TIỆM THUỐC BẮC
Nguyên tác: Thích Nữ Triệt Như | Ngọc Huyền chuyển ngữ
Hồi mình còn nhỏ, có lần mẹ đưa một tờ giấy có viết chữ Tàu ngoằn ngoèo, biểu ra tiệm thuốc bắc mua. Thời đó, cuộc sống mộc mạc, bình an, con người hiền lành lễ nghĩa lắm, đường đi toàn là xe đạp và người đi bộ, rất ít xe gắn máy, còn xe hơi thì chỉ là ông lớn mới đi. Vào tiệm thuốc bắc, rụt rè đưa ông thầy tờ giấy rồi đứng chờ. Thấy ông thầy nhìn vào tờ giấy rồi quay vào nhanh tay kéo một ngăn tủ, bóc ra một nhúm lá để trên một tờ giấy lớn, nhìn lại tờ giấy rồi lại mở ngăn kéo khác lấy ra vài miếng thuốc, bỏ chung trên tờ giấy. Lúc đó, mình phục ông thầy lắm, sao có cả trăm ngăn kéo khác nhau mà ông ấy nhớ hết. Vách tường của tiệm toàn là ngăn kéo, ngăn nào cũng giống nhau, không có đề tên mà sao thuộc lòng được.
Bây giờ thì mình hiểu sao ông thầy thuốc bắc nhớ hết các vị thuốc trong mỗi ngăn kéo. Chắc các bạn cũng có câu trả lời rồi. Thì những tiệm thuốc tây ngày nay cũng vậy, tuy tất cả thuốc đều trưng bày trên kệ, la liệt. Mình là người thường có thể thấy là la liệt, nhưng người dược sĩ và các nhân viên trong nhà thuốc tây đều biết rõ thứ tự chỗ để các loại thuốc. Nói gần nhất trong nhà mình thôi. Hỏi nếp để đâu, muối chỗ nào, thì bà chủ nhà sẽ biết rõ. Muốn kiếm cái búa, cái kềm thì ông chủ nhà sẽ chỉ cho.
Chúng ta thử tìm mẫu số chung của các sự kiện “rõ biết” đó.
- Trước nhất, mình phải biết rõ từng thứ thuốc, hay từng đồ vật của mình.
- Sắc xếp có thứ tự, một cách hợp lý.
- Phải ghi nhớ.
- Thường thường lấy ra sử dụng rồi cất lại y chỗ cũ.
Thì cũng tương tự cách thành lập nhận thức vậy. Kho thuốc đã trở thành nhận thức cô đọng của mình rồi.
Sống trong đời, ai cũng có một cái nhà, như cái kho chứa. Tích trử cái gì là hoàn toàn do nơi mình. Nếu chúng ta biết quét dọn nhà mình sạch sẽ, thì chúng ta cũng nên chú ý chăm sóc cái nhà Tâm của mình. Mỗi ngày, mỗi tuần mình vẫn quăng bỏ lá khô, cành cây gảy, lon hộp không, giấy vụn vv....để cho căn nhà ngăn nắp, quang đãng. Mỗi ngày, mình cũng nên nhớ ý nghĩ nào là tham, là ích kỷ, là ngạọ mạn, là nhỏ nhen, thì dập tắt nó ngay, lời nói trong khi bực bội thì thô ác, khó nghe, làm cho người khác buồn phiền, thì phải dừng tâm lại không nói nữa.
Mọi người đi ngang nhà mình, nhìn thấy sân trước cỏ cây hoa lá tươi thắm, khung cảnh chung sạch, mát, vui tươi thì ai cũng biết gia đình này sống tốt, siêng năng chăm sóc nhà cửa. Tương tự vậy, mọi người tiếp xúc với mình, thấy dung mạo, thần sắc mình trầm tĩnh an vui, lời nói ôn hòa, khéo léo, hài hòa với người khác, thì mọi người sẽ biết tâm mình an lạc, sống thuận pháp, có trí tuệ.
Tuy nhiên, người đời thường tưởng rằng mình có thể che giấu tâm mình được, thực sự tâm mình vẫn hiển hiện ra trước mắt người có trí. Có một sự thật nữa là người đời thường không nhìn thấy tâm của mình, vì vẫn thích nhìn người khác để suy đoán tâm người khác.
Chúng ta đang hướng về việc tu tập, tức là chúng ta hi vọng mình sẽ tiến tới, trở thành tốt hơn, có trí tuệ hơn, sống cao thượng hơn. Mình phải làm sao đây?
- Phải học những chân lý của cuộc sống: tất cả đều do nhiều nhân duyên mới có, nên tất cả rồi sẽ thay đổi: giàu sang, danh tiếng, địa vị, tình cảm, sức khỏe v.v. Khi nó đang trong tay, thì biết cách gìn giữ trân quí. Khi nó mất đi, thì không buồn khổ tiếc nuối.
- Ghi nhớ, suy gẫm hoài để thông hiểu sâu sắc.
- Luôn luôn kiểm soát tâm mình, nó đang nghĩ gì, hể có ý xấu với người khác thì mình phải biết dừng lại. Tâm đang như thế nào, biết rõ tâm đang như thế.
- Ngắm tâm mình thì quên nhìn ra ngoài, lúc đó không bị cảnh ngoài lôi cuốn, là bước đầu của “đối cảnh vô tâm” rồi.
Các bạn ơi, tu rõ ràng như vậy, đâu cần nói nào là Quán, hay Chỉ, hay Định hay Tuệ? Cũng không cần nói tới Tứ niệm xứ. Mà kết quả là khế hợp tất cả. Thí dụ, nói hiểu những chân lý trong cuộc sống, là Quán chứ gì, nói phải suy gẫm thêm, thì là Văn Tư Tu rồi, nói tâm ra sao biết rõ tâm như thế, là Tứ Niệm xứ, phải không các bạn?
Bây giờ nói theo kinh sách nè.
Tâm mình, giống cái tiệm thuốc Bắc, hay giống cái nhà, hay cái kho chứa là nói bình dân. Kinh sách thì nói là Alaya Thức, hay Tàng thức, hay Như Lai tạng, là tổng quát tất cả những gì tạm cho là phi vật chất trong con người. Như vậy nó bao gồm vừa tốt vừa xấu: ý nghĩ, tình cảm, lậu hoặc, tùy miên, việc làm trong quá khứ tốt và xấu, tâm trong sạch, trí tuệ nữa. Biết vậy rồi, chúng ta làm sao?
- Không cho những cái xấu phát huy ra ngoài, sẽ tạo ra kết quả xấu qua ý nghĩ, lời nói, hành động.
- Dừng tâm lại. Đây tạm cho là vai trò của Samatha và Samādhi.
- Chuyển hóa những hột giống xấu trở thành tốt hơn. Những gì còn trong Tàng thức tạm cho là hột giống, sẽ nảy mầm khi có điều kiện. Đây là vai trò của Tuệ trí thông qua Quán chiếu.
- Luôn ngắm lại tâm mình. Vai trò của Chú tâm cảnh giác (trong bài Đại kinh Xóm Ngựa)
- Thực hành trong sinh hoạt hằng ngày: làm cái gì biết đang làm cái đó, tâm như thế nào biết tâm đang như thế đó ( Chánh niệm tỉnh giác).
Phương thức quan trọng nhất chỉ là quay lại nhìn ngắm mình thôi, các bạn ơi. Mình lo dọn dẹp cái nhà của mình cho nó sạch sẽ, gọn gàng, đẹp mắt, có bao giờ mình cứ chăm chăm đi quét nhà quét sân cho người hàng xóm đâu, phải không các bạn. Nhất là người ta đâu cần mình dọn dẹp, không đúng ý của người ta thì sao. Vậy mà sao mình cứ đi ngó người khác để tìm sơ sót mà chê cười chỉ trích, có khi lại bẻ quẹo lời nói cử chỉ của người khác rồi mỉa mai, coi thường bạn mình. Bao nhiêu chuyện thị phi trong đời đều do những người này, không thấy mình ra sao, chỉ thấy người khác. Đây cũng là một nguyên nhân quan trọng, cản trở bước tiến của mình. Hễ mình đặt một bước chân ra ngoài “cái vòng tròn Tánh Giác” là bị yêu quái ăn thịt ngay.
Nhớ lại, khi Tôn Ngộ Không dặn dò Đường Tam Tạng: “Thầy phải ở trong cái vòng tròn này thì mới an toàn, nếu Thầy bước ra khỏi cái vòng tròn này là yêu quái sẽ bắt Thầy ngay đó!” rồi Tôn Ngộ Không mới bay đi cầu viện với Phật Tổ.
Mình cũng phải nhớ sống trong cái vòng bảo hộ che chở của Tánh Giác “cái bản thể Biết trong sáng” thì mới an toàn, không tạo nghiệp mới, nghiệp chướng cũ không khởi lên được, là tự do, hết khổ.
Còn khi mình phóng tâm ra phê bình người khác, chê bai, gây rối, là bước chân mình đi lệch ra ngoài rồi, thì sao? ma tham, ma sân, ma si hiện ra ngay, ma nghiệp cũ, ma nghiệp mới ùn ùn vây bũa. Đó, nói tu hoài mà sao cứ khổ nảo không thấy trí tuệ, không thấy an vui. Mình không biết mình ra sao? Thì là gì? Là vô minh rồi. Phật và Tổ nhắc hoài mà mình không nghe, không vâng lời.
Các bạn ơi, bởi vậy, các vị A la hán thôi ta đi đây, không trở lại nữa, ta vào niết bàn, còn các vị Bồ tát thì ta đành trở lại đời đời để hát mãi khúc hát xưa cũ ngàn năm. Biết bao giờ các vị Bồ tát mới khỏi hát hoài khúc hát xưa cũ ngàn năm đó?
THE PHARMACY OF ORIENTAL MEDICINE
When I was a little girl, one day my mom gave me a piece of paper on which there were some illegible Chinse scripts and told me to go to the herb pharmacy to get some drugs. At that time, life was simple and peaceful. People were kind and moral. In the streets, most of them were pedestrians and bike riders. A few of them were moto cyclers. Automobiles reserved for VIP only. Entering the eastern drug store, I timidly handed the herb doctor the paper and waited. He took a glimpse on it, turned back to the cabinet and quickly pulled a drawer, grasped a small handful of leaves, put them on a big paper. Then, he looked at my paper again, opened another one to take some other herbs and placed them on the same paper. How I admired him! There were hundreds of drawers. How could he remember them? On the walls of the store were all the shelves that all looked alike each other. Without labels, who could memorize them all?
Now I know why he could remember all herbs in each small compartment. You surely get the answer, too. The pharmacies of western drugs now are similar. Though all medicines are displayed in the counters and might confuse us, the pharmacists and pharmacy technicians know the locations for each well. In a house, for instance, if someone asks where the salt or the sweet rice is, the house lady can locate them immediately. If you need a hammer or a pincer, the landlord can show you right away.
Let’s go and get the common denominator for those “clearly-known facts”.
- First, should know each medication or each of your things.
- Categorize them in a reasonable order
- Memorize them
- After using, put them back to their own places.
It is the same way to form our cognition. The medicine storage is the metaphor for our condensed cognition.
In life, everyone has his own house, or a kind of storehouse. Keeping something for future use completely depends on us. If we usually clean up our houses, it recommends taking care of our Mind in the similar way. Every day or every week, we dump the yard debris, or waste material from our house into the trash bins to keep it tidy and clear. Then, every day, we should be mindful of our thinking to see which might be greedy, selfish, arrogant or close-minded in order to stop it right away. Also, spoken words in frustration or anger are often rough, evil, hard to accept or cast down listeners. We have to tell our Mind to stop creating such verbal expression.
Every passer-by who sees the front yards with well-trimmed bushes and plants, pretty flowers knows the people in the families have a good life and care for their houses. Similarly, when contacting with us, everyone sees our poise, happy attitude, harmonious speech will know we stay in wisdom, inner peace, and rapport with every situation.
Human beings usually assume they can hide their mind. Actually, the insightful people can see it. Also, people are often unable to see their own one. The reason is they prefer looking at someone’s to guess or predict it.
We’re heading toward mind culture. We’re in hope that we’re advancing to be better human beings and to lead a wiser and nobler life. What should we do now?
- Learn the truth in life: everything comes into existence thanks to different conditions. Then, everything should be changed. When possessing wealth, fame, high social positions, love, health…, should appreciate them. When losing them, there should be no regrets and sorrow.
- Memorize and ponder over those principles to get deep comprehension
- Check on your mind all the times to detect wrong ideas about other people in order to stop all in time. No matter how our mind might be, know it as-is.
- Keep observing our mind, we’ll forget to look outside. Resultly, we won’t be allured by the surroundings. It is the very preliminary for the so-called “Under various phenomena, no effect on mind”.
My dear friends, mind practice is obvious in such a way. It is neither really necessary to refer to Reflection, Anupassanà, Stoppage, Samatha, Awareness, Samàdhi, Wisdom, Prajna….. nor to the Four Contemplations. But the achievements include all of them. For instance, good comprehension of the life truths is Reflection; more pondering over them refers to the Three Practice: Listening, Thinking and Mind Training; and realizing how the mind currently is implies the Four Contemplations. Is it right?
Now, folks, let’s talk about the Buddhist sutras.
Our mind, generally speaking, looks like an herb pharmacy, a house or a storehouse. The sutras call it the subconsciousness, the Alaya-vijnana or the Tathagata storage where an individual’s long-term memories from his various lives are recorded and preserved. It is non-physical and includes both positive and negative thinking and affection, the infinite-accumulated ignorance, the infinite-accumulated latent seeds, good and evil deeds in the past lives. It also consists of insights, wisdom and purity. With that, what should we do?
- Prevent negative things develop into bad thinking, speech and actions
- Cease mind performance. It’s the temporary Stoppage, Samatha, and Concentration, Samàdhi.
- Transfer the bad seeds into the better ones. What stored in the subconsciousness are dormant kernels that will turn into young shoots when gathering enough conditions. The transfering processes are the functions of the insights achieved from the practice of Reflection.
- Always review our mind and the role of alertness, the Sutta of the Horse Closeness.
- In daily routine, practice the awareness approach: know our current mind and realize what we are doing.
The vital practice is to turn back and reconsider yourselves, my dear friends. When we always take care of our houses, inside and outside, to keep them nice and clean, then, we won’t have time to do it for the neighbors. Is that true, folks? Our neighbors might not need our help ‘cuz it might not be the ways they like. So, how come we frequently look at different people to nick pick negative things and laugh at them? We even twist their manners and verbal communication to make fun of them and scorn them. Those are the reasons for tons of gossips in life. Not to know ourselves but only to scrutinize other people is also the main impediment to our spiritual improvement. If one of our two feet is beyond “the circle of Bhuddità, the Ultimate Realizing Nature”, devil and demon would eat us at once.
Centuries ago, in the “Pilgrims to India”, a monkey with supernatural abilities named Tôn Ngộ Không before flying to the Buddha for help, reminded the great monk Hsuan-Tsang “ Stay in this ring for your safety, Master. When you get out of it, ghosts will catch and eat you instantly.”
My guys, you, too! Remember to dwell under the hoop of the Ultimate Recognition, the nature of transparent awareness, to get secure, to form no new karma and to block the old ones from rising up. There you go! You are liberated and end up all sorrows.
When you guys launch your mind out to mock at people and make troubles, you go over the red line. Then, what? Devils of greed, furies and ignorance show up at once together with demons of old and new karmic effects rush out to closely surround you. That’s why people usually complain they take long term mind practice, but the insight and calmness is not generated. You don’t know how you are. Eh, what is it? Alas, incognizance! The Buddha and all the Patriarchies have continuously reminded us. But we have looked another way and ignored it.
My friends! Due to that, the Arahats farewell us and depart to the Nirvana. They will never turn back. And the Bodhisattvas might as well return to our realm to chant the eternal old melodies. Who know when the latter could stop such never-ending tunes?
Bhikkhuni Thích Nữ Triệt Như
Ṥūnyatã Monastery, February 24, 2022
English version by Ngọc Huyền
March 2022