Ngu Ngốc Sao 愚禿鈔

18/01/20243:21 SA(Xem: 731)
Ngu Ngốc Sao 愚禿鈔

Thân Loan Thánh Nhân trứ tác
NGU NGỐC SAO
愚禿鈔

Quảng Minh dịch

NguNgocSaoPDF icon (4)Ngu Ngốc Sao

DẪN NHẬP

Ngu Ngốc Sao[愚禿鈔] (Gutoku-shō), cũng gọi Nhị Quyển Sao (二卷鈔), một tác phẩm hai quyển, viết năm 1255 của Thân Loan, người sáng lập Tịnh độ Chân tông (Jōdo Shin) ở Nhật Bản, được thu vào Đại Chánh Tạng tập 83. Thân Loan đã tự xưng Ngu Ngốc (Gutoku), với nghĩa là “Tăng sĩ ngu dốt”, sau khi bị đày đến Echigo vào năm 1207.

Hiện tại không có bản Ngu Ngốc Sao nào là bản chân tích của Thân Loan Thánh nhân, nhưng có một số bản chép tay, trong đó có hai bản đại diện: (1) Tồn Giác Thượng Nhân Thư Tả Bản (存覺上人書寫本), tàng bản ở chùa Thường Lạc ở Kyoto, và (2) Hiển Trí Thượng Nhân Thư Tả Bản (顯智上人書寫本) thuộc sở hữu của chùa Chuyên Tu ở Cao Điền.

Bản Tồn Giác có hai quyển thượng và hạ, và phần cuối hai quyển đều có ghi dòng chữ “Viết vào niên hiệu Kiến Tường thứ 7, ngày 27 tháng 8 năm Ất Mão (1255), Ngu Ngốc Thân Loan, 83 tuổi.” Quyển hạ của bản này được sao chép vào ngày 25 tháng 12 năm 1340, khi Tồn Giác Thượng nhân 51 tuổi, và quyển thượng được sao chép vào ngày 11 tháng 9 năm 1342, khi ông 53 tuổi. Bản gốc của Tồn Giác Thượng nhân được cho là sao chép từ chân tích của Thân Loan, nhưng người ta cho rằng bản này có nhiều sai sót. Bản Tồn Giác là nguyên mẫu cho các bản lưu bố về sau.

Bản Hiển Trí gồm có ba quyển: thượng, hạ và hạ mạt, và chỉ có một chỗ cuối quyển thượng ghi dòng chữ “Kiến Trường thứ 7”. Đây là bản sao cổ nhất còn sót lại của tác phẩm này và được sao chép vào ngày 6 tháng 10 năm 1293, 31 năm sau khi Thân Loan viên tịch, lúc Hiển Trí Thượng nhân ở tuổi 68.

Phiên bản được xuất bản trong Thân Loan Thánh Nhân Toàn Tập (親鸞聖人 全集), Tập II, bao gồm cả Bản Tồn Giác và bản Hiển Trí. Bản Tồn Giác được làm bản đáy trong Chân Tông Thánh Giáo Toàn Thư (真宗聖教全書), tập II, có đối chiếu hiệu đính với các bản: Liên Như Thư Tả Bản (蓮如書寫本) của chùa Tây Bản Nguyện, Vĩnh Hưởng Lục Niên Thư Tả Bản (永享六年書寫本) của chùa Tịnh Hưng ở Việt Hậu, và Minh Trị Tam Thư Hợp Bản Sở Thu Bản (明治版三書 合本所収本).

Ngu Ngốc Sao, số hiệu 2648, Đại Chánh Tạng, Tập 83, sử dụng Giác Như Thư Tả Bản (覺如書寫本) làm bản đáy, tàng bản ở chùa Bản Niệm ở Năng Đăng, và được hiệu đính bằng các bản: Hiển Trí Thư Tả Bản, Tồn Giác Thư Tả Bản và Cổ Kiều Nguyện Đắc Tự Tàng Bản (古橋願得寺藏本). Sách này có thể được xem là tác phẩm phán thích giáo tướng của Tịnh độ Chân tông Nhật Bản. Sách chủ trương thuyết Nhị song tứ trùng, chia Phật giáo thành Đại thừa, Tiểu thừa. Đại thừa lại được chia thành Đốn giáoTiệm giáo; Đốn giáo lại được chia ra Nan hành, Dị hànhHoành siêu, Thụ siêu. Còn Tiệm giáo thì được chia thành Nan hành, Dị hànhHoành xuất, Thụ xuất.

Tác phẩm này bao gồm hai quyển: thượng và hạ. Quyển thượng liên quan đến việc phân loại giáo lý Phật giáo và khẳng định rằng tất cả những giáo lý khác ngoài những giáo lý liên quan đến Bản nguyện của Đức Phật A Di Đà đều là Phương tiện Giả môn, chỉ Bản nguyện Nhất thừa mới là tuyệt đối. Quyển hạ dạy về sự an tâm, Thân Loan kể lại lời giải thích của Đại sư Thiện Đạo (613-681) trong Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Sớ về Ba tâm (chí thành tâm, thâm tâmhồi hướng phát nguyện tâm), đồng thời diễn đạt nghĩa lý của mình, chủ trương nên xả bỏ ba tâm của tự lực, quay về ba tín (thuần tâm, nhất tâmtương tục tâm) của tha lực, và thí dụ ‘hai sông nước lửa’ được diễn giải chi tiết. Dưới mỗi tựa đề của quyển thượng và quyển hạ đều viết: “Lắng nghe tín của các bậc hiền giả Bày tỏ tâm của kẻ ngu ngốc. Tín của các bậc hiền giả thì trong hiền, ngoài ngu. Tâm của kẻ ngu ngốc thì trong ngu, ngoài hiền.”

Ý định soạn thuật Ngu Ngốc Sao là để bày tỏ nỗi đau buồn của kẻ ngu ngốcThân Loan, thông qua việc lắng nghe tín tâm của các bậc hiền giả. Thân Loan Thánh nhân tự nhận mình là Ngu Ngốc Thích Thân Loan, Ngu Ngốc Loan hay Ngu Ngốc Thích Loan. Tín của các bậc hiền giả là chỉ cho tín tâm của Bảy bậc Thầy mà Thân Loan tôn kính. Tín tâm của các bậc hiền giảniềm tin sâu xanội tâm về cái đức của “Bản nguyện Phật trí”, nhưng nội tâm của các bậc hiền giả không biểu hiện bên ngoài. Ngược lại, tâm trí của Thân Loan, gã đầu trọc ngu ngốc, lại nông cạn và tỏ rathái độ khôn ngoan với thế giới bên ngoài.

Ngu Ngốc Sao được coi là một trong những bảo điển trọng yếu nhất của Tịnh độ Chân tông.

Vía Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Thành Đạo
San Francisco, 18/1/2024
Phật tử Quảng Minh kính ghi



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :
Hôm nay, 29-4 (21-3-Giáp Thìn), tại chùa Thiên Mụ (TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế), môn đồ đệ tử Đại lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu đã trang nghiêm tổ chức tưởng niệm 32 năm ngày ngài viên tịch. Đông đảo chư Tăng Ni, Phật tử đã đến tham dự, đảnh lễ tưởng niệm.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang ngày 26/4 khởi tố bị can và bắt tạm giam Facebooker Dương Hồng Hiếu, 46 tuổi, về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Khoản 2, Điều 331 của Bộ luật Hình sự vì chỉ trích một chức sắc cao cấp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.