45. Mừng Xuân Bính Tuất

15/10/201012:00 SA(Xem: 13833)
45. Mừng Xuân Bính Tuất

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH PHẬT GIÁO
DO BAN BIÊN TẬP THƯ VIỆN HOA SEN PHỤ TRÁCH

NỘI DUNG BÀI PHÁT THANH SỐ 45
MỪNG XUÂN BÍNH TUẤT
(Nghe audio bấm vào hàng chữ này)

Thưa quý thính giả,

Nhân dịp Xuân Bính Tuất, chúng tôi xin kính chúc chư tôn Hoà thượng, Thượng Toạ, Đại Đức Tăng Ni cùng toàn thể quý thính giả một năm mới thân tâm an lạc, vạn sự kiết tường như ý.

Sau đây, chúng tôi xin kính gửi tới quý vị bài Phật pháp đầu năm tên là Nụ Cười của Phật Di Lặc, do hòa thượng Thích Hiển Pháp khai thị: 

“Hằng năm, khi các loạt pháo hồng liên hồi nổ, người con Phật bắt đầu lên chùa lễ Phật đầu năm. Giờ phút ấy, trước điện Phật khói nhang nghi ngút, nhưng chúng ta không thể không bắt gặp tượng Đức Phật Di Lặc với nụ cười tươi thắm trên môi. Chúng ta cũng được biết ngày mồng một Tết là ngày Vía của Ngài. Có ý nghĩa gì về nụ cười và ngày Vía của Phật Di Lặc trong ngày Tết dân tộc? 

Đức Di Lặc được thờ qua ba hình tượng

- Thứ nhất là tượng Ngài ngồi một mình, áo hở ngực, bụng phệ. 

- Thứ hai là tượng Ngài ngồi giống như trên nhưng chung quanh Ngài có 6 em bé - tượng trưng cho Lục tặc

- Thứ ba là tượng Ngài đứng, tay vác bị lớn, tượng này được gọi là Bố Đại Hòa Thượng (hoá thân của Ngài ở Trung Hoa). 

Theo kinh Di Lặc thì Đức Phật Thích Ca thọ ký Ngài là vị Phật tương lai ở cõi Ta Bà này và hội của Ngài là Hội Long Hoa. Cho nên khi lễ Ngài chúng ta thường xưng "Nam Mô Long Hoa Giáo Chủ Di Lặc Tôn Phật" hay " Nam Mô Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật". 

Ngày đầu một năm thật quan trọng. Tất cả mọi việc làm, cử chỉ phải thật nhẹ nhàng, thận trọng. Từng lời ăn, tiếng nói phải vui vẻ, hòa nhã. Tập quán đó để nói lên lòng ao ước một năm an vui, cát tường. Trong bối cảnh của ngày Xuân như thế, Đức Phật Di Lặc đến với chúng ta với nụ cười vui tươi thì thật là đầy ý nghĩa

Trước hết, nụ cười của Ngài là bài học quý báu về đức hỷ, xả trong đạo Phật. Có hỷ, xả chúng ta mới nở nụ cười vui tươi chân thật, hạnh phúc. Có hạnh phúc thì cuộc sống mới có ý nghĩa và đáng sống. 

Hỷ tức là vui theo việc làm tốt của người, danh từ Phật học gọi là "Tùy hỷ công đức". Thông thường chúng ta hay có chứng bệnh trầm kha là thấy ai hơn mình, như đẹp hơn, giàu hơn, học giỏi hơn..., thì sinh tâm đố kị, ghen ghét, không vui. Chính chứng bệnh này đã làm cho nụ cười đầu Xuân héo đi và thay vào đó khuôn mặt ủ rũ chiều thu. Muốn chữa căn bệnh đó chúng ta phải luôn luôn có tâm tùy hỉ, tâm vui theo, thí dụ trong xóm có một người bạn học giỏi hơn thì ta mong có thêm hai, ba, bốn,... bạn học giỏi hơn ta. Như thế thì trình độ dân trí sẽ cao và cuộc sống cũng theo đó mà phát triển. 

Nếu ngược lại, nghĩa là chúng ta không vui theo, thì chúng ta không những tự hành hạ chúng ta, tự cô lập chúng ta, mà vô hình trung chúng ta đã ngăn chận bước tiến của nhân loại. Như thế là một lỗi lầm thật to lớn. Nếu hiểu được vậy thì nụ cười tự nhiên vui tươi nở trên môi bạn, và đó là mùa Xuân rồi đó. Không cần phải gỡ hết 365 tờ lịch mới tới ngày Xuân. 

Xả tức là bỏ, bỏ tất cả những điều phiền muộn do người tạo ra cho ta. Nếu chúng ta không xả được những điều phiền muộn ấy thì cũng như chúng ta không tiêu hóa được cặn bã của thực phẩm trong cơ thể. Do đó chúng ta chỉ cứ than thân trách phận. Suy cho cùng, sở dĩ chúng ta ôm ấp những điều phiền não đó là vì chúng ta từ vô thủy kiếp đến nay cứ chấp có cái TA đáng yêu, cái TA chân thật, thường tồn, cho nên nếu ai đụng đến, nói xấu...,thì chúng ta sinh ra buồn, rồi ôm mối hận. 

Hình ảnh Đức Di Lặc với 6 em bé (Lục tặc) cho thấy rằng: Muốn chiến thắng ngoại cảnh, nhứt là nghịch cảnh, chúng ta phải thực hành pháp quán "Chư pháp vô ngã". Khi quán được các pháp đều vô ngã, thì ta thấy không có ai gây ra hành động và cũng không có ai thọ lãnh hành động đó cả, ngay đến bản thân của hành động đó cũng chỉ là hư ảo

Trong kinh Pháp Cú, Phật dạy:" Người kia lăng mạ tôi, đánh đập tôi, phá hoại tôi và cướp đoạt của tôi. Ai còn ôm ấp tâm niệm như thế thì sự oán giận không thể nào dứt hết". Oán giận không dứt hết thì ngay đến cành mai trong ngày Xuân cũng úa tàn chứ đừng nói gì đến nụ cười trên môi. 

Chính nhờ nụ cười hỷ xả này mà người phương Tây đã tặng Đức Di Lặc (qua hình ảnh Bố Đại Hòa Thượng) một từ ngữ khiêm tốn, giản dị: "Người Trung Hoa hạnh phúc". 

Không phải chỉ cuộc sống trong đạo, mà ngay cả ở ngoài đời, nụ cười cũng giữ một vị trí rất quan trọng, nên ông Fletcher đã nói:" Nụ cười bồi dưỡng kẻ mệt nhọc, là hình ảnh bình minh cho kẻ ngã lòng, là nắng Xuân cho kẻ buồn rầu, và là thuốc mầu nhiệm nhất của tạo hóa để chữa lo âu". 

Ngày mồng một Tết là ngày mà chúng ta hoạch định chương trình cho một năm tới. Lễ Vía Phật Di Lặc trùng với ngày đầu tiên của một chương trình sống 365 ngày, là để nhắc nhở chúng ta phải thực hành đức Hỷ Xả để hướng đến một đời sống an vui, hạnh phúc. Tương lai, chắc chắn chúng ta sẽ được gặp Phật Di Lặc trong Hội Long Hoa. Đó cũng là mùa XuânĐức Phật đã tặng chúng ta trong ngày Xuân, ngày Xuân của bất sanh, bất diệt

Thiền sư Mãn Giác khi xưa đã nói:

"Mạc vị Xuân tàn, hoa lạc tận, 
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai" 

Nghĩa là :

(Chớ bảo Xuân tàn hoa rụng hết, 
Đêm qua sân trước một nhành mai). 

Thưa quý thính giả

Ngày Xuân, đồng bào chúng ta thường có tục lệ “Đầu Xuân Đi Chùa Hái Lộc” và tại quận Cam của chúng ta, có một số ngôi chùa mở rộng cửa đón khách thập phương đến lễ vào suốt đêm giao thừa; nhưng tiếc thay, đến sáng mồng một thì cảnh chùa xơ xác vì đã bị một số người ngắt hoa, bẻ cành, gọi là hái lộc đem lộc, đem hên về nhà. Tập tục đầu năm đi chùa hái lộc là một tập tục dễ thương của người Việt chúng ta, nhưng sao lại xảy ra như thế? 

Chúng tôi xin kính gửi tới quý vị bài “Hái Lộc Đầu Xuân” của đạo hữu Tịnh Thuỷ: 

“Cũng như người Việt trong nước, cứ vào mỗi dịp tết Nguyên Đán, người Việt hải ngoại, Phật tử cũng như không phải Phật tử thường hay đi chùa lễ Phật và hái lộc vào đêm giao thừa và những ngày đầu năm, để cầu phúc, cầu may, xin Trời Phật, Bồ Tát phù hộ cho bản thângia đình năm mới được mọi điều tốt lành, tai qua nạn khỏi, mọi sự hạnh thông như ý muốn. 

hoàn cảnh nên đa số các chùa tại hải ngoại không có vườn rộng để trồng hoa mầu và các cây ăn trái mà chỉ trồng một số cây cảnh, đủ để làm đẹp cảnh chùa. Do đó, những năm vừa qua, các chùa ở những nơi đông người Việt cư ngụ đã mua hàng trăm trái cam quít trước tết đề làm quà phát lộc đầu năm cho Phật tử đến chùa lễ Phật, nhằm tránh cho những cây cảnh quanh chùa khỏi bị hư hại. 
Nhiều người đi chùa hái lộc đầu năm cứ nghĩ rằng hễ đầu năm hái được nhiều lộc, thì quanh năm sẽ được hưởng nhiều lợi lộc, được lên lương, thăng quan tiến chức, buôn may bán đắt và trúng số vài chục triệu…. Thế nên vào đêm giao thừa người người đến chùa hái lộc bẻ cành, có người còn mang cả chậu hoa kiểng của chùa về nhà. Thật đáng thương thay! 

Đầu năm đi chùa lễ Phật là một tập tục dễ thương của người Việt, là một nét văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nhưng chỉ đi chùa lễ Phật thôi, xin đừng hái lộc, bẻ cành, ngắt hoa, và cầu xin đủ thứ, mà thay vào đó là tích cực gieo nhân trồng phước. 

Hễ muốn có lộc thì phải gieo nhân. Một khi nhân đã gieo trồng thì tương lai cảm quả sẽ không sai khác, trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu. Nhà Phật tin rằng tất cả mọi chuyện chúng ta đang thọ hưởng bây giờ, đều chỉ là hoa trái của những hành động của ta trong quá khứ, và hiện tại ta đang làm gì thì kết quả tương ứng sẽ xảy đến cho ta trong tương lai. Nếu muốn có cuộc sống an lạc hạnh phúc hay muốn được hưởng lộc nhiều, phước nhiều, cần phải gieo nhiều nhân lành. Thay vì hái lộc, thay vì cầu xin Trời Phật, chúng ta nên gieo nhân lành bằng cách nghĩ đến các điều thiện, nói các điều thiện và làm các việc thiện. Thế nào là việc thiện? Chính là những việc tốt, việc lành, những việc làm mang lại an lạc hạnh phúc cho mình, cho người và không làm tổn hại đến những chúng sinh khác. Một vài thí dụ cụ thểăn chay, không sát sinh, phóng sinh, giúp nuôi trẻ mồ côi, săn sóc người già, kẻ bệnh hoạn tật nguyền. Nói chung là làm những công tác từ thiện xã hội

Gieo nhân lành, nhân thiện, không những sẽ được nhiều lộc trong tương lai mà còn được cả phước và thọ, tức là hưởng được nhiều điều may mắn tốt lành và có được mạng sống dài lâu, không bệnh tật. 

Con người ta trên thế gian, ai ai cũng mong muốn giầu sang phú quý, mạnh khoẻ sống lâu và may mắn; mà hầu như ít ai để ý đến các loại nhân đã và đang gieo trồng: quả giàu sang phú quý là nhân bố thí, quả mạnh khoẻ sống lâu và may mắnnhân không sát sanh, nhân phóng sinh và nhân giúp đỡ người khác. Trong kho tàng truyện cổ Phật Giáo có hai câu chuyện ngắn liên quan đến vấn đề gieo nhân hái quả này. 

Thưa quý thính giả,

Câu chuyện thứ nhất liên quan đến nhân bố thí và giúp đỡ người khác. Chuyện kể rằng: công chúa Nhật Quang, con của vua Ba Tư Nặc nước Xá Vệ, có vẻ đẹp thuỳ mị, tính tình đoan trang, thông minhđức hạnh. Tuy sanh trong hoàng tộc, sống cao sang , nhưng lùc nào vẫn giữ thái độ nhã nhặn khiêm tốn, nhất là đối với những kẻ nghèo khổ, tật nguyền, cô luôn luôn tìm cách giúp đỡ. Không những vua cha và hoàng hậu yêu quý mà các quan lớn nhỏ trong triều và dân chúng cũng quý mến công chúa không kém. 

Một hôm, trong lúc vui, vua cha nói với công chúa rằng: “cả nước không ai đẹp, dễ thươnghạnh phúc bằng con, đời con được như thế là nhờ sức của cha mẹ vậy…” Công chúa Nhật Quang trả lời vua: “Tâu phụ vương, công ơn sinh thànhdưỡng dục của phụ vương và mẫu hậu con không bao giờ dám quên. Nhưng đời con được hạnh phúc như thế này, con nghĩ cũng bởi ảnh hưởng của cha mẹ một phần nào, nhưng phần lớn là nhờ kiếp trước con đã tu nhân tích đức.” 

Vua Ba Tư Nặc bị chạm tự ái và muốn bảo thủ ý của mình là đúng nên nhờ một viên cận thần tìm một người con trai bằng tuổi thật nghèo để gả công chúa cho. Vua nói với công chúa : “hôm kia con đã nói: “hạnh phúc của con hiện tại là phần lớn do con đã tu nhân tích đức ngày trước. Nay ta muốn xem lời ấy ra sao, nên ta đã quyết định gả con cho một chàng thanh niên hành khất, nếu thật như lời con nói con cũng sẽ trở nên giầu có sung sướng. Con hãy sửa soạn ngày mai lên đường với chồng con…” 

Sáng ngày hôm sau, công chúa vào lạy tạ cha mẹ và từ biệt mọi người rồi bình tĩnh ra đi với chàng hành khất. Cả nhà và các quan cận thần đều khóc lóc thương xót, nhưng không ai dám cản ngăn ý định của vua. 

Rời hoàng cung, hướng về miền quê, không biết đi về phương nào lập nghiệp, công chúa hỏi chàng hành khất quê quán ở đâu và vì sao mà phải đi hành khất. Chàng hành khất nói gia đình ngày xưa cũng khá giả, nhưng vì ham chơi nên khi cha mẹ qua đời phải bán hết cả ruộng vườn nhà cửa, nay chỉ còn một sở vườn hoang, nên phải đi hành khất. Một hôm đi lang thang thì gặp một vị quan hỏi gia thế rồi dẫn vào cung gặp vua. Tôi không biết vì sao vua lại đem công chúa gả cho một kẻ nghèo hèn như tôi. 

Nghe xong câu chuyện hai người quyết định về sở vườn hoang còn lại để tạm trú. Họ tìm cách dựng một cái chòi nhỏ nơi đây sinh sống. Không ngờ, đến khi đào đất dựng cột nhà thì bắt gặp ba cái chum lớn niêm khằn cẩn thận. Hai người mở ra thấy toàn là vàng bạc châu báuCông chúa vui mừng đem bán một số vàng bạc rồi mướn nhân công tạo lập lâu đài vườn tược, trồng tỉa hoa quả. Vốn sẵn có lòng từ, công chúa tiếp tục bố thí tiền cho những người nghèo và giúp đỡ những người khác, nên kẻ ăn người ở trong nhà và dân làng đều yêu mến hai người và chẳng bao lâu sở vườn hoang biến thành lâu đài tráng lệ, mọi người vô ra tấp nập. 

Tin đồn công chúa về tới hoàng cungVua Ba Tư Nặc nhất mực không tin liền đến tận nơi dò xét thì quả đúng như vậy, nhưng vẫn thắc mắc không biết tiền kiếp công chúa đã gieo những nhân lành gì mà ngày nay lại gặt được nhiều phước báo như vậy. Vua nghĩ ngợi không ra bèn tìm đến đức Phật xin Ngài khai thị. 

Sau khi nghe câu chuyện công chúa do vua tường trình, đức Phật bèn kể cho vua nghe câu chuyện từ thời đức Phật Ca Diếp, có cặp vợ chồng thương buôn giầu có, người vợ hay làm các việc bố thí cúng dường, qui y Tam Bảo, luôn giúp đỡ người, nhất là với kẻ tật nguyền, nghèo khó; Nàng cũng luôn luôn khuyên mọi người bỏ ác làm lành, quy y Tam Bảo. Trong khi đó người chồng thì nghịch lại, mỗi khi thấy vợ bố thí thì tỏ ý không vừa lòng, tìm cách can ngăn…Một hôm nhân ngày lễ Tết, người vợ đi chùa lễ Phật cúng dường Tam Bảobố thí kẻ nghèo trong ba ngày liên tiếp, người chồng không bằng lòng mà muốn dùng số tiền đó sắm sửa thêm nhà, thêm cửa. Người vợ khuyên chồng nên dùng một số tiền làm các việc phước thiện, giúp các người nghèo bởi vì theo kinh Phật dạy những người nghèo khổ hiện tại đều do đời trước tham lam ích kỷ, không bố thí giúp người…Nghe vợ giải thích, người chồng tỉnh ngộ, từ đó không ngăn cản vợ mà còn rất hăng hái làm việc phước thiện

Này đại vương, Phật nói -- Người vợ đó chính là công chúa Nhật Quang ngày nay và người chồng công chúa hiện tại cũng chính là người chồng thương buôn giầu có ngày trước. Ngày trước lúc chưa tỉnh ngộ, anh ta bỏn xẻn, ngăn cản việc làm phước thiện của vợ, nên ngày nay phải chịu đói rách một thời. Còn công chúa Nhật Quang, vì đời trước sốt sắng bố thí nên được quả báo giầu sang sung sướng, nhiều người mến phục và thường khuyên mọi người bỏ ác làm lành, quy y Tam Bảo nên ngày nay được quả báo thông minh… 

Vua Ba Tư nặc nghe câu chuyện tiền kiếp của công chúa Nhật Quang bèn tỉnh ngộhiểu rõnhân quả. Vua lạy tạ Phật và vui vẻ ra về. 

Câu chuyện thứ hai liên quan đến nhân không sát sanhphóng sanh. Chuyện kể rằng tại một ngôi chùa nọ có một chú Sa di được sư phụ cho phép trở về thăm cha mẹ, vì Sư có thần thông nên được biết trong vòng một tháng nữa là thọ mạng của chú sa di sẽ chấm dứt. Trên đường đi về quê, chú Sa di thấy một ổ kiến lớn đang sắp sửa bị trôi theo dòng nước lũ, chú vội vàng tìm cách cứu để ổ kiến khỏi bị chết. Chú về thăm nhà và sau đó trở lại chùa. Nhiều tháng trời trôi qua, chú vẫn tiếp tục tu hành niệm Phật ăn chay bên sư phụSư phụ của chú rất thắc mắc, một hôm hỏi chú chuyện gì đã xảy ra khi chú về thăm cha mẹ. Chú kể rõ tự sự chuyến về thăm quê, kể cả chuyện chú cứu vớt một ổ kiến to. Sư phụ mới hiểu việc kéo dài thọ mạng chính là nhân cứu giúp chúng sinhnhân không sát sinh

Qua hai câu chuyện trên, chúng ta thấy rằng công chúa Nhật Quang được quả báo giầu sang sung sướng là do nhân bố thí đời trước, được quả báo thông minh là do nhân khuyên người khác làm lành tránh ác, quả báo tướng mạo đoan trang đẹp đẽ là do nhân đời trước giúp đỡ kẻ tật nguyền. Còn chú Sa di trong câu chuyện thứ hai, do nhân cứu mạng sống của một ổ kiến to, nhân ăn chay không giết hại chúng sinh nên mạng sống được kéo dài, không bệnh tật. 

Hòa thượng Tịnh Không trong thời giảng Kinh Lăng Nghiêm tại Úc Châu cũng giảng rõ “tận tâm tận lực bố thí pháp, bố thí tiền, làm các việc lànhcông đức vô lượng”

Do đó đầu năm đi lễ chùa không phải để hái lộc, hái hoa, bẻ cành và cầu xin đủ thứ mà là để gieo nhân tích luỹ phước đức

Ban Biên Tập

Bài này đã được phát thanh trên làn sóng AM 1480 (KVNR) tại Nam California ngày 28-1-2006 và ngày 29-01-2006 tại trên làn sóng AM1520 (KYND) & AM 880 (KJOJ) tại Houston, Texas
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/10/2010(Xem: 14686)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.