Quê cha, đất mẹ

26/07/20169:04 SA(Xem: 12393)
Quê cha, đất mẹ

QUÊ CHA, ĐẤT MẸ
Vĩnh Hảo

 

que huongTừ nơi ấy chúng ta sinh ra. Từ nơi ấy, cha mẹ, ông bà chúng ta sinh ra.

Nơi ấy, được gọi là quê cha (fatherland), là đất mẹ (motherland), là đất tổ, là tổ quốc, là quê hương (native land).

Quê hương gắn liền với sinh mệnh, với dòng cảm thức và cảm xúc của chúng ta từ trong máu huyết.

Quê hương được biểu hiện trong một nền văn hóa chung, gọi là nếp sống, nếp ăn-ở, bao gồm tiếng nói, chữ viết, lời ca, điệu nhạc; từ miếng ăn, thức uống, trang phục (truyền thống), cho đến kiến trúc nhà ở, điện đài, những nơi thờ tự, và cách thức thờ tự… Có những gì rất giống trong những người sinh ra và lớn lên từ một quê hương. Có những gì rất khác giữa những người sinh ra và lớn lên từ các nơi chốn khác nhau. Nhưng điểm chung cùng là sinh ra nơi đâu, lớn lên từ đâu, người ta thường yêu tha thiết nơi ấy. Cùng yêu một quê hương là cùng yêu một cha/mẹ; cùng yêu cha/mẹ thì đó là anh em một nhà. Anh em một nhà thường thương yêu, đùm bọc, bảo vệ lẫn nhau; cùng dành cho cha/mẹ niềm yêu kính và lòng tri ân.

Đem hình ảnh cha/mẹ ghép vào mảnh đất nầy để gọi tên quê hương, người ta muốn kéo quê hương lại thật gần với tâm thứcđời sống thực của những đứa con; và đồng thờinâng cao phẩm chất và tình cảm thiêng liêng của cha/mẹ lên tầng bậc cao nhất. Không ai gần gũi con cái bằng cha/mẹ. Không ai xứng đáng được gắn liền với đất nầy bằng cha/mẹ.

Mảnh đất nầy, quê hương nầy, nuôi nấng và trưởng dưỡng tất cả những đứa con được sinh ra. Một khi được sinh ra từ đất nầy, đứa con không thể nào quên được quê hương—dù phải ly hương hoặc sống đời lưu vonglý do nào đó. Đối với cha mẹ cũng vậy, con không thể nào quên—dù phải chia xa hoặc cha mẹ đã khuất bóng.

Quê hương, rất tha thiết, gắn bó với tình cảm con người khi nghĩ đến, nhưng cũng thật mơ hồ vì quê hương chỉ là hai chữ để gọi tên, là một khoảnh nhỏ trên bản đồ, không thường xuyên có mặt trong đời sống hàng ngày. Nhưng gọi cha, gọi mẹ thì gần gũi hơn, cụ thể hơn. Cha/mẹ chính là biểu tượng của quê hương. Yêu cha/mẹ thì cũng yêu quê hương, yêu nơi cha/mẹ sinh ra. Ngày nào  cha/mẹ có mất đi thì quê hương vẫn còn đó, vì cha/mẹ chỉ ở bên ta trăm năm, trong khi quê hương thì ngàn đời.

Quê hương không thể mất.

Mất quê hương là mất cả cội nguồn yêu thương truyền nối từ bao đời tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Mất quê hương là mất cả lịch sử dài lâu của một dân tộc với bao nhiêu xương máu, bao nhiêu mồ hôi nước mắt trải dài theo dòng thời gian và trên từng tấc đất để khẳng định nền độc lập tự chủ của mình.

Cha mẹ mất đi, chỉ gia đình thân thuộc đau buồn. Quê cha, đất mẹ mà mất, cả dân tộc đau buồn, cả lịch sử nghìn năm kiên gan quật cường cũng sẽ bị xóa nhòa, dần vào quên lãng.

 

Hãy yêu cha mẹ khi cha mẹ còn hiện hữu, đừng để mất đi rồi hối tiếc.

Hãy yêu quê hương với niềm trân trọng, kính cẩn, đối với nơi chốn khắc ghi và lưu giữ tất cả hình ảnh và kỷ niệm của cha mẹ, ông bà, tổ tiên… nhiều đời; đừng làm tổn hại, đừng để rơi mất, dù chỉ một mảng rêu, một phần bụi đất nhỏ.

Hãy gọi tên quê hương bằng tiếng gọi cha mẹ tha thiết, và hãy dành cho quê hương tình cảm sâu sắc nhất, như đã yêu thương chính cha mẹ của mình.

 

 

Vĩnh Hảo

California, 23.7.2016






Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 20327)
12/10/2016(Xem: 18276)
26/01/2020(Xem: 10817)
12/04/2018(Xem: 19030)
06/01/2020(Xem: 9845)
24/08/2018(Xem: 8536)
12/01/2023(Xem: 2904)
28/09/2016(Xem: 24237)
27/01/2015(Xem: 23792)
11/04/2023(Xem: 2128)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.