Thư Viện Hoa Sen

Triết Học Phật Giáo: Thập Đại Tông Môn

25/06/20243:32 SA(Xem: 1396)
Triết Học Phật Giáo: Thập Đại Tông Môn

TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO: THẬP ĐẠI TÔNG MÔN *
Vũ Thế Ngọc

 

vu the ngocSáu mươi năm trước khi bắt đầu học Phật cùng với các vị trưởng lão ngày nay thì chúng tôi thường chỉ được học về các tông môn Phật giáo một cách rất đại lược. Thí dụ như về Tịnh Độ Tông được dạy là “tông môn chủ yếu tụng niệm danh hiệu Phật A-di-đà và quán tưởng Cực-lạc khi chết sẽ được siêu thăng về Tây phương Cực lạc”. Quả thật đó là đường lối đang được tin đồ Tịnh Độ đương thời hành trì, tuy nhiên lời dạy đơn giản này chưa phải là tất cả những nét vi diệu của giáo pháp Tịnh Độ. Cho nên từ đó tôi đã có tâm nguyện sẽ viết một quyển luận đầy đủ hơn, vừa giới thiệu các tông môn vừa cung cấp kiến thức triết lý của từng tông môn dành cho những người học Phật muốn đi sâu hơn vào nội dung tư tưởng.

Đến đầu thập niên 1960’s tôi theo học triết họcđại học văn khoa Sài Gòn và Phật họcđại học Vạn Hạnh. Học thêm Phạm ngữ tôi cũng bắt đầu làm quen với tri thức giới ngoài truyền thống Phật học Trung Hoa vốn luôn luôn là cốt lõigiới hạn của Phật giáo Việt Nam. Trong những tác phẩm nghiên cứu Phật học nổi tiếng đương thời, tôi được đọc hai tác phẩm căn bản về tư tưởng các tông môn Phật giáoThe Essentials of Buddhist Philosophy (Tinh Hoa Triết Học Phật Giáo) của giáo sư Junjiro Takakusu và Buddhism: Its Essence and Development (Tinh Hoa và Sự Phát Triển Phật Giáo) của giáo sư Edward Conze. Đây là hai quyển sách quen thuộc của hai tác giả Phật học danh tiếng của thế kỷ trước. Cho nên sau này khi dạy cho lớp học triết học đối chiếuẤn Độ ba mươi năm sau, tôi cũng tiếp tục dùng lại hai tác phẩm này. Tuy nhiên cả hai sách cũng còn những khoảng trống cần bổ khuyết mà trong thời gian trước tôi đã không có dịp thực hiện. Thứ nhất là sách của giáo sư Junjiro Takakusu vốn là vị biên tập đại tạng kinh danh tiếng Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taishō). Sách của ông là một cuốn sách ngắn gọn nhưng giới thiệu đầy đủ về thập đại tông môn Phật giáo Trung Hoa. Tuy nhiên vì muốn giới thiệu thêm về Phật giáo Nhật Bản, một truyền thống Phật học lớn mà đương thời ít được biết đến sau hai trung tâm Phật học Ấn Độ và Trung Hoa, cho nên tổ chức sách dù sâu sắc nhưng rất lúng túng giữa các tông môn Trung Hoa và Nhật Bản nên khiến nhiều độc giả khó theo dõi. Còn quyển thứ hai chuyên phân tích triết học. Giáo sư Edward Conze là chuyên gia Phật giáo Ấn Độ. Sách của ông nhằm mục đích giới thiệu Phật giáo cho người Tây phương nên cũng không nói đầy đủ về các tông môn Đại thừa phát triển ở Á Đông. Hai bản dịch Việt ngữ gần đây vẫn được tái bản cho thấy nội dung đề tài tiếp tục là một nhu cầu được độc giả chú ý quan tâm, nhưng Việt Nam dường như chưa có sách khác thay thế.

hậu bối trưởng thành qua các nghiên cứu của hai giáo sư và các nhà nghiên cứu quốc tế đương đại. Hôm nay sau gần hai năm với cơn bệnh trầm kha tôi mới có dịp cầm bút viết Triết Học Phật Giáo: Thập Đại  Tông Môn với hy vọng có thể bổ khuyết vài khoảng trống của hai tác phẩm mà mình từng yêu thích. Tôi thiết nghĩ đây chính là lòng thành kính nhất để tỏ lộ lời cảm tạ dành cho các bậc tiền bối. Đó là tiếp tục phát triển con đường nghiên cứu mà họ khai phá. Hơn nữa, sau tai nạn của người bào huynh cuối cùng mà không được nhìn mặt, tôi cũng ngã bệnh. Từ một bệnh xá xa lạ, nhờ phương tiện internet trên điện thoại tôi được đọc nhiều bài viết trên các trang mạng Phật học Việt ngữ. Tuy nhiên về giáo lý các tông môn vẫn thiếu các nghiên cứu có thể hướng dẫn người học đi sâu vào kho tàng trí tuệ Phật Pháp. Cho nên tôi càng cố gắng hoàn tất tác phẩm này trong tình trạng già bệnh và không được ở gần các bậc thiện tri thức. Chỉ hy vọng những nét đan thanh trong sách này tuy sơ lược nhưng sẽ là một phần tư lương giúp người học Phật vừa hiểu được lịch sử các tông môn vừa tiếp nhận được các tư tưởng triết lý cơ sở để có thể tiếp tục đi vào những nghiên cứu chuyên sâu của các học giả thế giới hiện đại.

Triết Học Phật giáo tiếp tục nỗ lực của một cá nhân cố gắng đưa học thuật vào truyền thống chỉ quen thuộc với đức tin của người học Phật. Cho nên các sách luận của tôi đều viết theo tinh thần giáo án đại học hơn là loại sách quần chúng nên có thể xa lạ với một số độc giả - như bộ sách trong Tùng Thư Long ThọTính Không đã xuất bản trong mười năm qua thường chỉ được một số thiện trí thức tán thưởng đón nhận nhưng chưa được phổ biến đúng mức trong đại chúng. Trong hoàn cảnh giới hạn của cuộc sống cá nhân hiện nay, chắc chắn độc giả sẽ tìm thấy nhiều khuyết điểm trong sách này - Từ lỗi chính tả các ngôn ngữ Hán Phạm đến sự trùng lấp ý tưởng của nhiều chương. Là một sách luận có tham vọng vừa là sách phổ thông vừa có tính học thuật, nên dù cố gắng nhưng cuối cùng sách cũng chỉ là tác phẩm của một lão nhân đã qua lớp tuổi cổ lai hi hiện sống và làm việc cô độc ở một nơi xa vắng, không còn được gần gũi các thiện tri thức như thời tuổi trẻ. Tuy ước nguyện thì khả hữu nhưng khả năng đơn độc của một người thì hạn chế. Người viết chỉ mong độc giả thấy được thiện chí của người viết để hỉ xả cho các bất cập. Chúng ta cần chia sẻ rằng trí tuệ chính là điều Đức Phật đã khẳng định là pháp môn tối thắng đưa đến giải thoát. Cổ nhân thường nói ý tại ngôn ngoại, những gì còn lại chỉ ví như phương tiện gió mây.

Trở về trú xứ Bát Bất Đường

San Jose cuối đông 2022 đầu xuân 2023

Vũ Thế Ngọc

 

* Giới Thiệu Sách Triết Học Phật giáo: Thập Đại Tông Môn

Triết Học Phật Giáo là một tác phẩm giới thiệu đầy đủ tư tưởng của các tông môn Phật giáo mà tất cả những người học Phật cần phải đọc và học”. Hòa thượng Chân Điền, Phật Giáo Việt Nam.

Triết Học Phật Giáo là một tác phẩm ngắn gọn nhưng sâu sắc. Mong rằng sẽ có một ấn bản Anh ngữ để dùng cho các đại họcchương trình Phật học.” Geshe J.J. Lai, Tibetan Budhism and the World.


 

Tạo bài viết
07/01/2019(Xem: 9919)
04/12/2020(Xem: 6195)
11/01/2013(Xem: 20484)
Kính thưa chư Tôn thiền đức, quý Phật tử và quý độc giả, Như chúng tôi đã bố cáo trên Facebook vào thời điểm một nhà sư Việt Nam sửa soạn bộ hành khất thực từ Gia Lai đi Ấn Độ, website Thư Viện Hoa Sen đã bị một thế lực đen tối dấu mặt đánh sập liên tiếp nhiều lần. Tất cả các cuộc tấn công đều theo mô thức DDoS (Distributed Denial of Service) nhắm vào cơ sở hạ tầng mạng làm quá tải và hư hại máy chủ. Sau mỗi lần tấn công, chúng lại dùng trí tuệ nhân tạo AI để tạo ra các cách tấn công mới hơn và thông minh hơn, vượt qua tất cả những biện pháp phòng ngừa truyền thống. Về nguyên nhân chúng tôi đã thưa trong những lần bố cáo trước. Hiện nay hệ thống máy chủ của Thư Viện Hoa Sen đã được sửa chữa và tăng cường thêm nhiều trang thiết bị mới nhằm ngăn ngừa các cuộc tấn công trong tương lai. Kính thưa quý vị,
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!