NÉT ĐẸP, ĐA DẠNG CỦA CHỮ VIỆT…
Kỳ Thanh (biên soạn, năm 2025).Nét đẹp, đa dạng của chữ Việt…
Phần một
Theo chiều dài của lịch sử, dân Việt đã hấp thụ những tinh hoa của nền văn minh Trung Hoa, được phản ánh (phần nào) qua từ Hán Việt (HV chữ Hán – tượng hình). Sau đó tiếp nhận thêm nét tinh túy, hiện đại của mẫu tự La Tinh (Phương Tây), mà hình thành nên chữ Việt.
Chữ Việt là sự kết hợp nhuần nhuyễn: tư tưởng và khoa học thuộc hai nền văn minh Đông và Tây, cộng thêm sự sáng tạo, linh động của Ông Cha ta, đã làm phong phú, đa dạng, tiện dụng và ngày càng hoàn chỉnh cho ngôn ngữ Việt.
Khâm phục sự tài tình và linh hoạt của Ông Cha ta, đã nghĩ ra cách đọc chữ Hán bằng tiếng Việt (từ HV) mà không đọc bằng tiếng Hán (tức Việt hóa phần ngữ âm của chữ Hán, biến thành chữ của mình, gọi là chữ Nho – HV). Nói theo ngôn ngữ học hiện đại, là tổ tiên ta đã biết lợi dụng đặc điểm ghi ý không ghi âm của chữ Hán để đọc chữ Hán bằng bản ngữ (tiếng Việt).
Suốt ngàn năm Bắc thuộc, tộc Kinh (một trong các chủng tộc Bách Việt) vẫn giữ được một khác biệt căn bản nhất đó là ngôn ngữ (tức là kho từ vựng, phát âm, ngữ pháp, cấu trúc…) Việt. Ông Cha ta đã học chữ của người Hán để lưu giữ tiếng nói của dân tộc mình, nhưng vẫn giữ nguyên cách tư duy ngôn ngữ (độc lập) của mình. Đã khôn khéo biến “kho Hán ngữ” thành “kho HV” để làm giàu thêm ngôn ngữ Việt. Nhờ giữ được nguyên v n tiếng Việt trong suốt hơn nghìn năm Bắc thuộc mà dân tộc ta không bị Hán hoá về ngôn ngữ (như các bộ tộc Bách Việt ở miền Hoa Nam), do đó không trở thành một tộc ít người (hay một tỉnh) của Trung Quốc.
Nhà ngôn ngữ học đầu tiên (của nước ta) Phạm Quỳnh đã nói: “…tiếng Việt có sức sống vô cùng lớn, vì có thể mượn từ ngoại lai để làm giàu kho từ ngữ của mình. Nhờ mượn chữ Tàu (từ HV) mà tiếng Việt mỗi ngày một giàu thêm; mượn chữ Tàu thì mượn bao nhiêu c ng có thể tiêu hoá được… không kể ngày nay đôi khi có thể mượn thêm chữ Tây nữa…khi du nhập nước ta c ng được người Việt tiếp nhận, sử dụng toàn bộ…”
Sự du nhập những từ ngữ nước ngoài vào ngôn ngữ Việt có mặt tích cực: là làm phong phú, đa dạng thêm tiếng Việt; nhưng nếu lạm dụng những tiếng nước ngoài, nhất là du nhập không chọn lọc, dễ dãi: như các từ ngữ thô tục, ít học, tiếng lóng… “hậu quả sẽ giống như cỏ dại lan tràn rất nhanh, dần dần lấn át không gian của vườn hoa…” nó dễ dàng sẽ giết dần ngôn ngữ chính thống, tinh hoa (được thể hiện qua sách vở, văn học).