QUY NGUYÊN TRỰC CHỈ
ĐẠI SƯ TÔNG BỔN
NGUYỄN MINH TIẾN dịch và chú giải
NGUYỄN MINH HIỂN hiệu đính Hán văn
Nhà xuất bản Văn Hóa Sài Gòn 2009

Sách ra đời vào triều đại Nam Tống của Trung Hoa, có lẽ đã được soạn trong khoảng cuối thế kỷ 11. Nhờ được lưu giữ trong Đại tạng kinh, nên văn bản có thể nói là khá hoàn chỉnh, không có nhiều nghi vấn. Ngược lại, một số đoạn văn trích dẫn trong sách này còn gợi ra những vấn đề khá thú vị cho việc nghiên cứu. Chẳng hạn, có đoạn dẫn sách Tam giáo pháp số cho biết chính xác Lão tử sinh vào năm 605 trước Công nguyên. Dĩ nhiên, chúng ta không thể tin chắc vào một trích dẫn đơn thuần như thế này, nhưng với một vấn đề đã làm đau đầu các nhà nghiên cứu từ nhiều năm nay như niên đại của Lão tử, thì đây rõ ràng là một thông tin hết sức thú vị. Hoặc như bản kinh Thi-ca-la-việt lục phương lễ bái được khắc in nguyên vẹn trong sách này lại hoàn toàn khác hẳn với bản kinh cùng tên do ngài An Thế Cao dịch được lưu giữ trong Đại tạng kinh...
Với giá trị văn chương phong phú cũng như nội dung chứa đựng nhiều tư tưởng, lập luận sâu sắc, chúng tôi tin rằng bản dịch được giới thiệu lần này kèm theo nguyên tác Hán văn sẽ đóng góp được phần nào cho công việc nghiên cứu cũng như sự tu tập hành trì Phật pháp.
Bản Việt dịch và chú giải đầy đủ được in kèm cả nguyên tác Hán văn trong lần xuất bản này.
Không chỉ đơn thuần là một tác phẩm mang ý nghĩa tôn giáo, với những áng văn trác tuyệt được sáng tác bởi những bậc thầy văn chương nổi tiếng thời bấy giờ như Tô Đông Pha, Long Thư cư sĩ, Thừa tướng Trịnh Thanh Chi, Thiền sư Trương Lô Trạch, Thiền sư Phật Ấn... tác phẩm này đã trở thành một vốn quý cho những ai muốn tìm hiểu về văn chương Phật giáo.
Mục Lục
Lời nói đầu
Lời tựa sách Quy nguyên trực chỉ
Quyển Thượng
Chánh tín niệm Phật sẽ được vãng sanh
Tôn sùng Tam bảo và giáp pháp
Hiếu dưỡng và báo ơn cha mẹ
Trên đường cầu thầy học đạo
Bài văn qui kính chỉ rõ phép tham thiề
Chỗ khó dễ của phép tu thiền và Tịnh độ
Phân biệt lẽ chánh tà để dứt lòng nghi
Khuyên người phát nguyện, quyết định vãng sanh
Bài kệ dạy người niệm Phật, phát nguyện
Đại sư Trí Giả khuyên người chuyên tu tịnh độ
Thiền sư Vĩnh Minh Thọ răn người đừng khinh Tịnh độ
Thiền sư Trương Lô Trạch khuyên tu Tịnh độ
Long Thư Vương cư sĩ khuyên người Tịnh độ
Thừa tướng Trịnh Thanh Chi khuyên tu Tịnh độ
.v.v.
Quyển Trung
Tam giáo hướng đến giáo hoá cuộc sống tốt đẹp
Độc Phong Thiện Thiền sư: Tam giáo đồng một lý
Diêu thiếu sư: Phật pháp không thể diệt mất
Luận về Tam giáo một cách công bằng
Luận trừ những chỗ sai lầm
Tam giáo dạy về chân như bổn tánh
.v.v.
Quyển Hạ
Biện minh lẽ dị đoan
Biện minh về học thuyết Dương, Mặc
Biện minh ý nghĩa hư vô tịch diệt
Biện minh về quỷ thần
Biện minh về việc trời đánh
Các vị vua quan và dành cho học Phật
Các nhà Nho học Phật
.v.v.
Lời tựa sách Quy nguyên trực chỉ
Quyển Thượng
Chánh tín niệm Phật sẽ được vãng sanh
Tôn sùng Tam bảo và giáp pháp
Hiếu dưỡng và báo ơn cha mẹ
Trên đường cầu thầy học đạo
Bài văn qui kính chỉ rõ phép tham thiề
Chỗ khó dễ của phép tu thiền và Tịnh độ
Phân biệt lẽ chánh tà để dứt lòng nghi
Khuyên người phát nguyện, quyết định vãng sanh
Bài kệ dạy người niệm Phật, phát nguyện
Đại sư Trí Giả khuyên người chuyên tu tịnh độ
Thiền sư Vĩnh Minh Thọ răn người đừng khinh Tịnh độ
Thiền sư Trương Lô Trạch khuyên tu Tịnh độ
Long Thư Vương cư sĩ khuyên người Tịnh độ
Thừa tướng Trịnh Thanh Chi khuyên tu Tịnh độ
.v.v.
Quyển Trung
Tam giáo hướng đến giáo hoá cuộc sống tốt đẹp
Độc Phong Thiện Thiền sư: Tam giáo đồng một lý
Diêu thiếu sư: Phật pháp không thể diệt mất
Luận về Tam giáo một cách công bằng
Luận trừ những chỗ sai lầm
Tam giáo dạy về chân như bổn tánh
.v.v.
Quyển Hạ
Biện minh lẽ dị đoan
Biện minh về học thuyết Dương, Mặc
Biện minh ý nghĩa hư vô tịch diệt
Biện minh về quỷ thần
Biện minh về việc trời đánh
Các vị vua quan và dành cho học Phật
Các nhà Nho học Phật
.v.v.

Quy nguyen truc chi
- Từ khóa :
- Quy Nguyên
- ,
- Trực Chỉ
- ,
- Tông Bổn