Kinh Pháp Cú Thi Hóa (Thích Minh Hiếu)

15/06/20234:16 SA(Xem: 1851)
Kinh Pháp Cú Thi Hóa (Thích Minh Hiếu)
KINH PHÁP CÚ THI HÓA
Thích Minh Hiếu
Nhà xuất bản Thanh Hóa
Kinh Pháp Cú Thi Hóa (2)PDF icon (4)Kinh Pháp Cú Thi Hóa

LỜI GIỚI THIỆU


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kinh PHÁP CÚ (Dhammapada) còn được biết qua các tên dịch là Lời Phật dạy, Kinh Lời vàng, hay Con đường đến Phật Pháp. Đây là bản Kinh cổ xưa được trích từ Tiểu Bộ Kinh, một trong 5 tạng Kinh của Phật giáo Nguyên Thuỷ (Pali). Tuy là Kinh được dịch từ kinh tạng của Phật giáo Nguyên Thuỷ nhưng lại
được ứng dụng, giảng giải cho tất cả các tự viện Phật giáo và cho tất cả các truyền thống tu học theo Đạo Phật khắp thế giới. Có thể nói đây chính là nét đặc thù của bản Kinh PHÁP CÚ nhỏ bé này.

Chúng tôi sau nhiều năm nghiên cứu, đọc học và giảng giải Kinh Pháp cú này qua nhiều thể loại từ Hán tạng, Pali, được dịch từ văn xuôi, thơ, cú sang Việt ngữ của nhiều dịch giả Việt Nam. Nhưng gần đây chúng tôi thường y cứ theo bản dịch từ văn hệ Pali sang Việt ngữ của Đại lão Hoà Thượng Minh Châu, dịch theo thể loại kệ cú gồm 5 chữ 1 dòng và đa phần mỗi câu Pháp cú gồm 4 dòng (có vài kệ 6, 7 hay 8 dòng nhưng không nhiều lắm). Tổng số gồm 423 câu, 26 phẩm được Hoà Thượng dịch theo sát từng ngữ văn và cấu trúc văn hệ Pali, vì không muốn thế hệ sau sẽ diễn dịch đi xa ý nghĩa chính của văn bản cổ ngữ.

Chúng tôi là hàng hậu học, kém cỏi và sơ bạc trong việc nghiên cứu Kinh tạng Pali, nhưng vì thường dùng để giảng dạy cho Phật tử qua Kinh Pháp cú, có cảm nhận lời Phật dạy thật đơn giản và gần gũi trong đời sống nhân sinh. Như là bài học căn bản đạo đức làm người qua giáo lý duyên khởinhân quả nghiệp báo, lại giống như thuở còn thơ khi cắp sách học tiểu học phải thuộc lòng giáo dục công dân và đạo đức căn bản để bước vào đời từ giáo dục học đường. Trong nền triết họcthực tập cao siêu của Phật pháp qua các Kinh điển, chúng tôi chọn phần hiểu biết thấp kém nhất của mình trong lĩnh vực này để phổ thành thơ cho mỗi Phẩm được liên tục âm vận theo thể thơ Lục bát (6 - 8), nhằm giúp cho các Phật tử theo truyền thống Khất sĩ Việt Nam thường hay đọc kinh tiếng Việt qua dạng thơ, văn và cũng để cho các Phật tử nghe giảng được dễ thuộc lòng và dễ hiểu qua thơ đã giải thích thoáng hơn văn bản chính.

Việc Thi hoá Kinh Pháp cú là do sự phát nguyệnthiện tâm nỗ lực của chúng tôi để đáp ứng và giúp cho một nhóm nhỏ Phật tử quý kính Pháp bảo và muốn nghe pháp học tu dễ dàng chứ không nhằm mục đích in ấn hay truyền bá rộng rãi cho đại chúng (nếu có in cũng chỉ nhằm lưu hành nội bộ). Vì xét thấy sự tu học và nghiên cứu yếu kém của mình, cũng như bản thân còn nhiều giới hạn nên chúng tôi viết lời bạt này minh thịgiới thiệu bản Kinh Pháp cú Thi hoá trong Trang nhà của Thiền Viện Minh Quang Úc châu đến với chư Phật tử yêu thích thơ văn, giáo lýđặc biệt các Phật tử theo truyền thống yêu thích văn thơ bằng Việt ngữ của Khất sĩ. Rất mong đại chúng hoan hỷ liễu tri, tuỳ hỷ sử dụng đọc học, thực tập qua lời dạy sâu xa
cao quý của Kinh Pháp cú. Những gì yếu kém và sai sót trong khi chuyển kệ 5 chữ thành Thi hoá Lục bát mong đại chúng lượng tình thứ lỗi.

Thành kính đảnh lễ tri ân các bậc Thầy đã giáo dưỡng tuệ mạng cho chúng con. Thành kính đảnh lễ sám hối Hoà Thượng dịch giả Kinh Pháp cú từ Pali sang Việt ngữ về những sự non yếu và sơ sót của chúng con trong việc góp phần tuyên dương cúng dường Pháp bảo.

Brisbane mùa dịch Covid 19, QLD 04/2020
Tỳ Kheo MINH HIẾU






Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
12/07/2016(Xem: 112593)
21/01/2015(Xem: 6380)
07/09/2011(Xem: 100065)
07/09/2011(Xem: 53892)
Là một Phật tử dù đức tin có vững vàng đến đâu mà những hình ảnh, tin tức xấu xí về Phật giáo hàng ngày cứ đập vào mắt mình như thế, tôi cảm thấy rất đau lòng!
Những ngày gần đây lan truyền trên mạng xã hội hình ảnh một vị sư đầu trần chân đất đi bộ từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam. Xem qua nhiều clip và đọc một số bình luận thấy có người khen kẻ chê, người tán dương, kẻ dè bỉu.. Nhưng nói chung tôi thấy Thầy được cung kính nhiều hơn. Xin có những thiển ý như sau qua hiện tượng này.
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :