Thư Viện Hoa Sen

Từ Vụ Kỷ Luật Thượng Tọa Thích Chân Quang: Cần Thẩm Định Nội Dung Thuyết Giảng Khi Đưa Lên Facebook, Youtube, Tiktok…

21/06/20243:57 CH(Xem: 1526)
Từ Vụ Kỷ Luật Thượng Tọa Thích Chân Quang: Cần Thẩm Định Nội Dung Thuyết Giảng Khi Đưa Lên Facebook, Youtube, Tiktok…
TỪ VỤ KỶ LUẬT
THƯỢNG TỌA THÍCH CHÂN QUANG:
CẦN THẨM ĐỊNH NỘI DUNG THUYẾT GIẢNG
KHI ĐƯA LÊN FACEBOOK, YOUTUBE, TIKTOK…
(Hòa Bình | Công Thương)

thich chan quangThượng tọa Thích Chân Quang bị kỷ luật nhưng những video thuyết giảng có nội dung không đúng chánh pháp, gây hoang mang dư luận vẫn lan truyền trên mạng xã hội.

Những ngày qua, việc Thượng tọa Thích Chân Quang (trụ trì chùa Thiền Tôn Phật Quang ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) bị Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam kỷ luật đã gây xôn xao trong dư luận. Dù bị cấm thuyết giảng 2 năm, các clip có nội dung không đúng chánh pháp của ông Thích Chân Quang vẫn tiếp tục lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội, đặt ra nhiều câu hỏi về trách nhiệm của giảng sư trong việc phổ biến giáo lý?

Nghe pháp là một thiện nghiệp mang lại nhiều lợi lạc cho Phật tử và những người yêu mến đạo Phật. Tuy nhiên, không phải mọi pháp thoại đều mang lại năng lượng tích cực cho thính chúng. Gần đây, một số bài giảng dạy giáo lý phổ biến trên mạng xã hội đã gây tranh cãi và phản ứng trái chiều. Nhiều giảng sư đức hạnh uyên thâm cho rằng, thuyết giảng sai lệch không chỉ gây hoang mang mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến niềm tin của cộng đồng Phật tửuy tín của giáo hội.

Từ đó, nhiều người đặt vấn đề về sự cần thiết lập các quy trình, quy định thẩm định nội dung bài giảng pháp của giảng sư tại đạo tràng và trên các nền tảng mạng xã hội.

Hiện nay, nhiều pháp thoại được phát trên mạng xã hội thu hút hàng trăm ngàn lượt xem. Những pháp thoại này không chỉ chia sẻ kiến thức mà còn dẫn dắt tâm linh, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của Phật tử. Do đó, việc thẩm định nội dung pháp thoạivô cùng cần thiết để đảm bảo đúng với chánh pháp, không gây hiểu lầm hay hoang mang cho khán, thính chúng.

Nhiều ý kiến cho rằng, để các thuyết giảng thực sự mang đến lợi lạc cho số đông, tránh những tranh luậnchỉ trích không đáng có, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần thành lập một hội đồng thẩm định uy tínhiểu biết sâu sắc về giáo lý Phật giáo. Hội đồng này sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra, đánh giá nội dung các bài giảng trước khi được công khai.

close
blank

Giáo hội cũng cần xây dựng các quy định rõ ràng về nội dung giảng dạy, bao gồm các nguyên tắc cơ bản của chánh pháp, cách sử dụng ngôn từtrách nhiệm của giảng sư. Đây là cơ sở để hội đồng thẩm định đánh giá các bài giảng.

Đặc biệt, trong thời đại số hóa, các bài giảng Phật pháp không chỉ diễn ra tại chùa chiền mà còn được truyền tải rộng rãi trên internet. Do đó, giáo hội cần thiết lập các quy định rõ ràng về kiểm duyệt nội dung trước khi công khai trên các nền tảng Facebook, YouTube, TikTok... Pháp thoại trước khi công khai trên nền tảng số phải được kiểm tra cẩn thận về tính chính xác của giáo lý, ngôn từ sử dụngđánh giá tác động lâu dài đối với cộng đồng.

Ngược lại, cộng đồng Phật tử và các cơ quan truyền thông cũng cần nêu cao vai trò giám sát, phản biện, phản ánh kịp thời những nội dung sai lệch trong các pháp thoại (nếu có).

Pháp thoại chỉ khi đúng chánh pháp, giáo lý nhà Phật, truyền thống văn hóa cũng như luân lý đạo đức dân tộc... mới có khả năng truyền tải thông điệp sâu sắc, dễ dàng được đón nhận và áp dụng vào cuộc sống hàng ngày, từ đó đóng góp vào việc phát triển Phật pháp và tạo ra một cộng đồng sống tốt đẹp, hòa hợp hơn!

Trước đó, trên nền tảng mạng xã hội phổ biến nhiều video thuyết giảng của Thượng tọa Thích Chân Quang. Trước hàng nghìn người dự thuyết giảng tại chùa, thượng tọa Thích Chân Quang đã nói về nhân quả. Trong đó có một số nội dung được đánh giá “không đúng chánh pháp, gây hoang mang trong xã hội” như: “Ai hát karaoke nhiều người đó có nguy cơ chết làm ma câm”, “người câu cá là những người lừa đảo”...

Đáng chú ý, trong Phái Quy y Tam bảo do Thiền Tôn Phật Quang phát hành, Thượng tọa Thích Chân Quang ký tên "bổn sư truyền thọ" đã sửa giới thứ ba trong phần năm giới cấm từ "Không tà dâm" thành "Không phản bội".

Hầu hết các bài giảng của Thượng tọa Thích Chân Quang được đưa lên website của chùa Phật Quang và mạng xã hội. Website này hiện không thể truy cập, còn trên nền tảng YouTube, một số video có nội dung gây “phản ứng của cộng đồng” cũng đã được gỡ bỏ. Tuy nhiên, các video đã gỡ bỏ tiếp tục được các tài khoản mạng xã hội chia sẻ, lan tỏa và phổ biến rộng rãi.

Hòa Bình

Xem thêm:
Bản Tường Trình Thầy Thích Chân Quang Lạm Dụng Tình Dục Và Bội Tín Với Tập Thể Phật Tử
Ông Thích Chân Quang Tự Ý Sửa Đổi Giới Cấm Và Điều Nguyện Của Phật Giáo!
Sợ Hãi Với “Lời Phát Nguyện Trung Thành Tuyệt Đối”
Từ Vụ Kỷ Luật Thượng Tọa Thích Chân Quang: Cần Thẩm Định Nội Dung Thuyết Giảng Khi Đưa Lên Facebook, Youtube, Tiktok…


Tạo bài viết
Kính thưa chư Tôn thiền đức, quý Phật tử và quý độc giả, Như chúng tôi đã bố cáo trên Facebook vào thời điểm một nhà sư Việt Nam sửa soạn bộ hành khất thực từ Gia Lai đi Ấn Độ, website Thư Viện Hoa Sen đã bị một thế lực đen tối dấu mặt đánh sập liên tiếp nhiều lần. Tất cả các cuộc tấn công đều theo mô thức DDoS (Distributed Denial of Service) nhắm vào cơ sở hạ tầng mạng làm quá tải và hư hại máy chủ. Sau mỗi lần tấn công, chúng lại dùng trí tuệ nhân tạo AI để tạo ra các cách tấn công mới hơn và thông minh hơn, vượt qua tất cả những biện pháp phòng ngừa truyền thống. Về nguyên nhân chúng tôi đã thưa trong những lần bố cáo trước. Hiện nay hệ thống máy chủ của Thư Viện Hoa Sen đã được sửa chữa và tăng cường thêm nhiều trang thiết bị mới nhằm ngăn ngừa các cuộc tấn công trong tương lai. Kính thưa quý vị,
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!