Nữ Hoàng Đế Võ Tắc Thiên Và Sự Phát Triển Cực Thịnh Của Phật Giáo Tại Trung Hoa

28/08/20234:12 SA(Xem: 1797)
Nữ Hoàng Đế Võ Tắc Thiên Và Sự Phát Triển Cực Thịnh Của Phật Giáo Tại Trung Hoa

NỮ HOÀNG ĐẾ VÕ TẮC THIÊN
VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỰC THỊNH CỦA PHẬT GIÁO TẠI TRUNG HOA

“Tôi yêu Phật từ khi còn thơ ấu và luôn đặt tâm tôi nơi Ba La Mật Đa.”
(Trích lời đề tựa của Nữ Hoàng Đế Võ Tắc Thiên
cho bản dịch Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh)


Picture1PDF icon (4)v2 NỮ HOÀNG ĐẾ VÕ TẮC THIÊN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỰC THỊNH CỦA PHẬT GIÁO TẠI TRUNG HOA

Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp
Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ
Ngã kim kiến văn đắc thọ trì
Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa.

Vô thượng thậm thâm Pháp nhiệm mầu
Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu
Con nay thấy, nghe, được thọ trì
Nguyện tỏ Như Lai chân thật nghĩa.

Nữ Hoàng Đế Võ Tắc Thiên cẩn bút sau khi xem bản Kinh Hoa Nghiêm
do Ngài Thức Xoa Nan Đà (Siksananda) chủ trì chuyển dịch lại toàn bộ; nay bốn câu này
trở thành là bốn câu kệ khai Kinh trong truyền thống Đại Thừa Phật Giáo.

Giới thiệu: Dưới đây là các phần tóm lược, trích đoạn và lược dịch có liên quan đến Nữ Hoàng Đế Võ Tắc Thiên và sự đóng góp của Bà cho sự phát triển cực thịnh của Phật Giáo trong thời gian Bà trị vì tại Trung Hoa, trích từ luận án Tiến Sĩ của Rui Wang, “Các Đóng Góp Của Võ Tắc Thiên Cho Sự Phát Triển Văn Hóa Trong Triều Đại Nhà Đường,” được bảo vệ tại Đại Học University of Toronto, Khoa Đông Á Học vào năm 2008.

https://www.collectionscanada.gc.ca/obj/thesescanada/vol2/002/MR44981.PDF

Bài dịch dưới đây nằm trong loạt bài mang tên “Con Người Thật Của Nữ Hoàng Đế Võ Tắc Thiên Trong Vai Trò Của Một Người Học Phật và Tu Phật” do Tâm Bảo Đàn phát tâm soạn dịch và phổ biến để chia sẻ một số tài liệu liên quan đếnVõ Tắc Thiên, cùng với các tâm tư, nguyện vọng và các Pháp sự của Bà trong cương vị của một người Phật tửchí nguyện học Phật và tu Phật. Theo nghiên cứu, từ thời đại nhà Tống (960-1279), các sử gia Trung Hoa đã đưa vào trong chính sử của triều đình một số thông tin vô cùng tệ hại về Võ Nữ Hoàng Đế với mục đích dựng lên một nhân vật đại loạn, đại ác Võ Tắc Thiên để củng cố cho tinh thần bảo thủ của Nho giáo và cho chế độ phong kiến trọng nam khinh nữ của xã hội Trung Hoa thời bấy giờ. Tuy nhiên trong nhiều thập niên qua, đặc biệt trong giới khảo cứu lịch sử tại Trung Hoa cũng như trên thế giới, đã có rất nhiều nỗ lực nghiêm túc để đưa ra ánh sáng một số thông tin liên quan đếnVõ Tắc Thiên qua một cái nhìn bao quát và trung thực hơn, về cuộc đời, các hành sự và các công trạng của vị Nữ Hoàng Đế đầu tiên và duy nhất trong lịch sử Trung Hoa. Đặc biệt những thông tin liên quan đến vai trò của Bà trong bối cảnh Phật Giáo, một số còn nằm rải rác trong các Kinh văn mà Bà đã bảo trợ để chuyển dịch, trong các tư liệu lịch sử, tư liệu Phật Giáo hoặc trong các di tích còn tồn tại tới ngày nay.


Trong triều đại của Võ Nữ Hoàng Đế (Nữ Hoàng Đế Võ Tắc Thiên) (624-705/chính thức trị vì 684-705)[nhưng đã được Vua Đường Cao Tông trao quyền nhiếp chính từ năm 665 sau khi Nhà Vua bị đột quỵ], đạo Phật tại Trung Hoa đã lên đến đỉnh điểm.  Nói chung thì có thể có ba lý do để Nữ Hoàng Đế Võ Tắc Thiên ủng hộ đạo Phật một cách mạnh mẽ như vậy.

Đầu tiên, đây là một hình thức phủ nhận triều Đường của dòng họ. Trước khi Nữ Hoàng Đế Võ Tắc Thiên lên nắm quyền bính thì tất cả ba vị hoàng đế của Nhà Đường [Đường Cao Tổ, Đường Thái Tông và Đường Cao Tông tức Lý Uyên, Lý Thế Dân và Lý Trị] đều ủng hộ đạo Lão, do bởi Lão Giáo là do Lý Nhĩ, tự Đam, sáng lập, và cả ba vị hoàng đế đều cố tình nâng cao ngôi vị của dòng họ Lý và Lão GiáoLão Tử là người đứng đầu với mục đích củng cố cho sự cai trị của triều Đường dưới danh nghĩa của dòng họ Lý. Hoàng đế Đường Thái Tông luôn kính ngưỡng Lão Tử như là tổ tiên của hoàng gia, khen ngợi Lão Giáotrong sạchvô vi. Đương nhiên Nữ Hoàng Đế Võ Tắc Thiên biết rõ về mối tương quan giữa đạo Lão và triều Đường của họ Lý. Trong quá trình chuyển mình từ Nhà Đường của dòng họ Lý qua Nhà Chu của dòng họ Võ, các sử gia cho rằng Bà đã cố tình hành động hoàn toàn đối ngược, và đặc biệt là đã thay đổi chính sách của dòng họ Lý là chính sách ưu tiên Lão hơn đạo Phật, và thay vào đó bằng chính sách riêng của Bà là ưu tiên đạo Phật hơn đạo Lão.

Thứ nhì, chính sách này là phần thưởng [hay sự đền ơn] mà Bà muốn dành cho Phật Giáođạo Phật đã có những đóng góp vô cùng thiết yếu cho sự lên ngôi hoàng đế của Bà. Trong truyền thống Trung Hoa chính thống, phụ nữ phải luôn luôn vâng lời và luôn phục tùng. Như vậy cho nên chắc chắn ngai vàng của Nữ Hoàng Đế Võ Tắc Thiên sẽ bị lật đổ và  sự đăng quang của Bà cũng chẳng thể nào có thể xảy ra nếu không có sự chống lưng và hỗ trợ của một đạo giáo. Với sự hỗ trợ của một số vị tăng sĩ Phật Giáo, Nữ Hoàng Đế Võ Tắc Thiên đã nương vào Phật Giáo và thách thức Khổng Giáo, là truyền thống đạo giáo chính thống tại Trung Hoa lúc bấy giờ, cũng như với Lão Giáotruyền thống đạo giáo địa phương. Sử ghi là trong năm đầu tiên của thời kỳ Thiên Chu (Tianshou, 690-692), có mười tu sĩ Phật Giáo, dẫn đầu bởi một cao tăng tên Tiết Hoài Nghĩa (Xue Huaiyi, ?–694) đã biên soạn Mahamegha Sutra, tức là “Đại Bảo Vân Kinh” và dâng bản Kinh này lên cho Nữ Hoàng Đế Võ Tắc Thiên. Các vị này đã ủng hộVõ Tắc Thiên và gợi ý rằng trong Kinh có nói Bà Võ Tắc Thiên là một Hóa thân của Phật Di Lặc, và các vị ấy đã mạnh mẽ lên tiếng rằng đây chính là thiên lệnh để Bà Võ Tắc Thiên trở thành vị nữ hoàng đế của triều đại của Bà. (Liu Xu, “Jiu Tang Shu”, Bộ 6, Tiểu Sử của Nữ Hoàng Đế Võ Tắc Thiên).

Sau đó Bà Võ Tắc Thiên đã cho phân phát“Đại Bảo Vân Kinh” khắp nơi trên đất nước, ra lệnh cho mỗi ngôi chùa Phật Giáo đều phải lưu giữ một bản Kinh này và bảo trợ cho các vị cao tăng thuyết giảng bộ Kinh này. Sự lên tiếng của đạo Phật về Bà qua bản Kinh này đã được truyền bá rộng rãi trong công chúng và đã giúp cho Bà Võ Tắc Thiên lên ngôi vua vào năm 690. (Liu Xu, “Jiu Tang Shu”, Bộ 6, Tiểu Sử của Nữ Hoàng Đế Võ Tắc Thiên).

Nhưng rốt ráo là sao? Lý do cuối cùngquyết định vẫn là do bởi chính Bà Võ Tắc Thiên một người tu theo đạo Phật! Trong lời tựa của Kinh “Đại Phương Quảng,” Nữ Hoàng Đế Võ Tắc Thiên nói rằng, “Tôi yêu Phật từ khi còn thơ ấu và luôn đặt tâm tôi nơi Ba La Mật Đa.”

[Ba La Mật Đa, Bắc Phạn ngữ là “paramita,” nghĩa đen là “vượt thóat” hay “vượt đến bờ kia.”  Trong nhà Phật có các giáo lý về Lục Độ Ba La Mật Đa là các pháp hạnh rốt ráo để thoát khỏi đau khổđạt đến giác ngộ viên mãn, bao gồm bố thí, trì giới, kham nhẫn, tinh tấn, thiền địnhtrí tuệ; cộng thêm bốn Ba La Mật Đa nữa là phương tiện, nguyện, lực và thế gian trí thì thành mười, tức Thập Độ Ba La Mật. Đối với các pháp hạnh Ba La Mật Đa nói chung thì Phật Giáo Đại ThừaPhật Giáo Nguyên Thủy có sự khác biệt, ví dụ trong Phật Giáo Nguyên Thủy còn có nhắc đến năng lượng, xả ly, từ mẫn, chân thậtbình đẳng].

Kế tới, trong lời tựa cho “Sanzang Shenjiao” (Những Giáo Lý Thiêng Liêng của Sanzang), Bà đã viết như sau: “Tôi kính trọng đạo Phật từ khi còn thơ ấu, và luôn có tâm nguyện muốn chuyển đạo [thành người tu Phật]. Với kinh nghiệm sống tại Ni viện Ganye như một Ni cô xuất gia sau khi Vua Đường Thánh Tông đã băng hà vào năm 649, Bà Võ Tắc Thiên đã có được một quan hệ nhân duyên mật thiết với đạo Phật.

Do bởi những nhu cầu chính trị, nhưng đặc biệtdo bởi tín tâm của Bà đối với đạo Phật, Nữ Hoàng Đế Võ Tắc Thiên đã ủng hộ đạo Phật một cách mãnh liệt sau khi lên ngôi. Trong triều đại của Bà, có rất nhiều các sự kiện Phật Giáo được tổ chức rộng khắp và trong quá khứ, chưa từng bao giờ thấy sự tôn sùng đạo Phật lại trở nên lớn mạnh đến như thế.

Chỉ trong vòng bảy tháng sau khi lên ngôi, Nữ Hoàng Đế Võ Tắc Thiên đã công bố và hạ lệnh một cách rõ ràng như sau: “Đạo Phật sẽ được sự ưu tiên hơn đạo Lão và các Tăng Ni Phật Giáo sẽ được xếp hạng cao hơn các đạo sĩ và nữ đạo sĩ của đạo Lão.” (Liu Xu, “Jiu Tang Shu”, Bộ 6, Tiểu Sử của Nữ Hoàng Đế Võ Tắc Thiên). Một chuỗi các hành động ủng hộ đạo Phật của Bà Võ Tắc Thiên đã thúc đẩy sự phát triển của văn hóa Phật Giáo và có thể được phân loại thành ba hình thức hộ trì Phật Pháp như sau:

 

(1)    TỔ CHỨC DỊCH KINH MỘT CÁCH ĐẠI QUY MÔ

Võ Tắc Thiên đã cho xây dựng một số cơ sở để chuyên dịch Kinh sách Phật [còn được gọi là trường dịch Kinh].  Dựa trên “Tiểu Sử Của Các Vị Cao Tăng Thuộc Nhà Đường” cũng như trong “Hồi Ký Chuyến Viếng Thăm Hai Kinh Đô,” các trường dịch Kinh này đã được đặt tại những nơi sau đây: Chùa Da Bian Kong, Chùa Fo Shou Ji, Chùa Da Fu Xian, Cung điện Yang, Chùa Xi Tai Yuan, Chùa Guang Fu, Chùa Xi Ming và Chùa Quing An. Trong số tám trường dịch Kinh này, bốn nằm ở Tràng An (Chang’an) và bốn nằm ở Lạc Dương (Luoyang).

Các vị Tăng tài ba đã tham gia trong công tác dịch Kinh bao gồm: Dikavara, Devaprajna, Ratnacinta, Hwei-chih, Bodhiruci (Bồ Đề Lưu Chi), Siksananda (Thức Xoa Nan Đà), I-Ching và Fa-tsang (Pháp Tạng). Hai ngài I-Ching và Pháp Tạng là hai vị Tăng người Hoa, còn phần lớn những vị còn lại đều đến từ Ấn Độ hay Tây Vực.

Nữ Hoàng Đế Võ Tắc Thiên đặc biệt quan tâm tới việc dịch Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm (Avatamsaka Sutra), là một trong những bản Kinh quan trọng nhất của Hoa Nghiêm tông trong Phật Giáo trải qua các triều đại Tùy (581-618 CN) và Đường (618-907 CN). Cho dù bản Kinh này đã từng được chuyển ngữ từ thời nhà Tấn (266-420 CN), nhưng trải qua tất cả những thời đại đó cho đến thời điểm Nữ Hoàng Đế Võ Tắc Thiên trị vì, thì có vẻ như các bản dịch khác nhau của Kinh Hoa Nghiêm đều không được trọn vẹn và rất khó hiểu. 

Vào năm đầu tiên của thời kỳ Changshou (năm 692 CN), quân đội Weiwu Jun (Đoàn Cảm Quân) đã đại thắng tại vương quốc Tubo (Tây Tạng ngày nay), chiếm lại bốn thị trấn ở Tây Vực. Khi đó Nữ Hoàng Đế Võ Tắc Thiên đã gửi các phái đoàn đặc sứ qua xứ Udyana, đưa cho ngài Thực Xoa Nan Đà (Siksaananda), một vị cao tăng tại Udyana, xem một phiên bản Kinh Hoa Nghiêm bằng Sanskrit (Bắc Phạn ngữ), rồi cầu thỉnh ngài đi đến kinh đô của Trung Hoa và chủ trì công tác dịch thuật bản Kinh này.

Vào tháng 3 của thời kỳ Zhengsheng (trong khoảng từ tháng 1 đến 9 năm 695 CN), Nữ Hoàng Đế Võ Tắc Thiên đã đích thân đi đến Chùa Da Bian Kong, nơi các vị đang dịch Kinh Hoa Nghiêm, và trong một hành động mang tính cách tượng trưng, đã cẩn bút hoàn thiện lần cuối phiên bản dịch thuật sẽ-được-hoàn-thành để bày tỏ sự chú ý và quan tâm của Bà đối với công tác này.

Vào năm thứ nhì của thời kỳ Shengi (698-700 CN), toàn bộ công tác dịch thuật đã được hoàn tất viên mãn.  Trong “Lời Tựa Cho Bản Dịch Mới Của Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh Của Triều Đại Đại Chu” [*Bà ghi là triều đại “Đại Chu,” tức là triều đại do Bà lập ra, chứ không còn phải là triều đại “Đại Đường”], Nữ Hoàng Đế Võ Tắc Thiên đã không ngớt tán thán dự án dịch thuật này.

Vào cùng năm ấy, ngài Pháp Tạng (Fa-tsang) đã được bảo trợ để giảng thuyết về bộ Kinh Hoa Nghiêm ở tại Chùa Fo Shou JiLạc Dương, dựa trên phiên bản mới do ngài Thức Xoa Nan Đà (Siksaananda) chủ trì dịch. Các buổi thuyết giảng này đã thành công vô cùng mỹ mãn, và Nữ Hoàng Đế đã ban cho ngài Pháp Tạng tước hiệu là “Bồ Tát Kinh Đệ Nhất Thánh Sư.” Do Nữ Hoàng Đế rất quan tâm và đặt Kinh Hoa Nghiêm lên hàng đầu, cũng như đã hỗ trợ cho Hoa Nghiêm tông trong Phật Giáo một cách mạnh mẽ, nên về sau, tông Hoa Nghiêm đã dần dà trở nên là một trong những tông phái Phật Giáo chính yếu trong triều nhà Đường. 

Ngài I-Ching, một vị cao tăng khác vào cùng thời đại, cũng đã có những đóng góp to lớn cho việc dịch Kinh Phật.  Từ thời kỳ Jiushi cho đến thời kỳ Jingyun (700-710 CN), ngài I-Ching đã thành công chuyển dịch hai trăm ba mươi (230) bộ Kinh Phật, và soạn tác hai tài liệu sau đây: “Hồi Ký Về Việc Tham Vấn Các Bậc Cao Tăng Tại Tây Vực Thuộc Triều Đại Đường”“Các Ghi Chép Về Các Pháp Môn Thực Hành Trong Phật Giáo Đã Được Đưa Về Quê Nhà Từ Biển Nam.”

Những công tác dịch thuật quan trọng khác cũng đã được hoàn tất viên mãn, bao gồm: Kinh Lăng Già (Lankaavatara-Sutra), Kinh Pháp HoaPhẩm Loại Về Ngũ Uẩn (Pabcaskandhaka-prakaranta), chủ trì bởi ngài Ri Zhao tại Chùa Tai Yuan ĐôngChùa Tai Yuan Tây, cũng như Chùa Guang Fu tại Tây Kinh đô. Riêng bản dịch Kinh Thập Địa (Dasabhumika-Sutra) là bản Kinh mà ngài Huyền Trang chưa hoàn tất trong lúc sinh thời, nay trong triều đại của Nữ Hoàng Đế Võ Tắc Thiên đã được hoàn tất.

Xét theo khía cạnh lịch sử thì tất cả những công tác dịch thuật được bảo trợ bởi Nữ Hoàng Đế trong triều đại của Bà không phải chỉ là sự tiếp nối của những triều đại trước đó, mà những công tác này là biểu trưng cho một thời đại mới, bao gồm sự quy mô của các cơ sở dịch thuật (các trường dịch thuật), số lượng người tham gia, cũng như sự quy mô của các hoạt động và chất lượng của các công tác dịch thuật này.

(2) BIỂU LỘ SỰ CUNG KÍNH ĐỐI VỚI CÁC VỊ CAO TĂNG

Nữ Hoàng Đế Võ Tắc Thiên rất kính trọng đạo Phật và luôn biểu lộ sự cung kính đối với các vị cao tăng danh tiếng. Điều này đã nâng cao địa vị của đạo Phật và giúp đẩy mạnh sự phát triển của văn hóa Phật Giáo trong thời Đại Đường. Ngài I-Ching (635-713 CN), một vị cao tăng, đã đi qua Ấn Độ để học Phật vào năm thứ nhì của thời kỳ Xianheng (670-674 CN) thuộc triều đại Vua Đường Cao Tông. Ngài đã lênh đênh một mình trên biển, du hành đến 30 quốc gia khác nhau trong suốt 20 năm, và cuối cùng khi ngài quay trở về lại Lạc Dương vào tháng năm của thời kỳ Zhengshen (695 CN), Nữ Hoàng Đế Võ Tắc Thiên đã đón rước ngài tại Cửa Đông của Lạc Dương bằng một nghi lễ rất huy hoàng, lộng lẫy.

Ngài Bồ Đề Lưu Chi, một vị cao tăng khác đến từ Nam Ấn, đã được một phái đoàn đặc sứ do Hoàng Đế Cao Tông gửi qua thỉnh cầu vào năm thứ nhì của thời kỳ Yongchun (682-683 CN). Theo sự thỉnh cầu, ngài Bồ Đề Lưu Chi đã đến Trung Hoa và trụ tại Chùa Da Fu XianLạc Dương để chuyên dịch Kinh.

Một số vị cao tăng khác như ngài Divakara từ Ấn Độngài Devaprajna từ Udyana đều được đối xử một cách rất thuận lợi.

Ngài Thần Tú (Shen-hsiu, 606-706 CN), được biết đến như là người khai sáng dòng Thiền phương Bắc, chủ trương dạy tiệm tu (kensho), tức là từ từ từng bước đến giác ngộ, trong khi ngài Huệ Năng, người khai sáng dòng Thiền phương Nam, chủ trương đốn ngộ (satori), là tức thời giác ngộ. Cả hai vị đều được xem như là các vị cao tăng đã thành tựu, là đệ tử của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn (Hung-jen, 601-674), và cả hai vị đều được Bà Võ Tắc Thiên tôn sùngkính trọng như là những bậc Thầy lớn của Thiền tông. Bà đã kính thỉnh ngài Thần Tú từ Núi Dang Yang tới kinh đô, ra lệnh cho người ta phải khiêng ngài trên một chiếc ngai, và để cung nghinh ngài, bản thân Nữ Hoàng Đế thì đã quỳ gối lễ lạy ngài, và ngoài ra, cũng thiết lập một ngôi chùa với pháp hiệu của ngài để tôn vinh sự thành tựu của ngài. (Liu Xu, Cổ Đường Sử, Bộ 6, Tiểu Sử Thần Tú)

(3) TỔ CHỨC RẤT NHIỀU CÁC CUỘC ĐẠI LỄ ĐỂ PHÁT HUY VĂN HÓA PHẬT GIÁO

Dựa trên tài liệu mang tên “Xin Tang Shu,” tức là “Lịch Sử Thời Hậu Đường” thì trong thời gian Nữ Hoàng Đế Võ Tắc Thiên cai trị, Bà đã đầu tư rất nhiều vào việc “đắp tượng, xây chùa, xây đền với rất nhiều dự án liên tục kéo dài từ năm này qua năm khác không ngưng.” (Quyang Xiu, và nhiều tác giả, “Xing Tang Shu,” Tân Đường Sử, Bộ 152).

Các hoạt động Phật Giáo ngay tại triều đình cũng xảy ra rất thường xuyên và rất khởi sắc. Di Renjie (630-700 CN), vị Tể tướng của Võ Nữ Hoàng Đế, có lần đã lên tiếng chỉ trích chiều hướng phát huy Phật Giáo này của Nữ Hoàng Đế trong một bản bút ký gửi Nhà Vua và đã nói rằng, “Ngày nay các ngôi chùa Phật Giáo được nhiều sự chú ý, quan tâm còn nhiều hơn cả cung điện hoàng gia, với kiến trúc và tranh ảnh nghệ thuật cực kỳ lộng lẫy, đắt giá. Tất cả những loại đá quý được dùng để trang trí chùa chiền và tất cả những loại vật liệu tuyệt mỹ nhất đều được sử dụng không thiếu một thứ gì để làm cho chùa chiền thêm lộng lẫy hoành tráng.”(Liu Xu, “Jiu Tang Shu,” Cổ Đường Sử, Bộ 89, Tiểu Sử của Di Renjie).

Có một vị quan Đại Thần tên Zhang Tingui đã mô tả tình huống này như sau: “Tất cả mọi nguồn lực tài chánh và lao động đều đổ vào đấy; tất cả cây rừng trên các ngọn núi ở khắp đất nước được sử dụng vào việc tạc tượng Phật,” và “đất nước thì kiệt quệ, dân chúng thì kiệt sức.” (Liu Xu, “Jiu Tang Shu,” Cổ Đường Sử, Bộ 101, Tiểu Sử của Zang Tingui).

Trong thời đại của Võ Nữ Hoàng Đế, hằng năm đại lễ chiêm bái xá lợi xương của Phật tại Chùa Famen đã trở thành một đại lễ Phật Giáo mang tầm vóc quốc gia. Chùa Famen được xem là một ngôi chùa rất quan trọng bởi vì nơi ấy lưu giữ xá lợi Phật và trong thời đại của Võ Nữ Hoàng Đế, cuộc đại lễ chiêm bái xá lợi đã được tổ chức tổng cộng hai lần tại ngồi chùa này, một lần vào năm thứ tư của thời kỳ Xianqing qua tới năm thứ nhì của thời kỳ Longshuo, và đại lễ lần thứ nhất này đã được kiến nghị bởi hai vị Tăng sĩ tên là Zhizong Hongjing thuộc Chùa Famen; các vị đã rước ngọc xá lợi Phật đi xuyên qua Tràng An tới cung điện hoàng giaLạc Dương để lưu bố.

Đại lễ chiêm bái xá lợi lần thứ nhì được tổ chức vào tháng mười hai của năm thứ tư của thời kỳ Chang’an, khi các ngài Pháp Tạng, Wen Gang và một số Tăng sĩ khác đã đi đến Chùa Famen để cử hành lễ cầu nguyện trong suốt bảy ngày, rồi các ngài cung kính được rước ngọc xá lợi ra bên ngoài Chùa, đi xuyên qua Tràng An tới cung điện hoàng giaLạc Dương để lưu bố. Cuộc lễ này đã tạo tiếng vang rất lớn vào thời điểm đó, làm chấn động mọi người cả bên trong lẫn bên ngoài triều đình. Nữ Hoàng Đế đã thắp nhang lễ lạy, và hằng ngàn ngàn quan chức đã khấn thỉnh Đức Phật, và từ việc này mà chúng có cũng có thể thấy đại lễ quy mô như thế nào và [các sử gia nhận xét là] thật phí phạm tài nguyên quốc gia trong các quá trình như thế này.  

Nhưng thật ra những cuộc đại lễ Phật Giáo trong thời đại của Nữ Võ Hoàng Đế đã tạo được ảnh hưởng mạnh mẽ và vô cùng sâu sắc trong xã hội thời bấy giờ. Nếu xét trên khía cạnh chính trị thì đạo Phật từ từ len lỏi vào đời sống chính trị của giới thượng lưu, cho nên lúc bấy giờ, đạo Phật càng ngày càng gắn liền với nền chính trị quốc gia. Xét trên khía cạnh tư tưởng, thì đạo Phật ngấm dần vào đời sống hằng ngày của người dân và theo đó mà lối suy nghĩcách sống cũng thay đổi một cách tương ứng. Lại xét theo khía cạnh triết lý thì sự lựu truyền rộng rãi các lý thuyết của Phật Giáo cũng đã tác độngảnh hưởng sâu sắc đến Khổng Giáo vào những năm sau đó.

Những cuộc đại lễ Phật Giáo của Nữ Hoàng Đế Võ Tắc Thiên được xem nhưgánh nặng cho người dân bình thường, cũng như cho sự phát triển kinh tế - xã hội vào thời điểm đó. Nhưng đồng lúc, các cuộc đại lễ văn hóa Phật Giáo này cũng đã thúc đẩy sự phát triển văn hóa của đất nước Trung Hoa, và Phật Giáo, một nền văn hóa nằm ngoài biên cương đất nước Trung Hoa, đã hiện diện trên đất nước Trung Hoa như là một kết quả đến từ một sự trao đổi hết sức hưng thịnh của những nền văn hóa thế giới.

Trong triều đại của Võ Nữ Hoàng Đế, Phật Giáo trở thành quốc giáo, và đã đạt đến đỉnh điểm của sự cực thịnh tại Trung Hoa trong thời đại này. Trong giai đoạn này, có rất nhiều các vị tu sĩ nước ngoài đã đến đế quốc Đại Đường; không kể đến Ấn Độ và vùng Tây Vực Cổ [là các quốc gia đã có sự phát triển lớn mạnh về Phật Giáo trước đó], thì rất nhiều học nhân từ Nhật Bản và Hàn Quốc đã đến Trung Hoa để tu học và sau khi hoàn thành sở học của họ thì các vị đó đã quay về bổn xứ để giúp phát triển Phật Giáo tại quốc gia của họ. Sự thường xuyên trao đổi văn hóa cũng là một minh chứng cụ thể cho ta thấy được sự phát triển kinh tế - chính trị thật mạnh mẽ trong thời Đại Đường. Điều này cũng cho thấy văn hóa của triều Đại Đường là văn hóa tiên tiến, và là một điểm chói sáng của triều Đại Đường, củng cố cho sự gắn kết giữa những người dân thuộc các quốc gia khác nhau.

 

Tâm Bảo Đàn kính chuyển Việt ngữ (27.08.2023).

* Loạt bài mang tên “Con Người Thật Của Nữ Hoàng Đế Võ Tắc Thiên Trong Vai Trò Của Một Người Học Phật và Tu Phật” sẽ được tiếp tục đăng tải trên Trang Thư Viện Hoa Sen (www.thuvienhoasen.org).

Xem bài trước:
Nữ Hoàng Đế Võ Tắc Thiên Và Mối Quan Hệ Mật Thiết Với Hoa Nghiêm Tông Và Mật Tông Trong Phật Giáo





 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/11/2016(Xem: 22576)
04/10/2017(Xem: 9286)
05/12/2010(Xem: 32792)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.