NGHIÊN CỨU:
LOÀI CUA CẢM THỌ ĐAU ĐỚN,
CẦN ĐỐI XỬ NHÂN ĐẠO HƠN
Nguyên Giác
LOÀI CUA CẢM THỌ ĐAU ĐỚN,
CẦN ĐỐI XỬ NHÂN ĐẠO HƠN
Nguyên Giác
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Gothenburg đã đưa ra bằng chứng khoa học cho thấy cua ven biển (shore crabs) có cảm nhận đau đớn, thúc giục việc đánh giá lại cách đối xử với động vật có vỏ theo luật phúc lợi động vật của Liên Âu (EU). Bằng chứng này hỗ trợ cho việc phát triển các phương pháp ít đau đớn hơn để giết động vật có vỏ (shellfish).
Trong nỗ lực cải thiện phúc lợi của động vật mà chúng ta tiêu thụ, một số loài vật thường bị bỏ qua. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Gothenburg hiện đang tập trung vào động vật giáp xác mười càng (decapod crustaceans), bao gồm các món ngon từ động vật có vỏ như tôm (prawns), tôm hùm (lobsters), cua (crabs) và tôm càng (crayfish). Hiện tại, động vật có vỏ không được bảo vệ theo luật phúc lợi động vật tại EU, nhưng điều này có thể sắp thay đổi—vì một lý do chính đáng, theo các nhà nghiên cứu.
Nghiên cứu của họ, mới được công bố trên tạp chí Biology, cung cấp bằng chứng đầu tiên cho thấy các kích thích gây đau đớn được gửi đến não của cua bờ biển, cung cấp thêm bằng chứng cho thấy động vật giáp xác cảm thọ đau đớn.
“Chúng ta cần tìm ra những cách ít đau đớn hơn để giết động vật có vỏ nếu chúng ta muốn tiếp tục ăn chúng. Bởi vì bây giờ chúng ta có bằng chứng khoa học cho thấy chúng vừa cảm thọ vừa phản ứng với cơn đau”, theo lờn Lynne Sneddon, nhà sinh lý học động vật học tại Đại học Gothenburg cho biết.
Một số nhóm nghiên cứu trước đây đã tiến hành một số nghiên cứu quan sát về động vật giáp xác, trong đó chúng phải chịu tác động cơ học (mechanical impact), điện giật (electric shocks) hoặc axit vào các mô mềm như râu. Những loài giáp xác này phản ứng bằng cách chạm vào vùng tiếp xúc hoặc cố gắng tránh nguy hiểm trong các thí nghiệm lặp đi lặp lại, khiến các nhà nghiên cứu cho rằng chúng cảm thấy đau đớn.
Các điểm tiếp nhận cảm thọ đau trong mô mềm
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Gothenburg là những người đầu tiên thực hiện các nghiên cứu thần kinh học bằng cách đo hoạt động trong não của một con cua bờ biển, thông qua phép đo theo kiểu EEG (electroencephalogram, đo phản ứng điện trong não).
“Chúng tôi đã có thể thấy rằng con cua có một số loại thụ thể nhận đau trong các mô mềm của nó, bởi vì chúng tôi đã ghi nhận sự gia tăng hoạt động của não khi chúng tôi bôi một loại hóa chất có khả năng gây đau, một dạng giấm, vào các mô mềm của cua." Eleftherios Kasiouras, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Gothenburg và là tác giả chính của nghiên cứu cho biết: "Điều tương tự cũng xảy ra khi chúng tôi tác dụng áp lực bên ngoài lên một số bộ phận cơ thể của cua".
Hoạt động của hệ thần kinh trung ương trong não được đo ở cua khi các mô mềm của càng, râu và chân chịu một số dạng căng thẳng. Các phản ứng cho thấy cua bờ phải có một số dạng tín hiệu đau đến não từ các bộ phận cơ thể này. Phản ứng đau ngắn hơn và mạnh hơn trong trường hợp căng thẳng về mặt thể chất so với trường hợp căng thẳng về mặt hóa học, kéo dài hơn.
Ủng hộ việc đối xử nhân đạo
“Tất cả các loài động vật đều cần một số loại hệ thống cảm thọ đau để đối phó bằng cách tránh nguy hiểm. Tôi không nghĩ chúng ta cần phải thử nghiệm tất cả các loài giáp xác, vì chúng có cấu trúc tương tự và do đó có hệ thần kinh tương tự. Chúng ta có thể cho rằng tôm, tôm càng và tôm hùm cũng có thể gửi tín hiệu bên ngoài về các kích thích gây đau đến não của chúng, nơi sẽ ứng phó các thông tin này”, theo Kasiouras cho biết.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng chúng ta cần tìm ra những cách nhân đạo hơn để ứng xử và thậm chí là giết chết động vật giáp xác. Hiện tại, việc cắt động vật giáp xác sống được phép, không giống như động vật có vú mà chúng ta ăn.
"Chúng ta cần nhiều nghiên cứu hơn để tìm ra những cách ít đau đớn hơn để giết động vật có vỏ", Sneddon nói.
.
Tham Khảo: “Putative Nociceptive Responses in a Decapod Crustacean: The Shore Crab (Carcinus maenas)” by Eleftherios Kasiouras, Peter C. Hubbard, Albin Gräns and Lynne U. Sneddon, 21 October 2024, Biology.
.
NGUỒN: SciTechDaily, Dec 12, 2024
https://scitechdaily.com/