Niềm Tin Của Nàng Am-ba-bà-lị

24/02/20235:27 SA(Xem: 2596)
Niềm Tin Của Nàng Am-ba-bà-lị

NIỀM TIN
CỦA NÀNG AM-BA-BÀ-LỊ
Thích Nguyên Hùng

Ambapāli
Amrapali greets Buddha", ivory carving,
National Museum of New Delhi

Am-ba-bà-lị (Ambapāli) nguyên là một kỹ nữ hạng sang, sống tại thành Tỳ-xá-li. Nàng sở hữu nhiều trung tâm vui chơi giải trí, trong đó có một khu vườn nỗi tiếng xinh đẹp nhất thành phố và cũng là trung tâm vui chơi lớn nhất của tầng lớp thượng lưu.

Một lần nọ, Ambapāli nghe tin Đức Phật cùng các đệ tử du hành đến thành Tỳ-xá-li và nghỉ lại dưới những gốc cây ven rừng, nàng liền sửa soạn xe báu đi đến đảnh lễ Thế Tôn. Khi gần đến nơi, từ xa nàng đã thấy Đức Thế Tôn diện mạo đoan chánh, các căn đặc biệt khác thường, tướng tốt đầy đủ, như mặt trăng ở giữa những vì sao. Nàng rất hoan hỷ, xuống xe đi bộ lần tới chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ, ngồi lại một bên.

Rồi Thế Tôn theo thứ lớp thuyết pháp, khai giải, giáo huấn, khiến cho lợi ích, hoan hỷ. Nghe Phật thuyết pháp xong, Ambapāli phát tâm vui mừng, quỳ trước Đức Thế Tôn phát nguyện trọn đời quy y Tam Bảogiữ gìn năm giới. Sau đó, nàng thỉnh cầu Đức Phật cùng các tì-kheo đến khu vườn nỗi tiếng của mình dự lễ trai Tăng. Sự thỉnh cầu ấy được Phật hứa khả. Quá xúc độngsung sướng trước tấm lòng từ bi thương tưởng của Phật, nàng dong xe nhanh chóng trở về nhà để chuẩn bị cho buổi lễ cúng dường trai Tăng sáng hôm sau. Do chạy xe quá nhanh nên nàng đã gây va quẹt với đoàn xe của năm trăm công tử Lệ-xa, cũng đang trên đường đến đảnh lễ Đức Phật. Các công tử Lệ-xa bắt nàng lại và hỏi vì lý do gì mà chạy xe nhanh thế, thì được biết nàng phải về nhà gấp để chuẩn bị lễ cúng dường Đức Phậtchúng Tăng. Các công tử Lệ-xa liền đề nghị nàng nhường cho họ được cúng dường Phật trước và họ sẽ trả cho nàng một trăm ngàn lượng vàng. Ambapāli không đồng ý. Các công tử Lệ-xa ra giá cao hơn, gấp mười sáu lần trăm ngàn lượng vàng, cho đến số tài bảo giá trị bằng một nửa vương quốc. Nhưng nàng kỹ nữ Ambapāli đã thẳng thừng tuyên bố: “Giả sử đem tài bảo của cả nước cấp cho tôi, tôi cũng không nhận. Vì sao? Vì Phật hiện ở tại vườn tôi, Ngài đã nhận lời tôi thỉnh trước. Việc ấy đã xong, không thể nhường được”.

Thật quá bất ngờ cho năm trăm công tử Lệ-xa, và cho cả chúng ta!

Xuất thân thấp hèn, đối với xã hội thời Đức Phật, và cả xã hội ngày nay, trong mắt mọi người, Ambapāli chỉ là một cô kỹ nữ, không hơn không kém. Cho dù một số ít người đã coi kỹ nữ cũng là một cái nghề, nhưng cái nghề đó không được xã hội đồng tình, nếu không muốn nói là bị nhiều người lên án, chỉ trích, mạ lị (nguyên văn trong kinh nói nàng là một dâm nữ. Pāli: kāmesu micchācāro, hành vi tà vạy trong các dục lạc). Với nhiều người, Ambapāli có một lý lịch xuất thân không đàng hoàng, là người bỏ đi, là hạng người thấp hèn, nhơ nhuốc, đáng bị người đời khinh khi, phỉ nhổ. Thế nhưng, chỉ sau một lần diện kiến Đức Thế Tôn, Ambapāli đã trở thành một con người khác, khác hoàn toàn. Nàng đã rủ bỏ tập quán từ trước, tiêu trừ những cấu uế và làm một con người mới. Đây là sự mầu nhiệm của Phật pháp, nhưng cũng là sự mầu nhiệm của khả năng tự chuyển hóa nơi mỗi con người. Không ai có quyền lựa chọn điều kiện hay hoàn cảnh xuất thân của mình, nhưng mình hoàn toàn có quyền lựa chọn cách sống, lối sống cho chính mình, để đời sống của mình thăng hoa hay chìm xuống tận đáy của xã hội.

Có thể Ambapāli không biết vì sao mình trở thành một kỹ nữ. Có lẽ vì hoàn cảnh gia đình. Cũng có thể là vì xã hội đẩy đưa. Có cả trăm ngàn lý do. Và có biết bao nhiêu người lâm vào hoàn cảnh giống như nàng, tưởng chừng như không còn lối thoát. Ấy vậy mà nàng Ambapāli đã thoát được, chỉ sau một lần đi chùa! Vậy thì những người khác, có hoàn cảnh như nàng hay tương tự nàng, tại sao lại đánh mất niềm hy vọng trong khi cửa chùa đang rộng mở? Chúng ta phải có niềm tin.

Chính niềm tin đã làm thức dậy tâm linh của Ambapāli, niềm tịnh tín vào Tam Bảo, ngay lần đầu tiên diện kiến Thế Tôn. Chỉ một lần để cơn mưa pháp tưới những hạt cam lồ vào tâm thức thì bông hoa hạnh phúc đã đâm chồi nảy lộc trong trái tim người kỹ nữ. Và niềm hạnh phúc đó, giờ đây đối với nàng là không có gì so sánh được, không có gì có thể mua được, không có gì đánh đổi được, dù là tài bảo của cả giang sơn. Nàng đã thành tựu tín căn kiên cố, hay nàng đã thành tựu được bốn niềm tin bất hoại (tứ bất hoại tín). Bấy giờ, ai còn dám khinh khi người kỹ nữ ấy? Nàng đã vào địa vị bất thối!

Mỗi chúng ta đều hơn một lần tự hào và danh nhân Phật tử, tự cảm thấy hãnh diện rằng mình xuất thân trong gia đình nề nếp, có địa vị xã hội, có giáo dục trường lớp… nhưng so với người kỹ nữ kia, niềm tin của chúng ta đối với Tam Bảo như thế nào? Và thái độ của chúng ta đối với tiền tài danh vọng ra sao? Ambapāli, vốn là một kỹ nữ, người mà chúng ta hơn một lần không để mắt tới, hoặc để mắt tới với thái độ khinh miệt, vậy mà chỉ sau một lần đi chùa, nghe pháp, dù được trao đổi giá trị tài sản của cả giang sơn, nàng cũng không nhường cái quyền phụng sự, cúng dường Tam Bảo cho người khác. Trong khi đó, có biết bao nhiêu người danh nhân này nọ lại có thể sẵn sàng đánh đổi lý tưởng, đánh mất niềm tin của mình chỉ vì một chút hư danh, một chút tàn dư bả lợi. Điều này tưởng cũng cần suy gẫm lắm thay!

Xem thêm video: 






 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 189411)
01/04/2012(Xem: 34888)
08/11/2018(Xem: 13750)
08/02/2015(Xem: 52159)
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :
Hôm nay, 29-4 (21-3-Giáp Thìn), tại chùa Thiên Mụ (TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế), môn đồ đệ tử Đại lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu đã trang nghiêm tổ chức tưởng niệm 32 năm ngày ngài viên tịch. Đông đảo chư Tăng Ni, Phật tử đã đến tham dự, đảnh lễ tưởng niệm.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang ngày 26/4 khởi tố bị can và bắt tạm giam Facebooker Dương Hồng Hiếu, 46 tuổi, về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Khoản 2, Điều 331 của Bộ luật Hình sự vì chỉ trích một chức sắc cao cấp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.