ĐỊA VỊ DUY THỨC HỌC TRONG PHẬT GIÁO
Tác giả: Trưởng lão Thích Duy Hiền
Thích Trung Nghĩa dịch
PHẤN 1: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG DUY THỨC HỌC
Lúc đức Phật ở thế gian thuyết pháp, khi đó chẳng có văn tự ghi lại. Sau Phật diệt độ, giáo pháp của đức Phật tuyên thuyết, trải qua việc các đệ tử kết tập vài lần, từ đó hình thành kinh điển Đại thừa và Tiểu thừa. Bởi vì lời nói của tự thân đức Phật tuyên thuyết, nội dung cũng là cảnh giới của đức Phật tự chứng, là thánh ngôn lượng, nên các luận sư hậu thế của Đại thừa và Tiểu thừa, căn cứ kinh điển Phật, tiến hành nghiên cứu phát huy, rồi trở thành luận nghĩa, từ đó có Tiểu thừa luận, Đại thừa luận. Căn cứ biến hóa, chuyển động theo thời gian, nội dung luận điển, từ đó có hệ thống, lần lượt phát huy giáo pháp của đức Phật sáng rộng. Trong Phán nhiếp Phật pháp (判攝佛法) của Đại sư Thái Hư đề cập đến: sau Phật diệt độ, năm trăm năm đầu, là thời kì Tiểu hành Đại ẩn. Cũng là nói, Tiểu thừa lúc bấy giờ lưu thông, Đại thừa ẩn tàng chẳng hiển hách. Năm trăm năm kế tiếp, là thời kỳ Đại chủ Tiểu tùng, Đại thừa mới lần lượt phát triển và đề xướng. Năm trăm năm tiếp nữa, là thời kỳ Mật chủ hiển tùng. Do từ vương triều Ấn Độ lúc đó nằm trong thời kỳ suy tàn, Bà-la-môn giáo phục hưng, sự hoằng dương của Phật giáo không thể không dựa vào Bà-la-môn giáo, dùng hình thức của Bà-la-môn giáo để phát triển và đề xướng tư tưởng Trung quán Phật giáo, áp dụng một loại phương thức của Mật tông, vì vậy năm trăm năm này, là thời kỳ Mật chủ hiển tùng, lấy Mật tông làm chính yếu, hiển tông làm phụ trợ. Đại khái thời kỳ này, Phật giáo Ấn Độ cũng suy tàn.
(1) Năm trăm năm đầu, thời kỳ Tiểu hành Đại ẩn (小行大隱). Thời gian kết tập của Tiểu thừa, chia thành lưỡng bộ, cũng là Thượng tọa bộ và Đại chúng bộ. Thượng tọa bộ kết tập trong hang động, Đại chúng bộ kết tập ngoài hang động. Do lưỡng bộ này lần lượt phát triển, Thượng tọa bộ chia thành 11 bộ phái, Đại chúng bộ chia thành 9 bộ phái. Từ thời gian ban đầu, chia thành 20 bộ phái, kinh điển cũng là Tứ A-hàm kinh, bộ phận nghị luận thuyết minh thì có Tì-bà-sa luận, Câu-xá luận, trọng điểm xiển dương giáo nghĩa tứ đế, thập nhị nhân duyên.
(2) Năm trăm năm kế, thời kỳ Đại chủ Tiểu tùng (大主小從). Đại thừa mới phát triển và đề xướng, được bắt đầu 500 năm sau Phật diệt độ. Đại thừa Khởi tín luận của bồ-tát Mã-minh soạn, phát huy sự tuyên thuyết của đức Phật, đem tâm chia thành: tâm sanh diệt môn, tâm chân như môn. Tâm sanh diệt môn cũng là cảnh giới của phàm phu lưu chuyển sanh tử. Tâm chân như môn là sau khi nghe Phật pháp mà lần giải thoát, tiến vào cảnh giới thánh nhân. Thời gian này, Đại thừa bắt đầu truyền bá rộng.
Đến niên gian 600 năm sau Phật diệt độ, bồ-tát Long Thọ phát triển và đề xướng không nghĩa Đại thừa, căn cứ Đại Bát-nhã kinh để soạn Đại Trí độ luận, Trung luận, Thập nhị môn luận. Đệ tử của Long Thọ là bồ-tát Đề-bà, soạn Bách luận. Những luận thuật, trước tác này đều là luận điển không nghĩa chính yếu, căn cứ Đại Bát-nhã kinh mà phát triển và đề xướng.
Đến niên gian 800, 900 năm sau Phật diệt độ, bồ-tát Vô Trước xuất thế, còn có em trai của Vô Trước là Thế Thân. Vô Trước tuyên dương Đại thừa, đặc biệt là Du-già phái, căn cứ Du-già Sư địa luận của bồ-tát Di-lặc giảng giải, và soạn Nhiếp Đại thừa luận v.v... tuyên dương duy thức Đại thừa. Đến sau khi bồ-tát Thế Thân được Vô Trước cảm hóa, bỏ Tiều thừa hướng về Đại thừa, cũng hoằng dương duy thức, soạn trước tác rất nhiều. Thế Thân rất thông minh, soạn rất nhiều luận nghị và trước thuật phương diện Đại thừa và Tiểu thừa, được tôn xưng là “Thiên bộ luận sư”. Theo biến hóa, chuyển dịch thời gian, giáo nghĩa Đại thừa đến thời Vô Trước, Thế Thân thì tuyên dương, đề xướng một cách rất lớn. Điều này biểu hiện trong nhiều kinh điển, nhiều nghị luận và trước thuật. So với thời kỳ Tiểu hành Đại ẩn và Không tông thịnh hành trước đây, nhìn từ hệ thống thì hoàn chỉnh hơn, có hệ thống hơn. Duy thức pháp tướng do đức Phật sở thuyết đến thời kỳ này, cũng biểu lộ hệ thống tính, giáo nghĩa của chúng và tư tưởng cùng học thuật cao thâm rộng lớn.
Sau Vô Trước, Thế Thân, đại khái khoảng chừng 1000 năm, kế tục Thế Thân thì có mười đại Luận sư: Hộ Pháp, Tịnh Nguyệt, Hoan Hỷ, Trí Nguyệt v.v... (chú thích: Mười đại luận sư là: 1, Hộ Pháp; 2, Đức Tuệ; 3, An Huệ; 4, Thân Thắng; 5, Hoan Hỷ; 6, Tịnh Nguyệt; 7, Hỏa Biện; 8, Thắng Hữu; 9, Thắng Tử; 10, Trí Nguyệt). Thế Thân soạn Tam thập duy thức luận (叁十唯識論) hoàn tất sau đó viên tịch. Mười đại Luận sư từng người phát huy diệu nghĩa, giải thích Tam thập duy thức luận, nhưng không tiến thêm một bước để soạn viết. Vào thời kỳ này, tư tưởng Du-già phái và pháp tướng duy thức phát triển đạt đến đỉnh điểm. Sự hoằng dương của Vô Trước, Thế Thân, mười đại Luận sư khiến cho tư tưởng này phổ cập tại ngũ Ấn Độ.
(3) Năm trăm năm tiếp nữa, thời kỳ Mật chủ hiển tùng (密主顯從). Thời kỳ này, Bà-la-môn giáo phục hưng, Mật tông thịnh hành, giáo nghĩa Phật giáo lại suy tàn, căn bản không khả năng hoằng dương giáo nghĩa. Phật giáo vào thời kỳ này, tại Ấn Độ, theo ảnh hưởng của Bà-la-môn, xâm nhập ảnh hưởng của giáo phái ngoại lai, bắt đầu lần lượt suy tàn.
Phật giáo từ Ấn Độ truyền đến Trung Quốc, từ thời đại Hán Ai đế đến Hán Minh đế.
Sự phát triển của Phật giáo tại Trung Quốc, trải qua từ thời kỳ Tam quốc, Ngụy Tấn, Nam bắc triều đến triều Tùy và triều Đường, nói tổng thể là một hệ thống Đại thừa, Đại thừa hưng thịnh nhưng Tiểu thừa chẳng có. Sự phát triển này cùng văn hóa truyền thống Trung Quốc liên quan. Do thời kỳ Ngụy Tấn, Nam bắc triều phiên dịch, giảng giải truyền trao học vấn của chính mình, dần dà tiến hành công tác chuẩn bị, cho đến triều Tùy và triều Đường thì kiến lập mười tông phái. Bát tông Đại thừa là: Từ Ân tông, Tam luận tông, Thiên Thai tông, Hoa Nghiêm tông, Thiền tông, Mật tông, Tịnh độ tông, Luật tông; nhị tông Tiểu thừa là: Câu-xá tông, Thành thật tông.
Lúc bấy giờ, pháp sư Huyền Trang từ thành Trường An đến Ấn Độ lưu học. Ở Ấn Độ, y chỉ luận sư chủ trì Na-lan-đà tự Giới Hiền để học tập Phật pháp, chủ yếu học tập Du-già hành phái, Duy thức pháp tướng, đương nhiên còn học tập tất cả luật thuật, trước tác của Không tông, Tiểu thừa, ngoại đạo. Huyền Trang rất uyên bác, học nghiệp tu tập hoàn tất, còn có chỗ thành tựu. Sau về đến Trung Quốc, nhờ sự hộ pháp của Đường Thái tông, thiết lập dịch trường. Dịch trường lúc bấy giờ với quy cách rất lớn, có hơn 1000 người, toàn bộ do ngân khố quốc gia thanh toán. Ngài ban ngày dịch kinh, buồi chiều giảng thuật truyền trao học vấn của chính mình, chủ yếu thành tựu ở lĩnh vực Duy thức pháp tướng. Đặc biệt đệ tử của ngài là pháp sư Khuy Cơ, ngài trực tiếp truyền thừa tư tưởng Duy thức pháp tướng.
Trong đó, ngài có 10 đại đệ tử, đệ nhất cũng là Khuy Cơ. Nhân minh, duy thức của Khuy Cơ đều học tập đạt được rất tốt. Khuy Cơ tiếp nhận sự ủy nhậm của ngài, đem trước tác của 10 đại Luận sư dung hợp lại, tập thành Thành duy thức luận (成唯識論). Khuy Cơ còn soạn Thành duy thức luận thuật ký, nhằm giải thích Thành duy thức luận. Sau Khuy Cơ, còn có Tuệ Chiểu. Sau Tuệ Chiểu, còn có Trí Chu. Thành duy thức luận liễu nghĩa đăng của Tuệ Chiểu soạn, nhằm giải thích Thành duy thức luận. Thành duy thức luận thuật ký diễn mật của Trí Chu soạn, nhằm giải thích Thành duy thức luận thuật ký. Thành duy thức luận thuật ký, Thành duy thức luận liễu nghĩa đăng, Thành duy thức luận thuật ký diễn mật cũng là tam đại bộ khi nghiên cứu duy thức. Do đó những ai nghiên cứu duy thức, nhất định cần phải học tập.
Học tập duy thức, sách căn bản, có Bách pháp minh môn luận, Đại thừa ngũ uẩn luận, Duy thức nhị thập tụng, Duy thức tam thập tụng, Bát thức quy củ tụng, tiến lên một bước có Nhiếp Đại thừa luận, Thành duy thức luận, Hiển dương thánh giáo luận v.v. Luận thuật, trước tác duy thức là nhất bản thập chi (一本十支). Nhất bản cũng là Du-già sư địa luận, là nghị luận và trước thuật căn bản. Du-già sư địa luận gồm 100 quyển, do bồ-tát Di-lặc sở thuyết. Từ sự tuyên dương, đề xướng trong Du-già sư địa luận mà có được 10 nghị luận và trước thuật, tức là: Thành duy thức luận, Hiển dương thánh giáo luận, Biện trung biên luận, Duy thức nhị thập tụng, Đại thừa trang nghiêm kinh luận, Đại thừa ngũ uẩn luận, Nhiếp đại thừa luận, Bách pháp minh môn luận, Phân biệt du-già luận, A-tì-đạt-ma Tạp tập luận.
Sau khi duy thức pháp tướng từ Ấn Độ truyền đến Trung Quốc, nhờ sự kế thừa của Huyền Trang, Khuy Cơ, Tuệ Chiểu, Trí Chu mà tiêu chuẩn điển tịch hoàn bị hơn, phát triển, đề xướng ý nghĩa, huy hoàng mà đại thịnh hành hơn. Lúc bấy giờ, công tác dịch kinh tại thành Trường An. Mà Trường An là đô thành văn hóa, tăng nhân ở Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên đều đến Trường An lưu học. Trường An cũng là nơi phát triển các tông phái Phật giáo, đặc biệt là hiển lộ truyền bá duy thức pháp tướng. Sự truyền bá của Phật giáo, từ Ấn Độ đến Trung Quốc, theo biến hóa, chuyển động thời gian, phát triển và đề xướng duy thức pháp tướng, nhằm giải thích kinh điển duy thức do đức Phật thuyết, như Giải Thâm Mật kinh, Lăng-già kinh, Hoa Nghiêm kinh v.v... hoàn bị hơn, tư tưởng học thức rộng lớn mà cao thâm hơn, trải qua có hệ thống, vượt trên tông phái khác mà Tiểu thừa, Không tông Đại thừa đều không thể sánh bằng. Sự đặc biệt này, cũng là hệ thống chỉnh thể, dòng chảy chính của Phật giáo.
PHẦN 2. TƯ TƯỞNG NỒNG CỐT CỦA DUY THỨC, TỪ TIỂU THỪA ĐẾN ĐẠI THỪA
Đức Phật tối sơ thuyết pháp, mới đầu giảng thuyết từ tứ đế, thập nhị nhân duyên, lúc ấy chủ yếu là nói đến nghiệp cảm duyên khởi, thập nhị nhân duyên, thuyết minh chúng sanh vì sao lưu chuyển thế gian? Làm thế nào để xuất ly thế gian? Lưu chuyển thế gian, đều do từ nghiệp. Nghiệp này cũng do từ phiền não, vô minh. Vô minh, phiền não sanh khởi, tạo nghiệp là do từ đâu? Tâm! Trọng điểm nghiệp báo luận (業報論) trong Tiểu thừa, cũng bất chợt xuất hiện một chút. Duy tâm nhân quả, là tư tưởng căn bản trong Phật giáo.
Đại thừa Khởi tín luận, đem tâm chia ra: tâm sanh diệt môn, tâm chân như môn. Từ tâm sanh diệt môn lưu chuyển danh tử, từ tâm chân như môn chuyển đến cảnh giới giải thoát, chứng đắc pháp thân. Với việc chia tâm này, cũng là tiến thêm một bước xiển dương tư tưởng Tiểu thừa. Đến khoảng 600, 700 năm sau Phật diệt độ, Long Thọ, Đề-bà phát triển và đề xướng bát-nhã Đại thừa. Bát-nhã cũng là nói đến trí tuệ, có ba loại: văn tự bát-nhã, quán chiếu bát-nhã, thực tướng bát-nhã. Ba loại này đều không tách rời năng quán trí (能觀智), sở quán cảnh (所觀境), cũng chẳng tách rời tâm. Thiên Thai tông ở Trung Quốc kế thừa tư tưởng này, cũng là nhất tâm tam quán, nhất tâm tiến hành quán sát ba loại chư pháp, tam đế: không đế, giả đế, trung đế viên dung, đều là tiến thêm một bước phát huy tư tưởng bát-nhã, hoặc chẳng tách rời tâm. Long Thọ có sáng tác bài kệ: “Nơi các Phật sinh ra, đọa địa ngục chưa giảm, thành Phật vốn chưa tăng, cần kính lễ tâm ấy.”
Đến thời Vô Trước, Thế Thân, thì tiến thêm một bước tuyên dương, đề xướng kiên điển Đại thừa như Hoa Nghiêm kinh, Giải Thâm Mật kinh, Lăng-già kinh, Thắng Man kinh v.v... rồi đề xuất “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức” minh xác.
“Tam giới duy tâm” chỉ cho nghiệp báo, nghiệp, báo trong ba cõi đều không tách rời tâm, duy tâm sở tạo. “Vạn pháp duy thức” chỉ cho nhận thức mọi hiện tượng ở thế gian, không tách rời nội tâm phân biệt. Thức, ý nghĩa là phân biệt. Năng phân biệt là tác dụng của tâm. Sở phân biệt lại là tác dụng từ tâm quán sát đối tượng. Trong duy thức học, cũng là thức thể sanh khởi kiến phần và tướng phần. Kiến phần cũng là năng quán sát, năng nhận thức. Tướng phần lại là sở nhận thức. Mặt trong tướng phần, có sơ tướng phần, thân tướng phần. Sơ tướng phần là thân căn núi và sông, đất rộng. Thân tướng phần là thức của chính mình hiện bày ảnh tượng. Trực tiếp hiện bày ảnh tượng này, ảnh tượng duyên chúng ta, không phải trực tiếp đối ngoại. Kiến phần duyên tướng phần, nhưng kiến phần và tướng phần đều không tách rời tâm. Sắc bất ly thức, tướng bất ly kiến (tướng phần bất ly tướng phần). Cũng là nói đến ngoại cảnh do thức sở biến. Bạn muốn nhận thức nó, cần có kiến phần năng nhận thức, tướng phần sở nhận thức, nên tướng phần bất ly kiến phần, kiến phần bất ly tâm. “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức” cũng là thuyết minh đạo lý này. Bốn đạo lý này xuyên thấu toàn bộ lý luận trong duy thức. Tư tưởng chính của Tiểu thừa hoặc Đại thừa đều nói “duy tâm nhân quả” (唯心因果), từ nghiệp báo duy khởi Tiểu thừa cho đến tánh không duyên khởi, chân như duyên khởi, lại-da duyên khởi Đại thừa, tất cả duyên khởi này đều bất ly tâm.
Như nói: “Không làm tội ác, làm các việc tốt, tịnh hóa tâm mình, đó là giáo dục chỉ đạo của các đức Phật”, nhằm thuyết minh tam nghiệp: thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp thì lấy ý nghiệp làm chính. Ý nghiệp phát động hai nghiệp: thân nghiệp, ngữ nghiệp, cho nên người tu hành cần tự mình tịnh hóa tư tưởng mình.
Ý thức là tâm, trong kinh Pháp Cú nói: “Viễn hành và độc hành, vô thân ần hang sâu, nếu có điều phục tâm, Ta gọi chân phạm chí”. Hình dung ý thức này, duyên lự của nó rất xa, nó đơn độc sanh khởi, nên nói “Viễn hành và độc hành”. “Vô thân” là chẳng thấy được, như ẩn tàng trong hang động, rất sâu. Tâm này rất khó điều phục, có thể sau làm cho điều phục tâm này, cũng là người tu hành chân chánh. “Ngã thuyết chân phạm chí”, là nhấn mạnh tu hành lấy tu tâm làm chính.
Trong Không tông Đại thừa, Thập trụ tì-bà-sa luận của Long Thọ nói nan hành đạo, dị hành đạo. Nan hành đạo cần trải qua tu tập ba đại a tăng kỳ kiếp, dị hành đạo nói niệm danh hiệu A-di-đà Phật có thể vãng sanh tây phương, đều là do tâm. Bên cạnh đó nói “không”, phá ngã chấp, pháp chấp, cũng là bất ly tâm. Trong kinh điển duy thức nhấn mạnh nhiều hơn.
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Ngoại cảnh như hư huyễn, duy thức và tâm tạo ra. Già sử có người muốn hiểu tất cả các đức Phật trong mười phương ba đời, cần quán sát pháp giới tánh, tất cả trong tất cả cành giới, đều duy tâm sở tạo ra. Tâm người như họa sĩ, có thể vẽ mọi cảnh giới thế gian, ngũ uẩn: sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn đều do tâm sinh ra, nên nói không gì mà không tạo ra”. Kinh Tâm Địa Quán, hoặc Đại thừa Khởi tín luận nói: “Tâm sanh ra thì pháp sanh ra, tâm tiêu diệt thì pháp tiêu diệt, tâm ô nhiễm thì cõi nước ô nhiễm, tâm thanh tịnh thì cõi nước thanh tịnh”. Kinh Lăng-già nói: “Phật ngữ tâm là tông, vô môn là pháp môn”, “Phật ngữ” là ngôn ngữ của đức Phật nói, lấy tâm làm tông. “Vô môn” là không nên chấp trước, trừ khử chấp trước, đi vào con đường vô môn.
“Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức”, không những Tiểu thừa, mà còn Không tông và Hữu tông, Du-già học phái, đều quán thông ở một chủ đề tư tưởng này. Chủ đề tư tưởng này đến duy thức pháp tướng thì có hệ thống hơn, và tuyên dương, đề xướng đem chủ đề này rộng rãi.
PHẦN 3. HỆ THỐNG DUY THỨC HỌC
Từ nội dung kinh Giải Thâm Mật, kinh Lăng-già của đức Phật nói, cho đến Nhiếp Đại thừa luận, Duy thức Tam thập tụng, Thành duy thức luận, đều có hệ thống, nội dung, một tầng liền một tầng. Nay chia duy thức vài bộ phận để giải thích:
Vì sao gọi là duy thức? Nội dung duy thức thế nào?
Duy thức không phải phủ định tất cả sắc pháp, nó là sắc bất ly tâm, cảnh bất ly thức. Nó không như triết học, khoa học tâm và vật chia lìa; nó chẳng phải nói như vậy. Duy thức, có tâm liền có cảnh, có cảnh liền có tâm, cảnh bất ly tâm, sắc bất ly thức. Nhưng sắc và cảnh, là hư vọng, huyễn hóa, không hư chẳng chân thật, cần nhận thức chính của tâm, năng động tính của tâm. Trong phương diện tu hành, cũng yêu cầu tịnh hóa tâm linh, mục đích là đạt đến chuyển thức thành trí. Chuyển thức thành trí, liền chứng đại bồ-đề, tiêu diệt vô minh, phiền não, liền chứng đại niết-bàn. Đại bồ-đề, đại niết-bàn, tư tưởng chính là chẳng muốn bỏ lơ chúng sanh. Sự tu học của chúng có trình tự, có cấp bậc. Cho nên duy thức, duy thức tức là mọi ngoại cảnh bất ly tâm thức, có thức liền có cảnh, có cảnh liền có tâm, ngoại cảnh là hư vọng, cần cải biến ngoại cảnh, lấy tâm làm chính, tâm có thể chuyển hóa tất cả, tâm là nhân chính, đó cũng là ý nghĩa hoặc tôn chỉ của duy thức.
Nay nói duy tâm luận, duy vật luận phương Tây, những tư tưởng này ở Ấn Độ và Trung Quốc thời cổ đại đều có. Phật giáo nói duy thức, cũng không phải đều như cái gì đó. Do đó khi nói duy thức và duy tâm, có người cho rằng là không hư, không bẩm cáo gì đó, quan điểm tổng hợp, nhìn vấn đề tổng hợp, chẳng chú trọng mặt nào, chỉ có thể nắm lấy căn bản. Giáo nghĩa duy thức, chia nhỏ tức là duy thức tướng, duy thức tánh, duy thức quán, duy thức hành, duy thức quả. Tổng quát thì có vẻ chia thành hai bộ phận lớn. Một là từ mặt sự tướng để thấy đạo lý duy thức. Hai là từ mặt quán hành để thấy đạo lý duy thức.
(1) Vì sao gọi là duy thức tướng (唯識相)
Tất cả sông và núi, bất rộng, thân căn, loại cảnh tướng ấy vì sao có? Bất ly tâm. Tướng đại biểu cho mọi cảnh tướng, mọi sự vật, mọi hiện tượng. Tâm dùng vài cái gì làm chủ thể? Dùng tam năng biến: tức là dị thục năng biến, tư lương năng biến, liễu cảnh năng biến làm chủ thể.
Dị thục năng biến cũng là đại biểu a-lại-da thức (đệ bát thức), đó là chủ thể thức của sanh mạng. Tư lương năng biến, tư lượng ngã, các nơi có vài quan điểm ngã, nhân ngã, pháp ngã, nó sanh khởi căn bản vô minh, phiền não, gọi là mạt-na thức (đệ thất thức).
Liễu cảnh năng biến là tiền lục thức, cũng là nhãn thức, nhĩ thức, tỉ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức, trong đó đối ngoại là thô liễu thức, tiền ngũ thức. So sánh nhỏ, thì đối ngoại còn đối nội, có năng lực quán sát, từ quán sát, quy nạp, suy lý, đưa ra kết luận, là đệ lục ý thức, có thể hiểu nội cảnh và ngoại cảnh. Tiền ngũ thức liễu giải ngoại, đệ lục thức gọi là tế liễu biệt (細了別), không chỉ liễu biệt ngoại, mà còn liễu biệt nội. Liễu biệt cũng là nhận thức, nhận thức mọi hiện tượng, sản sinh tư tưởng chỉnh thể, kết luận logic, đó cũng là đệ lục ý thức.
Cho nên “biến” (變) cũng bất ly ba loại thực thể này. Vì sao “biến” pháp? Còn chia ra hai loại: Nhân năng biến hoặc gọi là nhân duyên biến, quả năng biến hoặc gọi là biến hiện biến.
Nhân năng biến (因能變), cũng chẳng rời khỏi chủng tử. Bạn nói tưởng chừng như, rồi làm việc, phát sinh tác dụng, cũng là huân tập thành chủng tử, năng lực này là tiềm tại. Cho nên chúng ta nói nghiệp lực, là chỉ cho bạn đã tạo nghiệp, cũng là có một loại sức mạnh. Loại sức mạnh này, cũng là một loại tiềm phục. Quyền lực, uy thế tiềm tại cũng trở thành chủng tử. Chủng tử điều kiện này 一 thành thục cũng có thể cảm quả, cảm báo. Có nhân có duyên, còn gọi là nhân duyên biến.
Phật giáo nói, sau chúng ta kết thúc sinh mạng một đời, còn có chủng tử, nghiệp lực tồn tại. Chủng tử còn chia ra: đẳng lưu chủng tử, dị thục chủng tử. Đẳng lưu còn bao hàm vật chất và tinh thần. Vật chất cũng là tướng phần chủng. Tinh thần cũng là kiến phần chủng. Do từ tính chất thiện và ác khác nhau, nhân thiện trở thành chủng tử thiện, sau thành thục, cảm được quả báo vui. Nhân ác trở thành chủng tử ác, sau thành thục, cảm được quả báo khổ, bình đẳng lưu loại, chẳng tạp loạn vô thứ lớp. Đó cũng là đẳng lưu chủng tử, gọi là danh ngôn chủng tử (chia thành: biểu nghĩa danh ngôn và hiển cảnh danh ngôn).
Thứ đến là nghiệp chủng tử, cũng do từ tác dụng của đệ lục ý thức cường tráng mà có lực khí. Nhờ vào tác dụng này, làm tăng thượng duyên, nghiệp ác và nghiệp thiện, sức mạnh chẳng mất, đến lúc thành thục, cảm được quả báo. Nói theo duy thức học, sau con người trải qua giai đoạn sinh hữu, đến tử hữu, còn trải qua trung hữu. Lúc sắp phải sinh ra, do từ kích động của chủng tử nghiệp, chủng tử nghiệp kích động chủng tử thức, chủng tử thức lại kích động đại chủng tử (tứ đạo: là tướng chủng đất, nước, lửa, gió). Cảm được 11 sắc pháp, lục căn, lục trần, nói đối nội thì có căn thân, đối ngoại thì có thế giới. Căn thân là bất cộng chủng, thế giới là cộng chủng, được phân phối rất chi li. Trong bất cộng chủng có bất cộng trung cộng, trong cộng chủng có cộng trung bất cộng, thế nên, cũng là “nội có thân căn, ngoại có khí giới”, chủng tử dị thục, chủng tử a-lại-da thức bất ly cảm sanh. Chủng tử cũng chia ra hai loại nhân duyên thành thục, tức là nội biến thân căn, ngoại biến khí giới; đó là nói từ hiện tượng, bản thể. Vì sao có thể có những hiện tượng ấy? Bản thể bất ly khỏi thức, trong thức cũng có chủng tử.
Nhà vật lý khoa học hiện đại Albert Einstein nói, chất và năng hỗ biến, năng có thể biến chất, chất có thể hóa làm năng, phương trình và đạo lý duy thức hoàn toàn câu thông. Năng (能), cũng là một loại năng lực, năng lực tiềm tại, mọi núi và sông, đất rộng, nếu chẳng có năng lực, địa cầu cũng không thể chuyển động. Năng có thể biến chất (質), chất có thể hóa năng, đạo lý chủng tử và phương trình này gần giống nhau. Chủng tử cũng là năng kia mà! Mọi hiện tượng cũng là chất, năng có thể biến chất, chất chuyển đi tới lại có thể hình thành năng, tuần hoàn không ngớt, cũng như bánh xe. Vì sao có những hiện tượng như thế? Cũng là bản thể: tâm thức, tâm thức năng biến, còn có chủng tử chính. Nhìn từ hiện tượng đến bản thể, thì nhất thiết duy tâm tạo. Đó cũng là hiện tượng luận, bản thể luận.
Nhìn từ nhận thức luận, sau thức sinh khởi, nó có thể có năng nhận thức, sở nhận thức, trong duy thức học chia tác dụng của bốn loại: kiến phần, tướng phần, tự chứng phần, chứng tự chứng phần. Tướng phần là sở duyên. Kiến phần là năng duyên. Tự chứng phần cũng là thể năng duyên. Chứng tự chứng phần là nhận thức duyên ấy chính xác hay bất chính xác, là một dạng tác dụng phản quan. Cho nên sau thức thể sinh khởi, cũng có bốn loại này, mà trong đó rất trọng yếu, là đối nội và đối ngoại, kiến phần và tướng phần.
Ở mặt nhận thức, nếu bất ly kiến phần, thức thể, bạn chẳng hiểu được sự tồn tại của mọi vật chất. Khổng Tử nói: “Tâm chẳng tồn tại, thấy được như chẳng thấy được, nghe được như chẳng nghe được, ăn đồ đều chẳng biết vị đạo” (心不在焉, 視而不見, 聽而不聞, 食而不知其味); tâm chẳng tồn tại, bởi sợ bên ngoài sấm sét, sét đánh, chỗ đất chấn động, núi cũng lay động, tâm bạn chẳng tồn tại thì bạn cũng chẳng hiểu, chẳng có nhận thức. Cho nên vật thể, hiện tượng, nhận thức nó bất ly thức, thức bất ly chủng tử. Sở biến cũng là thân căn và hiện tượng bên ngoài, và thức thể sản sinh kiến phần, tướng phần đều là sở biến. Trong Thành duy thức luận nói rất nhiều nội dung khía cạnh này, ý nghĩa tương đối nhiều, có hệ thống, đương nhiên trong đó còn có những tranh luận.
Duy thức tân phái (唯識新派) và Duy thức cựu phái (唯識舊派), cho rằng chủng tử là có tân huân, hoặc là bổn hữu. Thức sanh khởi, là tứ phần, hoặc là tam phần, nhị phần v.v... nên tranh luận thức thể và chủng tử giống và khác v.v... rất nhiều. Nhưng luận sư chính trong mười đại luận sư là luận sư Hộ Pháp, do đó luận điểm của Hộ Pháp đại biểu cho Thành duy thức luận, tương đối hoàn bị.
(2) Vì sao gọi là duy thức tánh (唯識性)
Duy thức tánh, có tam tánh, tam vô tánh, quy kết đến chân như tánh, viên thành thật tánh. Tam tánh tức là đem thế gian pháp, xuất thế gian pháp quy làm ba loại, đó là: biến kế chấp tánh, y tha khởi tánh, viên thành thật tánh, rồi bao hàm thế gian và xuất thế gian, hữu lậu và vô lậu, nhiễm ô và thanh tịnh. Thế gian và xuất thế gian tuy nhiều, đai khái cũng là tam tánh.
Vì sao gọi là biến kế chấp tánh? Nó là hư vọng, chúng sanh chấp trước ngã, chấp trước pháp, cho rằng có nhân ngã, pháp ngã, trên thực tế chẳng có, nhưng chúng sanh phổ biến chấp trước, nên gọi là biến kế chấp tánh.
Y tha khởi tánh cũng là nhân duyên sanh pháp có lưỡng khởi. Loại thứ nhất là nhiễm ô y tha. Loại thứ hai là thanh tịnh y tha. “Nhiễm” cũng là vọng tâm, từ vọng tâm sanh khởi hiện tượng, nên có chấp trước. Thanh tịnh y tha cũng là từ lúc mới quy y Phật giáo, hun xông nghe chánh pháp, rồi chầm chậm chuyển thành thanh tịnh. Nhiễm ô y tha là con đường hữu lậu, thanh tịnh y tha là con đường vô lậu, từng bước chuyển thức thành trí. Cho nên trong y tha khởi pháp, lần trừ khử nhiễm ô, chuyển thành thành tịnh, chuyển thành viên thành thật tánh.
Viên trong viên thành thật tánh, chỉ cho chân như tánh, là phổ biến. Thành tức là tánh thường trụ, bất sanh bất diệt. Thật là chân thực bất hư, không như thần ngã ngoại đạo. Tánh này là chân như tánh, pháp tánh, Phật tánh. Nhận thức tam tánh triệt để, nhất định phải kiến lập tam vô tánh.
Tam vô tánh (叁無性) là tướng vô tánh, sanh vô tánh, thắng nghĩa vô tánh. Tướng vô tánh là trong nhất thiết pháp, chẳng thật ngã, thật pháp tướng. Sanh vô tánh, là nói nhất thiết pháp nhân duyên sanh, không do thượng đế sanh ra, cũng không tự nhiên sanh ra. Thắng nghĩa vô tánh, là đạt đến ngã không, pháp không, chứng nhập cảnh giới thắng nghĩa, từ nhị không: ngã không, pháp không mà hiển hiện chân như, tức là thắng nghĩa vô tánh.
(3) Duy thức quán là gì?
Tiếp đến nói duy thức quán, duy thức hành, duy thức quả. Duy thức quán chủ yếu là ngũ trùng duy thức quán (五重唯識觀), cũng là nói quán sát sự vật có năm tiêu chuẩn.
Quán thứ nhất, khiển hư tồn thật (遣虛存實). Là bài trừ hư vọng, bảo tồn chân thật, phục tùng chân lý, đó là hư thật tương đối quán. Trong tam tánh, nhận thức biến kế chấp tánh, là hư vọng, đều là chấp trước của chúng sanh. Thật, là y tha khởi, huyễn hữu, giả hữu nhưng không thể phủ định nhân quả tồn tại. Viên thành thật tánh cũng là đoạn trừ một phần phiền não rồi chứng một phần chân như, cũng là chư pháp không tánh, cảnh giới của Phật bồ-tát.
Quán thứ hai, xả lạm lưu thuần (舍濫留純). Duy thức lấy thức làm chính, không thể dùng tướng làm chính, bởi tướng là hư vọng, dựa tâm thức mà sản sinh. Xả tướng phần, bạn cần nhìn nó thanh tịnh, xả bỏ nó. Lưu thuần, lấy thức làm chính, thức thể, tự chứng phần. Kiến phần thuộc về vật chủ thể, không nên chấp trước, cần bảo tồn tâm thể và tác dụng của kiến phần. Như duy vật luận, khách quan kinh nghiệm luận, chủ yếu thấy được tướng, nếu chẳng thấy được tác dụng của tâm, thì căn bản vứt bỏ. Cho nên xả lãm lưu thuần cũng là tâm và cảnh đối lập, tâm năng duyên là kiến phần; cảnh sở duyên là tướng phần. Trong đó tướng phần phụ thuộc ở tâm, kiến phần. Có thể thấy được chính yếu, căn bản, gọi là xả lạm lưu thuần.
Quán thứ ba, nhiếp mạt quy bản (攝末歸本). Bản là thức thể (識體), tâm. Mạt là kiến phần, tướng phần, lúc thức thể sanh khởi, nhận thức ngoại vật, nó có kiến phần năng duyên, tướng phẩn sở duyên, năng nhận thức, sở nhận thức, nên nói thức thể mới là bản. Kiến phần, tướng phần là mạt, đã không thể chú trọng tướng phần, cũng không thể coi trọng kiến phần. Sự sản sinh của nhận thức kiến phần, tướng phần bất ly thức thể căn bản. Đó cũng là nhiếp mạt quy bản, thể và dụng đối lập, một nhận thức từ thể đến dụng.
Quán thứ tư, ẩn liệt hiển thắng (隱劣顯勝). Thắng là gì? Liệt là gì? Thắng là tâm vương. Liệt là tâm sở. Nói tâm cũng bao hàm tâm vương, tâm sở. 8 tâm vương, 51 tâm sở đều gọi là duy tâm, nhưng trong đó chia ra thắng và liệt. Tâm sở là dựa tâm vương mà sanh ra, cùng tâm tương ưng, nó chẳng chiếm hữu chủ thể, nó là một loại phụ thuộc vật. Ẩn liệt hiển thắng, thì tâm sở là liệt, thắng là tâm. Việc học tập duy tâm, trước cần thấy được tâm, nắm lấy tâm chính là bát thức, tâm vương. Đó là tâm vương và tâm sở thắng và liệt tương ưng.
Quán thứ năm, khiển tướng chứng tánh (遣相證性). Khiển vì sao là tướng? Là khiển y tha khởi tướng. Người học Phật cần từ hữu lậu chuyển thành vô lậu, từ nhiễm chuyển làm thanh tịnh, yêu cầu khiển tướng chứng tánh. Y tha khởi tướng là vọng tâm hiển vọng tướng, là hữu lậu pháp. Chúng ta cần huân tập vô lậu pháp, từng bước bài trừ chủng tử nhiễm ô, chuyển thành chủng tử thanh tịnh, chứng nhập chân như thật tánh, viên thành thật tánh. Đó mới là cứu cánh.
Cho nên nói, quán sát đạo lý duy thức, nhất định phải từ năm mặt trên để quán sát, gọi là ngũ trùng duy thức quán. Khiển hư tồn thật, hư và thật đối lập. Xả lạm lưu thuần, tâm và cảnh đối lập. Nhiếp mạt quy bản, thể và dụng đố lậpi. Ẩn liệt hiển thắng, tâm vương và tâm sở đối lập. Khiển tướng chứng tánh, sự và lý đối lập. Cũng là nói các nơi, đến nơi cần nắm lấy căn bản, quy về chủ thể “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức”. Với cảnh giới chúng sanh, giới học thuật thông thường nói tướng cũng vọng tâm, điều này và tôn chỉ duy thức hơi hơi trái ngược, cũng là không thể tu hành, tiến hành quán sát chính xác.
(4) Duy thức hành, duy thức quả là gi?
Duy thức hành (唯識行) chia ra ngũ vị: Tư lương vị, gia hành vị, kiến đạo vị, tu đạo vị, cứu cánh vị. Duy thức hành bao hàm 52 vị như trong kinh Hoa Nghiêm nói, tức là bồ-tát tu hành cần trải qua 52 vị: thập tín, thập trụ, thập hành, thập hồi hướng, thập địa, đẳng giác, diệu giác.
1. Tư lương vị. Là tích tụ tư lương, một loại đường lối dần dà tiến lên, cùng Phật giáo nhân sinh, Phật giáo nhân gian nhất chí lẫn nhau. Từ nhân thừa đến Phật thừa, nó không phải đốn giáo. Đốn giáo là một bước đến vị, một bước thăng thiên. Nó là mô thức dần dần tiến lên, làm cho con người hoàn chỉnh, từng bước thăng hoa. Trọng điểm của tư lương vị lấy tín làm chính, mà tín này, lại khó rời khỏi tu phước và tuệ. Tu phước là tích tụ phước đức, làm việc tốt. Tu tuệ là huân tập đa văn, phước tuệ song tu. Sau người học Phật tiếp nhận tam quy, ngũ giới xomg, cần xây dựng chánh tín, chánh kiến, chánh hạnh, tích lũy vốn liếng phước đức và trí tuệ, đó là điều kiện tiên quyết. Sự tích lũy này bao hàm 40 vị: thập tín, thập trụ, thập hành, thập hồi hướng, thập tín như trong kinh Hoa Nghiêm nói, cũng là hoạt động làm lợi ích cho chúng sanh. Thập hồi hướng lấy công đức hồi hướng cho chúng sanh. Những sự tích lũy này đều trong tư lương vị.
2. Gia hành vị . Tu tập chỉ quán, gia công dụng hành, siêng tu chỉ quán, cũng là nói cần đem ý thức hư vọng trong chúng ta chuyển qua lại, tạo nên nhận thức chính xác đối với sự vật, trừ khử chấp trước. Gia hành vị trong duy thức cũng là lấy tứ tầm tư quán, tứ như thật quán. Trong đó sản sinh bốn loại định: không nhập xứ định, thức nhập xứ định, vô sở hữu xứ định và phi tưởng phi phi tưởng xứ định, trải qua noãn, đảnh, nhẫn, thế đệ nhất vị mà vào kiến đạo.
Thứ nhất, noãn là sơ bộ có được pháp hỷ, hiểu “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức”. Sau hiểu đạo lý này, có được pháp lạc, toàn thân rất cảm giác ấm áp, trong thiền định rất cảm giác ấm áp, gọi là noãn vị. Thiền định cũng gọi là minh đắc định (明得定), có được trí tuệ, nhận thức đạo lý chính xác.
Thứ hai, đảnh là tiến thêm một bước phát huy, như người leo núi tương ưng, leo đến đỉnh núi, có thể lên cao trông xa. Trí tuệ tiến thêm một bước tăng trưởng, gọi là minh tăng định (明增定). Minh đắc định là thoạt đầu hiểu mọi sở duyên, ngoại cảnh đều là hư vọng, chẳng lìa tâm. Minh tăng định là trí tuệ tiến lên một bước tăng trưởng.
Thứ ba, ấn thuận định (印順定), là tiến lên một bước từ cảnh csở duyển chẳng thực tại, nhất thiết duy tâm, sở duyên bất khả đắc, sở duyên không, quán tâm cũng chẳng chấp trước, tâm năng duyên cũng không. Đó là ấn thuận định, đã bước vào nhãn vị. Nhẫn, là có thể đạt được nhận thức nhẫn đối với pháp nghĩa, tiến thêm một bước kiên định, gọi là trụ nhẫn vị.
Thứ tư, thế đệ nhất vị, còn gọi là vô gián định. Vì sao gọi là vô gián định (無間定)? Sau đón lấy ấn thuận định, chẳng gián đoạn, sát-na tương tục, với sở duyên không, năng duyên không, là cảnh giới sở duyên bất khả đắc. Tiến thêm một bước hiểu tâm năng duyên cũng bất khả đắc, năng duyên, sở duyên đều không, đạt được một nhận thức tổng hợp, gọi là vô gián định.
Noãn, đảnh, nhẫn, thế đệ nhất là gia hành vị. Chỉ quán song vận, rồi không trừ sở duyên chấp, năng duyên chấp, năng duyên, sở duyên đều không. Duy thức nói không, tâm cần không tâm (空心). Bạn chấp trước đối với chủ quan đều là bất hành, như bát-nhã nói không, không lại cần không, không không. Duy thức cũng như vậy, nói nhất thiết duy tâm, sở duyên là hư, không! Nói tâm chẳng phải chấp trước tâm, năng duyên không, năng duyên, sở duyên đều không, sở thủ không, năng thủ không, cũng có thể thấy chân lý duy thức. Đến cảnh giới này rồi, cũng là vô gián định, tiến lên một bước tiến vào kiến đạo vị, cùng cảnh giới khai ngộ trong Thiền tông tương tự, đã thấy được chân lý.
3. Kiến đạo vị. Cũng là một loại cảnh giới chứng ngộ. Chứng ngộ này là dần tiến lên mà đạt được, không phải một bước thăng thiên. Kiến đạo vị cũng là thấy được chân không, bước vào cảnh giới năng duyên câu không, cảnh giới hư không vỡ nát, khắp mặt đất ẩn tàng. Sau kiến đạo vị là sơ địa, mới bước vào tu đạo vị.
4. Tu đạo vị. Từ sơ địa đến thập địa, gọi là tu đạo vị. Vì sao gọi là tu? Địa thứ nhất, thấy đạo lý không, gọi là hoan hy địa, rõ đạo lý không, đạt được pháp hỷ, nhưng tiến thêm một bước yêu cầu tu hành, cần thực tiễn, giải hành tịnh trọng (解行並重). Ngoài sơ địa đoạn sạch phiền não chướng và sở tri chướng do phân biệt phát sanh ra, vốn chính mình và sinh câu hữu. Phiền não chướng và sở tri chướng tiên thiên, cũng cần tiến lên một bước cho nó hiện hành và trừ khử chủng tử, nên cần phải tu. Sau là ly cấu địa, phát quang địa, diệm tuệ địa, cũng là siêng tu hành trì giới, thiền định, trí tuệ. Ly cấu cần tu giới, trì giới. Không trì giới bạn không thể ly cấu. Phát quang, cũng cần tu thiền định, định lực càng sâu, định quang xuất hiện, trí tuệ sẽ phát ra.
Cực nan thắng địa, tổng tu thắng nghĩa, nhị đế: thế tục đế và thắng nghĩa đế viên dung, gian nan mà thù thắng.
Viễn hành địa là đệ thất địa, cần trải qua gia công dụng hành với thời gian dài. Quán tự tướng nhân duyên sanh pháp như huyễn, tu vô tướng hành, gọi là viễn hành địa (遠行地)
Đệ bát địa là bất động địa, quán duyên khởi tánh không, lúc này vô công dụng hành, tự do phát triển, tất nhiên như vậy.
Sau thất địa, ngã chấp câu sanh và phiền não chướng căn bản được chế phục. Hiện hành ngã chấp và chủng tử của chúng căn bản đều trừ khử. Nhưng từ bát địa đến thập địa, chủng tử sở tri chướng câu sanh vẫn hiện bày tiềm phục, yêu cầu tiếp tục tu. Sơ địa là từ hậu thiên phân biệt, tà sư, tà kiến thúc đầy, dẫn khởi phiền não chướng, sở tri chướng, nên cần liên tục chế phục đến đệ thất địa, làm cho câu sanh hiện hành phiền não chướng và chủng tử phục trừ. Mà chủng tử sở tri chướng vẫn tồn tại, sau đệ bát địa, rất vi tế, cần liên tục tu, đến đệ thập địa, trải qua kim cang đạo, rồi khiến chặt đứt toàn bộ chủng tử, tiến vào đẳng giác, diệu giác, đó cũng là quả vị Phật.
Sanh tử chia ra hai loại: phân đoạn sanh tử và biến dịch sanh tử. Phân đoạn sanh tử cũng là thọ nghiệp báo. Một đời rồi một đời hiển lộ liên tục. Thất địa đoạn trừ phiền não chướng liền thoát khỏi phân đoạn sanh tử, nhưng chủng tử sở tri chướng vẫn tồn tại, sanh ra, tiêu diệt, đó gọi là biến dịch sanh tử. Bến dịch sanh tử là cảnh giới bát địa bồ-tát trở lên. Sau cần đến kim cang đạo, chứng nhập quả vị Phật, mới có thể trừ biến dịch sanh tử, và rồi hoàn toàn thoát ly sanh tử. Trong Thành duy thức luận có nói rất chi li đạo lý này. Tu thế nào? Trừ cảm thế nào? Vì sao gọi là câu sanh cảm? Vì sao gọi là phân biệt cảm? Phục hiện hành đến bên trong, có thể đoạn trừ chủng tử bên trong, chứng chân như sao đó? Có nói rất kĩ.
5. Cứu cánh vị. Cũng là đã chứng được quả vị Phật, nói theo duy thức, chuyển thức thành trí, chuyển phiền não chướng chứng nhập niết-bàn, chuyển sở tri chướng, hiểu nhị không: ngã không, pháp không, chứng đắc bồ-đề. Đó cũng là cảnh giới Phật, tức là cứu cánh vị.
Ngũ vị duy thức dựa theo trình tự, tư lương vị, gia hành vị, kiến đạo vị, tu đạo vị, cứu cánh vị, rồi bao hàm 52 vị trong kinh Hoa Nghiêm nói là: thập tín, thập trụ, thập hành, thập hồi hướng, thập địa, đẳng giác, diệu giác. Đó cũng là duy thức hành, duy thức quả, phân phân đoạn cảm, phân phân chứng chân, đoạn một phần cảm liền chứng một phần chân, làm việc nhận chân thiết thực, chẳng phô diễn. Nếu bạn chẳng dựa con đường này, sợ bạn tu chỉ quán, cũng có thể đi tà đạo.
Cho nên sự tu hành và đoạn cảm trong nhà Phật, chúng cùng ngoại đạo, thế gian khác nhau. Vì sao khác nhau? Trọng điểm là phá ngã chấp, pháp chấp. Chủng tử phiền não chướng và sở tri chướng cần tiêu giảm. Nếu bạn bảo không đi đường này, mà đạt được mục đích, vọng tưởng lập tức từ thiền định đắc thần thông thì bạn cũng là ngoại đạo, kết quả tẩu hỏa nhập ma, liền xuất hiện rất nhiều hiện tượng quái dị, như cuồng vọng hôn muội, bệnh thần kinh đều xuất hiện. Những hiện tượng này, chẳng nắm lấy căn bản. Do đó Phật giáo nói tư lương vị, lòng tin kiên định, tu tập tư lương phước đức và trí tuệ, làm việc thiết thực phù hợp, đó là tu hành chân chánh. Tu tứ gia vị, tu chỉ quán là chính xác, không thể bỏ căn bản mà tìm thứ yếu.
Đại sư Thái Hư dựa theo ngũ vị trong duy thức tướng rồi sau đó đề xướng Phật giáo nhân sinh, Triệu Phác Sơ đề xướng Phật giáo nhân gian là đều nhất chí lẫn nhau. Nó là từ nhân sinh hoàn thành nhân cách, phát bồ-đề tâm tu bồ-tát hạnh, làm nền tảng thành Phật. Đó là duy thức hành, bao hàm duy thức quả.
PHẦN 4. XÂY DỰNG LÝ LUẬN DUY THỨC
Xây dựng lý luận duy thức, là từ nhân minh học do đó cần hiểu nhân minh. Luận sư Trần-na là một trong mười đại Luận sư, một tổ sư nhân minh học, đã soạn Nhân minh nhập chánh lý luận (trước Trần-na, Thương-yết-la-chủ soạn Nhân minh nhập chánh lý luận). Duy thức căn cứ sự thật, đạo lý để xây dựng, hiện bày chân lý, nó không phải nói lời hỗn tạp không chút căn cứ, nên rất rõ ràng cùng nhân minh phù hợp. Hiện nay nói muốn logic phù hợp, nhân minh chủ yếu căn cứ tám pháp, tự ngộ, ngộ tha để xây dựng logic, lý luận. Trong tám pháp có bốn pháp là hành lượng tự ngộ (衡量自悟), bốn pháp là hành lượng ngộ tha (衡量悟他). Nếu tự thân chẳng có ngộ, căn cứ thì làm sao để ngộ tha?
Tự ngộ có vài loại nào? Chân hiện lượng, chân tỉ lượng, tự hiện lượng, tự tỉ lượng. Hiện lượng là căn cứ hiện tại thực chứng, hiện chứng hiện tri. Hiện lượng, không như khoa học hiện tại thực nghiệm chỉ thấy được một phía vật chất. Nội dung hiện lượng rất rộng, bao hàm bốn loại: ngũ câu hiện lượng, ý thức hiện lượng, tự chứng hiện lượng, du-già hiện lượng.
Ngũ câu hiện lượng là căn cứ ngũ căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thể) hiện lượng sở chứng.
Ý thức hiện lượng là kết hợp: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thể đồng thời ý thức, quán sát chính xác, có được kết luận.
Tự chứng hiện lượng, là nói như người uống nước, lạnh và ấm tự mình biết, cảnh giới của chính mình chứng đắc, liễu ngộ, chân thiết thực tại, chẳng chút hư vọng.
Du-già hiện lượng, là bạn thấy, và chân lý Phật, cùng niết-bàn bồ-đề, giáo, lý, hành, quả Phật đều tương ưng. Hiện lượng hiện chứng có thể rộng nhiều so với khoa học duy vật. Giả như trái ngược một chút, cũng là tự hiện lượng, tương tự, giả. Tỉ lượng là căn cứ đã biết được cho đến chưa biết. Như bạn thấy dãy núi, nếu khói đã bốc, sương mù đã bốc, sẽ biết có thể mưa rơi, hoặc biết có người ở trong nhà, suy lý mà xác thật biết. Trong đạo lý, là từ nhân biết quả. Chủng tử vì sao nhân? Được quả gì? Bạn muốn hiểu đời quá khứ của bạn, thì bạn nhìn hiện tại của bạn. Bạn muốn hiểu đời vị lai của bạn, liền có thể nhìn hiện tại của bạn, từ nhân biết quả. Suy lý chính xác, đó cũng là tỉ lượng. Nếu chẳng căn cứ suy lý chính xác, dùng quan điểm tương tự để suy ra, cũng là tự tỉ lượng.
Nếu bạn không có nền tảng này, chẳng hiểu chân hiện lượng, chân tỉ lượng thì cũng là vọng kiến, vọng đoán, tự thân bạn đều thực hiện không rõ ràng, làm sao có thể dẫn dắt người khác? Không áp dụng mù dẫn mù, giai đoạn này, gọi là tự ngộ, đó cũng là bốn pháp trước trong tám pháp, là thuộc về mặt tự ngộ. Bốn pháp sau cũng là ngộ tha. Ngộ tha xây dựng cái gì? Có tam chi tỉ lượng. Chân năng lập, chân năng phá, tự năng lập tự năng phá, năng lập và năng phá, trong lập có phá, trong phá có lập, cũng cần dựa luận thức tam chi tỉ lượng. Tối sơ là ngũ chi tỉ lượng (五支比量), sau đến luận sư Trần-na, tổng hợp lại gọi là tam chi tỉ lượng, tức là tôn, nhân, dụ. Trần-na đầu tiên hợp ngũ chi, trong đó quy kết được dụ, rồi trở thành tam chi tỉ lượng.
Chi thứ nhất, tôn, tức là chủ trương, luận điểm. Phật giáo nói nhất thiết pháp vô ngã, nhất thiết pháp vô thường, đời người là khổ, đều là chủ trương, đó gọi là tôn. Tôn, là chủ đề, luận điểm.
Chi thứ hai, nhân, cũng cần nêu đạo lý. Tôn là luận điểm. Nhân là luận y. Y là y cứ đạo lý. Không thể nói loạn tạp chẳng chút căn cứ, căn cứ đạo lý mà đạt được. Ví như nói chư pháp vô ngã, đó là luận điểm. Y cứ cái gì? Nhân của nó là gì? Nhân là duyên sanh vô tánh, nhân duyên sanh pháp, chẳng có thực thể, vô chủ tể, chẳng thường hằng vĩnh trụ, đó gọi là nhân, luận y (論依).
Chi thứ ba, dụ là luận cứ. Luận cứ là gì? Cũng cần nêu sự thật. Sự thật cái gì? Trong kinh Kim Cang nói: “Như mộng huyễn, bóng trong bọt nước, như sương ban mai cũng như điện chớp” đều là sự thật. Còn nêu tam chi tỉ lượng, tất cả duy thức hiện, đó là tôn. Nhân là gì? Nhân ngoại cảnh hư vọng, mọi ngoại cảnh đều chẳng thực tại, duy thức sở hiện, là hư vọng. Luận cứ là gì? Ví như có người bị cườm mắt nhìn thấy trước mặt có hoa, bóng dáng, các loại vật, đó là dụ. Luận cứ trong duy thức, căn cứ nhân minh, thì tất cả đều từ luận điểm, luận y, luận cứ, cuối cùng là kết luận. Đó là tam chi tỉ lượng hoặc là năng lập.
Tam chi tỉ lượng, sau lập xong, có thể phá luận điểm của người đối địch, trong lập cũng có phá, nếu không thì bạn không thể phá gãy. Nói tất cả vô thường, bèn có thể phá thường kiến của họ. Nói nhất thiết pháp vô ngã, liền có thể phá trừ ngã kiến. Nếu là chân năng lập, cũng có thể chân năng phá. Như nói ngược lại, tương tự, không chân thật, gọi là tự năng lập, tự năng phá, bạn không thể phá họ. Nếu có thể chia nhỏ luận điểm, luận cứ, luận y, giả sử sai lầm, lại có rất nhiều quá thất, trong nhân minh học, mặt tôn sai lầm là 9 loại quá thất, mặt nhân sai có 14 loại quá thất, dụ sai có 10 loại quá thất. Trong ngữ ngôn sản sinh quá thất, bạn không những có thể phá người khác, luận điểm của chính bạn đều xây dựng không vững, tiếp tục có thể phá người khác ư? Cho nên nhân minh học, tổ chức rất nghiêm mật, xây dựng luận điểm, căn cứ, lại cần nêu sự thật, như vậy mới có thể năng lập, năng phá, ngộ tha.
Duy thức học căn cứ sự phát triển của nhân minh, không trái ngược sự thật, chân lý chẳng trái ngược, chân lý, sự thật phù hợp, tuyên dương và đề xướng quan điểm “duy tâm nhân quả” Phật giáo. Đó là đặc điểm trong duy thức. Đặc điểm này, các tông phái khác chẳng có.
Huyền Trang học tập, nhân minh sắc bén, sau Huyền Trang có Khuy Cơ, Tuệ Chiểu, Trí Chu đều độc chiếm đối với nhân minh. Trần-na ở Ấn Độ, người xây dựng nhân minh học. Nói về đặc điểm giữa duy thức học và nhân minh kết hợp, thư tịch thì có: Nhân minh chánh lý môn luận, Nhân minh nhập chánh lý môn luận, Tập lượng luận v.v... Hán văn Đại tạng kinh có, Tạng văn Đại tạng kinh cũng có. Huyền Trang phát triển và đề xướng nhiều hơn, thời gian ngài lưu học Ấn Độ, “chân duy thức lượng” (真唯識量) của ngài, tại thành Khúc Nữ, hơn vạn người đều chẳng ai có thể phá gãy, có Tiểu thừa, ngoại đạo, còn có người của Đại thừa, chẳng một ai có thể phá. Rồi sau đó, thanh danh của ngài rất cao, Tiểu thừa tôn ngài là Giải thoát thiên, Đại thừa tôn là Đại thừa thiên, được quần chúng cung kính.
PHẦN 5: DUY THỨC PHỔ BIẾN HIỆN TẠI, LẠI SIÊU VIỆT HIỆN ĐẠI
Vì sao nói như vậy? Xã hội hiện đại có thể nói là chủ nghĩa nhân bản. Nói khoa học, khoa học cũng chủ trương thực nghiệm, phân tích, quy ước, phán đoán, không dễ tin tưởng, không dễ quyết đoán sau đó. Còn hệ thống duy thức, vừa là phương pháp, căn cứ lý luận duy thức, chúng không phải hồ đồ. “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức”, là yêu cầu nói nên đạo lý, nó căn cứ nhân minh, có phân tích, quy nạp, nêu sự thật, cho nên các Viện nghiên cứu trong các đại học hiện nay, nghiên cứu duy thức rất nhiều. Sự phát triển khoa học hiện đại, dùng phương pháp khoa học để quán sát sự vật, hoàn toàn liên quan, có thể nói nên đạo lý. Có thể nói nên như vậy, nếu biết là như vậy, nhưng chẳng biết cái gì là như vậy, chỉ biết hiện tượng bên ngoài của sự vật, chẳng biết bản chất của sự vật và nguyên nhân sản sinh, cũng là không xong.
Thế thì, duy thức vượt trên khoa học những mặt nào? Tâm và vật tổng hợp. Nói duy thức, đều không tách rời sắc, cảnh, có thức sẽ có sắc, cũng có cảnh. Có kiến phần sẽ có tướng phần. Sắc chẳng rời tâm, kiến phần chẳng rời tướng phần, tổng hợp quan điểm, cũng vượt trên khoa học, lại đối với duy vật luận, kinh nghiệm luận còn có chỉ đạo tư tưởng, có thể sửa đổi một số khuynh hướng. Như nói hiện nay chú trọng vật chất, khoa học tự nhiên, chuyên môn phát triển mặt vật chất, kết quả khuynh hướng nhân tâm, các mầm móng suy nghĩ toan tính lợi ích cá nhân nhiều, cũng là đã phá hoại vật chất, tự nhiên, giữa người và người quan hệ mà chẳng dung hợp, sẽ phát sinh xã hội, môi trường, nguồn nước ô nhiễm, đều ô nhiễm sao đó. Dọn sạch những hiện tượng này, thì vật và tâm không thể phân ly, cần có lý tính, đức tính, phát huy giá trị nhân sinh để ứng dụng khoa học vật chất, sửa đổi khuynh hướng của họ. Nếu chẳng sửa đổi khuynh hướng, mà chỉ phát triển từ vật chất, kinh tế, kết quả lòng ham muốn, tâm ngã chấp của con người nặng hơn, hình thành đấu tranh, thế rồi, kiến thiết quốc gia chú trọng quân sự. Sự kiến thiết của cường quốc trên thế giới đều chú trọng quân sự, nỗ lực sản sinh bom nguyên tử v.v... từng bước gia tăng cạnh tranh kịch liệt. Sự kiến thiết văn hóa giáo dục, đều không ngoài kiến thiết quân sự, đời sống con người có thể rất khó khăn, cả thế giới có thể tạp loạn!
Sự phát triển chính sách quân sự và chế độ quân sự, phát triển giàu mạnh. Trrong tay giàu mạnh, lại khống chế một ít người. Cho nên muốn sửa đổi khuynh hướng này thành chân chính, cần dùng đạo lý duy tâm nhân quả (唯心因果), dùng tinh thần khống chế vật chật, đạo đức duy tâm khiến khuynh hướng khoa học được sửa đổi, đi trên chánh đạo, làm nó phát triển, có thể khiến đời sống con người đề cao. Vật chất phong phú, đó là chánh đạo, nó chẳng tách rời đạo lý duy tâm nhân quả Phật giáo. Trào lưu phát triển thông thường, chỉ có chiều hướng duy tâm nhân quả.
Trích tác phẩm Duy thức trát ký- Từ khóa :
- Địa Vị
- ,
- Duy thức học
- ,
- Phật Giáo