Thư Viện Hoa Sen

Suối Nguồn Hạnh Phúc Bài 6: Nghệ Thuật Đi Chợ | Thích Nữ Triệt Như - Ngọc Huyền dịch (song ngữ Việt Anh)

02/04/20254:03 SA(Xem: 1313)
Suối Nguồn Hạnh Phúc Bài 6: Nghệ Thuật Đi Chợ | Thích Nữ Triệt Như - Ngọc Huyền dịch (song ngữ Việt Anh)
SUỐI NGUỒN HẠNH PHÚC
BÀI 6:  NGHỆ THUẬT ĐI CHỢ
Tác giả: Thích Nữ Triệt Như - Dịch ra Anh: Ngọc Huyền

food cartViệc đi chợ, là việc bình thường, chắc ai cũng biết. Trước tiên, chúng ta chỉ mua những thứ gì mình cần tới. Thường những ai cẩn thận sẽ ghi ra thành một danh sách. Vậy mà có khi cũng quên, hay có khi ra chợ thấy cái gì tươi ngon là mua ngay, mặc dù không dự tính trước. Tới chợ, hằng hà sa số loại: nào là hàng trái cây, mùa nào cũng có, rau cải, thịt cá, đường, bột, gạo, mì, đủ loại bánh kẹo, thức ăn chế biến sẵn, rượu, trà cà phê v.v...kể hoài không hết. Có khác chi chợ đời. Chúng ta cẩn thận chọn thứ nào tươi, ngon và rẻ. Mua đem về cất trong tủ lạnh, rồi mỗi ngày lấy ra nấu nướng, chiên xào, chế biến thức ăn cho cả gia đình. Cứ thế, lâu lâu lại đi chợ. Mua thêm, cũng đem về cất trong tủ lạnh, món nào cần thì để trong ngăn đá giữ lâu hơn. Riết rồi cái tủ lạnh to lớn trong nhà đầy ắp, mua thêm cái tủ lạnh thứ hai, hay cái tủ ướp đá để cất giữ nữa.

Cuộc đời của mình có khi mình cũng hành xử giống giống như vậy. Giao tiếp trong xã hội, không cẩn thận chọn lọc bạn bè, ai vui vẻ, hoạt bát thì mình thích tới gần, tiệc tùng hội họp, kỳ này mừng sinh nhật nhà này, tháng sau đám giỗ nhà khác, khi là lễ Tạ Ơn, lúc mừng ngày ra trường của con cháu. Cứ thay phiên nhau ăn uống vui chơi. Không những uổng phí thời gian, mà nhiều khi đem về nhà buồn phiền giận hờn, trách móc, phê bình người này tốt vì giàu có, người kia xấu cho nên nghèo, người này nhà lớn, người kia con cái thành danh vv...Hễ mình hơn người khác thì vui, nếu thua kém cái gì đó thì tủi thân, buồn.

Những điều chúng ta thường lặp đi lặp lại đó sẽ tự động cất giữ trong ký ức của mình, lâu ngày thành nghiệp lực. Ký ức thì có giới hạn. Tuổi trẻ nếu cứ cất giữ những chuyện vui chơi phóng túng, tuổi trung niên vẫn tiếp tục hội họp ăn uống ca hát vui đùa, thì ký ức đâu còn chỗ nào cất giữ Phật pháp? Có người, hễ nghe giảng pháp là ngủ gục. Có người khá hơn, nghe giảng pháp, ghi chép đầy đủ, mà về nhà thì không xem lại, cũng không ghi nhớ, không thực hành theo. Nên cũng như không. Vì thế, người còn bị ràng buộc trong gia đình thường khó tiến tu. Mãi tới khi lớn tuổi, gần đất xa trời, nghĩ tới đường dài thăm thẳm trước mắt mới tỉnh ngộ, muốn dấn thân. Mà thân đã mỏi mòn rồi, tâm trí lu mờ, còn kỳ vọng gì nữa cho đời.

Lại có thể có một hạng người khác. Người này sớm tỉnh ngộ hơn. Thấy trong đời nhiều cảnh khổ, chung quanh hay ngay trong gia đình, cha mẹ chia tay, con cái bơ vơ có cha thì mất mẹ, gần mẹ thì xa cha, anh chị thì ghen tương giận hờn, bạn bè tranh chấp, lừa gạt, trong sở làm thì chèn ép, kỳ thị, muốn kiếm sống phải chan cơm với nước mắt. Người ấy có khi buồn chán, đưa tới muốn tránh xa đời, không giao tiếp nữa, ghê sợ những chuyện thị phi. Cuối cùng có lối thoát là xuất gia để tránh xa cuộc đời. Nhưng ở đâu cũng là đời, dù có lên núi, xuống biển, mênh mông vắng vẻ, khi mình còn cái tâm đời thì làm sao trốn được đời? Loại người này tương tự người đi chợ, chỉ thấy cá ươn, thịt cũ, rau héo, trái cây chua, quơ quào đem về, cất đầy tủ lạnh, rồi buồn rầu oán trách, tôi không đi chợ nữa đâu. Người này cũng không đủ thông minh để nhìn thấy chợ đời có đủ phẩm chất khác nhau.

Hai hạng người trên đều có mặt chung quanh ta, hằng ngày. Một hạng người tìm những vui thú trong cuộc đời, giải trí, ăn uống, vui chơi, thích hội họp, tìm tới những nơi náo nhiệt tưng bừng, không biết tới ý nghĩa của đời sống. Một hạng khác lại chỉ nhìn thấy cảnh đời đen tối, đau khổ, tàn bạo nên sinh tâm chán đời, trầm cảm.

Cả hai loại người này đều đáng thương, cứ tích trữ những nghiệp bất thiện vào tâm, còn chỗ nào trống để Đức Phật rót Pháp bảo vào nữa. Họ giống như người đi chợ mà không biết nghệ thuật mua sắm. Một người ham thích mua sắm quá nhiều những thứ không cần thiết. Tâm đầy ắp những thứ vô ích, không còn chỗ nào cho Pháp chảy vào.

Người kia thì tâm đầy ắp những cảnh tàn bạo, bi thảm, ngang trái, xấu xa của cuộc đời, nên Pháp cũng không thể rót vào một cái tâm đen tối, cửa đóng kín. Cả hai loại người này đều thấy cuộc đời là thật, thú vui có thật, đau khổ có thật.

Vậy đi chợ như thế nào mới đúng? Cuộc đời có khác nào một cái siêu thị, vô số hàng hoá, có tốt có xấu, có mắc có rẻ, mà cái nào bề ngoài nhìn thấy cũng đẹp, cũng sang, cũng ngon. Con người cũng vậy, ai cũng muốn phô bày ra ngoài cái tốt nhất của mình, che giấu đi cái xấu xa, cái khuyết điểm của mình.

Cho nên điều kiện đầu tiên là mình phải có một chút trí, hiểu biếtcẩn thận. Mình phải suy xét đời sống của mình có mục tiêu nào là quan trọng? Mình có những ưu điểm nào cần phát huy thêm để hữu ích cho mình, cho gia đình mình? Những nhược điểm nào cần phải điều chỉnh lại? Nhìn ra cuộc đời, thấy rõ có tốt có xấu. Trong khi hai hạng người trên là hai cực đoan, người thì chỉ thấy cái mặt tốt, mình cho là tốt, và lo hưởng thụ, người thì chỉ nhìn mặt xấu của cuộc đời, rồi sinh ra chán đời.

Giáo pháp của Đức Phật hóa giải tất cả. Đối với người ham mê ngụp lặn trong những thú vui vật chất, thì giảng cho họ qui luật vô thường, những thú vui đó sẽ phai tàn đi mau chóng, tuổi trẻ sẽ bay đi, sức khỏe cũng vậy, hạnh phúc cũng phù du, làm cho họ thức tỉnh. Với người chán đời vì chỉ nhìn những nỗi khổ đau của con người, cũng giải thích  cho họ hiểu những nỗi khổ đó do nhiều nhân duyên, nó sẽ thay đổi, sẽ phai nhạt theo thời gian, bản thể của khổ là trống không, cuộc đời chỉ như giấc mộng, vậy phải mau mau ra khỏi giấc mộng này.

Chúng ta thấy rõ cuộc đời có người tốt, người xấu, có việc thiện, việc ác. Vậy buổi đầu, nên gần người hiền, tránh xa người ác. Mình nên làm việc tốt, không làm việc xấu ác. Giữ gìn lời nói, hành động và ý nghĩ thiện lành, có ích lợi cho mình và cho người.

Ý nghĩ thiện lành, lời nói thiện lành, hành động thiện lành đều sẽ ghi vào trong ký ức của mình. Không nghĩ tới, không nhìn kỹ những việc bi thảm, tàn bạo chung quanh, để cho ký ức không ghi khắc những việc đó, là những ấn tượng xấu, vô ích. Tâm mình cần tươi mát, trống rỗng mới có thể tiếp thu giáo pháp. Thông hiểu rồi phải áp dụng trong đời sống của mình.

Tâm hay ký ức, cũng giống như cái tủ lạnh, cất cái gì, sẽ lấy ra cái đó, và tâm hay ký ức cũng có giới hạn, nếu mình bỏ vào đó bừa bãi, nó sẽ rối ren hỗn tạp.

Vậy sống trong đời phải biết chọn lọc, cái nào cần, cái nào quan trọng, cái nào hữu ích mới cho vào tâm. Những lời châm biếm mỉa mai không ích lợi thì nghe bên ngoài tai như gió thoảng, không nhắc lại, không suy nghĩ tới, thì nó sẽ bay mất. Những lời khen nịnh bợ cũng vậy, cho nó bay theo mây gió, nếu không, mình tưởng thiệt rồi sinh ra ngạo mạn hay tự mãn.

Mình là người cư sĩ, sống chen lẫn trong xã hội, phải biết chọn bạn tốt, có đức hạnh mới giao tiếp, thân cận, để học hỏi thêm, bắt chước theo, làm việc thiện lành. Thấy gia đình bạn ấm cúng vui vẻ, thấy bạn khuyên dạy con cái, mình cũng học thêm kinh nghiệm.

Nếu là người xuất gia thì sống trong tăng chúng, là một tập thể đã phát tâm dũng mãnh bước theo con đường trau dồi đạo đứctrí tuệ, tất cả có cùng lý tưởng, nên dễ hài hòa, quên đi lỗi của người, mà chỉ quan sát lỗi của mình.

Đời sống xuất gia không phải ích kỷ, chỉ lo cho mình, quên cuộc đời khổ đau ngoài kia. Trái lại, xuất gia là một phương thức sống cao thượng, hữu ích cho mình và cho người khác. Đến đổi, trong kinh sách nói: “Một người phát tâm xuất gia, cả cõi Trờicõi người đều vui mừng, còn cõi ma thì rúng động run sợ”.

 Ngay cả khi mình mới bắt đầu tu, giữ tròn giới hạnh, ý lời và hành động đều thiện lành, chưa làm được gì cho đời, chưa ra giáo hóa, mà công đức và phước báu không thể tính kể. Vì sao vậy? Mọi người chỉ nhìn mình như một tấm gương sáng, đoan trang, chân thật, an vui, trầm tĩnh, chỉ bấy nhiêu đó cũng gieo được hột giống kính tin Tam Bảo vào tâm người khác. Đó là công đức trước nhất của người xuất gia. Về sau, trên con đường tu, vừa giúp người theo khả năng của mình, vừa lấy đó trau dồi đạo đứctrí tuệ, công đức không kể hết. Cho nên luôn luôn người tu chân thật đều được chư Phật bảo hộ gìn giữ, con đường tu thênh thang, thẳng tắp, luôn thuận duyên.

Khi chúng ta thấy con đường tu không có chướng ngại nữa, lúc đó cuộc đời cũng không còn chướng ngại. Tại sao? Con đường đời hay con đường tu, chỉ là một. Chính ta chỉ có một đời đang sống mà thôi. Khi ta chuyển hóa được tâm mình thuận theo sự vận hành của vạn pháp, thì nơi nào cũng an lạc hài hòa. Bây giờ thấy ai còn khổ, còn mê mờ, ta mới phát tâm muốn giúp. Tâm từ, bi, hỷ, xả tự nhiên phát sinh. Người xuất gia chỉ cất giữ đạo đức, trí tuệ, công đức, phước báu vào kho tàng. Trí tuệ thông suốt những sự thật điều hành thế gian được lưu giữ trong kho tàng và những kinh nghiệm đã trải qua cũng lưu giữ, kết thành nguồn suối bất tận, tuôn chảy tới đâu, cuốn trôi hết sinh già bệnh chết, khổ đau, nghiệp chướng. Nguồn suối trí tuệ này chuyển hóa tất cả, trở thành nguồn suối  trong veo của hạnh phúc an vui cho người nào chịu đẳm mình trong dòng nước mát rượi của tâm.

Vậy ta hãy mau quay về suối nguồn hạnh phúc, chính thật là Tâm mình.


 

SOURCES OF HAPPINESS

Article 6: The ART of SHOPPING for FOOD


food cart2As you know, shopping for food is commonplace.  First, we buy only what we need.  Careful people usually jot down the necessary items in a list. But we might forget some of the stuffs in need or grab something fresh and yummy though they are not planned.    Thousands of varieties of foods and drinks are there.  Seasonal fruits, vegetables, meats,  fishes and flour, sugar,  noodles, arrays of sweeties and processed foods, different ranges of wines, teas, coffee and etc. It is similar to a market of life, isn’t it? We merticulously pick the fresh, cheap and delicious food; and we store them in the fridge. Every day, we take them out to cook for the whole family. Then, we go shopping for them again after a while. We also hold them in both compartments, cold and freezing. Gradually, there is no more room in the family big refrigerator. So, we go get the second one and even a freezer.

We might behave the same way in our social life. We might not be cautious enough in selecting friends. We tend to stay close to those who are vivid and cheerful in all events like parties, receptions, birthday celebrations, death anniversaries, Thanksgiving, relatives’ graduation days. We keep participating and enjoying ourselves in those social gatherings. We have wasted our time. We might also bring home anger, distresses and blaming.  We might judge this guy is good due to his wealth, the other poor because of his bad personality, this folk owning a big house, the other having successful children and so on. If we are  superior to others, we are happy; if not, we are sad and feel pity for ourselves.

What have been repeated will be automatically stored in our memories.  Time passes, they turn into our karmas. But our remembrance is limited. When young, if we only accumulated the experiences of extravagant enjoyments, at the middle age, we continue pampering ourselves into the  meetings for joy and pleasure, for drinking and singing, where in that storage is  for Buddhism? Some people fall  asleep when listening to the Dharma preaches.  Some are better, while at those teachings, take the full notes. But at home, they neither read them again, nor remember and practice them. So, in vain! That is why when being tied up to the family, practitioners feel tough to make progressive in mind training. When getting aged, closer to the earth but farther away from the heaven, thinking of the long and darkened road ahead, they startle, and want the  commitment  to the mental practice. But with the  worn-out bodies and the blurred mind, what could they expect in life?

  There may be a different type of people. They get awaked earlier. They find out sufferings around or right inside their families. The parent separations, the  lonely  children who could live with either dads  or moms. The siblings are raged and jealous.  The friends are fraudulous and sharply competative. The colleagues at working sites are aggressive, threatening, and discriminative. They earn their living by mixing their tears into daily food. They might be sad, bored, and fearful of daily gossips. They  want to stay far way from life and stop their social interactions. Finally, some flickering light appears at the end of the tunnel. They want to get ordained for life renunciation. Uh-huh! Life is everywhere! Hidden themselves in the mountains or by the seas, though immensely deserted, how could they escape from life while their spirit is full of mundanity? They are akin to the food shoppers who merely find stale fishes, old meat, withered vegetables and sour fruits. They hurriedly grasp them home, load all in their fridges. Then, they sadly blame on them and determine not going to markets anymore. They are not smart enough to see the wide ranges of various qualities in the  markets of life.

Both the above types of people are always around us. One indulge themselves in the fun from entertainments, meetings, eating and drinking. They love crowded  and hectic places. They do not care of life meanings. The other merely catch the dim, brutal and sorrowful situations. They consequently get depressed and life-bored.

Both of those types are pitiful. They continue saving the negative karmas into their mentality and  leave no space for the Buddha to pour the precious Dharma. They are the buyers without the art of shopping.  One get too many excessive and unnecessary items. Their mind is full of useless recollections except the Buddhist Dharma.

The other pile up  so many  bad, cruel, tragic and unreasonably lamentable circumstances that  the Dharma cannot sneak into their gloomy and tightly-closed remembrance.  Both of them believe human life, enjoyment and wretchedness are truly existent.   

So, what is the best way for food shopping? Life is not different from  a supermarket, isn’t it? Huge ranges of items  in different qualities and at varieties of   prices are there. They all look pretty,  tasty and luxurious. So are human beings. Everyone wants to show their perfection and hide their flaws and drawbacks.

Then, the primary request is some intellect, knowledge and precaution. We should consider what objectives are vital in our life. Which of our advantages need to be developed  to bring more usefulness for us and our families. Which of our shortcomings must be rectified? It is necessary to see two sides of life, good and bad. The two above kinds of people are too extreme. The first only see the good  and just enjoy life. The second see the bad only and get pessimistic.

The Buddha’s teachings release all the  impediments of the above  two people categories. For those who have been passionately soaking up  material pleasures, the Lord explains  the impermanence laws. Delights from enjoyment are transient. Youth definitely fades one day. So are health and happiness. That makes them wake up. For those who merely see the worldly miseries, the Lord teaches them the operations of the cause and effect laws. Those sufferings risen from different reasons and preconditions. But they all will fade over time because their nature is empty. Life is a dream. Then, people need hurriedly leave that fabrication.

Every wholesome thought, word and action will be recorded in our own memories. We should stop thinking of or attentively looking at the grievious and heartbreaking  incidents around so that no useless and negative imprints could be stamped in our mind that need  be fresh and empty to welcome the Buddhist Dharma. And after absorbing the Buddhist teachings, we must apply them in our life.

Human mind or remembrances are similar to refridgerators. What we store in there  will be taken out. The capacities of both are restricted. Without caution on what to  be loaded, everything inside becomes  chaotic.

Before retaining  something in our mind, it is essential to screen if it is necessary, important and useful. Do  not bring our attention to the sarcastic, useless words so that they can fly away soon.  So are the flattering words. Let them be “Gone with the Wind ”! If not, we will be arrogant and smug just because we assume it is true.

Being laypeople living with everyone in the society, we should know how to select good and virtuous friends to start the relations, then, stay close to learn from them  and copy their good and kind deeds. We can enrich our experience when knowing their happy families and the way they bring up their children.

If being ordained as monks or nuns and living in the sangha, a community in which we have boldly vowed to follow the path of mind and intellect practice  and embraced the same idealism, we easily get harmonized, put up with the others’ mistakes and merely keep watch on  ours .

Even when  just starting the mind culture, we are neither able to contribute anything for life nor to give any teaching. But with our attentively abiding to our commandaments, our thinking and actions are quite wholesome, then, our spiritual merits and good-deed blessings are immensely uncountable. Why is that?  Everyone looks at us  as the brilliant example of honesty, harmony, virtuousness,  and self-composedness. Though what we do is modest, it can scatter the seeds of paying homage to the Three Jewels into human hearts.  That is the first merit from mind practice for the ordained Buddhist priests. Later on, they can both assist people in accord to their ability and base on that to improve their morality and wisdom as well. Those blessings are greatly myriad. Candid and simple practitioners are always protected by all the Buddhas; their mind path is widely open and straightforward with  the positive conditions.

When there is no more obstacle in our cultivation path, there isn’t either on the road of daily life. Why is that? The paths of mundanity or mentality are just the only one. We merely lead the unique life. When we can transform our mind  accordingly to the operations of daily phenonmena, wherever we are, we stay in our inner peace. Now, seeing people plunging in miseries with the dim mind, we commit to helping them. Then, our compassion, empathy, joice and equanimity naturally generate. The Buddist ordained people only hold virtue, intellect, merits and blessings in their treasures. The wisdom that masters all the truths managing human life is preserved in the treasure and so are the experiences we have gone through. Both cooperate to form an endless spring. Wherever it flows, it washes away all the predestined births, aging, diseases, deaths, sorrows and karmas. This source of awareness  can convert everything  into the crystal fountain of the tranquility and  happiness for those who  could immerse themselves in the cool water current of the mind.

With that, be quickly back to our very Mind, the sources of happiness.

Bhikkhuni Thích Nữ Triệt Như

Sunyata Monastery, June11, 2021

English version by Ngọc Huyền

 


 

 

Tạo bài viết
free website cloud based tv menu online azimenu
Sau những ngày Miến Điện nghỉ Tết, nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi do Sư Cô Tn Như Hiếu điều hành đã tiếp tục dấn thân cứu trợ. Hôm nay 22. April 2025 chúng con xin tiếp tục tường trình hình ảnh cứu trợ động đất Myanmar đợt 5. Cũng như 4 đợt cứu trợ vừa qua, lần này chúng con cũng kết hợp cùng với chư vị Bhante, chư Tăng Ni VN tại Myanmar (Nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi, Quỹ Phụng Sự Tâm An, Quỹ Từ Tâm, nhóm Sư Cô Thích nữ Như Hiếu- Suriyavati) Xin tường trình Lộ trình đi cứu trợ miền động đất Myanmar.
Kính gửi : Chư tôn Hòa thượng Trưởng lão,Chư Hòa thượng,Chư Thượng tọa, Đại đức Tăng ni,Quý Phật tử trong vả ngoài nước : THÔNG BẠCH ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2569 của HĐGPTƯ Chánh thư ký Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống,Tỳ kheo Thích Đức Thắng
Khởi sự với lòng từ mong muốn đem nguồn nước của đức “Đại Bi” khơi nguồn nơi khô cằn sỏi đá và thiếu nguồn nước vào mùa khô ở Đăk Nông, từ ngày 19 tháng Giêng năm Ất Tỵ (19/2/2025) chúng con đã đi tiền trạm, khảo sát các trường học/ khu dân cư cần giếng nước sạch ở Đăk Nông. Sau khi tiến hành khảo sát đợt 1 vào ngày 19/2/2025 và đợt 2 vào ngày 17/3/2025, chúng con đã chọn lọc trong số các trường đã khảo sát và quyết định tặng 18 giếng nước/công trình lọc nước phèn/máy phát điện cho 20 trường học thuộc tỉnh Đăk Nông (có 4 trường trong cùng khuôn viên đất ở 2 địa điểm sẽ sử dụng chung công trình được tặng).