Bức Thư Bồ Tát Long Thọ Gởi Cho Vua Gautamputra

03/09/201012:00 SA(Xem: 157221)
Bức Thư Bồ Tát Long Thọ Gởi Cho Vua Gautamputra
BỨC THƯ CỦA BỒ TÁT LONG THỌ
GỞI CHO VUA GAUTAMIPUTRA

NAGARJUNA’S LETTER TO
KING GAUTAMIPUTRA
MOTILAL BANARSIDASS DELHI, 1978
THIỆN TRI THỨC, 2002

LỜI TỰA
 Đức Ngài Sakya Trizin
Trưởng Phái Sakya của Phật giáo Tây Tạng 
Rajpur,
Dehra Dun, India
20 tháng Mười 1975

Bức Thư Của Một Người Bạn của Bồ Tát Long Thọ đã được người Tây Tạng quý chuộng suốt nhiều thế kỷ như là một bản văn căn bản cho những ai đi vào Con Đường của Pháp. Vì lý do đó, tôi cực kỳ sung sướng được thấy bản dịch Anh ngữ này, nó sẽ cho phép nhiều người Tây phương đã quan tâm đến Phật Pháp được đọc và nghiên cứu lời dạy quan trọng này. Qua sự thông hiểu và áp dụng những giáo huấn trong bức thư, người ta sẽ có thể đặt chân vững chắc lên con đường dẫn đến giải thoát như một con voi vững chắc đặt chân lên mặt đất khi nó bước đi.

Theo một cách, Bức Thư Của Một Người Bạn có thể được nhìn như gồm hai phần. Phần đầu là sự tích tập công đức, ở đây là con đường của kỷ luật đạo đứcnghiên cứu và thiền định dẫn người ta xa lìa 1) tham muốn cuộc đời này và 2) tham muốn sanh tử như một toàn bộ. Phần hai là sự tích tập trí huệ, ở đây là sự thấu hiểu, chứng ngộ giáo lý sâu xa và quý báu Duyên Sanh của đức Phật, dẫn người ta đến giác ngộ cứu cánh của một vị Phật.

Kỷ luật đạo đức, sự chấp nhận và tuân thủ những lời thệ nguyện khác nhau, dùng như nền tảng căn cơ nhất cho mọi thành tựu sau đó. Nghiên cứu giúp người ta cầm ngọn đèn sáng của hiểu biết xua tan vô minh và những quan kiến sai lầm và cho phép người ta có được trí huệ cần thiết để đi trong con đường đến giải thoátThiền định làm bình lặng tâm thức, làm phát sanh những chỉnh sửa để xóa bỏ những nhiễm ô và thiết lập nền tảng của tỉnh giác dẫn người ta đến chỗ hiểu được vô thường, khổ, vô ngã và tánh không.

Đã có những thứ cần thiết này, bấy giờ người ta ở nơi một vị trí để bắt đầu sự tìm kiếm trí huệ siêu việt của mình. Vũ trang bằng vũ khí Duyên Sanh, cây gươm hiển hách của tánh không, người ta có thể thanh toán vô minh che đậy chân lý – như đức Phật đã làm dưới cội cây Bồ đề hai ngàn năm trăm mười chín năm trước đây.

Cả hai sự tích tập này là cần thiết để đạt giải thoát, như một con chim cần hai cánh để bay vút lên bầu trời. Như vậy, nếu người ta theo lời chỉ dạy của đại thánh Long Thọ trong bức thư này, người ta sẽ đạt được giác ngộ tối thượng như Phật Thích Ca Mâu Ni.

Sakya Trizin


LỜI NÓI ĐẦU

Tác phẩm này là một bản dịch những câu kệ gốc của Bức Thư của Bồ tát Long Thọ gởi cho Vua Gautami-putra cùng với những ghi chú giải thích căn cứ trên ba bình giảng của Jetsun Rendawa Shonnu Lodo, Đại Đức Lozang Jinpa và Đại Đức Rongton Sheja Kunrig. Jetsun Rendawa Shonnu Lodo (1349-1412) là một học giả nổi tiếng của phái Sakya và là một trong những vị thầy của Tôn Giả Je Tsongkhapa. Bình giảng của ngài về Suhrïllekha của Thánh Long Thọ, được hầu hết học giả Tây Tạng xem là một trong những bản uy tín nhất. Bình giảng của Đại Đức Lozang Jinpa, một vị tăng của phái Gelug ở Tu viện Tashi Lhunpo được sách này dựa vào rất nhiều. Thật ra, bình giảng của Lobsang Jinpa căn cứ trên bản của Jetsun Rendawa. Bình giảng thứ ba được dùng hầu hết để làm rõ nhiều điểm, được Đại Đức Rongton Sheja Kunrig (1367-1449), một học giả nổi tiếng của phái Sakya và là người sáng lập của Tu viện Nalanda ở Tây Tạng.

Những ghi chú giải thích dùng như bình giảng cho bản văn này không phải là những bản dịch trực tiếp của ba bình giảng bằng tiếng Tây Tạng nói ở trên, mà tổng hợp nội dung của chúng như đã được Đức Ngài Sakya Trizin giải thích. Những ghi chú này là từ một số thời giảng pháp và về sau được viết lại với mục đích làm rõ nội dung của những bài kệPhác họa trình bày nội dung bức thư là một bản dịch được dùng trong bình giảng của Jetsun Rendawa.

Bản văn Sanskrit của Suhrïllekha không dài. Tuy nhiên, có nhiều bản dịch Tây Tạng của nó đã được lần xuất bản, ba bản dịch ra tiếng Trung Hoa và bản dịch trước đây ra tiếng Anh. Bản dịch Tây Tạng được dùng ở đây được xuất bản bởi A. Sonam ở Varanasi, Ấn Độ, 1971. Bản in này được dịch sang tiếng Tây Tạng bởi Sư trưởng người Ấn Sarvajnadeva và dịch giả Tây Tạng Vande. dpal. brtsegs.

Lời cầu nguyện thành tâm của chúng tôi là tác phẩm này sẽ có công dụng đặt mọi người vào con đường của Pháp.

Tháng Chín, 1975
Dehra Dun, Ấn Độ 
Những người dịch







.

Tạo bài viết
30/06/2012(Xem: 80701)
02/10/2012(Xem: 50927)
09/10/2016(Xem: 11573)
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…
Nhà sư Ajahn Santamano, người đã tham gia các cuộc biểu tình ủng hộ người Palestine trên khắp Anh quốc trong năm qua, đang liên tục cư trú tại lều trại, nói chuyện với người qua đường và tổ chức các cuộc biểu tình để nhắc nhở mọi người về "sự thông đồng" của Hoa Kỳ và phương Tây trong cuộc diệt chủng dân Palestine. "Hoa Kỳ là thủ phạm chính gây ra cuộc diệt chủng này đang diễn ra ở Palestine", Thượng Tọa Santamano nói với Anadolu, trích dẫn việc Hoa Kỳ tiếp tục cung cấp vũ khí và tài trợ Israel. Thầy đặc biệt chỉ trích các vụ đánh bom bệnh viện và vụ thảm sát hàng loạt trẻ em.