THIỆN PHÚC
YẾU LƯỢC TINH HOA
KINH DUY MA CẬT
(ESSENTIAL SUMMARIES OF THE QUINTESSENCE
IN THE VIMALAKIRTI SUTRA)
Tiếng Việt
YẾU LƯỢC TINH HOA KINH DUY MA-VIỆT
Tiếng Anh
YẾU LƯỢC TINH HOA KINH DUY MA-ANH
Tiếng Việt giọng nam
Chương 1 - 9
Chương 10 - 13
Chương 14 - 54
Phần Phụ Lục
Tiếng Anh giọng nữ English UK
Chapter 1 - 9
Chapter 10 - 13
Chapter 14 - 54
Appendix
Copyright © 2024 by Ngoc Tran. All rights reserved. No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.
Mục Lục
Lời Mở Đầu
Phần Một: Tổng Quan Về Đạo Phật Và Một Số Giáo Thuyết Căn Bản
Chương Một: Sơ Lược Về Đức Phật & Đạo Phật
Chương Hai: Quan Điểm Phật Giáo Về Vũ Trụ Và Nhân Duyên Sanh
Chương Ba: Tổng Quan Về Tâm Thức Theo Quan Điểm Phật Giáo
Chương Bốn: Ba Mươi Bảy Phẩm Dẫn Đến Giác Ngộ
Chương Năm: Sơ Lược Về Tứ Thánh Đế
Chương Sáu: Sơ Lược Về Tứ Vô Lượng Tâm
Chương Bảy: Sơ Lược Về Luật Nhân Quả & Nghiệp Báo Theo Quan Điểm Phật Giáo
Chương Tám: Sơ Lược Về Nguyên Lý Duyên Khởi & Mười Hai Nhân Duyên
Chương Chín: Tổng Quan Về Bát Nhã & Tánh Không
Phần Hai: Sơ Lược Về Cư Sĩ Duy Mật & Kinh Duy Ma Cật
Chương Mười: Cư Sĩ Duy Ma Cật
Chương Mười Một: Sơ Lược Về Pháp Thiền Trong Kinh Duy Ma Cật
Chương Mười Hai: Những Pháp Tu Tối Thượng Trong Kinh Duy Ma Cật
Chương Mười Ba: Văn Bản Kinh Duy Ma Cật
Phần Ba: Yếu Lược Tinh Hoa Kinh Duy Ma Cật
Chương Mười Bốn: Phật Quốc Bồ Tát
Chương Mười Lăm: Hành Giả Cầu Pháp Theo Tinh Thần Kinh Duy Ma Cật
Chương Mười Sáu:Đạo Tràng Tu Tập Theo Tinh Thần Kinh Duy Ma Cật
Chương Mười Bảy: Tịnh Độ Của Chư Bồ Tát Theo Kinh Duy Ma
Chương Mười Tám: Thiền Tập & Thiền Tọa Theo Tinh Thần Kinh Duy Ma
Chương Mười Chín: Điều Phục Vọng Tâm Theo Tinh Thần Kinh Duy Ma
Chương Hai Mươi: Chân Thiên Nhãn Theo Tinh Thần Kinh Duy Ma
Chương Hai Mươi Mốt: Mười Phương Pháp Bình Đẳng Theo Tinh Thần Kinh Duy Ma Cật
Chương Hai Mươi Hai: Phá Phạm Giới Luật Theo Quan Điểm Của Kinh Duy Ma Cật
Chương Hai Mươi Ba: Phật Sự Theo Tinh Thần Kinh Duy Ma
Chương Hai Mươi Bốn: Hạnh Bất Thối Chuyển Theo Tinh Thần Kinh Duy Ma
Chương Hai Mươi Lăm: Tinh Thần Của Một Cái Tâm Giác Ngộ Trong Kinh Duy Ma Cật
Chương Hai Mươi Sáu: Duy Ma Pháp Môn Bất Nhị
Chương Hai Mươi Bảy: Cuộc Đối Thoại Giữa Duy Ma Cật Và Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Về Thiền Định
Chương Hai Mươi Tám: Thân Theo Tinh Thần Kinh Duy Ma Cật
Chương Hai Mươi Chín: Tâm Theo Tinh Thần Kinh Duy Ma Cật
Chương Ba Mươi: Buông Xả Theo Tinh Thần Kinh Duy Ma Cật
Chương Ba Mươi Mốt: Pháp Như Thực Theo Tinh Thần Kinh Duy Ma Cật
Chương Ba Mươi Hai: Pháp Cúng Dường Theo Tinh Thần Kinh Duy Ma Cật
Chương Ba Mươi Ba: Hội Pháp Thí Theo Tinh Thần Kinh Duy Ma Cật
Chương Ba Mươi Bốn: Pháp Hỷ
Chương Ba Mươi Lăm: Duy Ma Cật Khuyến Giáo Ta Bà Khổ
Chương Ba Mươi Sáu: Không Tận Hữu Vi Không Trụ Vô Vi
Chương Ba Mươi Bảy:Pháp Tướng Như Huyễn Theo Tinh Thần Kinh Duy Ma Cật
Chương Ba Mươi Tám: Pháp Đăng Là Vô Tận Đăng Theo Tinh Thần Kinh Duy Ma Cật
Chương Ba Mươi Chín: Đạo Sư Của Pháp Bảo Như Hải Theo Tinh Thần Kinh Duy Ma Cật
Chương Bốn Mươi: Thần Lực Bất Cộng Pháp Theo Tinh Thần Kinh Duy Ma Cật 403
Chương Bốn Mươi Mốt: Bồ Đề Không Dùng Thân, Không Dùng Tâm... Tịch Diệt Ham Muốn Là Bồ Đề
Chương Bốn Mươi Hai: Tám Pháp Thành Tựu Theo Tinh Thần Kinh Duy Ma Cật
Chương Bốn Mươi Ba: Tu Tập Chánh Niệm Theo Tinh Thần Kinh Duy Ma Cật
Chương Bốn Mươi Bốn: Mười Lăm Pháp Quán Niệm Về Vô Vi Theo Tinh Thần Kinh Duy Ma Cật
Chương Bốn Mươi Lăm: Tương Quan Giữa Bồ Tát Và Chúng Sanh Theo Tinh Thần Kinh Duy Ma Cật
Chương Bốn Mươi Sáu: Tinh Hoa Tinh Thần Bồ Tát Theo Kinh Duy Ma Cật
Chương Bốn Mươi Bảy: Tinh Hoa Giác Ngộ Trong Kinh Duy Ma Cật
Chương Bốn Mươi Tám: Tinh Hoa Giải Thoát Trong Kinh Duy Ma Cật
Chương Bốn Mươi Chín: Xuất Gia Theo Tinh Thần Kinh Duy Ma Cật
Chương Năm Mươi: Bồ Đề Quyến Thuộc Của Hành Giả Tu Phật Theo Tinh Thần Kinh Duy Ma Cật
Chương Năm Mươi Mốt: Những Kỳ Hoa Dị Thảo Trong Vườn Thiền Duy Ma Vẫn Luôn Xanh Tươi
Chương Năm Mươi Hai: Đường Về Phật Quốc Theo Tinh Thần Kinh Duy Ma Cật
Chương Năm Mươi Ba: Vãng Sanh Tịnh Độ Theo Tinh Thần Kinh Duy Ma Cật
Chương Năm Mươi Bốn: Như Lai Theo Kinh Duy Ma Cật
Phần Bốn—Phụ Lục:
Phụ Lục A: Sự Giác Ngộ Của Đức Phật: Khai Mở Khu Vườn Hoa Giác Ngộ & Giải Thoát
Phụ Lục B: Những Đóa Hoa Giác Ngộä Trong Phật Giáo
Phụ Lục C: Những Đóa Hoa Giải Thoát Trong Phật Giáo
Phụ Lục D: Đạo Phật: Vườn Hoa Giác Ngộ & Giải Thoát
Phụ Lục E: Muốn Hái Những Đóa Hoa Giác Ngộ & Giải Thoát Hành Giả Phải Chăn Tâm Như Chăn Trâu
Phụ Lục F: Tu Hành Đóng Vai Trò Then Chốt Tiến Đến Cửa Giác Ngộ & Giải Thoát Trong Phật Giáo
Phụ Lục G: Những Lời Dạy Cuối Cùng Của Đức Phật Đến Chư Đệ Tử Về Giác Ngộ & Giải Thoát
Phụ Lục H: Điểm Đến Tối Hậu: Niết Bàn
Tài Liệu Tham Khảo
Lời Đầu Sách
Duy Ma Cật, một vị cư sĩ tại gia vào thời Đức Phật còn tại thế, là một Phật tử xuất sắc về triết lý nhà Phật. Nhiều câu hỏi và trả lời giữa Duy Ma Cật và Đức Phật vẫn còn được ghi lại trong Kinh Duy Ma. Theo kinh Duy Ma Cật, phẩm Phương Tiện, trong thời Đức Phật còn tại thế, trong thành Tỳ Xá Ly có ông trưởng giả tên là Duy Ma Cật, đã từng cúng dường vô lượng các Đức Phật, sâu trồng cội lành, đặng Vô Sanh Pháp Nhẫn. Sức biện tài vô ngại của ông đã khiến ông có khả năng du hí thần thông. Ông đã chứng các môn tổng trì, đặng sức vô úy, hàng phục ma oán, thấu rõ pháp môn thâm diệu, khéo nơi trí độ, thông đạt các pháp phương tiện, thành tựu đại nguyện. Ông biết rõ tâm chúng sanh đến đâu, hay phân biệt các căn lợi độn, ở lâu trong Phật đạo, lòng đã thuần thục, quyết định nơi Đại Thừa. Những hành vi đều khéo suy lường, giữ gìn đúng oai nghi của Phật, lòng rộng như bể cả. Chư Phật đều khen ngợi, hàng đệ tử, Đế Thích, Phạm Vương, vua ở thế gian, vân vân thảy đều kính trọng. Theo kinh Duy Ma Cật, phẩm Phương Tiện, vì muốn độ người, nên ông dùng phương tiện khéo thị hiện làm thân trưởng giả ở thành Tỳ Xá Ly, có của cải nhiều vô lượng để nhiếp độ các hạng dân nghèo; giữ giới thanh tịnh để nhiếp độ những kẻ phá giới; dùng hạnh điều hòa nhẫn nhục để nhiếp độ các người giận dữ; dùng đại tinh tấn để nhiếp độ những kẻ biếng nhác; dùng nhất tâm thiền tịch để nhiếp độ những kẻ tâm ý tán loạn; dùng trí tuệ quyết định để nhiếp độ những kẻ vô trí; tuy làm người bạch y cư sĩ mà giữ gìn giới hạnh thanh tịnh của Sa Môn. Tuy ở tại gia mà không đắm nhiễm ba cõi. Tuy thị hiện có vợ con, nhưng thường tu phạm hạnh. Dù có quyến thuộc, nhưng ưa sự xa lìa. Dù có đồ quý báu, mà dùng tướng tốt để nghiêm thân. Dù có uống ăn mà dùng thiền duyệt làm mùi vị. Nếu khi đến chỗ cờ bạc, hát xướng thì ông lợi dụng cơ hội để độ người. Dù thọ các pháp ngoại đạo nhưng chẳng tổn hại lòng chánh tín. Tuy hiểu rõ sách thế tục mà thường ưa Phật pháp, được tất cả mọi người cung kính. Nắm giữ chánh pháp để nhiếp độ kẻ lớn người nhỏ. Tất cả những việc trị sanh, buôn bán làm ăn hùn hợp, dù được lời lãi của đời, nhưng chẳng lấy đó làm vui mừng. Dạo chơi nơi ngã tư đường cái để lợi ích chúng sanh. Vào việc trị chánh để cứu giúp tất cả. Đến chỗ giảng luận dẫn dạy cho pháp Đại Thừa. Vào nơi học đường dạy dỗ cho kẻ đồng môn. Vào chỗ dâm dục để chỉ bày sự hại của dâm dục. Vào quán rượu mà hay lập chí. Nếu ở trong hàng trưởng giả, là bực tôn quý trong hàng trưởng giả, giảng nói các pháp thù thắng. Nếu ở trong hàng cư sĩ, là bậc tôn quý trong hàng cư sĩ, dứt trừ lòng tham đắm cho họ. Nếu ở trong dòng Sát Đế Lợi, là bậc tôn quý trong dòng Sát Đế Lợi, dạy bảo cho sự nhẫn nhục. Nếu ở trong dòng Bà La Môn, là bực tôn quý trong dòng Bà La Môn, khéo trừ lòng ngã mạn của họ. Nếu ở nơi Đại thần là bực tôn quý trong hàng Đại thần, dùng chánh pháp để dạy dỗ. Nếu ở trong hàng Vương tử, là bực tôn quý trong hàng Vương tử, chỉ dạy cho lòng trung hiếu. Nếu ở nơi nội quan, là bực tôn quý trong hàng nội quan, khéo dạy dỗ các hàng cung nữ. Nếu ở nơi thứ dân, là bực tôn quý trong hàng thứ dân, chỉ bảo làm việc phước đức. Nếu ở nơi trời Phạm Thiên, là bực tôn quý trong Phạm Thiên, dạy bảo cho trí tuệ thù thắng. Nếu ở nơi trời Đế Thích, là bực tôn quý trong Đế Thích, chỉ bày cho pháp vô thường. Nếu ở nơi trời Tứ Thiên Vương hộ thế, là bực tôn quý trong Tứ thiên vương hộ thế, hằng ủng hộ chúng sanh. Trưởng giả Duy Ma Cật dùng cả thảy vô lượng phương tiện như thế làm cho chúng sanh đều được lợi ích. Kinh Duy Ma Cật là một bộ kinh Đại thừa quan trọng, đặc biệt cho Thiền phái và một số đệ tử trường phái Tịnh Độ. Nhân vật chính trong kinh là Ngài Duy Ma Cật, một cư sĩ mà trí tuệ và biện tài tương đương với rất nhiều Bồ Tát. Trong kinh nầy, Ngài đã giảng về Tánh Không và Bất Nhị. Khi được Ngài Văn Thù hỏi về Pháp Môn Bất Nhị thì Ngài giữ im lặng. Kinh Duy Ma Cật nhấn mạnh chỗ bản chất thật của chư pháp vượt ra ngoài khái niệm được ghi lại bằng lời. Kinh cũng nhấn mạnh đến mục đích chính của Thiền là làm nở rộ những đóa hoa Thiền có công năng dập tắt dòng suy tưởng và làm sáng tỏ tâm tính cũng như triệt tiêu khổ đau phiền não, và cuối cùng kết trái Giác Ngộ và Giải Thoát với một đời sống an lạc, tỉnh thức và hạnh phúc ngay trong kiếp nầy. Nói cách khác, trong Vườn Thiền Duy Ma, những đóa hoa Thiền luôn nở quả Giác Ngộ và Giải Thoát trong bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Tập sách nhỏ có tựa đề là “Yếu Lược Tinh Hoa Trong Kinh Duy Ma Cật” chỉ nhằm trình bày yếu lược về những tinh hoa cốt lõi trong Kinh Duy Ma Cật mà tác giả tập sách nầy xem như là những đóa hoa Thiền chắc chắn sẽ sinh ra quả Giác Ngộ và Giải Thoát, chứ không phải là một quyển sách nghiên cứu thâm sâu về huyền nghĩa của kinh nầy. Phật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng đạo Phật là con đường tìm trở về với chính mình (hướng nội) nên giáo dục trong nhà Phật cũng là nên giáo dục hướng nội chứ không phải là hướng ngoại cầu hình cầu tướng. Điều quan trọng nhất ở đây là hành giả phải bước vào thực tập những cốt lõi của tinh túy trong giáo thuyết nhà Phật, để có thể thiết lập những mẫu mực đạo đức nầy trong những sinh hoạt đời sống hằng ngày của mình, làm cho đời sống của chúng ta trở nên yên bình, tỉnh thức và hạnh phúc hơn. Trong các kinh điển, trong trường hợp nầy là Kinh Duy Ma Cật, Ngài Duy Ma Cật đã nói rõ về con đường tiến tới đạo quả Bồ Đề, cũng như những vườn hoa giác ngộ & giải thoát mà Ngài đã tìm ra và tiến tu. Bây giờ là trách nhiệm của chính chúng ta là có tu tập hay không mà thôi. Đường tu tập còn đòi hỏi nhiều cố gắng liên tục và hiểu biết đúng đắn. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn tập sách “Yếu Lược Tinh Hoa Trong Kinh Duy Ma Cật” song ngữ Việt Anh nhằm giới thiệu những cốt lõi tinh túy trong giáo pháp nhà Phật cho Phật tử ở mọi trình độ, đặc biệt là những người sơ cơ. Những mong sự đóng góp nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu có được cuộc sống an bình, tỉnh thức, và hạnh phúc.
Cẩn đề,
Thiện Phúc
Preface
Pure Name (Vimalakirti), name of a layman of Buddha’s time who was excellent in Buddhist philosophy. Many questions and answers between Vimalakirti and the Buddha are recorded in the Vimalakirti-nirdesa. According to the Vimalakirti Sutra, Chapter Expedient Method (Upaya) of Teaching, in the great town of Vaisai, there was an elder called Vimalakirti, who had made offerings to countless Buddhas and had deeply planted all good roots, thereby, achieving the patient endurance of the uncreate. His unhindered power of speech enabled him to roam everywhere using his supernatural powers to teach others. He had achieved absolute control over good and evil influences (dharani) thereby, realizing fearlessness. So he overcame all passions and demons, entered all profound Dharma-doors to enlightenment, excelled in Wisdom perfection (prajna-paramita) and was well versed in all expedient methods (upaya) of teaching, thereby, fulfilling all great Bodhisatva vows. He knew very well the mental propensities of living beings and could distinguish their various (spiritual) roots. For along time, he had trodden the Buddha-path and his mind was spotless. Since he understood Mahayana, all his actions were based on right thinking. While dwelling in the Buddha’s awe-inspiring majesty, his mind was extensive like the great ocean. He was praised by all Buddhas and revered by Indra, Brahma and worldly kings. According to the Vimalakirti Sutra, Chapter Expedient Method (Upaya) of Teaching, as he was set on saving men, he expediently stayed at Vaisali for this purpose. He used his unlimited wealth to aid the poor; he kept all the rules of morality and discipline to correct those breaking the precepts; he used his great patience to teach those giving rise to anger and hate; he taught zeal and devotion to those who were remiss; he used serenity to check stirring thoughts; and employed decisive wisdom to defeat ignorance. Although wearing white clothes (of the laity) he observed all the rules of the Sangha. Although a layman, he was free from all attachments to the three worlds (of desire, form and beyond form). Although he was married and had children, he was diligent in his practice of pure living. Although a householder, he delighted in keeping from domestic establishments. Although he ate and drank (like others), he delighted in tasting the flavour of moderation. When entering a gambling house, he always tried to teach and deliver people there. He received heretics but never strayed from the right faith. Though he knew worldly classics, he always took joy in the Buddha Dharma. He was revered by all who met him. He upheld the right Dharma and taught it to old and young people. Although occasionally he realized some profit in his worldly activities, he was not happy about these earnings. While walking in the street, he never failed to convert others (to the Dharma). When he entered a government office, he always protected others (from injustice). When joining a symposium, he led others to the Mahayana. When visiting a school he enlightened the students. When entering a house of prostitution, he revealed the sin of sexual intercourse. When going to a tavern, he stuck to his determination (to abstain from drinking). When amongst elders he was the most revered for he taught them the exalted Dharma. When amongst (among) upasakas, he was the most respected for he taught them how to wipe out all desires and attachments. When amongst those of the ruling class, he was the most revered, for he taught them forbearance. When amongst Brahmins, he was the most revered, for he taught them how to conquer pride and prejudice. When amongst government officials he was the most revered, for he taught them correct law. When amongst princes, he was the most revered, for he taught them loyalty and filial piety. When in the inner palaces, he was the most revered, for he converted all maids of honour there. When amongst common people, he was the most revered, for he urged them to cultivate all meritorious virtues. When amongst Brahma-devas, he was the most revered, for he urged the gods to realize the Buddha wisdom. When amongst Sakras and Indras, he was the most revered, for he revealed to them the impermanence (of all things). When amongst lokapalas, he was the most revered, for he protected all living beings. Thus, Vimalakirti used countless expedient methods (upaya) to teach for the benefit of living beings. The Vimalakirti Sutra, a key Mahayana Sutra particularly with Zen and with some Pure Land followers. The main protagonist is a layman named Vimalakirti who is equal of many Bodhisattvas in wisdom and eloquence. He explained the teaching of “Emptiness” in terms of non-duality. When asked by Manjusri to define the non-dual truth, Vimalakirti simply remained silent. The sutra emphasized on real practice “The true nature of things is beyond the limiting concepts imposed by words.” The sutra also emphasized on the primary aim of meditation is to let Zen Flowers blooming with the abilities to stop the flow of thoughts and to clear the mind as well as to eliminate sufferings and afflictions, and eventually producing fruits of Enlightenment and Emancipation with a life full of peace, mindfulness and happiness in this very life. In other words, in the Vimalakirti Zen Garden, Zen Flowers always produce fruits of Enlightenment and Emancipation in four seasons of Spring, Summer, Autumn, and Winter.
This little book titled “Zen Flowers In the Vimalakirti Sutra” is only showing the cores of the quintessence which the author of this book considers as Zen Flowers that will surely produce fruits of Enlightenment and Emancipation in the Vimalakirti Sutra; it is not a profound study of wonderful meanings of this sutra. Devout Buddhists should always remember that Buddhist religion is the path of returning to self (looking inward), the goal of its education must be inward and not outward for appearances and matters. The most important thing here is to enter into practicing these cores of the quintessence in Buddhist teachings in order to be able to establish these patterns of virtues in daily life activities, to make our lives more peaceful, mindful and happy. In Buddhist scriptures, in thus case, the Vimalakirti Sutra, Vimalakirti already explained clearly about the path of seeing the Buddha-Nature which He found out and advanced on that path. Now, it's our own responsibility to practice or not to practice. The path of cultivation still demands continuous efforts with right understanding and practice. Presently even with so many books available on Buddhism, I venture to compose this booklet titled “Zen Flowers In the Vimalakirti Sutra” in Vietnamese and English to introduce basic things in Buddhism to all Vietnamese Buddhist followers, especially Buddhist beginners, hoping this little contribution will help Buddhists in different levels to understand on how to achieve and lead a life of peace, mindfulness and happiness.
Respectfully,
Thiện Phúc
- Từ khóa :
- Yếu Lược
- ,
- Tinh hoa
- ,
- Kinh Duy Ma Cật