Thư Viện Hoa Sen

Ý Nghĩa Thiết Yếu Của Sila (giới) | Tác Giả: Bhikkhu Bodhi - Chuyển Ngữ: Châu Thông

21/03/20253:51 SA(Xem: 648)
Ý Nghĩa Thiết Yếu Của Sila (giới) | Tác Giả: Bhikkhu Bodhi - Chuyển Ngữ: Châu Thông

Ý NGHĨA THIẾT YẾU CỦA SILA (GIỚI)
Tác giả: Bhikkhu Bodhi
Chuyển ngữ: Châu Thông
Nālandā University, India.
Email: thangvan.sbs23@nalandauniv.edu.in, vanthang.hui@gmail.com

 

bhikkhu-bodhi
Thầy: Bhikkhu Bodhi

Từ Pali sīla nghĩa là nguyên tắc đạo đức, có ba cấp độ nghĩa: (1) phẩm hạnh bên trong, , là sự đóng góp những phẩm chất như lòng tốt, sự biết đủ, sự giản dị, sự trung thực, sự kiên nhẫn, v.v.; (2) những hành động đạo đức của thân và khẩu thể hiện ra bên ngoài như là những phẩm hạnh bên trong; và (3) những quy tắc ứng xử chi phối những hành động của thân và khẩu được thiết lập để giúp chúng phù hợp với các lý tưởng đạo đức. Ba cấp độ này gắn bó chặt chẽ với nhau và không phải lúc nào cũng có thể phân biệt được trong từng trường hợp riêng lẻ. Nhưng nếu chúng ta tách chúng ra, sila như  những phẩm hạnh bên trong có thể được gọi là mục đích của việc thực hành các chuẩn mực đạo đức, sila là những hành động thanh tịnh của thân và khẩu hay sự biểu hiện cho mục đích đó, và sila bao hàm những quy tắc ứng xử, hoặc phương tiệnhệ thống để hiện thực hóa mục tiêu chuyển hóa. Do đó, sila là những đạo đức bên trong được thiết lập bằng cách làm cho những hành vi của thân và khẩu phù hợp với các lý tưởng đạo đức, và điều này được thực hiện bằng cách tuân thủ các giới đã thọ để có những biểu hiện bằng hành động và lời nói phù hợp với lí tưởng tu tập.

Các tài liệu Phật giáo giải thích rằng sīlađặc điểm là cân bằng hành vi của thân và khẩu. Sila điều hòa hành động của chúng ta bằng cách hướng chúng phù hợp với lợi ích thực sự của chúng ta, với hạnh phúc của người khác và với các quy luật phổ quát. Những hành động trái với sila dẫn đến một trạng thái tự chia rẽ[1] tô điểm bằng tội lỗi, lo lắnghối hận. Nhưng việc tuân thủ các nguyên tắc của giới sẽ chữa lành sự chia rẽ này, đưa các khả năng bên trong của chúng ta lại với nhau thành trạng thái thống nhất trong sự cân bằng và tập trung. Giới cũng giúp chúng ta đi vào sự hòa hợp với những mối quan hệ khác. Trong khi những hành động được thực hiện mà không tuân theo các nguyên tắc đạo đức dẫn đến các mối quan hệ bị tổn thương bởi sự cạnh tranh, sự bóc lột và hung hãn, thì những hành động có mục đích thể hiện các nguyên tắc như vậy thúc đẩy sự hòa hợp giữa người với người - hòa bình, hợp táctôn trọng lẫn nhau. Sự hòa hợp đạt được bằng cách duy trì giới không dừng lại ở cấp độ xã hội, mà dẫn dắt hành động của chúng ta vào sự thể nhập với một quy luật cao hơn - quy luật của nghiệp, liên quan đến hành động và quả của nó, ngự trị vô hình đằng sau toàn bộ sự tồn tại của thế giới hữu tình.

Sự cần thiết của việc tiếp thu các phẩm hạnh đạo đức như nền tảng cho con đường tu tập được chuyển đổi thành một bộ giới luật được thiết lập như những hướng dẫn cho thiện nghiệp. Bộ quy tắc cơ bản nhất được tìm thấy trong giáo lý của Đức Phậtpañcasila, Ngũ giới, bao gồm năm quy tắc thực hành sau đây:

(1) quy tắc về việc tránh giết hại sinh mạng;

(2) quy tắc về không được lấy những gì không được cho;

(3) quy tắc về tránh những loại tà hạnh sai trái;

(4) quy tắc về việc tránh nói dối

(5) quy tắc về tránh sử dụng các chất gây say được lên men và chưng cất là nguyên nhân cho sự đánh mất lý trí.

Năm giới này là quy tắc đạo đức tối thiểu ràng buộc người Phật tử tại gia. Chúng được chư Tăng thường xuyên truyền trao cho các đệ tử tại gia trong hầu hết mọi buổi lễ và  những dịp quan trọng, ngay sau khi truyền đạt Tam Quy (Quy y Phật, Quy y Pháp, Quy y Tăng). Năm giới cũng được các Phật tử tại gia nghiêm túc thực hiện lại mỗi ngày như một phần trong việc tụng niệm hàng ngày của họ.

Các giới luật đóng vai tròcốt lõi của việc rèn luyện các kỷ luật đạo đức. Thông qua sự thực hànhphương pháp, chúng có mục đích tạo ra sự trong sáng của ý chíđộng lực bên trong được thể hiện qua hành vi đạo đức về thân nghiệpkhẩu nghiệp. Do đó, một thuật ngữ tương đương cho các quy tắc đạo đức, sikkhapada, có nghĩa đen là "yếu tố của sự rèn luyện", tức là những yếu tố tu tập thông qua các kỷ luật đạo đức. Tuy nhiên, việc xây dựng đức tính đạo đức theo các quy tắc ứng xử gặp phải sự phản đối phản ánh một thái độ đang ngày càng lan rộng. Sự phản đối này, do các nhà đạo đức học tổng quát đưa ra, đặt ra câu hỏi về nhu cầu đúc kết đạo đức thành các quy tắc cụ thể. Người ta cho rằng, chỉ cần có ý định tốt (good intentions) và để trực giác hướng dẫn chúng ta về điều gì là đúng hoặc sai là đủ. Việc tuân theo các quy tắc ứng xử là điều không cần thiết, nhưng tệ hơn là có xu hướng dẫn đến một quan niệm bó buộc về đạo đức[2], đưa đến một hệ thống đạo đức hạn hẹp và mang tính luật lệ.

Câu trả lời của Phật giáo là trong khi các phẩm hạnh đạo đức không thể được coi là ngang bằng với bất kỳ bộ quy tắc nào, hoặc với hành vi bên ngoài tuân theo các quy tắc, thì các quy tắc vẫn có giá trị đối với sự nuôi dưỡng của các phẩm hạnh bên trong. Chỉ một số ít người rất đặc biệt mới có thể thay đổi bản chất cuộc sống của họ chỉ bằng hành động thông qua ý chí. Phần lớn loài người phải tiến triển chậm hơn, với sự trợ giúp của một hệ thống các bước đệm để giúp họ dần dần vượt qua những dòng chảy dữ dội của lòng tham, lòng hận thùsi mê. Nếu quá trình tự chuyển hóa, cốt lõi của con đường Phật giáo bắt đầu bằng kỷ luật đạo đức, thì biểu hiện cụ thể của những kỷ luật này nằm ở các đường lối ứng xử được thể hiện bằng Ngũ giới, đòi hỏi chúng ta phải tuân thủ như một phương tiện thích hợp để tự chuyển hóa. Các giới luật không phải là những điều cấm được áp đặt từ bên ngoài, mà là các nguyên tắc rèn luyện mà mỗi người tự mình thực hiện thông qua quyền tự chủ của riêng mình và cố gắng tuân theo với nhận thức và sự hiểu biết. Công thức cho việc tuân thủ giới luật không phải là đọc: "Bạn không được làm điều này hay điều kia."; mà phát nguyện rằng: "Tôi xin giữ giới không sát sinh", v.v. Điểm nhấn ở đây, cũng như trong toàn bộ con đường thực hành, là thuộc về trách nhiệm của bản thân (self-responsibility).

Các giới tạo ra những khuynh hướng hành vi có tính đạo đức thông qua một quá trình bao gồm sự thay thế của những điều đối lập. Những hành động bị giới luật cấm - giết người, trộm cắp, ngoại tình, v.v. - đều được thúc đẩy bởi các yếu tố tinh thần bất thiện được gọi theo thuật ngữ Phật giáo là "phiền não" (kilesa). Bằng cách tác ý vào những hành động này một cách có ý thức và tự nguyện, chúng ta sẽ củng cố sự ảnh hưởng của các phiền não trong tâm thức đến mức chúng trở thành những đặc điểm chủ đạo của chúng ta. Nhưng khi chúng ta tiếp tục tu tập bằng cách tuân thủ các giới luật, chúng ta sẽ kìm hãm dòng chảy của các yếu tố tinh thần bất thiện. Sau đó, diễn ra một quá trình gọi là "sự thay thế các yếu tố" theo đó các phiền não được thay thế bằng các trạng thái hiền thiện ngày càng cắm rễ sâu hơn khi chúng ta tiếp tục duy trì sự thực tập.

Trong quá trình tự chuyển hóa này, các giới luậthiệu quả từ một nguyên lý tâm lý khác, đó là quy luật phát triển thông qua sự lặp lại. Mặc dù ban đầu, một sự thực tập khơi dậy một vài sự kháng cự từ bên trong, nhưng nếu nó được lặp đi lặp lại nhiều lần với sự hiểu biết và xác định, những phẩm chất đạo đức tốt được đánh thức phát huy tác dụng sẽ đi vào cấu tạo của tâm thức một cách vô hình. Chúng ta thường bắt đầu trong sự kìm kẹp của những thái độ tiêu cực, bị bao vây bởi những cảm xúc vụng về. Nhưng nếu chúng ta thấy rằng những trạng thái này dẫn đến đau khổ và để thoát khỏi phiền muộn, chúng ta cần phải từ bỏ chúng, thì chúng ta sẽ có đủ động lực để thực hiện quá trình rèn luyện được thiết lập để chống lại chúng. Quá trình tu tập này bắt đầu bằng việc tuân thủ những giới luật bên ngoài, sau đó bắt đầu tiếp nhận sự chế ngự bản thân (self-restraint) thông qua thiền địnhtrí tuệ. Lúc đầu, việc duy trì các giới có thể đòi hỏi nỗ lực đặc biệt, nhưng dần dần, những phẩm chất đạo đức mà chúng thể hiện sẽ tích tụ sức mạnh cho đến khi hành động của chúng ta tuôn chảy từ chúng một cách tự nhiên và êm ả như dòng suối.

Ngũ giới được xây dựng như một thuật toán đạo đức sử dụng bản thân làm tiêu chuẩn để xác định cách mà một hành vi liên quan đến người khác. Trong tiếng Pali, nguyên tắc này được diễn đạt bằng cụm từ attanam upamam katva, "xem mình giống người khác và người khác giống mình". Phương pháp áp dụng này bao gồm một sự trao đổi có tính hình dung đơn giản giữa bản thân và người khác. Để quyết định có nên theo một đường lối hành động cụ thể hay không, chúng ta lấy bản thân mình làm tiêu chuẩnxem xét điều gì sẽ dễ chịuđau đớn đối với bản thân. Sau đó, suy ngẫm rằng người khác về cơ bản giống với chúng ta, và do đó, điều gì dễ chịuđau đớn đối với chúng ta cũng dễ chịuđau đớn đối với họ; do đó, giống như chúng ta không muốn người khác gây đau đớn cho mình, chúng ta cũng không nên gây đau đớn cho người khác. Như Đức Phật giải thích:

Trong vấn đề này, vị Thánh đệ tử suy ngẫm như sau: ' Có thân này, ham sống, sợ chết, thích lạc thú và ghét đau khổ. Giả sử có người tước đoạt mạng sống của tôi, thì đó không phải là điều dễ chịu hay ưa thích đối với tôi. Nếu đến lượt tôi, tước đoạt mạng sống của người đó, một người thích sống, không muốn chết, thích lạc thú và ghét đau khổ, thì đó không phải là điều dễ chịu hay thích thú đối với người đó. Đối với trạng thái đó là không dễ chịu hay thú vị đối với tôi phải không dễ chịu hoặc thú vị đối với người khác, và một trạng thái khó chịu và không dễ chịu đối với tôi, làm thế nào tôi có thể gây ra điều đó cho người khác?' Kết quả của sự quán chiếu như vậy, bản thân người ấy tránh tước đoạt mạng sống của các sinh vật và anh ta cũng khuyến khích những người khác thực hành theo, và ca ngợi sự thực hành như vậy. (Samyuttanikaya, 55, no.7)

Phương pháp suy luận này được đức Phật sử dụng để thiết lập ra bốn giới đầu tiên. Giới thứ năm, tránh các chất gây say, dường như chỉ liên quan đến cá nhân người thực hành, tức những gì bản thân đồng ý đưa vào cơ thể của chính mình. Tuy nhiên, bởi vì việc vi phạm giới luật này có thể dẫn đến việc vi phạm tất cả các giới luật khác và gây hại thêm cho người khác, ý nghĩa xã hội của nó sâu sắc hơn so với thoạt nhìn và đưa nó vào cùng phạm vi của cùng phương pháp ban đầu này.

Đạo đức Phật giáo, được hình thành trong năm Ngũ giới, đôi khi bị cáo buộc là hoàn toàn tiêu cực. Nó bị chỉ trích trên cơ sở rằng nó là một dạng đạo đức của sự tránh né mà thiếu đi lý tưởng về hành động tích cực. Đối với lời chỉ trích này, có thể đưa ra một vài phản hồi như sau. Trước hết, cần chỉ ra rằng Năm giới, hoặc thậm chí là các quy tắc đạo đức nhiều hơn do Đức Phật ban hành, không bao hàm toàn bộ phạm vi đạo đức Phật giáo. Các giới luật chỉ là những quy tắc rèn luyện đạo đức cơ bản nhất, và Đức Phật cũng đề xuất các quy tắc đạo đức khác thấm nhuần các phẩm chất tích cực một cách rõ ràng. Ví dụ, kinh Mangala Sutta khen ngợi sự tôn kính, khiêm nhường, bằng lòng, biết ơn, kiên nhẫn, dũng cảm, v.v. Các bài thuyết giảng khác quy định nhiều nhiệm vụ gia đình, xã hội và chính trị thiết lập phúc lợi cho xã hội. Và đằng sau tất cả các nghĩa vụ này là bốn trạng thái 'tâm' được gọi là "vô lượng" - lòng yêu thương, từ bi, niềm vui hoan hỷ và sự cân bằng (xả).

Nhưng quay lại với năm giới, một số từ phải được nói ra để bảo vệ cho sự hình thành tiêu cực của chúng. Mỗi nguyên tắc đạo đức bao gồm trong các giới đều chứa đựng hai khía cạnh, khía cạnh tiêu cực, là quy tắc kiêng tránh, và khía cạnh tích cực, là đức tính cần được tu tập. Các khía cạnh này lần lượt được gọi là varitta (tránh né) và caritta (thể hiện tích cực). Do đó, giới đầu tiên được hình thành như là tránh giết hại sự sống, bản thân nó là một varitta, tức là một nguyên tắc cần tránh. Nhưng tương ứng với điều này, chúng ta cũng tìm thấy trong các mô tả về việc thực hành giới này một caritta, một phẩm chất tích cực cần được phát triển, cụ thểlòng từ bi. Do đó, trong các kinh, chúng ta đọc: "Một vị đệ tử, tránh giết hại sự sống, sống không có gậy gộc hay kiếm, có sự lương thiện, đầy lòng trắc ẩn, mong muốn phúc lợi cho tất cả chúng sinh." Vì vậy, tương ứng với mặt tiêu cực của việc không giết hại sự sống, có mặt tích cực của việc phát triển lòng từ bi và lòng trắc ẩn đối với tất cả chúng sinh. Tương tự như vậy, việc không ăn trộm đi đôi với sự trung thựcmãn nguyện, việc không tà hạnh sai trái đi đôi với lòng chung thủy trong hôn nhân đối với người tại gia và việc độc thân đối với các nhà sư, tránh nói dối đi đôi với việc nói thật, và tránh dùng các chất gây nghiện kết hợp với sự chú tâm.

Tuy nhiên, bất chấp sự công nhận này về tính hai mặt của khía cạnh, câu hỏi vẫn nảy sinh: nếu có hai mặt đối với mỗi nguyên tắc đạo đức, tại sao giới luật chỉ được diễn đạt là kiêng tránh? Tại sao chúng ta không thực hiện các quy tắc rèn luyện để phát triển các đức tính tích cực như lòng từ bi, sự trung thực, v.v.? Câu trả lời cho điều này có hai mặt. Đầu tiên, để phát triển các đức tính tích cực, chúng ta phải bắt đầu bằng cách tránh những thói quen tiêu cực đối lập với chúng. Sự phát triển của các đức tính tích cực sẽ chỉ bị còi cọc hoặc biến dạng đến chừng nào các ô nhiễm (trong tâm) còn được phép ngự trị mà không bị kiểm soát. Chúng ta không thể vun đắp lòng từ bi trong khi vẫn đắm chìm trong giết chóc, hoặc vun đắp sự trung thực trong khi vẫn ăn cắpgian lận. Ngay từ đầu, chúng ta phải từ bỏ những điều bất thiện thông qua khía cạnh  của sự kiêng tránh. Chỉ khi chúng ta đã đảm bảo được nền tảng để tránh những điều bất thiện, chúng ta mới có thể mong đợi thành công trong việc vun đắp các yếu tố cho ra kết quả tích cực. Quá trình thanh tịnh phẩm hạnh có thể được so sánh với việc trồng một vườn hoa trên một mảnh đất chưa canh tác. Chúng ta không bắt đầu bằng cách gieo hạt giống với kỳ vọng về một vụ mùa bội thu. Chúng ta phải bắt đầu bằng công việc nhàm chán hơn là nhổ cỏ dại trong vườn và chuẩn bị luống. Chỉ sau khi chúng ta đã nhổ sạch cỏ dại và nuôi dưỡng đất, chúng ta mới có thể gieo hạt giống với sự tin tưởng rằng những bông hoa sẽ phát triển khỏe mạnh.

Một lý do khác khiến cho các quy tắc (giới) được diễn đạt theo thuật ngữ kiêng tránh là vì sự phát triển các đức tính tích cực không thể được quy định bằng các quy tắc. Các quy tắc rèn luyện có thể chi phối đến những gì chúng ta không được làm và thực hiện trong các hành vi bên ngoài của mình nhưng chỉ thuộc dạng lý tưởng của mong muốn, không phải là quy tắc, thì mới có thể chi phối những gì phát triển bên trong chúng ta. Do đó, chúng ta không thể áp dụng một quy tắc tu tập để luôn trở nên yêu thương người khác. Áp đặt một quy tắc như vậy là tự đặt mình vào thế tiến thoái lưỡng nan vì các phản ứng tâm bên trong thì không đơn giảnngoan ngoãn đến mức có thể nghe lời bằng mệnh lệnh. Tình yêu thươnglòng từ bi là kết quả của công trìnhchúng ta tu tập cho bên trong bản thân chính mình, không phải là sự thỏa hiệp hay trao đổi với những quy tắc (giới). Những gì chúng ta có thể làm là giữ giới để tránh phá hoại cuộc sống và làm tổn thương các chúng sinh khác. Sau đó, chúng ta có thể đưa ra quyết tâm, tốt nhất là không nên quá phô trương, để phát triển lòng từáp dụng bản thân vào sự tu tập tâm như đã được hướng dẫn để nuôi dưỡng sự phát triển của nó (giảm bớt sự dính mắc vào đối tượng).

Cần phải nói rõ hơn về việc hình thành các giới. Mặc dù có cách diễn đạt tiêu cực, ngay cả dưới hình thức đó, nhưng các giới vẫn mang lại lợi ích tích cực to lớn cho người khác cũng như cho chính mình. Đức Phật nói rằng người tránh giết hại sinh mạng sẽ mang lại sự an toànbảo đảm vô hạn cho vô số chúng sinh. Việc đơn giản tuân thủ một giới luật duy nhất dẫn đến kết quả như vậy không phải là điều dễ hiểu ngay lập tức nhưng cần phải suy nghĩ. Bây giờ, bản thân tôi không bao giờ có thể mang lại sự an toànbảo đảm vô hạn cho những chúng sinh khác bằng bất kỳ chương trình hành động tích cực nào. Ngay cả khi tôi tiếp tục phản đối tất cả các lò giết mổ trên thế giới, hoặc liên tục phản đối chiến tranh đang xảy ra, bằng hành động như vậy, tôi không bao giờ có thể ngăn chặn việc giết hại động vật hoặc đảm bảo rằng chiến tranh sẽ chấm dứt. Nhưng khi tôi tự mình áp dụng giới tránh giết hại sinh mạng, do vì giữ giới này, tôi không cố ý giết hại bất kỳ chúng sinh nào. Do đó, những chúng sinh khác có thể cảm thấy an toànbảo đảm khi ở bên tôi; tất cả chúng sinh đều được yên tâm rằng họ sẽ không bao giờ gặp phải sự tổn hại từ tôi. Tất nhiên ngay cả khi đó tôi cũng không bao giờ có thể đảm bảo rằng những chúng sinh khác sẽ hoàn toàn thoát khỏi sự tổn thươngđau khổ, vì điều này nằm ngoài khả năng của bất kỳ ai. Tất cả những gì nằm trong khả năng và phạm vi trách nhiệm của tôi là thái độ và hành động phát ra từ chính tôi đối với người khác. Và miễn là những điều này được giới hạn bởi quy tắc tu tập là không được tước đoạt mạng sống, thì không chúng sinh nào trở nên cảm thấy bị đe dọa khi ở cạnh tôi, hoặc sợ rằng sự tổn thươngđau khổ sẽ đến từ tôi.

Nguyên tắc tương tự cũng áp dụng cho các giới luật khác. Khi tôi thọ giới không lấy của không cho, không ai có lý do để sợ rằng tôi sẽ lấy cắp những gì của họ; tài sản của tất cả chúng sinh khác đều an toàn trước tôi. Khi tôi thọ giới không tà dâm, không ai có lý do để e sợ rằng tôi sẽ vượt quá giới hạn với vợ của họ. Khi tôi thọ giới không nói dối, thì bất kỳ ai nói chuyện với tôi đều có thể tin chắc rằng họ sẽ nghe được sự thật; lời nói của tôi có thể được coi là đáng tin cậy và vô cùng chân thật trong những vấn đề cực kỳ quan trọng. Và vì tôi thọ giới không dùng chất gây say gây nghiện, thì người ta có thể chắc chắn rằng những tội ác và sự phạm giới do say xỉn gây ra sẽ không bao giờ được gây ra bởi tôi. Theo cách này, bằng cách tuân thủ năm giới, tôi mang lại sự an toàn và yên tâm vô hạn cho vô lượng chúng sinh chỉ thông qua năm quyết tâm thầm lặng nhưng mạnh mẽ này được thiết lập trong tâm trí.

 

 



[1] Chúng ta đánh mất sự bình an vốn có, lúc này thân thể - tâm trí bắt đầu trở nên mất cân bằng và hỗn loạn.

[2] Giới cấm thủ

Tạo bài viết
01/07/2010(Xem: 59974)
29/06/2010(Xem: 54299)
free website cloud based tv menu online azimenu
Sau những ngày Miến Điện nghỉ Tết, nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi do Sư Cô Tn Như Hiếu điều hành đã tiếp tục dấn thân cứu trợ. Hôm nay 22. April 2025 chúng con xin tiếp tục tường trình hình ảnh cứu trợ động đất Myanmar đợt 5. Cũng như 4 đợt cứu trợ vừa qua, lần này chúng con cũng kết hợp cùng với chư vị Bhante, chư Tăng Ni VN tại Myanmar (Nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi, Quỹ Phụng Sự Tâm An, Quỹ Từ Tâm, nhóm Sư Cô Thích nữ Như Hiếu- Suriyavati) Xin tường trình Lộ trình đi cứu trợ miền động đất Myanmar.
Kính gửi : Chư tôn Hòa thượng Trưởng lão,Chư Hòa thượng,Chư Thượng tọa, Đại đức Tăng ni,Quý Phật tử trong vả ngoài nước : THÔNG BẠCH ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2569 của HĐGPTƯ Chánh thư ký Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống,Tỳ kheo Thích Đức Thắng
Khởi sự với lòng từ mong muốn đem nguồn nước của đức “Đại Bi” khơi nguồn nơi khô cằn sỏi đá và thiếu nguồn nước vào mùa khô ở Đăk Nông, từ ngày 19 tháng Giêng năm Ất Tỵ (19/2/2025) chúng con đã đi tiền trạm, khảo sát các trường học/ khu dân cư cần giếng nước sạch ở Đăk Nông. Sau khi tiến hành khảo sát đợt 1 vào ngày 19/2/2025 và đợt 2 vào ngày 17/3/2025, chúng con đã chọn lọc trong số các trường đã khảo sát và quyết định tặng 18 giếng nước/công trình lọc nước phèn/máy phát điện cho 20 trường học thuộc tỉnh Đăk Nông (có 4 trường trong cùng khuôn viên đất ở 2 địa điểm sẽ sử dụng chung công trình được tặng).