A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa

02/08/20149:01 SA(Xem: 25036)
A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa

A DI ĐÀ SỚ SAO DIỄN NGHĨA

阿彌陀經疏鈔演義

Phần 101

Chủ giảng: Lão pháp sư Thích Tịnh Không

Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa

Giảo duyệt: Huệ Trang và Đức Phong

Tập 201
blankXin xem A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Hội Bản, trang bốn trăm lẻ bốn:
(Sớ) Như Hoa Nghiêm vân: “Như Lai sở đô, chư thanh tịnh chúng, ư trung chỉ trụ”, chánh đồng thử nghĩa.
() 云:如 都,諸 眾,於 住,正 義。
(Sớ: Như kinh Hoa Nghiêm nói: “Chỗ trụ của Như Lai, các vị thanh tịnh trụ ở trong đó” chính là có cùng một ý nghĩa này).
Liên Trì đại sư lại trích dẫn kinh văn từ kinh Hoa Nghiêm để chứng minh. Trong các phần trước, tôi đã thưa trình cùng quý vị ý nghĩa của việc trích dẫn kinh Hoa Nghiêm. Thuở Liên Trì đại sư tại thế, Tịnh Độ Tông hết sức suy vi, phong khí Thiền Tông trong Phật môn vô cùng hưng thịnh, tuy rất hưng thịnh, nói thật ra, rất ít người thành tựu! Học Thiền mà học chẳng đúng pháp, rất dễ đọa vào cuồng huệ, bèn kiêu căng, ngã mạn, đặc biệt khinh rẻ Tịnh Độ, coi thường pháp môn Tịnh Độ. Liên Trì đại sư cũng từng học Thiền, và cũng từng học Giáo, môn gì Ngài cũng đều thông, đến cuối cùng, Ngài phát hiện Tịnh Độ Tông xác thực là vô cùng thù thắng, nhưng muốn hoằng dương Tịnh Tông thì phải bài trừ thành kiến của nhiều kẻ như vậy, nói thật ra là chuyện khá khó khăn. Vì thế, giảng kinh Di Đà, chú giải kinh Di Đà, Ngài bèn tận hết sức vận dụng kinh văn trong kinh Hoa Nghiêm để giải thích. Bởi lẽ, đối với kinh Hoa Nghiêm, bất luận là Tông Môn hay Giáo Hạ, mọi người đều hết sức tôn sùng kính trọng kinh ấy là “căn bản pháp luân” của Như Lai.

Dùng kinh Hoa Nghiêm để giải thích kinh A Di Đà, chính là đề cao thân phận của kinh A Di Đà. Đấy là một phen khổ tâm của lão nhân gia. Có miễn cưỡng hay không? Ở đây, chúng ta thấy đích xác là chẳng miễn cưỡng, xác thực là giáo nghĩa Tịnh TôngHoa Nghiêm tương đồng. Do đó, cổ nhân gọi kinh Vô Lượng ThọTrung Bổn Hoa Nghiêm, gọi kinh A Di Đà là Tiểu Bổn Hoa Nghiêm là có đạo lý. Ta thấy trong Sớ Sao của Liên Trì đại sư, kinh Hoa Nghiêm được trích dẫn với một số lượng lớn, ta cảm thấy cổ nhân nói lời ấy là hữu lý, xác thực là có căn cứ.
Đối với đoạn kinh văn của kinh Hoa Nghiêm này, chúng tôi có ghi chú bằng chữ cỡ nhỏ bên dưới: “Thập Hồi Hướng phẩm, Vô Tận Công Đức Tạng, cập Thiện Căn Hồi Hướng sơ phần pháp môn” (Phẩm Thập Hồi Hướng, phần đầu của pháp môn Vô Tận Công Đức TạngThiện Căn Hồi Hướng), Liên Trì đại sư trích dẫn đoạn này. Lời Sao đã chép bổ sung nguyên văn.

(Sao) Hoa Nghiêm nhị thập ngũ kinh vân.
() 云。
(Sao: Kinh Hoa Nghiêm, quyển thứ hai mươi lăm nói).
Kinh Hoa Nghiêm gồm tám mươi quyển, phần này trích từ quyển thứ hai mươi lăm.


(Sao) Nhất thiết chư Phật quốc độ trang nghiêm, Như Lai sở đô, bất khả tư nghị, đồng hạnh túc duyên chư thanh tịnh chúng, ư trung chỉ trụ, vị lai thế trung, đương thành Chánh Giác.
() 嚴,如 都,不 議,同 宿 眾,於 住,未 中,當 覺。
(Sao: Các cõi nước trang nghiêm của hết thảy chư Phật là chỗ trụ của Như Lai, chẳng thể nghĩ bàn, chúng thanh tịnh cùng hạnh, hữu duyên trong đời trước bèn trụ nơi đó, trong đời vị lai sẽ thành Chánh Giác).


Cho đến chỗ này [là nguyên văn trích dẫn] từ kinh Hoa Nghiêm. Trong chín câu kinh văn này, có ba món viên mãn.


(Diễn) Nhất thiết chư Phật quốc độ trang nghiêm, chỉ sở y công đức, y báo viên mãn dã.
() 嚴,指 德,依 滿 也。
(Diễn: “Các cõi nước trang nghiêm của hết thảy chư Phật” là nói do nương tựa vào công đứcy báo được viên mãn).


“Sở y công đức” là nhân, “y báo trang nghiêm” là quả. Công đức của ai? Từ Đại Kinh, chúng ta đọc thấy A Di Đà Phật trong khi tu nhân đã tu hành năm kiếp, thành tựu vô lượng công đức, công đức ấy do chính A Di Đà Phật tự tu. Trừ chính mình ra, mười phương thế giới chư Phật, Bồ Tát xưng dương, tán thán, đó là công đức do chư Phật, Bồ Tát đã tu. Những chúng sanh tiếp nhận sự giáo huấn của Phật, Bồ Tát, ai nấy niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Cầu sanh Tịnh Độ thì tâm địa phải thanh tịnh, tâm tịnh thì cõi nước tịnh. Đó là công đức được thành tựu bởi người vãng sanh. Có thể thấy nhân duyên của người trong cõi ấy cũng là vô lượng vô biên, chẳng phải là [một nhân duyên] đơn thuần. A Di Đà Phật là chánh nhân, chư Phật, Bồ Tát và hết thảy đại chúng vãng sanh là trợ nhân. Do nhân duyên như vậy mà thành tựu y báo trang nghiêm trong thế giới Cực Lạc chẳng thể nghĩ bàn, tức là “quốc độ trang nghiêm”. “Trang nghiêm”tốt đẹp, đẹp đẽ tột bậc! Đối với chúng sanh trong mười phương thế giới, kinh thường nói là “chúng hữu tình trong chín pháp giới” cũng chẳng thể nghĩ bàn. Đó là nói tới vẻ đẹp nơi hình tướng của Tây Phương Cực Lạc thế giới.


(Diễn) Như Lai sở đô, chủ viên mãn dã.
() 都,主 滿 也。
(Diễn: Chỗ ngự của Như Lai là nói về sự viên mãn của Giáo Chủ vậy).


Nói tới chánh báo. Câu đầu tiên nói về y báo, hoàn cảnh mỹ mãn; câu này nói về Như Lai, Như Lai là người. A Di Đà Phậtgiáo chủ của Tây Phương Cực Lạc thế giới. Giáo chủ viên mãn; đây là chủ viên mãn.

“Sở đô”: “Đô” (都) là nơi đô hội, giống như nơi thiết lập chánh phủ trung ương của một quốc gia trong hiện thời được gọi là Thủ Đô. Toàn thể thế giới trong Tây Phương Cực Lạc thế giới“Như Lai sở đô” (chỗ ngự chủ yếu của Như Lai). Không như Đài Loan có thủ đô là thành phố Đài Bắc, các nơi khác chẳng phải là thủ đô. Tây Phương Cực Lạc thế giới tuyệt diệu! Cõi nước vô cùng lớn, toàn thể cõi nước là một thủ đô, là một đô thành. Vì sao? Nơi nơi chốn chốn đều có thể thấy A Di Đà Phật, A Di Đà Phật không chỗ nào chẳng tồn tại, A Di Đà Phật không lúc nào chẳng hiện hữu, đó là diệu. Từ kinh điển, đặc biệtkinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, chúng ta đọc thấy đức Phậtvô lượng vô biên hóa thân, đó gọi là “không chỗ nào chẳng hiện thân”. Người trong thế gian này đều là phàm phu, chẳng có bản lãnh này, không thể hiện thân ở bất cứ nơi đâu, chỉ có một thân. [Người trong] Tây Phương Cực Lạc thế giớivô lượng vô biên thân. Phật là như thế, mà bất cứ người nào vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới đều có năng lực này. Phật có thể hóa thân, chúng ta tới đó đều có thể hóa thân, vô cùng tự tại. Thân được tự tại thường gọi là Thần Túc Thông, còn gọi là Như Ý Thông, có thể biến hóa thuận theo lòng mong muốn. Điều này được gọi là chánh báo, là sự viên mãn của đấng Giáo Chủ.

Mấy câu tiếp theo đó nói về sự viên mãn của đại chúng. Hàng Bồ Tát trong thế giới Cực Lạc viên mãn, “bất khả tư nghị, đồng hạnh túc duyên chư thanh tịnh chúng” (chẳng thể nghĩ bàn, đại chúng thanh tịnh cùng hạnh, hữu duyên trong đời trước), chẳng thể nghĩ bàn! Câu này nói theo lối song quan (câu có ý nghĩa kép). Thứ nhất là số lượng chẳng thể nghĩ bàn, công đức chẳng thể nghĩ bàn, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn. Vì vậy, câu này bao hàm ý nghĩa rất sâu, bao hàm rất nhiều [ý nghĩa]! “Đồng hạnh” là có cùng nguyện và hạnh với A Di Đà Phật, hai chữ này hết sức quan trọng. Chúng ta muốn đạt được lợi ích chân thật nơi Phật pháp, giống như kinh Vô Lượng Thọ đã nói là “huệ dĩ chúng sanh chân thật chi lợi” (ban cho chúng sanh lợi ích chân thật), “trụ chân thật huệ” (trụ trong huệ chân thật), nhất định phải lấy nguyện của Phật làm nguyện của chính mình. Tâm nguyện của chúng ta và Phật giống nhau, tâm đồng Phật tâm, nguyện đồng Phật nguyện, hạnh đồng Phật hạnh, quyết định vãng sanh! Không chỉ là vãng sanh, mà còn chẳng sai khác Phật cho mấy; tuy chưa thành Phật, dáng vẻ đã có chút giống Phật. Vì thế, đồng hạnh rất trọng yếu!

“Túc duyên” (宿緣) là [duyên trong] đời trước. Nhiều đời, nhiều kiếp có duyên với A Di Đà Phật. Nói “có duyên” nghĩa là quý vị từng niệm danh hiệu A Di Đà Phật, hoặc từng đọc kinh Vô Lượng Thọkinh A Di Đà, kết thành duyên phận với A Di Đà Phật. Duyên ấy đã kết từ nhiều đời nhiều kiếp trước, hoặc là kết trong đời quá khứ, hoặc là kết trong một đời này, điều ấy chẳng quan trọng. Điểm then chốt là ở chỗ nào? Then chốt là duyên ấy đã chín muồi. Tuy đã kết duyên cùng Phật từ kiếp xa xôi, nhưng duyên ấy chưa chín muồi thì vẫn vô dụng! Trong một đời này, chúng ta mới vừa nghe danh hiệu, mới đọc kinh điển này, duyên ấy dường như nông cạn một chút. Tuy cạn cũng có thể chín muồi, hễ chín muồi bèn ngay lập tức khởi tác dụng.

Chín muồi là gì? Chẳng chín muồi là gì? Nếu trọn đủ hai chữ “thanh tịnh”, duyên ấy đã chín muồi. Tuy có duyên với Phật, tâm ta vẫn chẳng thanh tịnh, duyên ấy chẳng chín muồi. Chẳng thanh tịnh là do quý vị chẳng thể chuyên tâm, niệm Phật thì tuy là niệm A Di Đà Phật mà vẫn đồng thời suy nghĩ loạn xạ, nên tâm chẳng thanh tịnh. Tâm thanh tịnhnhất tâm xưng niệm. “Nhất” bèn thanh tịnh, “nhị” sẽ chẳng thanh tịnh. “Nhị” thuộc về tam tâm nhị ý, chẳng thanh tịnh. Vì thế, Đại Kinh dạy chúng ta phương pháp tu hành: “Phát Bồ Đề tâm, một mực chuyên niệm”. Kinh này dạy chúng ta “nhất tâm bất loạn”; trong bản dịch của Huyền Trang đại sư ghi là “nhất tâm hệ niệm”, đều có “nhất”, “nhất”trọng yếu.

Chúng ta nhất định phải giác ngộ, giác ngộ đời người khổ sở, ngắn ngủi. Đời người quá khổ, đời người quá ngắn ngủi, tạm bợ. Tuổi càng cao, càng dễ cảm nhận. Nhất là trong xã hội hiện thời, toàn thể xã hội bất bình thường. Bất bình thường là trái nghịch tự tánh, đó là nói theo nhà Phật. Nếu nói theo pháp thế gian, sẽ là trái nghịch luân thường, luân thường bị vùi lấp gần như tận diệt, đó là cội nguồn của hết thảy các nỗi khổ. Do đó, phải hiểu thế gian này là khổ, đau khổ còn nhiều hơn xã hội xưa kia. Tuy sự hưởng thụ vật chất ngày càng phong phú, dồi dào, nhưng tinh thần đọa lạc, phiền não, tà kiến tăng trưởng vượt xa mức độ tiến bộ của khoa học kỹ thuật, chúng ta phải giác ngộ điều này. Thật sự giác ngộ thì mới có tâm xuất ly, mới thật sự phát tâm “ta phải vượt thoát sanh tử luân hồi, nghiêm túc học Phật”, mới chịu khăng khăng một mực thâm nhập một môn.

Học Phật thì quan trọng nhất là tu tâm thanh tịnh, tâm tịnh ắt cõi nước tịnh. Chúng ta hiểu tâm chư Phật, tâm Bồ Tát đều là thanh tịnh. Tâm chúng ta chẳng thanh tịnh, chẳng giống như các Ngài. Chẳng giống như các Ngài, sẽ chẳng thể chung sống với nhau. Tây Phương Cực Lạc thế giới ai nấy tâm địa thanh tịnh. Tâm chúng ta chẳng thanh tịnh mà sang bên đó, không đầy mấy bữa, họ chẳng đuổi chúng ta, bản thân chúng ta cũng tự cảm thấy chẳng quen sống ở chỗ họ, cũng bỏ đi ngay! Vì thế, điều kiện vãng sanh ở chỗ này, chẳng phải là Phật không từ bi, mà là chính mình chẳng thể ở chung với đại chúng, nhất định phải tu tâm thanh tịnh. Do đó, tâm địa thanh tịnh cho thấy cơ duyên lìa thoát tam giới, vãng sanh thành Phật của quý vị trong một đời này đã chín muồi. Chín muồi là ở ngay chỗ này, thật sự chín muồi! Chúng tôi thường nói: Người tiếp nhận pháp môn này liền tin tưởng, phát nguyện, chịu niệm Phật, kể như là duyên. Duyên ấy cũng coi như đã chín muồi, nhưng có thể vãng sanh hay không, vẫn chẳng nhất định! Vì sao? Người ấy tuy trọn đủ ba điều kiện Tín, Nguyện, Hạnh, nhưng tâm chẳng thanh tịnh thì vẫn chưa được, vẫn chẳng thể vãng sanh. Vì lẽ đó, người niệm Phật đông đảo, người vãng sanh ít ỏi, mọi người phải chú ý. Niệm Phật xác thực là phải buông hết thảy thân, tâm, thế giới xuống, suốt ngày từ sáng đến tối chỉ đau đáu nhớ đến A Di Đà Phật, chỉ tưởng A Di Đà Phật, trong tâm chớ nên vương vấn những thứ khác; đó gọi là “nhất tâm hệ niệm”, tâm chúng ta mới có thể thanh tịnh. Nếu còn nghĩ điều gì khác, thưa cùng chư vị, đó là “ma chướng”. Niệm Phật mà còn nghĩ tới người khác, còn nghĩ tới chuyện khác, hỏng be bét mất rồi! Đó là ma chướng, chướng ngại chúng ta thành tựu trong một đời này, [bởi lẽ] cái tâm chẳng thanh tịnh! Vì thế, câu này nói ra cái hạnh nhân thật sự của những vị Bồ Tát vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới “đồng hạnh, túc duyên, thanh tịnh”, ba điều kiện này.

“Ư trung chỉ trụ” (trụ ở trong ấy), “trung” (中) là [ở trong] thế giới Cực Lạc. Tây Phương Cực Lạc thế giới có bốn cõi, ba bậc, chín phẩm. Bất luận phẩm vị gì, dẫu là hạ hạ phẩm vãng sanh, hễ sanh trong Tây Phương Cực Lạc thế giới sẽ chẳng có ngày nào rời khỏi A Di Đà Phật. Hằng ngày A Di Đà Phật bầu bạn với quý vị, há quý vị còn chẳng thể thành Phật ư? Trong thế gian này, chúng ta mong thân cận một vị thầy tốt chẳng dễ dàng, tìm không ra! A Di Đà Phật là vị thầy tốt nhất trong các thế giới của mười phương chư Phật. Thích Ca Mâu Ni Phật tán thán A Di Đà Phật, khen Ngài là “quang trung cực tôn, Phật trung chi vương” (quang minh tôn quý nhất, vua trong chư Phật), tán thán A Di Đà Phật tột bậc. Một người như vậy mà quý vị chẳng thân cận Ngài thì sẽ thân cận ai đây? Chúng ta nhất định phải biết điều này! Lại bảo quý vị, quý vị phải thật sự thân cận A Di Đà Phật. Chỉ có chuyện này là chân thật, vĩnh hằng. Quý vị thân cận người khác sẽ chẳng đáng tin cậy, vì sao? Có sanh tử, luân hồi! Sau khi đã chết, cũng chẳng gặp lại nữa. Gặp lại lần nữa, chẳng biết là chuyện thuộc về đời nào, kiếp nào? Dẫu gặp gỡ, cũng chẳng nhận biết. Vì thế, người thế gian chúng ta ở chung với nhau, duyên phận này rất ngắn ngủi, tạm bợ. Có duyên tụ hội thì hãy nên quý tiếc, biết chúng ta sau khi đã chia tay vĩnh viễn chẳng gặp lại, cớ gì khi tụ hội một chỗ bèn kèn cựa, đấu đá lẫn nhau, vẫn có những chỗ không thể chấp nhận lẫn nhau? Đúng là chẳng có ý nghĩa gì! Thời gian quá ngắn ngủi! Thời gian quý vị ở cùng Phật lâu dài, đúng là vô lượng kiếp của vô lượng kiếp, chỉ có điều này là chân thật. Tây Phương Cực Lạc thế giới thọ mạng lâu dài, thật sự là vô lượng thọ.

“Vị lai thế trung, đương thành Chánh Giác” (Trong đời vị lai, sẽ thành Chánh Giác), nói tới đại chúng viên mãn. Nếu sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới mà chẳng thể thành Phật, sẽ chẳng thể coi là viên mãn. Sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới, trong tương lai nhất định thành Phật, thành Phật mới là viên mãn. Thành Phật, thành tựu trí huệ viên mãn rốt ráo, đạt được phước đức rốt ráo viên mãn, trí huệ viên mãn, phước báo viên mãn, chính là thành Phật. Dưới đây, Liên Trì đại sư lại chỉ quy Tây Phương Tịnh Độ.


(Sao) Như Lai sở đô, tức A Di Đà Phật Cực Lạc quốc độ.
() 都,即 土。
(Sao: Chỗ chánh yếu để chư Phật ngự chính là cõi Cực Lạc của A Di Đà Phật).


Chỉ quy Tịnh Độ.


(Sao) Thanh tịnh chúng giả, tức chư Bồ Tát.
() 者,即 薩。
(Sao: “Thanh tịnh chúng” chính là các vị Bồ Tát).


Các vị Bồ Tát thuộc Liên Trì hải hội trong thế giới Cực Lạc được kinh Hoa Nghiêm gọi là “thanh tịnh chúng”.


(Sao) Vị lai thành Phật, tức hạ văn Nhất Sanh Bổ Xứ.
() 佛,即 處。
(Sao: Thành Phật trong đời tương lai, tức là các vị Nhất Sanh Bổ Xứ [sẽ được nói tới] trong phần kinh văn ở phía sau).


[Đại chúng trong] Tây Phương Cực Lạc thế giới trong tương lai đều là Nhất Sanh Bổ Xứ. Xem đối chiếu kinh Hoa Nghiêm với kinh này, sẽ biết kinh này và kinh Hoa Nghiêm đích xác là giáo nghĩa chẳng hai, chẳng khác.
Lại xem đoạn kế tiếp, đây là đoạn cuối, tức Xứng Lý trong chương này. Đoạn này khá sâu, trong Phật môn thường nói “tiêu quy tự tánh”, người hiện thời nói là “đọc sách có tâm đắc”. Tâm đắc là sau khi nghe đoạn kinh văn này bèn có ngộ xứ, ngộ xứ là tâm đắc chân chánh, chẳng phải là quý vị ghi chép. Ghi chép chính là bút ký, ghi lại những cách nghĩ nẩy sanh liên quan đến những điều [đọc được từ trong sách], đó là cảm tưởng, [chẳng phải là tâm đắc].


(Sớ) Xứng Lý, tắc tự tánh tức Không, tức Giả, thị “Phật hữu Thanh Văn, Bồ Tát” nghĩa.
() 理,則 假,是 義。
(Sớ: Xứng Lý, tự tánh chính là Không, chính là Giả, đó là ý nghĩa “Phật có Thanh Văn, Bồ Tát”).


Câu này là tổng thuyết. Lý là tự tánh, học thuyết hiện thời gọi [Lý] là bản thể của vũ trụnhân sinh. Muôn tướng trong vũ trụ thuộc về Sự, Sự do đâu mà có? Nhất định là có đạo lý, lý ấy là cội nguồn của hết thảy sự tướng. Trong Triết Học, Lý ấy được gọi là bản thể của vạn hữu trong vũ trụ. Chúng ta quan sát từ chỗ này, thấu hiểu từ chỗ này thì mới hoảng nhiên đại ngộ.


(Diễn) Tự tánh tức Không, tức Giả, thị Phật hữu Bồ Tát nghĩa giả. Thanh Văn đọa Không, Bồ Tát xuất Giả, Phật tức tự tánh Pháp Thân bất đọa nhị biên, nhi song tức nhị biên dã.
() 假,是 者,聲 空,菩 假,佛 邊,而 也。
(Diễn: “Tự tánh chính là Không, chính là Giả, đó là ý nghĩa Phật có Bồ Tát”: Thanh Văn đọa Không, Bồ Tát xuất Giả, Phật chính là Tự Tánh Pháp Thân chẳng đọa vào hai bên, mà đồng thời cũng chính là hai bên).


Hết thảy chúng sanh được chia làm ba loại lớn: Một loại là Thanh Văn, loại thứ hai là Bồ Tát, và loại thứ ba là thường được gọi là chúng sanh, giống như chúng ta. Ba loại này cũng là chín pháp giới. Chúng tachúng sanh trong lục đạo, ngoài lục đạoThanh Văn (bao gồm Duyên Giác), lại lên cao hơn nữa thì là Bồ Tát. Lục đạo chúng sanh mê hoặc, điên đảo, đối với chân tướng của vũ trụnhân sinh hoàn toàn mê hoặc, hoàn toàn không thể chánh tri (hiểu biết đúng đắn). Những gì họ biết toàn là sai lầm, hoặc phiến diện, chẳng hoàn chỉnh, chẳng hoàn toàn lý giải chân tướng của vũ trụnhân sinh; đó là lục đạo phàm phu. Người Tiểu Thừa thông minh hơn chúng ta, họ biết hết thảy vạn pháp là rỗng không, vạn pháp đều là Không. Được rồi! Họ liền rút vào trong Không, chẳng ra nữa, đó gọi là “nhập Thiên Chân Niết Bàn”. Chân là Chân Không, đọa trong Chân Không, chẳng thoát ra, chẳng khởi tác dụng; đó là hàng Nhị Thừa. Vì thế Phật cũng chẳng tán thành. Chúng ta thường gọi họ là Nhị Thừa, tức là còn rất tôn kính họ, chứ kinh Lăng Nghiêm chẳng tôn kính hàng Nhị Thừa cho lắm, gọi hàng Nhị Thừa là gì? Coi họ như một loài ma, nhưng tốt hơn ma đôi chút. Chẳng phải là ác ma, nhưng họ vẫn là ma. Trong hội Lăng Nghiêm, ngay cả A La HánBích Chi Phật đều bị gọi là ma. Gọi họ là ma thì cũng có lý, vì chuẩn mực của kinh Lăng Nghiêm cao, những kẻ thấp hơn chuẩn mực thì không được rồi! Chúng ta thường tán thán họ, vì chuẩn mực của chúng ta thấp, nên thấy họ kể ra vẫn còn khá lắm; nhìn theo chuẩn mực cao thì [sẽ thấy] họ không được! Lăng Nghiêm cũng là cảnh giới của Pháp Thân đại sĩ, đương nhiên là thấy Thanh VănDuyên Giác quá thấp.

Bồ Tát càng thông minh hơn. “Bồ Tát xuất Giả”, từ Không thoát ra. Sau khi đã thoát ra, bèn đắc đại tự tại, Lý Sự vô ngại, Sự Sự vô ngại. A La HánBích Chi PhậtLý Sự vô ngại, nhưng Sự Sự bèn có ngại. Phàm phu chúng ta không chỉ là Sự Sự có ngại, mà Lý Sự cũng có ngại, khởi tâm động niệm thảy đều có chướng ngại. Bồ TátSự Sự vô ngại, đã xuất Giả!

Phật là tự tánh, là Pháp Thân, là bản thể, cũng là chân tánh hoặc bản giác của chính chúng ta. Trong bản giác chẳng có Không và Hữu, Không và Hữu là hai bên, Chân và Giả cũng là hai bên. Bất luận nói Chân hay nói Giả, chẳng ra ngoài bản thể, chẳng rời lìa pháp giới này. Phật là điều gì cũng đều bao dung, thảy đều hàm nhiếp, nên “Phật có Thanh Văn, Bồ Tát” cũng có nghĩa là “có hết thảy chúng sanh”. Câu này nếu nói rõ hơn một chút sẽ là: Đối với những tướng được hiện bởi Thể, những sự tướng ấy quyết địnhbình đẳng. Bình đẳngChánh Giác, bình đẳngthành Phật. Trong kinh Hoa NghiêmViên Giác, đức Phật đã thật thà bảo chúng ta, hoàn toàn là lời chân thật: “Hết thảy chúng sanh vốn đã thành Phật”, thật đấy, chẳng dối gạt ai! Nay vì sao quý vị chẳng phải là Phật, mà biến thành phàm phu? Chính quý vị tự mê mất chính mình. Bị mê mất chính mình thì mê có sâu hay cạn khác nhau. Mê nặng nhất là lục đạo phàm phu, nhẹ hơn một tí là Thanh VănDuyên Giác. Mê nhẹ nhất là Bồ Tát, hoàn toàn chẳng mê bèn gọi là thành Phật. Từ chỗ này, quý vị nhận biết hết thảy muôn hình tượng do bản thể hiện ra, quyết định chẳng bị sai lầm.

Giáo học Phật giáo nhằm phá mê khai ngộ, chẳng có gì khác. Khai ngộ là khôi phục tự tánh, khôi phục vô lượng trí huệ và đức năng trong Tánh Đức của chính mình. Chúng ta cậy vào năng lực của chính mình, sẽ chẳng có cách nào khôi phục! Tuy Phật giúp chúng ta, dạy chúng ta khá nhiều phương pháp, nhưng các phương pháp ấy đều phải cậy vào sự tu học của chính mình thì mới có thể khôi phục. Chính mình tu học rất khó, cũng chẳng dễ gì thành tựu. Trì danh niệm Phật của Tịnh Tôngpháp môn đặc biệt, chỉ cần quý vị sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới, A Di Đà Phật sẽ giúp quý vị khôi phục. So với các pháp môn khác chỉ dựa vào sức của chính mình thì [pháp môn Tịnh Độ] đúng là thuận tiện quá nhiều! Do đó, pháp môn này được gọi là pháp môn Nhị Lực. Pháp môn này được hết thảy chư Phật, Bồ Tát tán thán là do đạo lý này. Do vậy, hết thảy muôn hình tượng do Tánh Đức của chúng ta lưu hiện, tức là từ cảnh giới được lưu xuất và biến hiện từ Tánh Đức.

(Sao) Tánh Không, tắc Nhất Chân ngưng tịch. Tánh giả, tắc vạn dụng hằng sa. Ngưng tịch, tắc yểu mạc biên nhai. Hằng sa, tắc quảng vô tế hạn, tằng hà toán số khả đắc bình lượng giả tai!
() 空,則 寂。性 假,則 沙。凝 寂,則 涯。恆 沙,則 限。曾 哉。

(Sao: Tánh KhôngNhất Chân ngưng lặng. Tánh Giả chính là muôn diệu dụng nhiều như cát sông Hằng. Ngưng lặng thì mênh mông không bờ bến. “Cát sông Hằng” [ý nói] rộng lớn không ngằn hạn, há có thể tính toán để suy lường được ư?).

Mấy câu này hoàn toàn nói về bản tánh, nói về chân tâmchân tánh vốn sẵn có của chúng ta. Bản thể của Tánh Khôngkhông tịch. Hết thảy chúng sanh đều có chân tánh. Thực vật và khoáng vật cũng có pháp tánh. Tánh chính là bản thể của nó, bản thể của nó là không tịch, vì sao? Bản thể chẳng phải là vật chất, vật chất do bản thể biến hiện. Hiện thời, khoa học tiến bộ đã nhận thức chuyện này ngày càng rõ ràng hơn, ngày càng gần với những điều được nói trong kinh Phật. Đây là một chuyện tốt. Khoa học có thể dần dần chứng minh kinh Phật, các tiến bộ và phát triển trong khoa học có lợi cho việc giải nói Phật pháp.

Đối với Không được nói ở đây, chư vị phải ghi nhớ: Chớ nên hiểu Không là “chẳng có gì”, Không là có, đã có, cớ sao nói là Không? Vì nó chẳng có hình tướng, mắt chúng ta chẳng thấy, tai cũng chẳng nghe, tay cũng chẳng sờ được. Không chỉ là ta chẳng sờ được, mà trong tâm cũng chẳng nghĩ được, nhưng nó xác thực là có, xác thực là tồn tại; chúng ta bất đắc dĩ bảo nó là Không. Dùng danh từ này [để diễn tả những ý trên đây, tuy gọi là Không], nó không đâu chẳng tồn tại. Vì thế, Không chẳng phải là không có gì. Nếu Không là chẳng có gì thì dễ hiểu quá, đứa trẻ hai ba tuổi cũng đều hiểu. Không là Có, điều này khó hiểu, chẳng dễ gì hiểu được! Chúng tôi dùng một tỷ dụ để nói. Ví như sóng vô tuyến điện, bất luận khi nào, bất luận chỗ nào, nó thảy đều có. Điện đài ở mỗi nơi trên thế giới phát sóng, ở đây chúng ta đều có. Nếu quý vị không tin, chúng ta lấy radio mở lên ở đây, sẽ lập tức thu được sóng của mỗi đài truyền thanh, vô tuyến, nó thật sự có! Tuy có, chúng ta không dùng máy móc sẽ chẳng thấy được, chẳng có cách nào cảm nhận. Chúng ta nói sóng vô tuyến điện là không; nhưng nó tồn tại, không phải là chẳng có gì! Nói thật ra, sóng vô tuyến điện vẫn là có hình tướng, chúng ta vẫn có thể dùng dụng cụ khoa học để đo lường. Cái Không trong chân tánh chẳng có bất cứ máy móc nào có thể đo lường được, nhưng nó tồn tại, còn vi tế hơn sóng vô tuyến điện. Sóng vô tuyến điện có chấn động, có độ dao động rất lớn, dễ dàng đo lường được. Đối với sóng vi tế trong tâm chúng ta, không dễ gì cảm nhận sự dao động ấy.

Các nhà khoa hiện thời đã chứng minh: Tất cả hết thảy các hiện tượng vật chất bất quá chỉ là hiện tượng dao động mà thôi. Cuối bản chú giải kinh Vô Lượng Thọ, lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ viết thêm một chương, dùng khoa học cận đại để dẫn chứng. Cụ nói rất rõ ràng: “Về căn bản là chẳng có vật chất tồn tại”, cách nói này hết sức gần với cách nói trong Phật pháp. Vật chất từ đâu mà có? Các nhà nghiên cứu Duy Thức nói Tướng Phần do từ Kiến Phần biến hiện. Kiến PhầnTướng Phần đều cậy vào Tự Chứng Phần làm bản thể. Tự Chứng Phần là Không, là Tánh Không. Kinh điển Đại Thừa nói là Tánh Không, kinh luận Duy Thức gọi [Tánh Không] là Tự Chứng Phần. Quý vị biết tới cái Tánh Không ấy thì gọi là Chứng Tự Chứng Phần, dùng phương pháp gì để biết? Chính là nhất tâm. Nhất tâm là tâm ta bất động, bất động thì mới có thể đo lường cái động.

Vì lẽ này, tu hành trong Phật pháp coi trọng tu Thiền Định. Tâm thanh tịnhThiền Định, Thiền Địnhtâm thanh tịnh. Nói “Thiền” nghĩa là “ngoài chẳng chấp tướng”, đối với hết thảy tướng cảnh giới, đều dùng cái tâm bình đẳng để quan sát, tiếp đãi. Dùng cái tâm thanh tịnh để đối diện với chúng, “ngoài chẳng chấp tướng, trong chẳng khởi niệm”, không động tâm. Đó gọi là Thiền Định, là tâm thanh tịnh. Thanh tịnh đến một mức độ kha khá, quý vị sẽ thấy sự dao động ấy, thấy nguồn gốc của vật chất, mới hoảng nhiên đại ngộ, quý vị đã thấy chân tướng của vũ trụnhân sinh. Cảnh giới do đức Phật đã nói là cảnh giới Hiện Lượng, Ngài đích thân trông thấy, chính mắt trông thấy, chính tai nghe thấy, chẳng phải là suy lường theo lý luận, chẳng từ Toán Học mà tính toán ra! Nó do đâu mà có? Hình thành ra sao? Diễn biến như thế nào? Trở về tự tánh như thế nào? Nói thật ra, kinh Lăng Nghiêm đã giảng cặn kẽ. Trong quá khứ, tuy tôi đã giảng kinh Lăng Nghiêm rất nhiều lần, nhưng nói thật thà thì tôi chẳng nhập cảnh giới ấy. Hiện thời, nếu tôi giảng kinh Lăng Nghiêm một lần nữa, cảnh giới sẽ hoàn toàn khác hẳn, tôi có thể giảng rất vi tế, đích xác là thú vị vô cùng, kết hợp với khoa học hiện đại thành một thể. Kinh Lăng Nghiêm là sách gì vậy? Chính là vật lý học vũ trụ. Những điều đức Phật đã nói từ ba ngàn năm trước, cho đến hiện thời, vật lý học vũ trụ vẫn chưa thể ấn chứng hoàn toàn, chỉ có thể chứng minh một phần mà thôi! Thật sự lỗi lạc, vũ trụ vật lý học đấy nhé!

Như thế nào thì mới có thể lý giải? Chính là [bằng] cái tâm thanh tịnh, chẳng có pháp môn nào khác! Vì vậy, học Phật là học gì? Phải tu Định, phải tu cái tâm thanh tịnh. Chuyện gì có thể chẳng cần nghĩ tới thì tốt nhất là đừng nghĩ. Chuyện gì có thể chẳng vấn vương thì tốt nhất là đừng vướng bận. Tận hết khả năng khiến cho tâm địa thanh tịnh, đó là bí quyết nhập Phật. Tuyệt đối chẳng phải là đọc rất nhiều kinh văn, đọc thật nhiều chú giải, dụng tâm nghiên cứu. Xưa kia, tôi giảng kinh đã sử dụng phương pháp ấy, đều là nói nhăng nói cuội! [Tuy vậy, người đời] nghe lừa, chẳng nghe khuyên. Phật pháp do tôi giảng trước kia là lừa người, các vị nghe theo. Nay nói lời thật với quý vị, quý vị đều chẳng tin tưởng. Nay tôi khuyên quý vị, quý vị chẳng tin tưởng. Phương pháp xưa kia là gạt người, quý vị lại tin tưởng, quái lạ thay! Trong quá khứ, cũng chẳng phải là tôi cố ý lừa gạt quý vị, mà là do trình độ của chính mình chưa tới. Trình độ ấy, sự tiến bộ ấy, tuyệt đối chẳng phải là do đọc nhiều thứ. Nói thật thà, hiện thời, tôi đọc những thứ này nọ ngày càng ít đi, càng đọc tinh chuyên hơn, càng đọc đơn giản hơn. Nói cách khác, tâm càng niệm càng thanh tịnh, từ chỗ này mà đạt được. Do đó mới biết cách dạy học của cổ nhân tuyệt đối là chánh xác. Quyết định chớ nên vứt bỏ phương pháp [dạy học] được lưu truyền từ thời cổ. Vứt bỏ phương pháp của cổ nhân, những gì quý vị đạt được từ Phật pháp sẽ là Phật học thường thức. Vì sao? Chẳng dính dáng gì tới cái tâm thanh tịnh của quý vị. Quý vị vẫn chẳng có cách nào đoạn phiền não, vẫn chẳng có cách nào minh tâm kiến tánh! Quý vị có thể giành mấy học vị tiến sĩ Phật học, mấy danh vị trên thế giới, có thể đạt được tiếng tăm, lợi dưỡng trong thế gian, nhưng chẳng có chút nào liên quan đến chuyện liễu sanh tử, thoát tam giới. Đó là lầm lẫn quá đỗi!

Chư vị nhất định phải lưu ý “Nhất Chân”, chỉ có Nhất mới là thật, Nhị là giả, chẳng thật. Do đó, pháp giới được gọi là Nhất Chân pháp giới. Tây Phương Cực Lạc thế giớiNhất Chân pháp giới; thế giới Hoa Tạng cũng là Nhất Chân pháp giới. Phải tiến nhập Nhất Chân pháp giới như thế nào? Phương pháp của Tịnh Độ Tông đơn giản, thẳng chóng: Nhất tâm. Nhất tâm là có thể nhập (năng nhập), Nhất Chân là cái được nhập (sở nhập). Trong Nhất (một) thì chẳng có Năng và Sở. Năng và Sở là một, chẳng hai, đấy mới là “ngôn ngữ dứt bặt, tâm hạnh xứ diệt”. Vì sao? Nếu có Năng và Sở thì vẫn là hai, Năng và Sở chẳng hai! Nói cách khác, chỉ cần công phu của chúng ta đạt tới nhất tâm, Nhất Chân lập tức hiện tiền, chẳng cần lại đi tìm Nhất Chân, Nhất Chân bèn hiện tiền. Nay chúng ta khởi tâm động niệm, tam tâm, nhị ý, bèn lập tức đánh mất Nhất Chân. “Đánh mất” là bị mê mất, trọn chẳng phải là thật sự đánh mất Nhất Chân. Đã mê mất, tuy nó ở trước mắt, quý vị chẳng nhận biết. Do vậy có thể biết, tâm địa thanh tịnh trọng yếu ngần ấy!

Nếu đạo nghiệp của chúng tatiến bộ, nhìn thấy tiến bộ từ chỗ nào? Tâm ngày càng thanh tịnh hơn, vướng mắc càng ngày ít hơn; đó là tiến bộ. Lão Tử nói: “Vi đạo nhật tổn” (Vì đạo mà ngày một hao tổn). “Tổn” (損) là buông xuống, trừ bỏ. Phật pháp là vì đạo, chẳng phải là vì học. Chúng ta học Phật, chẳng phải là Phật học. Phật học thì chẳng phải là học Phật. Người hiện thời coi Phật học là học Phật, sai mất rồi! Sai từ quan niệm, lầm lẫn bước này chính là lầm lẫn từ nền tảng, vĩnh viễn sai lầm! Do đó, phải biết bản thể, chân tâm, bổn tánh là như Lục Tổ đã nói: “Nào ngờ tự tánh vốn sẵn trọn đủ”. Chỉ cần quý vị kiến tánh, hết thảy vạn pháp chẳng có pháp nào không trọn đủ.

“Nhất Chân ngưng tịch”: “Ngưng tịch” (凝寂) là [từ ngữ diễn tả] tướng, tức là hình dạng của nó. “Tánh Giả”: Giả (假) là khởi tác dụng, “tắc vạn dụng Hằng sa”(muôn vạn công dụng nhiều như cát sông Hằng). Sau khi khai ngộ, Lục Tổ đã nói “nào ngờ tự tánh có thể sanh ra vạn pháp”, có thể sanh vạn pháp là tánh Giả. “Giả”là nói theo tướng, sâm la vạn tượng trong vũ trụ được biến hiện từ Chân Không ngưng lặng. Chân và Giả chẳng hai, Tánh và Tướng như một, đấy mới là thật sự thấy Thật Tướng của các pháp. Thấy như vậy sẽ được thọ dụng to tát, thật sự đạt được đại tự tại.

“Ngưng tịch”: Tướng của Tánh Thể là ngưng lặng, “tắc yểu mạc biên nhai” (mênh mông không bờ bến). Nói cách khác là chẳng có giới hạn, rộng lớn chẳng có giới hạn. Hết thảy giới hạn sanh từ đâu? Sanh từ khởi tâm động niệm. Chỉ cần khởi tâm động niệm, bèn có giới hạn. Trong chân tâm chẳng có giới hạn, chính mình vạch ra giới hạn, rắc rối liền xảy ra. Đừng nói chi to tát, chúng ta nói đến địa cầu nho nhỏ này, hiện thời địa cầu quả thật rất nhỏ, ngồi máy bay có thể bay vòng quanh địa cầu trong một ngày, đúng là khá nhỏ bé. Trên địa cầu há từng có giới hạn ư? Con người ngu si cứ muốn vạch ra giới hạn. Hễ vạch ra giới hạn, sẽ có chiến tranh vì giới hạn. Chiến tranh dấy lên như thế nào? Dấy lên từ giới hạn. Chẳng có giới hạn, sẽ chẳng có chiến tranh. Nước này với nước kia chẳng có giới hạn, giới hạn [là do con người] vạch ra. Tỉnh này và tỉnh kia chẳng có giới hạn, giới hạn [cũng do con người] vạch ra. Huyện này và huyện kia chẳng có giới hạn, họ cũng vạch ra giới hạn ấy. Giới hạn là cội nguồn của tranh chấp. Đối với nhà ở, giữa láng giềng với nhau bèn vạch ra giới hạn, họ vẫn tranh chấp, từng tấc, từng thước đều muốn tranh chấp, chẳng khi nào xong!

Vốn chẳng có giới hạn, [đặt ra giới hạn] chính là quan niệm sai lầm. Quý vị đến đâu để tìm? Tìm chẳng thấy! Đây là nói tới phân biệt, chấp trước; phân biệt, chấp trước chẳng phải là sự thật, mà là một quan niệm trừu tượng sai lầm. Bao nhiêu phiền não, bao nhiêu tranh chấp, bao nhiêu tội nghiệp đã sanh từ quan niệm hư vọng, sai lầm này, quá oan uổng! Vì thế, đức Phật dạy chúng ta hãy bỏ hết thảy phân biệt, chấp trước, tâm chúng ta to như hư không pháp giới. Pháp giớichân tâm, chân tâmpháp giới. Trong hết thảy các pháp đều không chấp trước, chẳng chấp trước pháp thế gian, mà Phật pháp cũng chẳng chấp trước. Người hiện thời học Phật, còn có người nhất định chấp trước Tây Phương A Di Đà Phật, Đông Phương Lưu Ly thế giới Dược Sư Phật, vẫn còn có chấp trước, học Phật mà vẫn chia ra giới hạn! Nếu quý vị chú tâm phản tỉnh, suy nghĩ đôi chút, [hãy xét xem] giới hạn giữa A Di Đà PhậtDược Sư Như Lai ở chỗ nào, quý vị có thể nói rõ ràng hay không? Nói chẳng nên lời! Không chỉ là nói chẳng nên lời! Trong lời Khai Thị tại Phật Thất, pháp sư Đàm Hư đã nêu một trường hợp. Trước kia, Ngài mở một trường học ở vùng Đông Bắc, hiệu trưởng [ngôi trường ấy] học Phật, từng hỏi Sư một vấn đề: “Giới hạn giữa Tây Phương Cực Lạc thế giớithế giới Sa Bà là ở chỗ nào?” Lão hòa thượngtrí huệ, bảo ông ta hãy tự hồi quang phản chiếu, hãy tự mình quan sát. Vị hiệu trưởng ấy cũng rất thông minh, suy đi nghĩ lại, dường như chẳng tìm được giới hạn ấy. Vì sao? Tâm tánh là một, là một Thể; trong một Thể làm sao có thể tìm ra, vạch ra giới hạn cho được? Lão hòa thượng ấn chứng: “Đúng như vậy, xác thực là chẳng có giới hạn”.

Không chỉ là thế giới Tây Phương của A Di Đà Phậtthế giới Sa Bà chẳng có giới hạn, cùng một đạo lý như nhau, tất cả hết thảy sát-độ (cõi nước) của mười phương chư Phật đều chẳng có giới hạn. Sát độ tồn tại hay không? Có, quyết định là có. Giới hạn thì sao? Chẳng tìm thấy giới hạn, kỳ quái! Giống như trong giảng đường này, chúng ta có nhiều đèn như vậy, vị trí của từng ngọn đèn xác thực là có, quý vị có thể tìm được giới hạn giữa ánh sáng của ngọn đèn này và ngọn đèn kia hay không? Chẳng tìm thấy! Cõi nước của chư Phật cũng lại giống như vậy. Cõi nước của chư Phật là như thế, mà tâm địa quang minh của chính chúng ta cũng lại giống như thế. Quang minh nơi tâm địa của mỗi người chúng ta chính là trí huệ và đức năng trong bản tánh, chẳng có giới hạn đối với tất cả chư Phật, Bồ Tát và hết thảy chúng sanh trong mười phương hết thảy các cõi Phật. Chẳng có giới hạn mà chính quý vị vạch ra giới hạn, đó là sai lầm. Đấy là lý do vì sao chúng ta mê hoặc, điên đảo, hằng ngày suy tưởng loạn xạ trong ấy, đó là vô minh!

Vô minh khởi lên như thế nào? Vô minh là do quý vị suy nghĩ lung tung mà có, khi nào có vô minh? Khi quý vị suy nghĩ loạn xạ, khi ấy bèn có vô minh. Khi nào quý vị điều gì cũng chẳng tưởng, sẽ chẳng có vô minh. Do vậy, đức Phật nói lời thật thà cùng quý vị: Vô minh là vô thỉ, tức là chẳng có khởi đầu. Quý vị dấy vọng tưởng bèn có vô minh; chẳng dấy vọng tưởng, nó bèn chẳng có. Chẳng có khởi đầu, cũng là chẳng có kết thúc. Ắt phải đạt đến nhất tâm bất loạn thì mới hiểu rõ ràng, rành rẽ chân tướng sự thật này, tất cả hết thảy nghi lự đều tiêu tan. Đây là nói tới tầm trọng yếu của việc tu nhất tâm.

Vì vậy, nói thật thà, có nhiều kẻ thông minh tài trí chẳng bằng một bà cụ thật thà niệm Phật, người ta thật sự có thể niệm đến mức nhất tâm bất loạn, thật sự hiểu rành rẽ, rõ ràng hết thảy các pháp. Bà ta cũng chẳng nói với quý vị, vì sao? Có nói với quý vị, quý vị cũng chẳng tin tưởng. Nói với quý vị, đầu óc quý vị chứa đầy ắp Phật pháp, quý vị vẫn chê bà cụ nói trật lất. Người ta chứng thật sự, [cảnh giới của người ta chứng] là cảnh giới Hiện Lượng. Quý vị suy nghĩ loạn xạ, bụng đầy ắp Phật học, nói thật ra, thua bà cụ ấy xa lắc, người ta đã đắc nhất tâm. Tục ngữ có câu “thông minh đâm ra bị lầm lẫn bởi thông minh”. Người thông minh đáng thương, kinh thường nói là “kẻ đáng thương xót”. Người đáng được thương xót chẳng phải là những ông già, bà cả ấy, mà là kẻ tự cho mình là thông minh, trí huệ, hạng người ấy đáng thương! Kẻ hằng ngày nghiên cứu kinh luận, dùi mài nơi đống giấy cũ, đức Phật nói kẻ ấy là kẻ đáng thương!

Ở đây nói: Thể là ngưng lặng; có Thể thì mới có Dụng. Vì thế, cầu trí huệ ắt cần phải cầu Căn Bản Trí thì mới có Hậu Đắc Trí. Căn Bản Trívô tri, vô tri thì tâm mới thanh tịnh, tâm bèn định. Do đó, trí huệ Bát Nhã, trí huệ căn bảntâm thanh tịnh, là như Lục Tổ đã nói “vốn chẳng có một vật”, đó là “Bát Nhã vô tri”. Khi khởi tác dụng thì “không gì chẳng biết”, khi chẳng khởi tác dụng thì là vô tri. Chư Phật, Bồ Tát suốt ngày từ sáng đến tối “vô tri”, quý vị hỏi gì, các Ngài đáp nấy. Đó gọi là “không gì chẳng biết”. Tuy trả lời quý vị, các Ngài vẫn là vô tri, chẳng phải là suy nghĩ: “Đối với câu hỏi này của quý vị, tôi phải suy nghĩ, nghiên cứu để trả lời quý vị như thế nào”. Nếu như vậy thì thôi rồi, đã là “có biết” mất rồi! Các Ngài vô tri để trả lời hữu tri, trả lời hết sức xảo diệu, hết sức thích đáng, chẳng có vấn đề nào không thể giải quyết. Vì vậy, vô tritrí huệ chân thật.

Vô tri là gì? Tâm thanh tịnh chiếu rành rẽ hết thảy vạn sự vạn vật trong vũ trụ, giống như một tấm gương, [đó là] Đại Viên Kính Trí. Đại Viên Kính Trívô tri, còn Bình Đẳng Tánh Trí, Diệu Quán Sát Trí và Thành Sở Tác Trí là có biết, “không gì chẳng biết”. Chẳng có Đại Viên Kính, làm sao có ba thứ trí huệ trên đây? Trong tâm khởi một niệm sẽ chẳng là viên kính, gương ấy liền bẩn thỉu vì dính bụi trần, bị chướng ngại, giống như nước cuộn sóng, đánh mất tác dụng. Tâm phải thanh tịnh, phải trong sạch, đừng nổi sóng. Không cuộn sóng thì được gọi là “như như bất động”, trong sạch“chẳng nhiễm mảy trần”, mang ý nghĩa thanh tịnh. Dùng tựa đề kinh Vô Lượng Thọ để nói, bất động có nghĩa là bình đẳng, chẳng nhiễm nghĩa là thanh tịnh. Tựa đề kinh [Vô Lượng Thọ] có nói “thanh tịnh, bình đẳng, giác”, Giác là Căn Bản Trí. Từ Căn Bản Trí khởi lên Hậu Đắc Trí, mới có Bình Đẳng Tánh Trí, Diệu Quán Sát Trí, và Thành Sở Tác Trí. Bình Đẳng Tánh Trítác dụng của Đại Viên Kính Trí, biết hết thảy đạo lý của vũ trụnhân sinh, biết Lý. Diệu Quán Sát Trí là biết hết thảy vạn sự vạn pháp, biết hết thảy sự. Thành Sở Tác Trínăng lực, kỹ xảo, nó có thể làm hết thảy sự, có thể thành tựu hết thảy sự. Do vậy có thể biết, then chốt là Đại Viên Kính. Hiển lộ Đại Viên Kính của chính mình bằng cách nào? Thật thà niệm Phật. Pháp môn này mầu nhiệm, còn các pháp môn khác nói rất phức tạp, chưa chắc đã nghe hiểu! Dẫu có hiểu, cũng rất khó tu. [Bí quyết tu tập trong pháp môn Tịnh Độ là] bốn chữ “thật thà niệm Phật”, chỉ cần quý vị chịu thật thà, niệm đến mức công phu thành phiến, thọ dụng sẽ khá khả quan. Niệm đến mức nhất tâm bất loạn, sẽ nhập cảnh giới của Phật, Bồ Tát. Quý ở hai chữ “thật thà”, thật thà niệm. Thật thà là trong tâm chẳng có tạp niệm; hễ có niệm, sẽ chẳng thật thà.

“Hằng sa” là nói tới Dụng, vạn dụng hằng sa. Hằng sa (cát sông Hằng) là tỷ dụ [vật gì có số lượng rất] nhiều, Hằng (恆) là sông Hằng (Ganges). Thuở Thích Ca Mâu Ni Phật tại thế giảng kinh, thuyết pháp, phần lớn thời gian ở lưu vực sông Hằng. Hễ nói đến số lượng nhiều, lão nhân gia thường dùng chữ “Hằng hà sa” (cát sông Hằng) để tỷ dụ. Sông Hằng rất dài, còn dài hơn Trường Giang và Hoàng Hà của Trung Quốc. Cát sông Hằng như bột mì, rất mịn. Trong sông Hằng, biết bao nhiêu là cát! Đây là tỷ dụ tác dụng vô lượng vô biên. “Quảng vô tế hạn”, “tế” (際) là biên tế (ranh giới), “hạn” (限) là hạn lượng, chẳng có ngằn mé, chẳng có hạn lượng, tác dụng của nó quá lớn. Thế giới Sa Bà do Chân Như bản tánh biến hiện, Tây Phương Cực Lạc thế giới vẫn do Chân Như bản tánh biến hiện. Kinh Hoa Nghiêm nói vô lượng vô biên hằng sa thế giới, nói nhiều cách mấy đi nữa, vẫn do Chân Như bản tánh biến hiện ra, chẳng thể vượt ra ngoài tự tánh, quý vị bèn hiểu công đức của tự tánh đúng là vô lượng vô biên. Tự tánhcon người thật sự của chính mình, Thiền Tông gọi là “diện mạo trước khi được cha mẹ sanh ra” (phụ mẫu vị sanh tiền bản lai diện mục), là diện mục sẵn có, là con người thật sự của chính mình. Giáo học Phật pháp chẳng có gì khác, nhằm khôi phục diện mạo của chính mình mà thôi. Nói cách khác, tìm lại chính mình. Chúng sanh mê mất chính mình, đức Phật dạy chúng ta cách tìm lại chính mình, đó là Phật pháp.

Do vậy có thể biết, Phật phápchúng ta có mối quan hệ mật thiết như vậy, chẳng phải là tìm những thứ ở bên ngoài, mà là tìm lại chính mình. Do vậy, cầu pháp ngoài tâm đều gọi là ngoại đạo. Hằng ngày, chúng ta tìm Phật pháp trong kinh điển, bèn được coi là gì? Vẫn coi là ngoại đạo! Vì từ trong kinh điển, quý vị tìm được này nọ, đó là pháp do Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói, chẳng phải là của chính quý vị, nên đó là ngoại đạo. Quý vị tìm trong Sớ Sao, Sớ Sao do Liên Trì đại sư trước tác, Diễn Nghĩa do pháp sư Cổ Đức soạn, là những thứ của các Ngài. Quý vị tìm trong ấy, cũng là cầu pháp ngoài tâm. Như thế nào thì mới được coi là Phật pháp? Nương theo những thứ của Thích Ca Mâu Ni Phậttổ sư đại đức để dẫn phát tự tánh của chính mình, đó là Phật pháp. Giống như hai ngọn nến này, một ngọn nến đã được thắp sáng, ngọn kia chẳng được thắp. Chẳng thắp sáng, vĩnh viễn không đốt lên, cứ đi theo ngọn [đã được thắp sáng] kia, đó gọi là “cầu pháp ngoài tâm”, chẳng phải là của chính mình. Quý vị ắt phải mượn ánh sáng của ngọn nến kia để thắp sáng chính mình, đó là đúng. Đó là Phật pháp. Chúng ta phải mượn quang minh của Thích Ca Mâu Ni Phật, văn tự trong kinh điểnquang minh, mượn quang minh của Liên Trì đại sưpháp sư Cổ Đức để thắp sáng quang minh trong tự tánh, khôi phục tự tánh quang minh, đó là Phật pháp, mới là chẳng cô phụ Phật, Bồ Tát, tổ sư đại đức hoằng pháp lợi sanh. Nếu quý vị chẳng hiểu, cứ coi những thứ của các Ngài là Phật pháp, vĩnh viễn đi theo người khác, tam thế chư Phật đều ứa lệ, kêu oan uổng! Sai mất rồi! Phật pháp là khai phát tự tánh quang minh, chẳng phải là ỷ lại kẻ khác.

Do vậy, chúng ta mở kinh A Di Đà ra, kinh A Di Đàkinh A Di Đà của ai? Là kinh A Di Đà trong tự tánh. Tuy kinh này do Thích Ca Mâu Ni Phật nói, nhưng bày ra trước mặt chúng ta, khiến cho kinh A Di Đà trong tự tánh của chúng ta cũng được dẫn phát. Kinh A Di Đà của chúng takinh A Di Đà do Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói chẳng hai, chẳng khác. Giống như hai ngọn nến được thắp sáng, hai ánh sáng ấy chẳng hai, chẳng khác. Ánh sáng chiếu rọi lẫn nhau, chẳng thể tách rời ánh sáng nào là của ngọn nến nào, chẳng tách được! Chúng hoàn toàn dung hợp thành một Thể, đó gọi là học Phật. Học Phật phải học từ chỗ này, quý vị mới có thể đạt được thọ dụng chân thật, mới có thể đạt được pháp hỷ sung mãn, mới có thể thật sự hưởng thụ. Kinh Vô Lượng Thọ nói ba thứ chân thật, quý vị thảy đều đạt được. “Chân thật chi tế” Tánh Không, “trụ chân thật huệ”“chân thật chi lợi”, quý vị đều đạt được toàn bộ.

“Tằng hà toán số khả đắc bình lượng giả tai” (Há có thể dùng tính toán để suy lường được ư?), có thể thấy là đã vượt ngoài số lượng. Số lượng chẳng thể hạn cuộc nó, còn có tính toán chi nữa, chẳng cần! Do vậy có thể biết, những số lượng đã nói đều là đức Phật nói phương tiện, đều là Phật nói theo Tục Đế. Từ Tục Đế bèn quay ngược lại để lãnh hội Chân Đế. Trong kinh Hoa Nghiêmý nghĩa này. Bài “Phật pháp dùng thế tục để giảng giải lẽ chân” của cư sĩ Âu Dương Cánh Vô đã giảng về đạo lý này, nêu rõ sự thiện xảonghĩa thú trong việc thuyết pháp của đức Phật. Quý vị phải hiểu thì mới có thể lãnh hội nghĩa chân thật do đức Phật đã nói. Nếu quý vị chẳng thấu hiểu, chỉ là [thấy được] ý nghĩa hời hợt bề ngoài nơi văn tự, sai mất rồi! [Những gì quý vị] đạt được sẽ là Phật học thường thức.

(Sao) Thị tắc hiền thánh tam thừa, cộng tông nhất Phật.
() 乘,共 佛。
(Sao: Do vậy, hiền, thánh, tam thừa cùng tôn sùng một vị Phật).

“Hiền” (賢) là các Bồ Tát thuộc địa vị Tam Hiền (Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng), “thánh” là các vị Địa Thượng Bồ Tát (từ Sơ Địa trở lên), “tam thừa” là nói tới Quyền Giáo Bồ Tát, Thanh Vănđại chúng trời người. Đó là bao gồm trọn hết ba bậc chín phẩm đại chúng vãng sanh thế giới Cực Lạc, bất luận là cõi Thật Báo, cõi Phương Tiện, hay cõi Đồng Cư. Nói chung, “cộng tông nhất Phật” (đều cùng tôn sùng một vị Phật), [“nhất Phật” là] A Di Đà Phật, đều tôn A Di Đà Phật làm thầy, đều tiếp nhận A Di Đà Phật đích thân giáo dục.

(Sao) Chân Tục nhị đế, đồng xuất nhất tâm.
() 諦,同 心。
(Sao: Chân ĐếTục Đế đều phát xuất từ nhất tâm).

Chư vị có thể hiểu rõ những điều tôi đã nói trên đây, sẽ liễu giải Nhị Đế đều từ nhất tâm lưu xuất.

(Sao) Nhất tâm liễu nhiên, phước túc, huệ túc.
() 然,福 足。
(Sao: Đã liễu đạt nhất tâm, thì phước lẫn huệ đều trọn đủ).

Chúng ta mong cầu trí huệphước đức thật sự, hãy tu từ nơi đâu? Nhất tâm. Phước trong nhất tâmphước báo xứng tánh! Không thể tu nhất tâm, làm nhiều chuyện tốt, thì phước báo ấy là phước báo do tu được, sẽ hưởng hết, [vì nó] có hạn lượng. Tánh Đức chẳng có hạn lượng, cho nên phước báo của chư Phật, Bồ Tát to tát, chúng ta chẳng có cách nào tưởng tượng. Vì sao? [Phước báo của] các Ngài là Tánh Đức, vốn trọn đủ trong Chân Như bản tánh, chẳng phải là do tu được. Vì thế, người biết tu sẽ tu từ căn bản, căn bản là gì? Nhất tâm bất loạn, căn bản là cái tâm thanh tịnh của chính mình. Tâm thanh tịnh có thể sanh ra trí huệ, lại còn có thể sanh ra phước báo, kỳ diệu thay! Trong quá khứ, chỉ nghe nói có thể sanh trí huệ, chẳng nghe nói có thể sanh ra phước báo; nhưng có thể sanh ra phước báo là thật, chẳng giả. Ở đây, Liên Trì đại sư nói rõ, trong Đàn Kinh Lục Tổ đại sư cũng đã nói rõ, có thể thấy là tâm thanh tịnh trọn đủ phước báo viên mãn, điều này chẳng giả. Phước và huệ đều cầu từ tâm thanh tịnh. Hôm nay, chúng tôi giảng tới chỗ này.

Tập 202


Xin xem A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Hội Bản, trang bốn trăm lẻ năm:

(Kinh) Xá Lợi Phất! Bỉ Phật quốc độ thành tựu như thị công đức trang nghiêm.
() 弗。彼 土。成 嚴。
(Kinh: Này Xá Lợi Phất! Cõi nước Phật ấy thành tựu công đức trang nghiêm như vậy).

Tổng kết một khoa lớn này, chúng ta xem chú giải của Liên Trì đại sư.

(Sớ) Kết thượng Thanh Văn, Bồ Tát đệ tử trang nghiêm, giai bỉ Phật túc nhân, nguyện hạnh, công đức chi sở thành tựu dã. Luận vân: “Như Lai tịnh hoa chúng, Chánh Giác hoa hóa sanh”, thị dã.
() 嚴,皆 宿 也。論 云:如 眾,正 生。是 也。

(Sớ: Tổng kết sự trang nghiêm của đệ tử Thanh Văn, Bồ Tát như đã nói trên đây, đều được thành tựu bởi nguyện hạnhcông đức nơi túc nhân của đức Phật ấy. Vãng Sanh Luận nói: “Các thứ hoa thanh tịnh của Như Lai, hoa Chánh Giác hóa sanh” là nói về điều này).

Đoạn này giới thiệu đại chúng từ mười phương vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, kinh nói trong số đó có Thanh Văn chúng, Bồ Tát chúng, và nhân thiên chúng. Chúng ta đã đọc thấy cách nói này trong kinh Vô Lượng Thọ, đó là nói phương tiện; nói chân thật thì Tây Phương Cực Lạc thế giới chỉ có Bồ Tát. Nói Thanh Văn hay nói trời người là có hai dụng ý:

1) Một là [nói về] thân phận [của những vị ấy] trước khi vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, giống như chúng ta vãng sanh sẽ là nhân thiên chúng. Nếu là người tu Tiểu Thừa chứng đắc từ Sơ Quả trở lên, vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới sẽ được coi là Thanh Văn chúng. Đây là một cách nói.

2) Một cách nói khác là sau khi đã sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới, [xét theo] công phu tu học đoạn chứng: Hoàn toàn chẳng đoạn Kiếnphiền não, tuy là Bồ Tát, là Bồ Tát trong Viên Giáo từ địa vị Sơ Tín cho đến địa vị Lục Tín, nhưng Kiến Tư phiền não chẳng đoạn hết, nên coi như nhân thiên chúng. Từ Thất Tín đến mãn tâm Thập Tín được coi là Thanh Văn chúng. Từ Sơ Trụ trở lên sẽ là Bồ Tát chúng. Nói theo cách như vậy.
Nói theo công phu tu học đoạn chứng bèn có hai ý nghĩa ấy. Từ kinh Đại Bổn, chúng ta có thể thấy được những điều ấy.

Sự trang nghiêm trong thế giới Tây Phương chẳng giống thế giới này. Thế giới này được thành tựu bởi nhân duyên của nghiệp thiện ác. Do vì thế giới này người ác đông, người lành ít, trong tâm của kẻ bình phàm ác niệm nhiều, thiện niệm ít. Đối với tiêu chuẩn thiện ác, hễ khởi tâm động niệm mà niệm thứ nhất luôn nghĩ đến chính mình, nghĩ tới có lợi hay có hại cho chính mình, Phật pháp gọi niệm ấy là ác niệm. Trong hết thảy các thứ tạo tác của chúng ta, thứ nhất là nghĩ đến bản thân, nghĩ tới lợi ích của chính mình, đó là ác nghiệp, tạo tác ác nghiệp. Bồ Tát chẳng vậy! Bồ Tát niệm niệm nghĩ đến hết thảy chúng sanh, niệm niệm vì tạo phước cho hết thảy chúng sanh. Đó là sự nghiệp của Bồ Tát. Do đó, nhân duyên của hai thế giới khác hẳn. Chúng ta phải đặc biệt lưu ý những chỗ này, do chúng có mối quan hệ mật thiết đối với sự cầu sanh Tây Phương của chúng ta. [Điều này] thật sự đã cảnh tỉnh chúng ta, vãng sanh Tây Phương không chỉ là niệm một câu Phật hiệu, Phật hiệu phải niệm cho đắc lực. Đắc lực là như thế nào? Niệm đến mức tâm chúng ta thanh tịnh, những vọng tưởng Ngã và Ngã Sở dần dần phai nhạt. Phật hiệusức mạnh khắc phục những vọng niệm ấy thì mới có thể vãng sanh. Chúng ta thường nói là “đới nghiệp vãng sanh”.

Duyên của người trong thế giới Tây Phương thù thắng, “giai bỉ Phật túc nhân nguyện hạnh công đức chi sở thành tựu” (đều được thành tựu bởi nguyện hạnhcông đức nơi túc nhân của đức Phật ấy), điều này thù thắng! “Bỉ Phật”A Di Đà Phật. Y báochánh báo trang nghiêm trong Tây Phương Cực Lạc thế giới được thành tựu bởi công đức nơi đại nguyệnđại hạnh của A Di Đà Phật trong đời quá khứ. Đó là chỗ khác hẳn các thế giới của hết thảy chư Phật trong mười phương, đó là một thế giới đặc biệt. “Luận vân” (luận nói), trong Vãng Sanh Luận có hai câu kệ là “Như Lai tịnh hoa chúng, Chánh Giác hoa hóa sanh” [được sách Diễn Nghĩa giải thích như sau].

(Diễn) Như Lai tịnh hoa chúng, Chánh Giác hoa hóa sanh giả, tịnh hoa tức thất tịnh hoa dã, Như Lai nhân trung tu thất tịnh hoa, quả thượng thành Phật.
() 眾,正 者,淨 也,如 花,果 佛。
(Diễn: “Như Lai tịnh hoa chúng, Chánh Giác hoa hóa sanh”: “Tịnh hoa” là Thất Tịnh Hoa. Trong khi tu nhân, Như Lai tu bảy loại tịnh hoa, đắc quảthành Phật).

“Thất tịnh hoa” còn gọi là tịnh nghiệp, nêu ra bảy điều, nói hết sức cụ thể. “Bảy” mang ý nghĩa biểu thị pháp, chẳng phải là một con số cố định, mà là tượng trưng cho sự viên mãn. Nói cách khác, tư tưởng, kiến giải, và hành vi của chúng ta đều phải thanh tịnh. Như thế nào thì mới có thể đạt được thanh tịnh thật sự? Thanh tịnh viên mãn rốt ráo thì ắt phải xa lìa Kiến Tư phiền não, Trần Sa phiền nãoVô Minh phiền não. Đó là thanh tịnh viên mãn rốt ráo chỉ có Phật và các vị đại Bồ Tát mới chứng đắc. Chúng ta là kẻ sơ học, chẳng có cách nào đạt tới cảnh giới này. Chúng ta hy vọng trong một đời này, chẳng đạt đến viên mãn thì cũng có thể đạt được ít phần. Ít phần là phải đoạn trừ Kiến Tư phiền não. Dẫu chẳng thể đoạn thì nói chung Kiến Tư phiền não phải ngày càng nhạt mỏng hơn, như vậy là được. Ngày càng thật sự nhạt mỏng hơn, Phật hiệu bèn có sức mạnh; có điều kiện đới nghiệp vãng sanh như vậy thì mới có thể vãng sanh! Nếu Phật hiệu chẳng thể chế phục Kiến Tư phiền não, Phật hiệu sẽ biến thành phước báo hữu lậu trong thế gian, chẳng thể vãng sanh! Chúng ta phải đặc biệt lưu ý điều này. Trong nhân địa, hết thảy chư Phật đều tu tịnh nghiệp. “Tu thất tịnh hoa” là tu tịnh nghiệp; do đó, Ngài có thể thành Phật.

(Diễn) Cố Chánh Giác hóa sanh, Chánh Giác hoa chỉ tam thừa hiền thánh, dĩ tam thừa hiền thánh, tương lai thành Đẳng Chánh Giác, xưng Chánh Giác chi hoa dã.
() 生,正 聖,以 聖,將 覺,稱 也。
(Diễn: Vì thế, Chánh Giác hóa sanh: [Từ ngữ] Hoa Chánh Giác chỉ tam thừa hiền thánh, bởi tam thừa hiền thánh sẽ thành Đẳng Chánh Giác trong tương lai, nên gọi là “hoa Chánh Giác”).

Tam Thừa thánh nhânVô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Đoạn Kiến Tư thì là Chánh Giác, A La HánBích Chi Phật đều gọi là Chánh Giác. Lại đoạn Trần Sa thì là Chánh Đẳng Chánh Giác; phá sạch vô minh thì là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Do đó, gọi là “Chánh Giác chi hoa”.

(Diễn) Kinh vân: “Trực tâm thị Bồ Tát Tịnh Độ, Bồ Tát thành Phật thời, bất siểm chúng sanh lai sanh kỳ quốc” đẳng, chánh thử ý dã.
() 云:直 土,菩 時,不 等。正 也。
(Diễn: Kinh nói: “Trực tâm là Tịnh Độ của Bồ Tát. Khi Bồ Tát thành Phật, chẳng siểm nịnh chúng sanh để họ sanh về nước mình” v.v… chính là ý này).

Kinh Duy Ma nói “trực tâm là đạo tràng”. Trực tâmBồ Đề tâm; Bồ Đề bao gồm trực tâm, thâm tâm, và đại bi tâm. Vì thế, “trực tâm là Tịnh Độ của Bồ Tát”. Khi Bồ Tát thành Phật, tuyệt đối chẳng bợ đỡ các chúng sanh. “Siểm” (諂) là siểm mị, bợ đỡ, [chư Phật] trọn chẳng mong cầu quý vị sanh về chỗ các Ngài. Quý vị ngàn vạn phần đừng nhìn sai lầm A Di Đà Phật, A Di Đà Phật chẳng cầu chúng ta, chỉ có chúng ta cầu Ngài. Ngài có nguyện, tuy có nguyện mà chẳng có tâm. Nếu A Di Đà Phật có tâm “ta đã phát nguyện khiến cho quý vị đều đến, cớ sao vẫn chẳng đến?” Vậy thì A Di Đà Phật sẽ biến thành phàm phu. A Di Đà Phật có nguyện, chẳng có tâm, chư vị nhất định phải biết điều này. Chúng ta học Phật cũng phải nên học theo tâm thái của Phật, chúng ta phát nguyện, chớ nên hằng ngày dùng vọng tâm để cầu đảo, [dùng vọng tâm cầu khẩn] là sai mất rồi! Hết thảy các pháp thế gianxuất thế gian đều để cho nó mặc tình tùy duyên, chúng ta sẽ tự tại. Cũng có người nói “sống mặc tình thuận duyên sẽ khổ lắm!” Quý vị có cảm thụ sướng, khổ, sẽ chẳng thể mặc tình tùy duyên. Mặc tình tùy duyên là hai bên khổ và lạc đều bỏ. Nói cách khác, người ấy có chân lạc.

Khi Phật pháp chưa truyền sang Trung Hoa, chỉ có một người được Khổng lão phu tử tán thánNhan Hồi. Nhan Hồi sống cuộc đời rất kham khổ, “nhất đan thực, nhất biều ẩm” (một giỏ cơm, một bầu nước). “Đan” (簞) là một vật do trúc đan thành. Ông ta ăn cơm chẳng có chén bát, dùng giỏ để đựng cơm; uống nước chẳng có chén trà, dùng quả bầu [đựng nước]. Giỏ cơm, bầu nước, trong nhà chén bát đều chẳng có, nghèo đến mức như vậy! “Cư lậu hạng” (Sống trong ngõ nghèo hèn), Khổng lão phu tử nói “nhân bất kham kỳ ưu” (người khác chẳng thể chịu đựng nỗi lo âu ấy): Xét theo người bình phàm, cuộc sống ấy khổ quá, tất nhiên sẽ lo sầu, nhưng Nhan Hồi quên bẵng chuyện ấy, ông ta “bất cải kỳ lạc” (chẳng thay đổi niềm vui), suốt ngày từ sáng đến tối vui sướng khôn cùng. Ông ta vui bởi điều gì? Điều khiến ông ta vui sướng là đạo. Nếu chúng ta còn lo nghĩ cho cuộc sống, chẳng có đạo tâm, chẳng gọi là “mặc sức tùy duyên”.

Trong Phật môn, gia đình Bàng cư sĩ có thể nói là thật sự đắc đạo. Nhà ông ta vốn rất giàu có, vàng, bạc, của cải trong nhà đều vứt bỏ, không cần tới, chất toàn bộ lên một chiếc thuyền, chèo ra chỗ nước xoáy giữa sông, quăng chìm xuống nước, thảy đều từ bỏ. Có người hỏi ông: “Ngài chẳng cần những tài vật ấy, đem quyên tặng để làm một chút sự nghiệp từ thiện chẳng phải là rất tốt ư?” Lão nhân gia đáp: “Chuyện tốt chẳng bằng vô sự”, để lại cho người đời sau câu danh ngôn ấy. Sau đấy, ông ta sống như thế nào? Bện thảo hài tức là dùng rơm rạ để bện thành giày. Bện một đôi giày rơm có thể bán được hai đồng, hai ba phân tiền, bện mấy đôi giày để bán hòng sống qua ngày hôm nay. Để sống ngày mai thì ngày mai lại làm việc. Nói theo bọn phàm nhân chúng ta sẽ là: “Sao mà khổ thế? Cuộc sống như vậy mà còn sống nổi ư?” [Thế nhưng] cả nhà ông ta vui sướng khôn sánh, người thế gian chúng ta chẳng có cách nào tưởng tượng chuyện này!

Nay chúng ta học Phật, thường là trong ngân hàng hãy còn cất một ít tiền thì mới sống được, làm sao có thể sánh bằng cổ nhân? Nay chúng ta học Phật là vô ưu vô lự, có nhà để ở, cuộc sống chẳng thành vấn đề, an tâm học đạo. Người ta thứ gì cũng đều chẳng có, họ cũng an tâm học đạo, tâm địa thật sự thanh tịnh, quyết định chẳng có tâm siểm nịnh. Nói cách khác, tham, sân, si, mạn thảy đều đoạn sạch, tâm địa thanh tịnh dường ấy! Tây Phương Cực Lạc thế giới tiếp dẫn loại chúng sanh nào? Chúng sanh thân tâm thanh tịnh, tự nhiên cảm ứng đạo giao. Chúng ta phải biết điều này, thân tâm thanh tịnh, có nguyện vãng sanh, nhất định được vãng sanh.


(Sao) Nguyện giả.
() 者。
(Sao: Nguyện là…).

Giải thích chữ “nguyện hạnh” trong đoạn trước “bỉ Phật túc nhân nguyện hạnh công đức chi sở thành tựu”. Trước hết, nói về Nguyện.

(Sao) Đại Bổn Pháp Tạng nguyện vân: “Ngã tác Phật thời, sát trung Bồ Tát, thần thông, trí huệ, biện tài, tướng hảo, oai thần, tất giai như Phật”.
() 云:我 時, 薩,神 才,相 神,悉 佛。
(Sao: Theo kinh Đại Bổn, ngài Pháp Tạng nguyện rằng: “Khi tôi thành Phật, thần thông, trí huệ, biện tài, tướng hảo, oai thần của hàng Bồ Tát trong cõi nước đều giống như Phật”).


Đoạn này là một lời nguyện trong bốn mươi tám nguyện. Ở đây, tôi đặc biệt nhắc nhở các đồng tu, chúng sanh trong mười phương thế giới, bất luận là đường nào, mười pháp giới kể cả Phật pháp giới đều phát nguyện vãng sanh Tịnh Độ. Chắc là có kẻ hỏi: “Đã thành Phật mà còn phải phát nguyện ư?” Đúng vậy, chẳng sai! Vì Phật có bốn loại, trừ Viên Giáo Phật ra, Tạng Giáo Phật, Thông Giáo Phật, và Biệt Giáo Phật đều phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ. Sanh Tịnh Độ để làm gì? Để thành Viên Giáo Phật. Vì những vị Phật [trong các giáo] khác, [trừ Viên Giáo ra], đều là Chánh Đẳng Chánh Giác, chưa đạt đến Vô Thượng; chỉ riêng Viên Giáo Phật mới là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Do vậy có thể biết, Phật, Bồ Tát trong mười pháp giới cho đến chúng sanh trong ác đạo, nếu có duyên phận gặp gỡ bộ kinh điển này, người Hoa gọi “duyên phận” là “phước khí”. Người ấy có phước khí gặp bộ kinh điển này, đã gặp rồi lại có thể lý giải, có thể tin tưởng, nương theo kinh điển này để tu hành, sẽ có phần trong Tây Phương Cực Lạc thế giới, người ấy có thể vãng sanh, đến Tây Phương Cực Lạc thế giới bèn làm Bồ Tát. Sau khi đã đến Tây Phương Cực Lạc thế giới, thần thông, trí huệ, biện tài, tướng hảo, và oai thần của người đó giống như A Di Đà Phật, “tất giai như Phật” (thảy đều như Phật). Vì vậy, thế giới Tây Phươngmột thế giới bình đẳng, chẳng thể nghĩ bàn; thật sự là pháp khó tin!


(Sao) Kim lai thành Phật, đắc toại sở nguyện dã.
() 佛,得 也。
(Sao: Nay đã thành Phật, bèn được toại nguyện).

Đức Di Đà nay đã thành Phật; vì vậy, nguyện nào cũng đều được thực hiện, chẳng có nguyện nào là giả, nguyện nào trong bốn mươi tám nguyện cũng đều chân thật. Từ bốn mươi tám nguyện, có thể liễu giải trạng huống trong Tây Phương Cực Lạc thế giới. Dưới đây là nói đến hạnh. Đã có nguyện thì còn phải có hạnh, dùng hạnh để thực hiện nguyện, phải làm được từng điều đại nguyện.

(Sao) Hạnh giả, Đại Bổn ngôn nhĩ thời Pháp Tạng giáo hóa chúng sanh, tu hành lục độ, quảng hành giáo hóa, trí vô lượng chúng sanh, phát Bồ Đề tâm, hạnh kim thành tựu, hữu tư trang nghiêm dã.
() 者,大 生,修 度,廣 化。致 生,發 心,行 就,有 也。
(Sao: Hạnh là như kinh Đại Bổn nói lúc ấy, Pháp Tạng giáo hóa chúng sanh, tu hành lục độ, giáo hóa rộng rãi khiến cho vô lượng chúng sanh phát Bồ Đề tâm. Nay hạnh thành tựu, nên có sự trang nghiêm như vậy).


Đoạn này nói tới Hạnh. Trong nhân địa, không chỉ là A Di Đà Phật tự mình tu hành, ngoài việc tự mình tu hành ra, chuyện rất trọng yếu“giáo hóa chúng sanh”, phải giúp đỡ người khác tu hành. Chư vị phải hiểu, giúp người khác là tự hành, tự hànhhóa tha là một chuyện, chẳng phải là hai chuyện. Nếu chỉ có tự hành, không chịu hóa tha, tâm lượng chẳng dễ gì rộng mở, Ngã Chấp chẳng dễ gì phá trừ. Trong Bồ Tát hạnh, nói thật ra, giáo hóa chúng sanh còn quan trọng hơn tự hành, niệm niệm nghĩ tới hết thảy chúng sanh, quên sạch chính mình, Ngã và Ngã Sở chẳng phá mà tự nhiên chẳng còn, tâm mới đạt được thanh tịnh. Tâm đạt được thanh tịnh bèn có cảm ứng, chúng ta gọi tâm thanh tịnh là “công phu thành phiến”, đó là tâm thanh tịnh. Nếu chẳng có Kiến Tư phiền não, bèn đắc Sự nhất tâm bất loạn. Có thể phá một phẩm vô minh, bèn đắc Lý nhất tâm bất loạn. Tu tâm thanh tịnh từ chỗ nào? Tôi khuyên các đồng tu niệm niệm vì hết thảy chúng sanh, chớ nên vì chính mình. Vì chính mình, nói thật thà, sẽ là niệm câu A Di Đà Phật cầu sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, đó là vì chính mình. Vì chính mình thì chỉ có một chuyện này. Trừ chuyện này ra, niệm niệm đều nhằm lợi ích chúng sanh.

Tất cả hết thảy những thứ sắp đặt trong đạo tràng của chúng ta đều nhằm lợi ích chúng sanh, chẳng phải vì chính mình. Nếu có một niệm “đạo tràng là của chính mình”, sai mất rồi, sai lầm quá đỗi! Mỗi người trụ trong đạo tràng này, tục ngữ thường nói: “Thiết đả thường trụ, lưu thủy tăng” (Chúng thường trụ như sắt rèn, tăng như nước chảy), [ý nói] thường trụvĩnh viễn ở nơi này, còn chúng ta cư trụ ở chỗ này, đến đến đi đi thì là “lưu thủy tăng”. Tuy là lưu thủy tăng, ta trụ ở đây một ngày, bèn có trách nhiệm yêu mến bảo vệ một ngày, có trách nhiệm chăm sóc một ngày. Yêu thương, bảo vệ, chăm sóc là lợi ích hết thảy chúng sanh. Thường trụ dọn dẹp sạch sẽ, sắp đặt bàn ghế ngay ngắn để đại chúng đến cộng tu ở chỗ này, đó là lợi ích hết thảy chúng sanh. Đấy chính là ý nghĩa giáo hóa của Như Lai. Ngàn muôn phần đừng nghĩ ta trụ nơi đây chưa tới hai ngày, nơi đây chẳng liên quan gì đến ta, [nghĩ như vậy] là sai mất rồi! Quý vị vẫn là tự tư tự lợi, tâm lượng quá nhỏ hẹp. Do đó, điều này có ý nghĩa hết sức sâu xa!

Câu tiếp theo nói đến tổng cương lãnh trong sự giáo hóa chúng sanh của Phật, Bồ Tát, “tu hành lục độ”. Lục độvô lượng hạnh môn của Bồ Tát được quy nạp lại, chẳng ngoài sáu loại lớn ấy.

1) Thứ nhất là bố thí. Bố thí là buông xuống; thân, tâm, thế giới hết thảy đều buông xuống, buông đến tột cùng. Thưa cùng quý vị, buông tất cả phiền não xuống, quý vị sẽ chẳng có phiền não. Nay quý vị có phiền não là vì quý vị chẳng chịu buông xuống. Hãy buông sanh tử xuống, nay quý vị có sanh có tử là vì quý vị chẳng chịu buông sanh tử xuống. Buông luân hồi xuống, mười pháp giới cũng buông xuống, vì sao? Vì những thứ ấy đều là vọng tưởng, quyết định chẳng phải là sự thật. Phiền nãovọng tưởng, sanh tửvọng tưởng, luân hồivọng tưởng, mười pháp giới vẫn là vọng tưởng, buông xuống bèn tự tại.

2) Thứ hai là trì giới. Trì giới là vâng giữ luật lệ. Trong kinh, đức Phật bảo chúng ta: “Phật pháp ở trong thế gian, chẳng hoại pháp thế gian”. Bản thân chúng ta buông hết thảy thân, tâm, thế giới xuống, xác thực là siêu phàm nhập thánh, chẳng phải là phàm phu, mà là thánh nhân. Tuy là thánh nhân, chúng ta vẫn sống trên thế gian, vẫn ở cùng một chỗ với đại chúng, tâm chúng ta thanh tịnh, họ chẳng thanh tịnh. Vì thế, pháp thế gian có pháp lệnh, quy định, quan niệm đạo đức, phong tục, tập quán, thứ gì chúng ta cũng đều phải tuân thủ. Không chỉ là tuân thủ, mà còn tuân thủ rất nghiêm ngặt, nêu gương, làm mẫu cho người thế gian. Mỗi người đều vâng giữ khuôn phép, xã hội sẽ hòa thuận, thiên hạ thái bình. Bồ Tát đại từ đại bi giáo hóa chúng sanh, giữ lễ, giữ pháp. Có thể thấy dụng ý này rất sâu!

3) Thứ ba là nhẫn nhục. Nhẫn nhục là nhẫn nại, bất luận chuyện gì cũng đều phải nhẫn. Nói thật ra, Bồ Tát buông xuống hết thảy, há còn có gì phải nhẫn? Đối với Bồ Tát mà nói, nhẫn chẳng có ý nghĩa gì hết! Tuy Ngài chẳng phải nhẫn, cũng phải ra dáng nhẫn, tức là phải làm ra vẻ nhẫn nhục cho người khác thấy. Không chỉ là ngôn giáo (dạy bằng lời nói), mà còn có thân giáo, tức là chính mình nêu gương cho đại chúng nhìn vào. Có rất nhiều người nghe mấy câu chẳng đẹp lòng cho lắm, trở về bực tức, cáu kỉnh nhiều ngày, đó là như thế nào? Chẳng thể nhẫn! Đó gọi là “tiểu bất nhẫn, tắc loạn đại mưu” (chuyện nhỏ mà không nhẫn được, sẽ hỏng những điều mưu tính to lớn). Kinh Kim Cang dạy: “Nhất thiết pháp đắc thành ư nhẫn” (hết thảy pháp do Nhẫn mà thành tựu). Nếu muốn thành tựu pháp thế gianxuất thế gian, chẳng kiên nhẫn sẽ không thể thành công.

Ví như niệm Phật, mỗi ngày niệm một vạn câu Phật hiệu. Quý vị thiếu kiên nhẫn sẽ chẳng niệm được. Mỗi ngày niệm kinh Vô Lượng Thọ hai lần, thiếu kiên nhẫn sẽ chẳng niệm được, nhất định phải nhẫn nại. Chuyện thế gianxuất thế gian đều phải nhẫn nại! Nhẫn nhục là tiền phương tiện của Thiền Định, và cũng là công phu dự bị. Chẳng thể nhẫn, chẳng thể đắc định. Nói thật ra, trong Phật môn, đích xác chẳng có cách nào lừa gạt người khác. Ví dụ như có người khoe chính mình có công phu định lực rất sâu, quý vị nói mấy câu chẳng trúng ý kẻ ấy, coi thử kẻ đó có bực tức hay hông? Hễ kẻ ấy nổi cáu tức là công phu định lực giả trất, chẳng thật. Người đắc Định làm sao tức giận cho được? Chẳng thể nào! Người có thể nhẫn sẽ chẳng nổi nóng. Chửi người ấy mấy câu, người ấy vẫn bực bội thì tức là chẳng có công phu định lực. Không chỉ chẳng có công phu định lực, mà nhẫn nhục cũng chẳng tu đến mức, còn nói đến định chi nữa! Vì thế, khảo nghiệm kiểu này là lộ rõ ngay!

4) Sau khi đã có thể nhẫn thì mới có tinh tấn, cũng có nghĩa là mới có tiến bộ. Kẻ chẳng thể nhẫn, chẳng nói tới chuyện tiến bộ được! Hết thảy các pháp đều có thể nhẫn, đạo nghiệp của người ấy rất tiến bộ. Điều khẩn yếu của tiến bộ là như đức Phật đã yêu cầu chúng ta, phải tinh tấn. “Tinh” tinh thuần. Phải nên tinh tấn, chớ nên tạp tấn. Tạp là tạp loạn, rối ren. Tuy mỗi ngày đều có tiến bộ, nhưng chẳng có tác dụng, không thể thành tựu, luống uổng công phu, mà cũng uổng phí thời gian.

5) Sau đấy mới có thể đắc Thiền Định.

6) Có Thiền Định thì mới có thể sanh ra trí huệ. Trí huệ sanh từ Thiền Định.

Đó là sáu đại cương lãnh để Phật, Bồ Tát giáo hóa chúng sanh.

“Quảng hành giáo hóa”: Dùng sáu đại cương lãnh này để phổ biến, mở rộng, giáo hóa trong hết thảy các pháp giới khắp mười phương. “Trí vô lượng chúng sanh, phát Bồ Đề tâm” (khiến cho hết thảy chúng sanh phát Bồ Đề tâm): Sau khi chúng sanh tiếp nhận sự giáo hóa của Phật, Bồ Tát, họ bị cảm động, từ đấy trở đi bèn quay đầu, giác chứ không mê, đó là phát Bồ Đề tâm. Bồ Đề tâmgiác tâm, từ đấy trở đi, người ấy sẽ chẳng mê hoặc, điên đảo, đã giác ngộ. Đó là giác tâm. “Hạnh kim thành tựu, hữu tư trang nghiêm dã” (Nay hạnh đã thành tựu bèn có sự trang nghiêm như thế). Sau khi sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới, gần như mỗi vị Bồ Tát đều là thượng hành, hạ hóa, vì thần thông, trí huệ, biện tài, tướng hảooai thần của các Ngài đều chẳng sai khác đức Phật cho mấy. Nhất là thần thông chẳng thể nghĩ bàn, có thể phân thân vô lượng. Bản thân ở trước đức Phật nghe Phật thuyết pháp, phân thân đến mười phương thế giới hóa độ chúng sanh. Phân thân chẳng là phân ra một thân, mà là phân thành vô lượng thân. Nơi nào chúng sanh có cầu, Ngài bèn hiện thân giáo hóa. Trong tâm chúng sanh mong mỏi thân gì, Ngài bèn hiện thân ấy, giống như ba mươi hai ứng thân của Quán Thế Âm Bồ Tát. “Tùy thuận cái tâm của chúng sanh mà ứng với khả năng tiếp nhận của họ”, kinh Lăng Nghiêm nói như vậy. Hạ hạ phẩm vãng sanh trong Tây Phương Cực Lạc thế giới đều có thần thông, trí huệbiện tài như vậy, họ đều làm được. Vì lẽ đó, pháp môn này (pháp môn Tịnh Độ) và thế giới này (cõi Cực Lạc) thật sự chẳng thể nghĩ bàn. Tây Phương Cực Lạc thế giới trang nghiêm thù thắng khôn sánh. Đó là giảng giải câu “thành tựu như thị công đức trang nghiêm”.

(Sao) Tịnh hoa chúng giả, như Tịnh Danh kinh.
() 者,如 經。
(Sao: “Tịnh hoa chúng” là như kinh Tịnh Danh [đã nói]).

Tịnh Danhkinh Duy Ma Cật.

(Sao) Thất chủng tịnh hoa.
() 華。
(Sao: Bảy thứ hoa thanh tịnh).

Cũng là bảy thứ tịnh nghiệp. “Hoa” tượng trưng cho cái nhân. Thực vật nở hoa trước, kết quả sau, nên nhà Phật dùng hoa để biểu thị nhân hạnh. “Nhân viên quả mãn”: Nếu nhân đã tu viên mãn bèn kết quả. Đây là tỷ dụ Bồ Tát hạnh như hoa. Chúng ta thấy hoa, bèn nghĩ phải tu Bồ Tát hạnh. Bồ Tát hạnh, nói cụ thể thì ở đây bèn nói ra bảy thứ. Phải hiểu ý nghĩa này, không chỉ là thấy hoa trong Phật đường [bèn biết] nó biểu thị pháp, biểu thị Bồ Tát hạnh. Hễ thấy hoa, bèn nghĩ ta phải tu bảy hạnh ấy. Quý vị rời khỏi Phật đường, thấy hoa bên ngoài thì cũng phải nghĩ tới [Bồ Tát hạnh]. Không chỉ là ở bất cứ nơi đâu, hễ trông thấy hoa bèn nghĩ tới, mà [nhìn thấy] hoa giả chế tạo bằng thủ công cũng là hoa, thậm chí quần áo mặc trên người có hoa, cũng là hoa. Chỉ cần trông thấy hoa, bèn nghĩ tới bảy thứ tịnh hoa được nói ở đây, quý vị phải nghĩ tới. Thời thời khắc khắc chẳng quên tịnh hạnh, tu tịnh nghiệp, đó là đúng. Chớ nên nghĩ cúng hoa trước Phật thì mới là biểu thị pháp, [còn những hoa] chẳng ở trước Phật bèn chẳng biểu thị pháp! [Nếu nghĩ như vậy thì] sai mất rồi! Học Phật đừng học ngây ngốc như vậy, lìa khỏi Phật đường bèn chẳng có Phật pháp, sao lại như thế được? Phật pháp không lúc nào, không chỗ nào chẳng tồn tại. Do đó, không lúc nào, không chỗ nào chẳng phải là đạo tràng của Bồ Tát.

(Sao) Nhất giả, giới tịnh, tam nghiệp tịnh cố.
() 淨,三 故。
(Sao: Một là giới tịnh, do ba nghiệp thanh tịnh).


trì giới.


(Diễn) Giới tịnh, vị thân khẩu ý thỉ chung thanh tịnh, tức Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mng.
() 淨,謂 淨,即 也。
(Diễn: Giới tịnh có nghĩa là thân, miệng, ý từ đầu tới cuối thanh tịnh, tức là Chánh Ngữ, Chánh NghiệpChánh Mạng).


“Thân” là tạo tác, cử chỉ, hành động nơi thân thể. “Khẩu”ngôn ngữ; “ý”tư tưởng kiến giải, ý là nói tới tâm. Trong “giới tịnh” ở đây, điều quan trọng nhất là ý nghiệp thanh tịnh, vì ý nghiệp đã thanh tịnh, thân và miệng chẳng thể nào không thanh tịnh. Phật, Tổ dạy chúng ta “trì giới niệm Phật”. Hiện thời trong xã hội này, cho đến trong thế giới ngày nay, nói đến chuyện trì giới, kẻ bình phàm rất khó tiếp nhận, nhất là hiện thời đang nói đến dân chủ, tự do, mỗi cá nhân đều làm chủ, ai giữ giới của ai? Ai cũng chẳng muốn giữ giới của ai hết, chuyện này khó lắm. Thích Ca Mâu Ni Phật chế định giới luật, nhưng nói thật ra, giới luật chẳng do Ngài chế định, quý vị nói Ngài chế định, oan uổng quá! Ngài còn phải khởi tâm động niệm chế định các giới điều cho chúng ta thì nói thật thà, Ngài là phàm phu, chẳng phải là thánh nhân. Giới luật do đâu mà có? Giới luật là Tánh Đức trong bản tánh của hết thảy chúng sanh, [thế nhưng] chúng ta không biết, chúng ta đã mê, Ngài thấy rõ ràng, rành rẽ, bèn nói cho chúng ta biết từng điều một. Đó là lương tri, lương năng vốn trọn đủ trong bản tánh của chúng ta, Ngài chế định ở chỗ nào? Trong kinh, Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói rất rõ ràng: Trong bốn mươi chín năm, Ngài chưa hề thuyết pháp một câu nào! Há Ngài chế định giới luật gì ư? Do vậy có thể biết, chế định hết thảy giới luật, hết thảy kinh luận ngôn ngữ đều do tự tánh tự nhiên lưu lộ, tuyệt đối chẳng hề khởi tâm động niệm. Vì thế, Ngài thanh tịnh.

Do vậy có thể biết, giới là thanh tịnh, nay chúng ta ba nghiệp thân ngữ ý đều chẳng tịnh, chúng ta giữ giới thanh tịnh sẽ có thể khôi phục tự tánh thanh tịnh của chúng ta. Cổ đức nói: “Thanh thủy châu đầu ư trược thủy, trược thủy bất đắc bất thanh” (Thanh thủy châu gieo vào nước đục, nước đục chẳng thể không trong), chính là đạo lý này. Thanh thủy châu (清水珠) là gì? Là giới luật. Nay tâm chúng ta chẳng thể thanh tịnh, có cần dùng phương pháp này để thanh tịnh cái tâm hay không? Làm thế nào để có thể khiến cái tâm ta thanh tịnh? Đức Phật trao cho quý vị tịnh thủy châu, quý vị chẳng tin, chẳng muốn dùng nó, vậy là chẳng có cách nào cả! Chúng ta phải biết giá trị! Có rất nhiều người không hiểu chuyện, nên thấy giới luật trói buộc con người, bảo “lễ do Nho gia chế định là thứ lễ giáo ăn thịt người”, há có nghiêm trọng như vậy ư? Hiện thời, lễ bị vứt bỏ, hằng ngày kèn cựa lẫn nhau!

(Sao) Nhị giả tâm tịnh, phiền não kết lậu tận cố.
() 淨,煩 故。
(Sao: Hai là tâm tịnh, do đã hết phiền não, kết lậu).


Thứ hai là tâm tịnh.


(Diễn) Tâm tịnh, vị tam thừa chế phiền não, đoạn kết lậu tận, tức Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định dã.
() 淨,謂 惱,斷 盡,即 也。
(Diễn: Tâm tịnh nghĩa là tam thừa chế ngự phiền não, đoạn sạch kết lậu, tức là Chánh Tinh Tấn, Chánh NiệmChánh Định).


Dùng Bát Chánh Đạo để giải thích tâm thanh tịnh. Tam Thừa là nói Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát. Ba hạng người này có thể chế phục phiền não. “Chế” (制) là chế phục phiền não, ở đây là Kiến Tư phiền não. Người ấy biết nhất định phải dùng lý trí để khắc phục phiền não. “Phiền não”cảm tình dục vọng xung động, là tập khí từ vô thỉ kiếp tới nay, nó tự nhiên có thể tác động. Nhất là trong xã hội hiện thời được gọi là “xã hội rộng mở”, cũng là xã hội tự do, chẳng có ước thúc, sức dụ dỗ, mê hoặc bên ngoài quá to. Chư vị phải biết: Vào thời đại đế vương xưa kia, tuy chuyên chế, nhưng chẳng cho phép dụ dỗ, mê hoặc con người tạo nghiệp, cấm chỉ dấy lên ác niệm hoặc dấy lên tham, sân, si, vì sao? Ngăn ngừa từ những điều sai trái nhỏ nhặt, chấm dứt những thói xấu đang manh nha, xã hội mới có thể đạt đến an ninh thật sự.

Ba mươi năm trước, có người hỏi tiên sinh Phương Đông Mỹ: “Phải làm như thế nào để phục hưng văn hóa Trung Hoa?” Lão nhân gia nói: “Trước hết, nhất loạt đình bản báo chí và tạp chí trên cả nước, nhất loạt dẹp bỏ các đài phát thanh và truyền hình”. Khi đó, các quan chức thuộc Bộ Giáo Dục nghe nói đều lắc đầu, chẳng làm chuyện ấy được! Cụ Phương nói: “Vậy là chẳng có cách nào hết! Những thứ ấy hằng ngày dụ dỗ, mê hoặc người ta tạo tác tham, sân, si, mạn, phá hoại văn hóa cố hữu của Trung Hoa. Quý vị chẳng nhổ trừ tận gốc những thứ phá hoại văn hóa, sẽ chẳng có cách nào khôi phục!” Nhìn từ chỗ nào, [quý vị nghĩ xem] có thể phục hưng văn hóa cố hữu hay không? Chẳng thể nào! Quá khứ vĩnh viễn trôi qua, chẳng thể nào khôi phục lại. Chỉ có một số rất ít người thật sự tự mình giác ngộ, họ đọc sách cổ, làm theo giáo huấn của cổ nhân, cá nhân người ấy được lợi ích. Chẳng thể nào giống như xưa kia, dùng phương thức chánh trị và mệnh lệnh có thể buộc hết thảy đại chúng trong toàn thể xã hội cùng nhau học tập, hiện thời chẳng thể làm như vậy được!

Phải biết khắc phục phiền não của chính mình, khắc phục dục vọng của chính mình. Hễ có những chuyện xung động, dẫn khởi [phiền não, dục vọng], chính mình phải ngay lập tức nghĩ đến hậu quả, hậu quả của tham, sân, si, mạn là trong tam đồ. Cổ nhân nói là “đao đầu thỉ mật” (nếm mật ở lưỡi đao): Đao sắc bén, trên lưỡi đao bôi một chút mật, quý vị liếm nó, nếm vị ngọt thì lưỡi cũng bị xén đứt, cái được chẳng thể bù nổi cái mất. Huống hồ có phải là có chân lạc hay không? Quyết định là chẳng có, những gì quý vị đạt được đều là khổ. Những gì đạt được trong hiện tiền là khổ, tương lai càng khổ hơn, có mấy ai biết? Người thế gian mê hoặc, điên đảo, chẳng biết đó là khổ, ngỡ khổ là chuyện vui, mai sau còn có nỗi khổ to tát đang chờ đợi họ, chính là quả báo trong tam đồ. Chỉ có Tam Thừa, đó là [những bậc] Chánh Giác, Chánh Đẳng Chánh Giác, họ không mê, đã hiểu rõ, cho nên trong tâm họ vừa khởi tâm động niệm, bèn lập tứcthể chế phục. Niệm thứ nhất là vọng niệm, không sao cả, cổ nhân thường nói: “Chẳng sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm”, quý vị phải giác nhanh chóng! Niệm thứ hai là giác, ý niệm bèn chuyển, người niệm Phật chúng ta chuyển niệm thứ hai thành A Di Đà Phật.

Trong xã hội hiện tại, sức dụ dỗ, mê hoặc quá lớn, cơ hội quá nhiều, nên tôi nói với người khác: Trong gia đình, hễ là những nơi thường xuyên hoạt động ở đó, hãy dán hình Phật, Bồ Tát khắp nơi. Đừng nghĩ làm như vậy là thiếu cung kính, chẳng có gì thiếu cung kính! [Làm như vậy] để thời thời khắc khắc cảnh giác chính mình, ta sẽ quay đầu. Như vậy là đúng. Chúng tôi in rất nhiều tượng Phật, rất nhiều danh hiệu Phật, để mọi người đem dán khắp nơi, khiến cho quý vị trong mười hai thời, mắt có thể tiếp xúc, tai có thể nghe. Chúng ta dùng máy niệm Phật, dùng băng thâu âm, không gì chẳng nhằm thời thời khắc khắc nhắc nhở quý vị quay đầu! Vọng niệm thứ nhất dấy lên, vọng niệm thứ hai bèn trở về A Di Đà Phật. Nếu nghi ngạicung kính hay chẳng cung kính thì nói cách khác, vọng niệm của quý vị sẽ tăng trưởng; đó chẳng phải là ý nghĩa của Phật. Ý nghĩa của Phật là mong cho chúng ta trong mười hai thời thân tâm thanh tịnh. Do vậy, phải hiểu ý nghĩa thật sự và tầm trọng yếu của việc chế phục phiền não.

“Đoạn kết lậu tận”, “Kết” (結) là tên gọi chung của phiền não, khởi đầu là chế phục, chế phục đến cuối cùng sẽ đoạn. Người thế gian thường nói: “Trong tâm có kết (có điều vấn vít)”. Kết là gì? Nói đơn giảnchấp trước, nghĩ không thông, cứ lẩn quẩn suy lường, đó là Kết. Kết ở chỗ nào? Quý vị tìm thử xem, có tìm được Kết hay chăng? Giải phẫu toàn thể thân tâm, coi thử trong tế bào nào có Kết? Tìm chẳng thấy! Vì thế, nói cho quý vị biết: Kết là giả, chẳng thật, nó là vọng tưởng, nhất định phải đoạn trừ. “Lậu tận” (漏盡) là đoạn sạch phiền não, đoạn hết Kiến Tư phiền não. Đó là Chánh Tinh Tấn, Chánh NiệmChánh Định trong Bát Chánh Đạo.


(Sao) Tam giả, kiến tịnh, kiến pháp chân tánh, bất khởi vọng tưởng cố.
() 淨,見 性,不 故。
(Sao: Ba là kiến tịnh, vì thấy chân tánh của pháp, chẳng dấy lên vọng tưởng).


“Kiến” (見) là kiến giải. Giới phải tịnh, giới là khuôn phép trong cuộc sống. Nói cách khác, là hành vi trong cuộc sống. Hành vi trong cuộc sống phải thanh tịnh, tâm phải thanh tịnh, kiến giải phải thanh tịnh.


(Diễn) Kiến tịnh, vị kiến nhất thiết pháp chi chân tánh, bất khởi vọng tưởng, tức Chánh Kiến, Chánh Tư Duy dã.
() 淨,謂 想,即 也。
(Diễn: Kiến tịnh là thấy chân tánh của hết thảy các pháp, chẳng khởi vọng tưởng, tức là Chánh KiếnChánh Tư Duy).


Hết thảy các pháp, bất luận là pháp thế gian hay pháp xuất thế gian, chúng ta đối với pháp thế gian chẳng mê, mà đối với pháp xuất thế gian cũng không mê. Có rất nhiều người học Phật chẳng mê pháp thế gian, [điều này] chẳng dễ dàng, khó có, nhưng lại mê nơi Phật pháp, bị Phật pháp mê. Kẻ ấy vẫn mê y hệt, [chỉ là] thay đổi đối tượng, đổi pháp thế gian thành pháp xuất thế gian, vẫn là vô dụng! Phật pháp là phá mê khai ngộ, chẳng bảo quý vị thay đổi đối tượng! Vì vậy, sau khi thật sự giác ngộ, Tam Tạng mười hai bộ nhường cho người khác ngộ, nói rõ pháp thế gian và pháp xuất thế gian đều chẳng mê! Kinh luận không gì chẳng nhằm giúp quý vị minh tâm kiến tánh mà thôi! Trong kinh luận chẳng có tâm tánh, trong kinh luận chẳng có Phật pháp, Phật pháp ở chỗ nào? Phật pháp ở ngay trong tâm quý vị, nhằm dạy quý vị hãy tự ngộ, tự độ. Nói “Phật chẳng độ chúng sanh” là do ý nghĩa này. Vì thế, kiến giải phải thanh tịnh. “Ngoài chẳng chấp tướng, trong chẳng động tâm”, đối với hết thảy các pháp thế gianxuất thế gian đều chẳng dấy lên một niệm. Dấy lên một niệm đều là vọng niệm. Chẳng dấy niệm, kiến giải sẽ thanh tịnh. Ba điều trên đây (giới tịnh, tâm tịnh, kiến tịnh) đều thuộc về Tự Phần. Tự Phần là chính mình, tự tu!


(Sao) Tứ giả độ nghi tịnh, kiến thâm nghi đoạn cố.
() 淨,見 故。
(Sao: Bốn là độ nghi tịnh, là kiến giải sâu xa, nghi hoặc đoạn trừ).


“Nghi” (疑) là nghi hoặc, là tham, sân, si, mạn, nghi trong phiền não. Nếu chẳng đoạn trừ nghi, trong tu hành cũng bị chướng ngại rất lớn.


(Diễn) Độ nghi tịnh giả, nhược kiến vị thâm, đương thời tuy liễu, hậu hoặc sanh nghi; nhược kiến thâm nghi đoạn, danh độ nghi tịnh.
() 者,若 深,當 了,後 疑;若 斷,名 淨。
(Diễn: “Độ nghi tịnh”: Nếu kiến giải chưa sâu, tuy trong lúc ấy đã hiểu, về sau có lẽ sanh nghi. Nếu kiến giải đã sâu, nghi đã đoạn, bèn gọi là “độ nghi tịnh”).


Chư vị thấy mấy câu này liền suy nghĩ: Có lúc chúng ta nghe kinh dường như nghe rất hiểu, sau khi ra khỏi cổng lại hoài nghi. Vài hôm sau càng nghi sâu hơn, hoàn toàn chẳng tin nữa! Đó là do kiến giải chẳng thấu triệt, chưa hiểu rõ lý luận, nên mới có hiện tượng này. “Kiến thâm”thâm nhập pháp tạng (tôi chẳng nói là “kinh tạng”). Thật sự thấu hiểu thật sâu kinh luận thì mới có thể thật sự đoạn nghi sanh tín. Phương pháp thâm nhập pháp tạng rất nhiều. Phương pháp thứ nhất là quyết định chẳng hoài nghi, dùng tâm thanh tịnh để đọc tụng, cứ niệm từng lượt một. Niệm suốt ba năm hay niệm suốt năm năm, mười năm, không nhất định là do cơ duyên nào, quý vị bèn đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh. Vì sao? Quý vị kiến giải đã sâu. Khi đọc bèn thâm nhập một môn, suốt một đời niệm một bộ kinh, [hễ chỉ niệm] một bộ kinh bèn khai ngộ. Lại tiếp xúc hết thảy các pháp thế gianxuất thế gian, Hậu Đắc Trí sẽ viên mãn, không gì chẳng biết. Nhưng phải thật sự đạt tới đại triệt đại ngộ, không gì chẳng biết, nhất định là phải thâm nhập một môn. Vì vậy, “độ nghi tịnh” là từ thâm nhập một môn. Phương pháp khác là nghe giảng, nghe giảng cũng phải là nghe chẳng ngừng. Tốt nhất là nghe một bộ kinh. Nhưng cơ duyên này rất khó có; hiện thời, dễ hơn đôi chút, có băng thâu âm, nghe đi nghe lại từng lượt một, còn có cơ hội như vậy. Xưa kia khó khăn! Trước kia, trong các đại tùng lâm, các vị tổ sư đại đức hễ giảng kinh bèn giảng một bộ. Rất nhiều vị pháp sư suốt đời giảng một bộ kinh, giảng xong lại giảng từ đầu. Như Thanh Lương đại sư suốt đời giảng kinh Hoa Nghiêm năm mươi lượt, mỗi ngày giảng tám tiếng đồng hồ, mỗi năm có thể giảng một bộ, giảng từ đầu đến cuối một lượt tối thiểu phải hơn ba ngàn giờ. Mỗi năm giảng một lượt, Ngài giảng suốt năm mươi năm, năm mươi lần là giảng suốt năm mươi năm. Lão nhân gia trường thọ, Ngài sống hơn trăm tuổi. Quý vị nghĩ xem tâm ấy có thanh tịnh lắm không? Kinh Di Đà tuy ngắn, cổ đại đức có vị suốt đời giảng ba bốn trăm lần cũng là giảng cùng một bộ kinh. Đấy mới là thật sự thực hiện “kiến thâm, nghi đoạn”. Đó là “độ nghi tịnh”. Chính mình chẳng nghi ngờ thì mới có thể giáo hóa chúng sanh. Tâm thái và ngôn ngữ giáo hóa chúng sanh của quý vị mới là chém đinh, chặt sắt, khẳng định, chẳng khiến cho người khác nghe xong băn khoăn đôi ngả, do dự không quyết, chẳng đạt được lợi ích.


(Sao) Ngũ giả phân biệt đạo tịnh, thị đạo nghi hành, phi đạo nghi xả cố. Lục giả hành đoạn tri kiến tịnh, sở hành sở đoạn thông đạt cố.
(Diễn) Hành đoạn tri kiến tịnh giả, hành vị khổ nan, khổ dị, lạc nan, lạc dị, tứ hành dã. Đoạn vị đoạn chư kết dã, học địa trung bát trí, vị năng tự tri sở hành sở đoạn, ký đắc vô học, tận trí vô sanh trí tất tự tri kiến, sở hành sở đoạn, thông đạt phân minh, thị danh hành đoạn tri kiến tịnh.
() 淨,是 行,非 故。六 淨,所 故。
() 者,行 難、苦 易、樂 難、樂 易,四 也。斷 也,學 智,未 斷,既 學,盡 見,所 斷,通 明,是 淨。
(Sao: Năm là phân biệt đạo tịnh: Đúng là đạo thì hãy nên hành; chẳng phải là đạo thì hãy nên bỏ. Sáu là hành đoạn tri kiến tịnh vì thông đạt những điều nên hành, nên đoạn.
Diễn: “Hành đoạn tri kiến tịnh”: Hành có nghĩa bốn hạnh khổ khó, khổ dễ, lạc khó, lạc dễ. “Đoạn” là đoạn các kết (phiền não). Nơi địa vị hữu học, đối với tám trí chưa thể tự biết những điều đã hành, đã đoạn của chính mình. Đã đạt đến Vô Học thì đối với Tận TríVô Sanh Trí đều tự hay biết, thông đạt phân minh những điều đã hành, đã đoạn. Đó gọi là “hành đoạn tri kiến tịnh”).


“Bát trí” là nói theo Tiểu Thừa. Trong Giáo Thừa Pháp Số, Thiên Thai Tứ Giáo NghiPhật Học Từ Điển đều có [giảng giải các danh từ này]. Ở đây, tôi giới thiệu đơn giản tám danh từ ấy:
1) Thứ nhất là Tật Trí, Tật (疾) là nhanh chóng, biết rất nhanh, chẳng cần tự suy nghĩ, xem xét. Hễ tiếp xúc bèn biết.
2) Thứ hai là Thượng Trí (上智), có thể thấy nó chẳng phải là trí huệ bình phàm. Nay chúng ta nói là “trí huệ cao cấp”.
3) Thứ ba là Lợi Trí (利智), Lợi là trong “lợi độn” (nhạy bén hay chậm lụt).
4) Thứ tư là Thâm Trí (深智).
5) Thứ năm là Giải Thoát Trí (解脫智).
6) Thứ sáu là Bất Cộng Trí (不共智).
7) Thứ bảy là Quảng Phổ Trí (廣普智).
8) Thứ tám là Tất Cánh Trí (畢竟智).
Tám trí này phát xuất từ kinh Niết Bàn. Ở đây, đức Phật dạy chúng ta, trong địa vịa Hữu Học, tức là quý vị còn chưa chứng quả, từ Tiểu Thừa Tam Quả trở xuống, đối với tám thứ trí ấy hoàn toàn chẳng hiểu rõ. Chính mình có phải là học như vậy hay không, có phải là tu học viên mãn hay chưa? Rốt cuộc công phu đạt đến mức độ nào, chứng đắc mấy phần? Người ấy hoàn toàn chẳng biết. Phải là đã chứng quả A La Hán, mới hiểu rành rẽ tám trí ấy, đó gọi là “hành đoạn tri kiến tịnh”.


(Sao) Thất giả, Niết Bàn tịnh, dĩ Vô Học cố.
() 淨,以 故。
(Sao: Bảy là Niết Bàn tịnh vì đã thuộc địa vị Vô Học).


Vô Học là đã tốt nghiệp. Vô HọcTiểu ThừaĐại Thừa [sai khác]. [Vô Học trong] Tiểu ThừaTứ Quả La Hán, đó là Vô Học. Đại ThừaThập Địa Bồ Tát, tức Pháp Vân Địa Bồ Tát, Ngài đã tốt nghiệp pháp Đại Thừa, nên Vô Học (chẳng còn phải học nữa). Chúng ta thường nói Đại A La Hán thì Đại A La HánThập Địa Bồ Tát. Hôm nay đã hết thời gian rồi, chúng tôi giảng tới chỗ này.

A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa

Phần 101 hết

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.