Thư Viện Hoa Sen

Giới - Giữ Giới Hay Tu Giới? | Lê Sỹ Minh Tùng

12/02/20256:33 SA(Xem: 1382)
Giới - Giữ Giới Hay Tu Giới? | Lê Sỹ Minh Tùng

GIỚI - GIỮ GIỚI HAY TU GIỚI?   
Tác giả: Lê Sỹ Minh Tùng


Picture1Là người đệ tử Phật thì Giới - Định - Tuệ là khuôn vàng thước ngọc, là kim chỉ nam, là con đường duy nhất hướng về giải thoát giác ngộ. Vậy Giới là gì? Và người đệ tử Phật có nên giữ Giới hay tu Giới?

Sau khi đức Phật thành đạo dưới cội Bồ đề, Ngài đến vườn Nai để chuyển bánh xe phápthu nhận năm đệ tử đầu tiên tại đây. Với sự chỉ dẫn của đức Phật, năm vị Tỳ kheo đầu tiên đó đều trở thành năm bậc A la hán và từ đó Tam bảo: Phật - Pháp - Tăng chính thức ra đời.

Từ khi thành lập Tăng đoàn cho mãi đến 12 năm sau đó, đức Phật không hề nói về Giới. Tại sao? Vì những đệ tử đầu tiên này đều là những người đức hạnh. Họ sống đời trong sạch và tu theo Bát Chánh đạo miên mật cho nên tuy đức Phật không nói về Giới nhưng họ đã thực hànhthành tựu Giới rất nghiêm túc.

Vì vậy nếu nói rằng họ không biết 5 Giới, 8 Giới, 10 Giới hay 250 Giới thì tại sao họ vẫn tu thành Thánh giả?

Sau khi Tăng đoàn thành lập được 12 năm thì một số tu sĩ đến với đạo Phật lúc bấy giờ là vì danh văn lợi dưỡng, dùng Phật giáo như là phương tiện để tiến thân chớ không còn một mục đích duy nhấtbuông bỏ tất cả để có giải thoát giác ngộ. Họ đến với đạo Phậtquyền lợi cá nhân, chạy trốn trách nhiệm ngoài xã hội. Họ xuất thân từ những nguồn gốc không tốt và tìm đến với Phật giáo như là một cái dù để che thân. Họ gây ra những rắc rối trong Tăng đoàn khiến bận lòng đức Phật. Từ đó, đức Phật mới chế ra Giới luật với mục đích nhắc nhở họ quay về tu trong khuôn khổ đạo đức để hướng về con đường giải thoát.

Vậy Giới là gì?

Chữ “Giới” mới nghe làm chúng ta liên tưởng đến một cái gì to lớn, vĩ đại, nhưng thực chất ý nghĩa của Giới rất đơn giản. Giới là đạo đức (morality), là việc thiện, việc tốt không làm vướng bận, ray rứt tâm hồn.

Căn nhà giải thoát giác ngộ có ba tầng: Giới - Định - Tuệ. Giới là tầng thứ nhất, là nền móng để củng cố cho hai tầng trên. Nếu nền móng căn nhà giác ngộ xây dựng không được vững chắc thì chắc chắn hai tầng trên sẽ bị sụp đổ. Vì thế Giớinền móng của căn nhà giác ngộ. Một khi hành giả thực hành Giới được viên mãn, người đó sẽ cuộc sống đạo đức, nhân bản, và dĩ nhiên thân - tâm của người đó lúc nào cũng tự tại. Đây là những điều kiện tiên quyết để hành giả bước lên tầng thứ nhì của căn nhà giác ngộ là Định. Sau khi đạt tứ thiền, bây giờ hành giả chuyển sang thiền quán, thiền trí tuệ để loại trừ cho hết tất cả Tham-Sân -Si ngay cả Tham -Sân - Si vi tế và sau cùng chứng Tam minh: Túc Mạng Minh, Thiên Nhãn MinhLậu Tận Minh để trở thành bậc giải thoát A La Hán tức là thành Phật.

Vì thế tiến trình Tam vô lậu học: Giới - Định - Tuệ thì Giới đóng vai trò rất quan trọng nếu không muốn nói là điều kiện duy nhất để giúp hành giả khai tâm mở tánh trở thành Thánh giả.

Giới không phải là một cái gì ghê gớm, phức tạp ràng buộc con người vào trong những định luật của thế gian. Thật ra Giới hoàn toàn đi ngược lại. Giới là giới hạnh nghĩa là những đạo đức, nhân bảncon người cần phải cảm nhận từ trong tâm chớ không phải từ những giáo điều.

Khi đọc “Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật” thì Nam Mô có nghĩa là kính lễ hay là quy y tức là quay về nương tựa vào Chánh Pháp của đức Phật Thích Ca. Còn Bổn sư là vị thầy. Vì thế ý nghĩa toàn câu là người đệ tử Phật quay về nương tựa vào Chánh pháp của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, là vị thầy, là đấng giác ngộ. Ở đây không có câu nào nói đức Phậtthần thánh, là đấng cứu rỗi mà chỉ là một bậc thầy, là người đã giác ngộ và Ngài là người chỉ đường cho những ai muốn đi theo con đường mà Ngài đã đi qua. Đó đó, đạo Phật là đạo đến để thấy, biết chớ không phải đến để tin.

Vậy thấy, biết cái gì?

Khi đức Phật đến thành phố Kesaputta, người dân Kalama đến chất vấn Ngài như sau:

-Bạch Thế Tôn, có một số Sa môn, Bà-la-môn đến Kesaputta. Họ thuyết minh và phát huy giáo lý của mình và bài xích, khinh miệt và xuyên tạc giáo lý người khác. Đối với họ, bạch Thế Tôn, chúng con có điều nghi ngờ, phân vân như thế này: Trong những Sa môn này, ai nói thật, ai nói dối?”.

Đức Phật trả lời:

-Này các người Kalama, đừng tin vì nghe nói lại, đừng tin vì theo phong tục, đừng tin vì nghe tin đồn, đừng tin vì kinh điển truyền tụng, đừng tin vì lý luận, đừng tin vì công thức, đừng tin vì có suy tư đầy đủ về những dữ kiện, đừng tin vì có thẩm sát và chấp nhận lý thuyết, và ngay cả đừng tin vì Sa môn là thầy mình.

-Nhưng này các người Kalama, khi nào các người tự biết rõ: Các pháp này bất thiện, các pháp này đáng chê, các pháp này bị người trí chỉ trích, các pháp này nếu được thực hiện, chấp nhận thì dẫn đến bất hạnh, khổ đau; thì này các người Kalama, các người hãy từ bỏ chúng đi.

-Nhưng này các người Kalama, khi nào các người biết rõ: Các pháp này là thiện, các pháp này là không đáng chê, các pháp này được người trí khen ngợi, các pháp này được thực hiệnchấp nhận thì dẫn đến hạnh phúc an vui, thì các người Kalama, các người hãy đạt đếnan trú.

Khi đến chùa quy y thì chúng ta thọ 5 giới, các vị tu sĩ thì bắt đầu 10 giới rồi đến 250 giới…Đối với thế gian, luật lệ là để giữ gìn an ninh trật tự cho xã hội vì thế một người phạm luật thì sẽ bị chế tài, phạt vạ có khi phải vào tù ra khám. Tuy nhiên, Giới của đạo Phật thì hoàn toàn ngược lại. Khi đức Phật chứng Lậu Tận Minh, Ngài đã thấy biết như thật đâu là những nỗi khổ niềm đau của con người. Ngài cũng thấy biết như thật nguyên nhân nào dẫn đến những nỗi khổ đau đó và dĩ nhiên Ngài đã tìm ra con đường giải thoát ra khỏi tất cả những hệ luỵ khổ đau và sau cùng Ngài chỉ rõ con đường hạnh phúc nhất là chứng ngộ Niết bàn.

Nhưng người đệ tử Phật muốn đi theo con đường giải thoát đó thì phải chấp nhận buông bỏ (detachment). Vậy buông bỏ cái gì? Giáo lý Phật đà đi ngược với thế tình bởi vì cuộc sống bình thường thì chúng ta muốn làm giàu, muốn có quyền thế, có địa vị, tranh giành chiếm đoạt thậm chí lợi mình hại người chúng ta vẫn làm. Tuy nhiên, cái gì cũng có cái giá của nó bởi vì nếu con người muốn thành tựu những đòi hỏi đó thì họ phải một cái giá cho những hạnh phúc tạm bợ nhất thời, đó là tạo nghiệp, đến khi nắm trong tay cái mà họ gọi là hạnh phúc thì họ cảm thấy nhàm chán và bắt đầu đi tìm những hạnh phúc mới. Cuộc chạy đua đi tìm từ hạnh phúc này đến hạnh phúc khác nếu không nói là khổ đau thì còn là gì? Đến khi vừa nằm bắt được hạnh phúc thì hạnh phúc vỗ cánh bay đi và con người tiếp tục đi tìm hạnh phúc mới.

Cuối cùng cái mà họ mang theo duy nhất là nghiệp để đưa họ thọ sanh vào những cảnh khổ sau này. Những hạnh phúccon người đeo đuổi tuỳ thuộc những điều kiện của ngoại cảnh cho nên nó thăng trầm tuỳ theo cảm hứnghoàn cảnh của con người. Vì thế đức Phật luôn nhắn nhủ là hạnh phúc bền vững nhất là con người phải biết đủ và hạnh phúc phải đến từ trong nội tâm chớ không phải từ thế giới vật chất bên ngoài. Thí dụ, chúng ta làm ngày làm đêm để có tiền mua một xe hơi mới. Nhưng khi lái chiếc xe này được năm, sáu tháng thì chúng ta sẽ nhàm chán, không còn đam mê như lúc mới mua. Rồi sau đó lại làm đêm làm ngày để mua chiếc xe khác cho nên hành trình đi tìm hạnh phúc nếu không nói là khổ đau thì còn là gì?

Bây giờ Giới của đạo Phật nhắc nhở con người sống đúng với tự tánh thanh tịnh của mình mà người đời gọi là “lương tâm”. Vì thế toàn bộ Giới của đạo Phật nằm gọn trong “Bát Chánh Đạo” cho dù đó là 5 giới, 10 giới hay 250 giới.

Trong Bát Chánh Đạo thì Chánh Ngữ, Chánh NghiệpChánh Mạng chính là Giới.

1)Chánh Ngữ:

Đức Phật dạy: “Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh ngữ? Này các Tỷ-kheo, đó là từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh ngữ” (Kinh Tương ưng bộ). Hay nói cách khác, chánh ngữ là lời chân thật, lương thiện, đúng đắnchính đáng.

Đức Phật Thích Ca đã nói với năm anh em Kiều Trần Như tại vườn Lộc Uyển khi thuyết pháp cho họ nghe về chánh ngữ như sau: “Chỉ được nói thật, không nên bịa đặt, không nên nói xấu người khác, phải kiềm chế sự vu khống, không nên buông những lời giận dữ và thóa mạ đến người khác, nên nói tốtnhã nhặn với mọi người, không nên chìm đắm vào những chuyện gẫu vu vơ, ngu ngốc, mà chỉ nên nói những gì  hợp lý và đúng vào vấn đề”.

Thực hành Chánh ngữ là tu trong tâm và người đệ tử Phật mỗi ngày thực hành đứng đắn cho đến một ngày nào đó hành giả không còn cảm thấy nói dối, nói sai sự thật, lời nói làm đau lòng người khác thì tự bản tâm người đó đã có an nhiên tự tại về lời nóichính hành giả đó không cần phải giữ những giới đó nữa.

2)Chánh Nghiệp:

Nghiệp mà đức Phật muốn nói ở đây là Nghiệp quả báo ứng nghĩa là nếu chúng sinh tác tạo ra nghiệp từ thân, khẩu hay ý của mình thì khi duyên đến thì sẽ gánh chịu quả báo tương xứng về những nghiệp mà chính mình đã gây ra. Nghiệp dựa theo Phật giáo có thể là thiện nghiệp và cũng có thể là ác nghiệp và đây là kết quả của những hạnh phúc hay khổ đau mà con người phải thọ lãnh sau này.

Tong Kinh Tương Ưng Bộ, Thiên Đại Phẩm, đức Phật dạy rằng:

Và này các Tỳ-kheo, thế nào là chánh nghiệp? Này các Tỳ-kheo, chính là từ bỏ sát sanhtừ bỏ lấy của không cho, từ bỏ phi Phạm hạnh. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là chánh nghiệp.”

Nói thế đức Phật dạy chúng sinh thực hành đứng đắn Chánh nghiệp có nghĩa là không được sát sinh, không được trộm cắp, không được tà dâm. Cốt lõi của đạo Phậttừ bitrí tuệ cho nên nếu chúng sinh muốn phát triển trí tuệ thì chính họ phải nuôi dưỡng lòng từ bi trước. Vì thế kinh Pháp Cú, đức Phật dạy thêm rằng:

Ai cũng sợ gươm đao,
Ai cũng sợ sự chết.
Suy ta ra lòng người,
Chớ giết, chớ bảo giết.”
(Kinh Pháp Cú 129)
3)Chánh Mạng:

Chánh mạng là nuôi mạng sống một cách chơn chánh, là lìa xa những nghề nghiệp có phương hại đến mình và người khác, chúng sanh khác.

Sống trên đời, con người phải chọn những nghề nghiệp để nuôi sống thân mạng của mình. Tuy nhiên, cũng vì sự sống của mình mà vô tình hay cố ý mình lại làm hại đến đời sống của những chúng sinh khác. Chúng ta đang sống trong thế giới đầy dẫy tham lam, sân hận, đầy dẫy cướp bóc, lừa gạt, mưu đồ bất chính lợi mình hại người…vì thế chọn một nghề nghiệp để nuôi thân mạng và nuôi gia đình một cách chơn chánh, không tạo ra nghiệp để phải trả quả báo sau này thì đức Phật gọi đây là Chánh mạng.

Ngày từ ngàn xưa chính đức Phật đã khuyên đệ tử của Ngài nên tránh xa những nghề nghiệp như:

  • Nghề đồ tể, giết mổ động vật.
  • Nghề buôn bán vũ khí, chất nổ, đao kiếm sát thương.
  • Nghề buôn bán người, nô bộc hay súc vật để giết thịt.
  • Nghề buôn bán độc dược, độc chất.
  • Nghề buôn bán rượu, các chất say (ma túy các loại hiện nay).

Ngay cả hàng tu sĩ thì đức Phật cũng có lời khuyên những điều cần phải thực hành:

  • Là vị tỳ-khưu, đi khất thực, ai cúng dường gì thì dùng nấy.
  • Là vị tỳ-khưu, có thể thọ dụng vật thực do thiện tín cúng dường đúng pháp và luật.
  • Là vị tỳ-khưu, tránh xa những cách kiếm ăn do giả dối, làm bộ cao thượng, nịnh hót, bợ đỡ, lấy lợi câu lợi.
  • Là vị tỳ-khưu, tránh xa những nghề tà vạy để kiếm vật thực nuôi mạng như làm mai dong, thầy bói toán, thầy địa lý, thầy thuốc, thầy coi tử vi, nhân tướng học, ngày giờ tốt xấu…

Tóm Lại:

Từ khi đức Phật thành đạo dưới cội Bồ đề đến 12 năm sau, Ngài không hề nói Giới vì những người đến với đạo Phật lúc bấy giờ đều với tâm nguyện được giải thoát giác ngộ. Vì thế giáo lý đức Phật dạy chúng sinh duy nhất lúc bấy giờ là Bát Chánh Đạo mà trong đó Chánh Ngữ, Chánh NghiệpChánh Mạng là nền tảng giúp con người sống đời đạo đức nhân bản. Nếu thực hành đúng đắn Chánh Ngữ, Chánh NghiệpChánh Mạng thì con người sẽ không còn sát sanh, trộm cướp, uống rượu, tà dâm, nói dối…Phải chăng đây là những Giới mà chúng ta thường nghe đến. Tuy nhiên, khi hành giả thực hành Chánh Ngữ, Chánh NghiệpChánh Mạng đến chỗ rốt ráo thì hành giả đó không còn biết mình phải giữ Giới gì cả. Không còn biết 5 Giới, 10 Giới hay ngay cả 250 Giới vì từ trong tư duy, chuyển sang lời nói cho đến hành động của họ đều là tự tại, không dính mắc thì biết Giới gì cần phải giữ?

Chánh Ngữ, Chánh NghiệpChánh Mạng là để thực hành. Vì thế Giới của đạo Phật là để tu nghĩa là hành giả phải thực hành cho đến khi viên mãn, rốt ráo tức là Giới Hạnh rồi sau đó nó trở thành Giới Đức chớ Giới không phải để giữ. Tại sao? Vì nếu hành giả giữ Giới có nghĩa là người đó lúc nào cũng bị Giới đè nặng trong tâm khiến cho tâm không bao giờ được tự tại cũng như mang trên mình một tảng đá lúc nào cũng đè nặng trên lưng. Nói cách khác người đó nói gì cũng sợ phạm giới làm gì cũng sợ phạm giới thì tu Phật chẳng những không có giải thoát mà còn bị ràng buộc thêm, chẳng có lợi ích gì. Thí dụ một người trường chay mà không tu Giới nghĩa là không thực hành Chánh Ngữ, Chánh NghiệpChánh Mạng rốt ráo cho nên tánh tham, tật đố vẫn còn nguyên vẹn thì việc trường chay đâu có giúp gì cho cuộc sống của họ. Hằng ngày tuy ăn chaysóng gió trong nhà vẫn còn, gia đình không biết tôn trọng nhau cho nên hoà khí không có, trên không thuận dưới không hoà. Cha mẹ, con cáí không tôn trọng nhau thì đây đâu phải là áp dụng đúng lời Phật dạy.

Bây giờ nếu hành giả tu Giới nghĩa là hành giả thực hành thế nào là không nói dối, không sát sinh, không trộm cướp, không uống rượu, không tà hạnh hay tà dâm thì dần dần trong tâm hành giả sẽ nhẹ nhàng khinh an vì những trói buộc của nghiệp không còn trong tâm của họ nữa. Họ vẫn sống, vẫn sinh hoạt mà không cần phải lo lắng Giới này hay Giới nọ nữa. Lời nói của họ là Chánh Ngữ, Hành động của họ là Chánh Nghiệp và nghề nghiệp của họ là Chánh Mạng cho nên cuộc sống của họ rất nhẹ nhàng, thanh thoáthạnh phúc.

Đức Phật đã khẳng định rằng nếu thực hành đứng đắn Chánh Ngữ thì người đó sẽ được gia đình quý mến, bạn bè kinh trọng, tin tưởng. Cha mẹ nói con cái tin và nghe theo lời. Ngược lại nếu nói lời gian dối thì còn ai tin vào mình nữa? Thêm nữa, nếu thực hành đứng đắn Chánh NghiệpChánh Mạng thì chính mình là con người tốt, đáng tin cậy khiến cho mọi người kính yêu. Ngược lại nếu có ý đồ trộm cướp, sát hại thì còn ai dám lại gần?

Thí dụ có hai nhà sư đi trên đường bổng thấy có một căn nhà đang cháy, trong đó có một cô gái đang bị hôn mê vì khói. Một vị sư vì giữ Giới nên không dám đụng đến phụ nữ, còn vị kia liền nhảy vào nhà đang cháy và bồng cô gái ra. Nhờ đó cô gái được cứu sống. Đạo Phậtđạo từ bi, thấy người chết mà không cứu thì tu để làm gì? Nếu cho rằng tu sĩ đụng đến phụ nữphạm giới bởi vì trong hoàn cảnh bình thường, nếu vị tu sĩ có tâm bất tịnh, có ý tà dâm thì đụng vào phụ nữ sẽ khiến tâm dâm của vị này khởi dậy và từ đó con đường tu tập của ông ta sẽ chấm dứt. Tuy nhiên, vị tu sĩ lúc chạy vào cứu người con gái với tâm từ bi, hoàn toàn trong sáng không hề để ý đến việc va chạm cho nên vị sư ấy không hề phạm giới.

Cũng có câu chuyện hai vị thiền sư đi hành đạo. Khi đi ngang qua một con sông đang chảy siết và mưa lớn. Đứng ở đầu sông có một cô gái sợ hãi không dám qua sông. Thấy thế một vị sư liên ẳm bế cô ta sang sông. Chiều tối khi về đến chùa, vị sư trẻ ấm ức hỏi sư huynh của mình rằng:”Mình là người tu sĩ thế thì tại sao huynh lại phá giới ẳm bồng một cô gái như vậy?.”

Vị sư trả lời:” Ta đã bỏ cô gái ở bên sông rồi mà đệ vẫn còn cưu mang cô ta về chùa làm gì?”. Vị sư trẻ vì còn chấp nên làm gì cũng sợ phá giới, ngược lại, vị sư huynh tu giới trong tâm cho nên làm thì cứ làm mà tâm vẫn tự tại, không có ý tà dâm cho nên ẳm cũng như không ẳm, chẳng khác gì. Ngược lại, tuy không ẳm mà tâm bất tịnh thì không ẳm mà cũng như ẳm.

Vào đời nhà Trần, có Thượng Trung Tuệ sĩ là người đắc đạo.

Một hôm, Hoàng Thái hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm là em gái của Tuệ Trung Thượng sĩ, mở tiệc trong cung điện. Trên bàn có cả thức ăn mặn và thức ăn chaỵ. Thượng sĩ gắp thức ăn không phân biệt chay hay mặn. Thấy thế, Hoàng Thái hậu hỏi :

Anh tu Thiền mà ăn thịt cá thì làm sao thành Phật được ?” 

Thượng sĩ cười đáp : “Phật là Phật, Anh là Anh. Anh không cần thành Phật. Phật cũng không cần thành Anh. Em không nghe các bực cổ đức nóị Văn Thù là Văn ThùGiải thoát là giải thoát đó sao

Trong bữa tiệc này có cả vua Trần Nhân Tông, vua rất thắc mắc về việc này và chưa hiểu rõ ý nghĩa câu trả lời của Thượng sĩ. Sau đó nhà vua hỏi Thượng sĩ : “Thưa cậu, chúng sanh quen cái nghiệp ăn thịt, uống rượu, làm thế nào thoát khỏi tội báo nghiệp lực?

Đối với tư duy của phàm nhân thì rõ ràng hành động của Thượng sĩphá giới, ăn thịt uống rượu, nhưng ở đây Thượng sĩ là người đắc đạo, tâm không còn phân biệt, chấp trước cho nên không thể lấy trí thức của kẻ phàm phuso sánh với trí tuệ của người đắc đạo được.

Thêm nữa, ý của Thượng sĩ, tu là tu từ trong tâm chớ không phải do miệng. Miệng ăn thịt cá, nhưng tâm không chấp thì thịt cá trở thành đậu hủ. Còn nếu ăn đậu hủ mà tâm còn ham thích thịt cá thì đậu hủ trở thành thịt cá. Tại sao? Vì vào thời đức Phật, từ đức Phật đến hàng ngàn vị A la Hán đều ăn mặn, không có ai ăn chay cả, nhưng tâm các Ngài đã dọn sạch Tham-Sân Si, Ngã chấp cho nên Phật tử cúng gì thì họ nhận lấy, không chấp. Không chấp thì tâm mới tự tại, không còn bị ràng buộc, vướng mắc.

Nói chung Giới mà người đệ tử Phật cần chú ý đó là Tham-Sân Si Ngã mạn vì đây là những chướng ngại cột chặt con người vào vòng sinh tử luân hồi. Nếu hành giả thực hành đúng đắn Bát Chánh Đạo thì chính họ đã vượt qua Giới, Định và Tuệ để đến cứu cánh sau cùng là có giải thoát giác ngộ. Do đó một người còn quan tâm đến Giới này Giới nọ thì đó là những người mới vào đạo, còn chấp vào phương tiện, là trí thức của kẻ phàm phu. Còn hành giả sống đúng Chánh pháp, thực hành rốt ráo Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng thì họ có cuộc sống đạo đức, nhân bản, nhẹ nhàng và tự tại. Họ không cần Giới gì cả bởi vì từ trong tư tưởng, đến lời nói và hành động của họ đều nằm trong đạo đức, nhân bản tức là có đầy đủ Giới rồi. Đây mới chính là thực hành theo trí tuệ của hàng Thánh giả.

Vì tầm quan trọng của người tu Giới, cho nên trước khi nhập diệt, đức Phật dạy rằng:

Này Ananda, nếu trong các ngươi có người nghĩ rằng: Lời nói của bậc Đạo sư không còn nữa. Chúng ta không có Đạo sư. Này Ananda, chớ có những tư tưởng như vậy. Này Ananda, Pháp và Luật, Ta đã giảng dạy và trình bày, sau khi Ta diệt độ, chính Pháp và Luật ấy sẽ là Thầy của các ngươi”.

Đức Phật đã tìm ra con đường đi đến giải thoát, Niết bàn. Nhưng có đi đến giải thoát Niết bàn đó hay không thì chính chúng sinh phải tự mình cất bước và hãy lấy giáo Pháp và giáo Luật của Ngài là kim chỉ nam để đạt đến mục đích tối hậu đó. Tuy Ngài có nhập diệt, nhưng giáo Pháp và giáo Luật vẫn còn duy trì trên thế gian và một khi giáo Pháp và giáo Luật còn thì đạo Phật còn. Nói cách khác thấy Pháp là thấy Phật, thấy Luật là thấy Phật chớ không nhất thiết hình tướng trên bàn thờ mới là Phật.

Trước khi nhập diệt, đức Phật nhắn nhũ chúng sinh cần phải siêng năng học hỏi giáo lý, trau dồi giới hạnhthực tập thiền định để mở mang trí tuệ, không cần phải bôn ba tìm kiếm sự giải thoát ở bất cứ nơi đâu. Đức Phật dạy thêm rằng con người là chủ nhân của chính mình, hạnh phúc hay khổ đau là tự mình tạo cho mình chớ không có vị Phật, thần linh hay Thượng đế nào có quyền năng ban phước, giáng hoạ hay ban cho mình sự giác ngộ đó được.

Giáo Pháp và giáo Luật mà đức Phật nhắn nhủ ở đây được xây dựng dựa trên nền tảng Giới - Định - Tuệ. Mối quan hệ của ba phần này không thể phân ly. Có Giới mới tiến lên Định và từ Định mới phát triển trí tuệ đưa đến đoạn trừ phiền não, nhiễm ô tham -sân - si trong tâm. Từ đó hành giả sẽ có giải thoát, an vui và tự tại NIết bàn

Lê Sỹ Minh Tùng
Tạo bài viết
Kính chia sẻ cùng chư Tôn đức, Pháp hữu và qúy Phật Tử lịch trình Hoằng Pháp, sinh hoạt tu học & Phật sự... với sự chia sẻ của Thích Tánh Tụê cùng với sự hiện diện của chư Tôn đức tham dự trong tháng 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, - 2025
Kính mời tham dự Nhạc Hội Mừng Phật Thành Đạo Saigon Grand Center vào Chủ Nhật 16 tháng 2 năm 2025 vào lúc 4 giờ chiều tại địa chỉ 16149 Brookhurst Street, Fountain Valley, CA 92708 Chương trình lại được nhạc sĩ Võ Tá Hân tham dự và cũng là nhạc trưởng của ban đạo ca Diệu Pháp. Kính mời quý đồng hương tích cực ủng hộ, đến dự thật đông.