Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo Số 384

14/03/20224:06 CH(Xem: 1730)
Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo Số 384
TẠP CHÍ VĂN HÓA PHẬT GIÁO SỐ 384
Chủ đề: CÂY CÓ CỘI, SÔNG CÓ NGUỒN
Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo 384PDF icon (4)Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo 384
Đọc Online

MỤC LỤC
Chủ ĐềCÂY CÓ CỘI, SÔNG CÓ NGUỒN
6. Phật giáo Đồng Nai đồng hành cùng dân tộc (TT.TS. Thích Huệ Khai)
16. Tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam từ quá khứ đến hiện đại (TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy)
24. Làm thế nào để thể hiện lòng hiếu kính đối với ông bà tổ tiên một cách có ý nghĩa (NCS. Lê Tấn Lộc)
28. Biểu hiện của truyền thống dân chủ trong tiến trình lịch sử dân tộc (Lam Phương)
PHẬT GIÁOTHỜI ĐẠI
38. Sức mạnh nội tại của Phật giáo trong quá trình xây dựng – phát triển đất nước (TT.TS. Thích Phước Đạt)
52. Đôi nét về Phật giáo Nhật Bản thời kỳ Nara (SC. Thích Nữ Hạnh Tri)
58. Những đóng góp của GHPGVN trong phòng, chống dịch COVID-19 (TS. Vũ Trọng Hùng) 
PHẬT GIÁOVĂN HÓAĐỜI SỐNG
66. Tìm hiểu sự truyền bá và các di tích của Phật giáo tại vùng Andhra Pradesh (miền Nam Ấn) (NCS. Thích Nguyên Thế)
72. Sân chùa Văn Hiến ngày ấy (Chung Tiến Lực)
PHẬT GIÁO – KHOA HỌC VÀ TRIẾT LÝ
84. Lý tưởng giải thoát trong nhà Phật (TT. Thích Minh Thành)
90. Chằn tinh theo góc nhìn Phật giáo (Viên Sanh)
GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ CÁC TỰ VIỆN:
“Du hành” trong thế giới Phật Giáo trên đỉnh Bà Đen
Chùa Thanh Lương, tỉnh Kiên Giang

THƯ TÒA SOẠN

Kính thưa quý độc giả!

Khi ta lớn lên
Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...”
mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
(Trích “Mặt đường khát vọng” - Nguyễn Khoa Điềm)

Sống trong đời, không ai là không có cội nguồn gốc rễ. Cội là nguồn, là gốc gác, là nơi “chôn nhau cắt rốn”; là nơi hội tụ tình thân, đoàn viên sum họp. Nguồn cội còn là quê hương, trong đó dung chứa “thủy thổ quốc gia”, là biển, là trời, là ơn người đã ngã xuống và người đương vị đang chèo chống cho con thuyền Tổ quốc khỏi chông chênh.
Đất nước ta, dân tộc ta có chung một cội nguồn Tiên - Rồng, có ngày Giỗ Tổ Hùng Vương để hằng năm thành kính bái vọng. Còn trong mỗi gia đình, nơi thiêng liêng nhất, đều có bàn thờ dòng tộc, thờ những người đã sinh thành, nuôi dưỡng, phù hộ cho con cháu.

Hướng về cội nguồn, về Tổ tiên với một tình cảm thiêng liêng, trong sạch nhất, là phẩm chất đã thấm sâu trong tâm can mỗi người Việt Nam từ nghìn đời nay:
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng Ba.”

Câu ca dao ấy như một lời nhắn nhủ, một lời tâm sự, một tình cảm thủy chung, son sắt.

Mượn câu ca dao của người xưa, Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo xin gửi đến quý độc giả số báo 384 với chủ đề: “Cây có cội, sông có nguồn” như lời nhắn nhủ về niềm tự hào dân tộc, về tình yêu quê hương - đất nước Việt Nam. Tấm lòng hướng về cội nguồn, biết ơn tổ tiên, cha ông đã dựng xây nên đất nước này sẽ giúp mỗi người chúng ta nhân lên tình yêu, sự kiên trung lẫn sức mạnh để phụng sự Tổ quốc, vì một Việt Nam cường thịnh hôm nay và mai sau.

Ban Biên tập Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo

Xem các số báo cũ:





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :
Hôm nay, 29-4 (21-3-Giáp Thìn), tại chùa Thiên Mụ (TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế), môn đồ đệ tử Đại lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu đã trang nghiêm tổ chức tưởng niệm 32 năm ngày ngài viên tịch. Đông đảo chư Tăng Ni, Phật tử đã đến tham dự, đảnh lễ tưởng niệm.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang ngày 26/4 khởi tố bị can và bắt tạm giam Facebooker Dương Hồng Hiếu, 46 tuổi, về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Khoản 2, Điều 331 của Bộ luật Hình sự vì chỉ trích một chức sắc cao cấp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.