvạn pháp trong lỗ chân lông Vũ Trụ và Nhân Sinh Vũ trụ quan Vũ Trụ chỉ là một khái niệm của ý thức Tâm Phật, Trí Đạo Đức Phật qua cái nhìn của các khoa học gia và những vĩ nhân nổi tiếng Các Bồ Tát không lịch sửphỏng vấnĐức Phật Như ThịViên Giác Lý Như Huyễn Hạt Lân Hư Trần Tương quan giữa Nguyên Tử và Chủng Tử Một Nguyên Tử trong Tiểu Vũ Trụ Thần thông của khoa học Tương đối luận Bản lai khoa học của Phật Giáo Bản laithiên văn của Phật Giáo Đức Thế Tôn đã thấy vi trùng Đức Phỗ Hiền, Nhà Thiên VănVũ Trụ Nhà Vũ Trụ và Vật Lý, Đức Quan Thế Âm Cổ nhân phương Đông đã thấy những tiềm Nguyên Tử Tạng Quang Minh Đốt thân thểcúng dường chư Phật Phật Giáochứng minh Khoa Học Tương đồng và Tương phản giữa Phật Giáo và Khoa Học Phật Giáo hợp nhất với Khoa Học Ngũ UẩnGiai Không Chiếu KiếnVũ TrụGiai Không Tuyệt đẹp của cái Chết Cái Chết tuyệt vời của Đức Thế Tôn Tự mình thắp đuốc mà đi Đại dụng trong bàn tay Phần Phụ Lục Tài LiệuTham Khảo
Lời Nói Đầu Đức Phậtlịch sửtuyên bố trên internet rằng: "Như Lai không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Như Lai mà thôi. Những gì người trí chấp nhận, Như Laichấp nhận."
Sư Triệu Châu mang bát gậy dạo khắp các tùng lâm và tự khuyên mình như sau: 七歲童兒勝我者、我即問伊。百歲老翁不及我者、我即教他。Trẻ con bảy tuổi hơn ta thì ta hỏi nó, ông già trăm tuổi chẳng bằng ta thì ta dạy va."
Muốn khảo sát vũ trụhiện hữu thì trước nhất phải biết rõ chính mình, hiểu rõ người, chúng sinh, và vạn vật rồi mới có thể nghiên cứu tới vũ trụ quan. Thế nên, điều thực tiển trước nhất cho nhân sinh là quay trở về chính mình để biết mình là ai, từ đâu tới, đang làm gì và sẽ đi đâu? Đây là những thao thức nan giải của nhân sinh từ lòng tham sanh húy tử, hay đúng ra từ tập quán Tham Sân Si mà ra, tuy những thắc mắc vấn nạn này hình như nan giải nhưng không phải là không có câu trả lờithích đáng và phương cáchgiải quyết hữu hiệu. Muốn tìm ragiải phápgiải thoát, chúng ta phải có đầu óc cởi mở, tiến bộ, biết loại trừ vô minhche lấpsự thật của vạn hữu bằng cách xử dụng phương pháp thực tiển của khoa học lẫn tâm sinh lý học cùng với hiện tượng luận, thật tướng luận, duyên khởi luận, và đạo phápchứng nghiệmtâm lý và siêu hình học của Đức PhậtThích Ca.
Tôi thường hay nói và luôn luôn nói, triết lý Phật Giáo mà tôi trình bày chỉ là một phương tiệnnhân sinh quan, ai biết đọc tiếng Việt đều có thể đọc chứ không nhất thiết phải là Phật Tử. Tuy nhiên, đọc mà hiểu hay không hiểu, hiểu cách khác, hiểu cao hơn nữa, đồng ý hay không đồng ý thì cũng chẳng liên quan lẫn nhằm nhò gì đến tôi. Vì tôi cũng như bạn cùng là khách quá giang, nhờ người chèo đò Phật Pháp độ qua sông để tới ‘bờ bên tê’ (bờ bên kia) chỉ một lần thôi khi bạn đã qua ‘bờ bên tê’ (bờ bên kia) rồi thì không có chuyện trở lại ‘bờ bên tê’ (bờ bên kia) nữa. Trang Tử nói: “Bên này” cũng là “Bên kia.” “Bên kia” cũng là “Bên này.” Cốt tuỷ đích thực của đạo là khi “bên này,” “bên kia” không còn mâu thuẫn nữa. Chỉ cái cốt tuỷ này, như một cái trục, là tâm điểm của vòng tròn và trả lời mọi thay đổi không ngừng. Nó không phải khối vuông để phân biệt bên này, bên kia mà hình cầu, không bờ bến. Không phải hình học phẳng 2 chiều, ngang dọc, nhưng mà hình cầu cong 4 chiều, không gian lẫn thời gian.
Tác giả của cuốn sách nổi tiếng Đạo của Vật Lý (The Tao of Physics,) Vật Lý Gia Fritjof Capra hỏi một nhà hiền triếtẤn Độ rằng nếu ông theo học Đạo với Ngài thì ông có phải từ bỏsự nghiệp nghiên cứu khoa học không? Nhà hiền triếttrả lời một cách đơn giản: "Trước hết ông phải là con người thật sự, trước khi là một nhà chuyên môn." Có nghĩa, điều tiên quyết là phải thành nhân trước khi thành thân trong bất cứ lãnh vực chuyên môn nào ngay cả học Đạo. Giáo lý nhà Phật bao gồm cả tinh thầntâm linh và những phương pháp khoa học thực tiễn nhất để giúp nhân loại lẫn cá nhân tìm lại được sự an lạc, hạnh phúc và tự do trong cuộc đời lẫn trên thế giới bằng cách hợp thông hài hòa với vũ trụ mà trong đó, yếu tốchấp ngã, tham sân si không phải là động lựcchỉ đạochi phốicon người nữa.
Theo Thiền Sư Nguyệt Khê (kiến tánh tịch năm 1965 tại Hồng Kông): Triết lý vũ trụ gồm 4 lớp khác biệt: Duy vật, duy tâm, tâm vật hợp một và phi tâm phi vật. Lý luậnkiến lập của bài này chỉ có thể diễn đạt đến cảnh giới "Tâm vật hợp một," đối với cảnh giới "phi tâm phi vật" chẳng thể diễn đạt bằng lời nóivăn tự, cần phảiy theophương pháptu trì mới có thể tự nghiệm chứng. Hòa Thượng Duy Lực nói, “Nếu muốn đạt đếncảnh giớiphi tâm phi vật, nhất định phải đích thân tu chứng mới được.” Cái phi tâm vật này đã được kinh Phật diễn tả và tôi đã tư nghị trong sách Vô Tự Kinh; kiến được kinh không chữ là giác ngộphi tâm phi vật.
Trong bài Ý Nghĩa Cái Chết Theo Quan ĐiểmPhật Giáo, phần Quan điểm chung của Phật Giáo về sự sống và cái chết, Hoang Phong viết: ‘Sự Thật’ [the Truth, thực tại] do Đấng Giác Ngộ nêu lên liên quan đếnthế giớivật chất và cả phi vật chất, bao hàm tất cả mọi lãnh vựchiểu biết của con người từ khoa học, triết họccho đếnđạo đức và cả sự vận hành sâu kín của tâm thức nơi mỗi cá thể. Nếu suy xét thật kỹ thì chúng ta cũng sẽ thấy rằng tuy "Sự Thật" [thực tại] đó liên quan đếnbản chất của toàn thểvũ trụ, thế nhưng Đấng Giác Ngộ mà người ta còn gọi là Đức Phật, chỉ nhấn mạnh đến những khía cạnh thật thiết thực là những khổ đau mà con người tự gây ra cho mình và các phương pháp giúp họ tự giải thoát khỏi những khổ đau đó. Nếu nhìn hai khía cạnh ấy của Đạo Pháp qua nhãn quan của con người thuộc thời đạichúng ta ngày nay thì sẽ thấy rằng cả hai khía cạnh đều thuộc vào lãnh vực "tâm lý học" (psychology) với ý nghĩa thật bao quát của ngành học này. Nếu nhìn theo một góc cạnh thu hẹp và thực dụng hơn nữa thì đấy là một ngành y học gọi là "tâm lý trị liệu" (psychotherapy,) nếu nhìn theo một góc cạnh mở rộng và sâu sắc hơn thì đấy là một sự khám phákỳ diệu thuộc lãnh vựctâm linh (spiritual exploration.) Thế nhưng mặc dù sự khám phá thuộc lãnh vựctâm linh ấy có siêu việt đến đâu đi nữa thì Phật Giáonhất định cũng không phải là một tôn giáo mang tính cáchthần bí diệu kỳ (a mystical mysticism.) Niết Bàn hay cứu cánhtối thượng của việc tu tập trong Phật Giáo không có gì huyền bí nhưng chỉ đơn thuần là một thể dạng tâm thức đang hiển hiện trong trí của mỗi chúng ta, tất nhiên là với điều kiện thể dạng tâm thần ấy đã loại bỏ được cảm tính kiêu căng của cái Ngã và những thứ xúc cảm, ‘nhất tâm bấn loạn,’ phát sinh từ cái tôi ấy.
Đạo Pháp (Dharma) do Đức Phậtthuyết giảng không phải là những lời mặc khải của thần linh, cũng không nhất thiết là những lời giáo huấnđạo đức của một đại hiền nhân mà đúng hơn là một khám pháviên diệu của một Đấng Giác Ngộ về ‘Sự Thật’ (the truth, chân lý) của vũ trụ.
Đạo Giác Ngộthành tựu là do biết tận dụng và kích thích sự phát triển tột cùng của Trí Tuệ và Tâm Thức để đạt tới Chân Lý. Từ thực tại đó mà nhân sinh có thể giải thíchvũ trụ, thế giới, con người, chúng sanh và những hiện tượng huyền bí, kỳ diệu của cuộc sống trong thế gian nầy. Vũ trụ là ta; Ta là vũ trụ. Vô lượng vật là một; một là vô lượng! Vũ trụsống động, phức tạp như chúng sinh nhưng nếu chúng ta có thể hài hòa hợp nhất với vũ trụ, thì vũ trụ sẽ cho ta vô lượng pháp. Nên hiểu, cái ranh giới giữa vô minh và giác ngộ, giữa tỉnh và điên, giữa lư hỏa thuần thanh và tẩu hỏa nhập ma chỉ như là một sợi tóc, khó thể minh giác được bởi nhục nhãn. Nguyện cúng dườngkinh tạng thơ hoa Trải tam thế mộng một tòa sắc hương Kiếp sau làm chim trong sương Về bay hóa độmười phương trời vàng (Phạm Thiên Thư) Tôi đã khả lậu, và cố mạo muội tư nghị cái bất khả tư nghì thay vì im lặng tư nghi. Tôi cũng xin cúng dườngthập phương, hồi hướng công đức của bài này cho tất cả chúng sinh.
Hôm nay 15/4 2025, ( Lúc này đang là thời điểm Tết cổ truyền của dân tộc Miến ), chúng con xin tiếp tường trình cứu trợ động đất Myanmar đợt 4. Cũng như 3 đợt cứu trợ vừa qua, lần này chúng con cũng kết hợp cùng với chư vị Bhante, chư Tăng Ni VN tại Myanmar (Nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi, Quỹ Phụng Sự Tâm An, Quỹ Từ Tâm, nhóm Sư Cô Khemacari).
thành phố New York đã chính thức khánh thành con đường mang tên "Thích Nhất Hạnh Way" tại giao lộ đường Broadway và West 109th Street, nhằm vinh danh Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Kính bạch chư Tôn Đức Tăng Ni, chư Phật tử và quý đồng hương hảo tâm Từ thiện.
Được quý vị quan tâm thương tưởng cho tâm nguyện cứu trợ của chúng con, hôm nay 10. April 2025 chúng con xin tiếp tục tường trình hình ảnh cứu trợ động đất Mynamar đợt 3.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.