Thư Viện Hoa Sen

Chiếc Lá Thuần Huy Nhẹ Rơi Về Cội

13/07/20246:59 CH(Xem: 1576)
Chiếc Lá Thuần Huy Nhẹ Rơi Về Cội

CHIẾC LÁ THUẦN HUY NHẸ RƠI VỀ CỘI
Minh Tự

Tâm Anh trích dẫn và chuyển ngữ

 

co huy thuanRốt cùng, chiếc lá Thuần Huy cũng tìm về nguồn cội dân tộc, về với làng Thế Chí Đông quê quán của ông bên phá Tam Giang. Về với Huế, với "sen thơm nắng hạ quê mình”.

Giáo sư Cao Huy Thuần đã nhẹ nhàng rời cõi thế lúc rạng sáng ngày 8/7/2024 (theo giờ Việt Nam). Tin buồn loan đi nhưng người thân, bạn bè và độc giả tri âm của ông lại đón nhận dòng tin ấy không bất ngờ, không buồn đau. Bởi vì, ông đã gửi lời chia tay trong cuốn sách cuối cùng xuất bản từ hai năm trước (2022), cuốn sách "Im lặng như lời chia tay”, và "Đi về điểm hẹn cuối cùng” như chiếc lá nhẹ rơi về cội.

Có gì mà phải buồn đau, thương tiếc khi ông đã sống hết một cuộc đời với 87 năm trên mặt đất như cây đời, xanh tươi thuần khiếtcống hiến hết mình cho trời đất, cho quê hương, cho đạo pháp. "Sống thế nào thì chết như thế ấy. Sống nhẹ nhàng thì chia tay nhẹ nhàng với cuộc đời, với tất cả, như hoa” (Im lặng như lời chia tay).

Tên tuổi Cao Huy Thuần đã lừng danh từ những năm thập niên 1960, sau khi ông tốt nghiệp Đại học Luật Sài Gòn (1955 - 1960) và trở về dạy ở tại Viện Đại học Huế (1962 - 1964).

Dấu ấn sâu đậm thời tuổi trẻ của ông trên đất Huế gắn liền với tờ báo Lập Trường mà ông là Tổng thư ký tòa soạn. Lập Trường là tờ báo lừng lẫy của Huế đã cất lên tiếng nói sắc sảo và quyết liệt, với lập trường chống bạo quyền đầy khí phách và trí tuệ. Cao Huy Thuần là cây bút chủ lực của tuần báo chính trị - văn hóa -xã hội này, với những bút danh: Thuần Huy, Cao Lang, Ba Cao. Đặc biệt là chuyên mục "Chén thuốc đắng” do ông đứng chủ mục với bút danh Ba Cao và những bài phiếm luận sâu cay nhức nhối.

Năm 1964, ông du học tại Pháp rồi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ ở Viện Đại học Paris (1969). Sau đó, ông làm Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về Cộng đồng châu Âu tại Đại học Picardie (Pháp) và làm giáo sư tại đại học này đến khi về hưu. Ông đã sống tại Pháp từ năm 1964 cho đến ngày rời cõi thế. 60 năm cách xa quê nhà, nhưng ông vẫn luôn sống trong lòng nước Việt, bởi vì quê hương luôn hiện hữu từng ngày trong lòng ông.

Hơn 15 cuốn sách đã xuất bản, cùng với hàng ngàn bài báo, bài giảng và không biết bao nhiêu là cuộc chuyện trò, thuyết giảng bằng tiếng Việt hay tiếng Pháp, về chính trị hay quan hệ quốc tế, cũng trở về câu chuyện nước Việt.

Ngay cả những bài viết về đạo Phật thì sau cũng là "đạo Việt”. Trong một bài trả lời báo Lao Động, ông nói; "Tất cả những gì tôi viết đều là thư tình, tình thư tôi gửi về quê hương, dù khi nói về đời, dù khi nói về đạo. Có một con chim bị đâm gai, nằm chảy máu dưới một bông hoa trắng và hoa trắng đã thành hoa hồng. Đó là hoa hồng tôi hiến tặng cho đất nước của tôi từ xa”. Ông chia sẻ rằng tâm tình với dân tộc và tâm tình về đạo Phật chỉ là một "hòa quyện vào nhau trong toàn bộ chữ viết của tôi”.

Giáo sư Cao Huy Thuần là một chuyên gia uyên thâm Phật học, có cách truyền đạt sâu sắc mà dễ hiểu, bằng một kiểu tiếng Việt hàm súc, dí dỏm và giàu chất thơ. Vì vậy những bài viết, bài giảng của ông về đạo Phật rất cao sâu, nhưng ai cũng có thể hiểu và thực hành được. Thế hệ hậu sinh chúng tôi đã được hấp thu tinh hoa từ vị giáo sư uyên bác Cao Huy Thuần, qua những trang sách, những bài viết, những lời giảng của ông. Xin cám ơn những con chữ thuần chất, những trang sách thuần khiết, những lời giảng thuần thành của ông, về văn hóa - lịch sử nước Việt, về Phật học bao la. Những di sản đó, đã từng mãi mãi là dưỡng chất cho tâm hồn và trí óc của lớp hậu sinh chúng tôi.

Trong bài viết cuối cùng của cuốn sách cuối cùng "Im lặng như lời chia tay”, ông đã bàn đến bài thơ "Lá chết” của văn hào Hermann Hesse. Ông nhận ra điều thú vị, tiếng Việt không nói là "lá chết”, mà nói là "lá khô, lá rụng”. "Bởi vì lá không bao giờ chết! Nó khô, nó rụng, rồi nó tái sinh thành lá búp, lá non”.

Ông cũng là một chiếc lá như thế, chiếc lá được sinh thành từ cái cây mọc lên trên đất đai quê nhà. Ông không chết, ông là chiếc lá khô nhẹ nhàng rơi xuống đất. Và rốt cùng, chiếc lá Thuần Huy (một bút danh của ông) cũng tìm về nguồn cội dân tộc, về với làng Thế Chí Đông quê quán của ông bên phá Tam Giang. Về với Huế, với "Sen thơm nắng hạ quê mình”.

Ông trút hơi thở cuối cùng vào lúc 23 giờ 26 phút ngày 7/7/2024 theo giờ địa phương Paris, nhằm rạng sáng ngày 8/7/2024 theo giờ Việt Nam, hưởng thọ 87 tuổi. Lễ hỏa táng sẽ diễn ra tại Paris (Pháp) vào trưa ngày 15/7/2024.

Theo thông tin của gia đình Giáo sư Cao Huy Thuần.

 

 

THE LEAF GENTLY FELL TO THE ROOT

Tâm Anh

 

Finally with the pure leaf, he also found his national roots, back to The Chi Dong village, his hometown in Tam Giang lagoon. Return to Hue, to “the fragrant lotus sunshine of my hometown”.

Professor Cao Huy Thuan gently left the secular world at dawn on July 8th 2024 (Vietnam time). The news was sad but his relatives, friends and loyal readers received the news without surprise or sadness. Because he said goodbye in his last book published two years ago (2022), the book “Silence like farewell” and “Going to the final rendezvous” like a leaf gently falling back to its roots.

What is there to be sad and mournful about when he lived his entire life of 87 years on earth like the tree of life, green, pure and devoted himself to heaven and earth to his homeland.and to the Dharma. “How you live is how you die. If you live gently, you say goodbye gently to life, to everything, like flowers”. (Silence is like saying goodbye)

Cao Huy thuan’s name has been famous since the 1960s after he graduated from Saigon Law University (1955 - 1960) and returned to teach at Hue University (1962 - 1964)

The deep impression of his youth in Hue was associated with the Lap Truong newspaper of which he was general secretary of the Lap Truong editorial office, a famous Hue newspaper that raised a sharp and decisive voice, with an anti - tyranny standpoint full of courage and intelligence. Cao Huy Thuan is the main writer of this political - cultural - social weekly with the pen names Thuan Huy, Cao Lang, Ba Cao. Especially the “ bowl of bitter medicine” column, chaired by him with the pen name Ba Cao and the painfully deep gossip article.

In 1984, he studied abroad in France and then successfully defended his PhD thesis at the University of Paris (1968). After that, he became director of the European Community Research Center at Picardie University (France) and worked as a professor at this University until his retirement. He lived in France from 1964 until the day he left this world. After 60 years away from home, he still lives in the heart of Vietnam, because his homeland is always present in his heart every day.

More than 15 books have been published along with thousands of articles, lectures and countless conversations, lectures in Vietnamese or French and politics or international relations, also returning to my hometown story Vietnam.

Even articles about Buddhism are also “Vietnamese religion”. In an answer to Lao Dong newspaper, he said: “Everything I write is a love letter that I send back to my homeland, whether it’s about life or about religion. There was a thorn - pierced bird lying bleeding under a white flower and it became a rose. That is the rose I donated to my country from afar”. He shared that, his feelings for the nation and his feelings about Buddhism the only, “blended together in all my writing”

Professor Cao Huy Thuan is a profound Buddhist scholar with a profound yet easy to understand way of communicating in a concise, witty and poetic Vietnamese style. Therefore his articles and lectures on Buddhism are very profound, but anyone can understand and practice. Our posterity has absorbed the essence of the erudite professor Cao Huy Thuan, through his books, articles and lectures. Thank you for his pure words, pure pages and sincere teachings about Vietnamese culture - history and immense Buddhism. Those heritages have always been and will forever be nourishment for the souls and minds of our descendants.

In the last article of the book “Silence Like Farewell”, he discussed the song “Dead Leaves” by writer Hermann Hesse. He realized something interesting, Vietnamese does not say “Dead leaves” but “Dry leaves, Fallen leaves”. “Because leaves never die. They dry, they fall, then they are reborn as buds and young leaves”.

He is also a leaf like that, a leaf born from a tree growing on the land of his hometown. He is not dead, he is a dry leaf gently falling to the ground. And finally, the leaf Thuan Huy (his pen name) also found his national roots, back to his hometown The Chi Dong village in Tam Giang lagoon. Returning to Hue, to “the fragrant lotus sun of my hometown”.

He breathed his last breath at 11.26 pm on July 7th, 2024 according to the local time of Paris, at dawn on July 8th, 2024 according to the time of Vietnam, at the age of 87. The cremation ceremony will take place in Paris (France) at noon on July 15th, 2024

 Accrding to information from the family of Professor Cao Huy Thuan






Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 22280)
12/10/2016(Xem: 20248)
26/01/2020(Xem: 13123)
12/04/2018(Xem: 21341)
06/01/2020(Xem: 11934)
24/08/2018(Xem: 10353)
12/01/2023(Xem: 4837)
28/09/2016(Xem: 25951)
free website cloud based tv menu online azimenu
Sau những ngày Miến Điện nghỉ Tết, nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi do Sư Cô Tn Như Hiếu điều hành đã tiếp tục dấn thân cứu trợ. Hôm nay 22. April 2025 chúng con xin tiếp tục tường trình hình ảnh cứu trợ động đất Myanmar đợt 5. Cũng như 4 đợt cứu trợ vừa qua, lần này chúng con cũng kết hợp cùng với chư vị Bhante, chư Tăng Ni VN tại Myanmar (Nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi, Quỹ Phụng Sự Tâm An, Quỹ Từ Tâm, nhóm Sư Cô Thích nữ Như Hiếu- Suriyavati) Xin tường trình Lộ trình đi cứu trợ miền động đất Myanmar.
Kính gửi : Chư tôn Hòa thượng Trưởng lão,Chư Hòa thượng,Chư Thượng tọa, Đại đức Tăng ni,Quý Phật tử trong vả ngoài nước : THÔNG BẠCH ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2569 của HĐGPTƯ Chánh thư ký Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống,Tỳ kheo Thích Đức Thắng
Khởi sự với lòng từ mong muốn đem nguồn nước của đức “Đại Bi” khơi nguồn nơi khô cằn sỏi đá và thiếu nguồn nước vào mùa khô ở Đăk Nông, từ ngày 19 tháng Giêng năm Ất Tỵ (19/2/2025) chúng con đã đi tiền trạm, khảo sát các trường học/ khu dân cư cần giếng nước sạch ở Đăk Nông. Sau khi tiến hành khảo sát đợt 1 vào ngày 19/2/2025 và đợt 2 vào ngày 17/3/2025, chúng con đã chọn lọc trong số các trường đã khảo sát và quyết định tặng 18 giếng nước/công trình lọc nước phèn/máy phát điện cho 20 trường học thuộc tỉnh Đăk Nông (có 4 trường trong cùng khuôn viên đất ở 2 địa điểm sẽ sử dụng chung công trình được tặng).