Thư Viện Hoa Sen

Dựa vào tiêu chí nào để được xưng danh Trưởng lão?

19/07/20201:01 SA(Xem: 6387)
  • Tác giả :
Dựa vào tiêu chí nào để được xưng danh Trưởng lão?
DỰA VÀO TIÊU CHÍ NÀO
ĐỂ ĐƯỢC XƯNG DANH TRƯỞNG LÃO?


hoa sen 0135HỎI: Thời gian gần đây, cứ mỗi lần có vị Hòa thượng viên tịch thì các phương tiện truyền thông Phật giáo khi đưa tin thường dùng từ Trưởng lão. Vậy Trưởng lão nghĩa là gì? Và tiêu chí nào để được xưng danh Trưởng lão hay cứ giáo phẩm Hòa thượng là được gọi danh xưng trên?
(NGUYÊN MINH, tanhthuan19...@gmail.com)

ĐÁP: Bạn Nguyên Minh thân mến!

Theo Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, “Được tấn phong Hòa thượng những Thượng tọa từ 60 tuổi đời, 40 tuổi đạo trở lên, có đạo hạnh, có công đức với đạo pháp và dân tộc, do Ban Trị sự Tỉnh hội, Thành hội đề nghị lên Ban Thường trực Hội đồng Trị sự để xét duyệt, đệ trình Thường trực Hội đồng Chứng minh phê chuẩn, được Hội nghị T.Ư thông qua hay Đại hội Phật giáo toàn quốc tấn phong với một Nghị quyết và một Giáo chỉ do Đức Pháp chủ ban hành”.

Hòa thượng, theo Phật giáo Ấn Độ, là bậc tôn sư thân cận dìu dắt các Sa-di và Tỷ-kheo tu học, còn gọi là Thân giáo sư hoặc Lực sinh. Hòa thượng là thầy dạy các đệ tử biết trì giới, thực hành nghi lễ, đồng nghĩa với Luật sư hoặc Giới sư hiện nay. Về sau, tại một số nước Đông và Nam Á, Hòa thượng là vị Tăng trưởng thượng, đạo cao, đức trọng, cũng là vị Thiền sư.

Trưởng lão, tùy ngữ cảnh mà có khi Trưởng lão là bậc tu hành Giới-Định-Tuệ, có khi là bậc Thánh A-la-hán.

Kinh Tăng chi bộ (chương Hai pháp, phẩm IV - Tâm thăng bằng, HT.Thích Minh Châu dịch), có ghi lời Đức Phật dạy: “Vị Trưởng lão, này Bà-la-môn, 80 tuổi hay 90 tuổi, hay 100 tuổi đời, nếu vị ấy thọ hưởng các dục vọng, sống giữa các dục vọng, bị đốt cháy bởi lửa nhiệt não của dục vọng, bị nhai nghiến bởi các tầm tư dục vọng, cố gắng tìm cầu các dục vọng; người như vậy được gọi là kẻ ngu, không phải là bậc Trưởng lão. Dầu cho này Bà-la-môn, một người còn trẻ, một thanh niên trẻ trung với tóc đen nhánh, đầy đủ tuổi trẻ hiền thiện trong thời sơ khởi của tuổi đời, mà người ấy không hưởng thọ các dục vọng, không sống giữa các dục vọng, không bị đốt cháy bởi lửa nhiệt não của dục vọng, không bị nhai nghiến bởi các tầm tư dục vọng, không có cố gắng tìm cầu các dục vọng; người như vậy được gọi là bậc có trí, bậc Trưởng lão”.

Kinh Tăng chi bộ (chương Bốn pháp, phẩm III- Uruvelà, HT.Thích Minh Châu dịch), Đức Phật dạy về bốn pháp tác thành Trưởng lão: “Này các Tỷ-kheo, có bốn pháp tác thành Trưởng lão này. Thế nào là bốn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo có giới, sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Pàtimokkha, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong các lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và học tập trong các học pháp. Là vị nghe nhiều, thọ trì điều đã nghe, tích tụ điều đã nghe, những pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa có văn, đề cao Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh, các pháp như vậy, vị ấy nghe nhiều, thọ trì đọc tụng bằng lời, quán sát với ý, thể nhập với chánh kiến; đối với bốn thiền thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, có được không khó khăn, có được không mệt nhọc, có được không phí sức; do đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Này các Tỷ-kheo, bốn pháp này tác thành vị Trưởng lão.

Ai với tâm cống cao
Nói nhiều lời phù phiếm
Với tư duy không định
Như thú không ưa pháp
Xa địa vị Trưởng lão
Ác kiến, không kính trọng
Và ai đủ giới hạnh
Nghe nhiều trí biện tài
Sống chế ngự bậc trí
Đối với tất cả pháp
Vị ấy với trí tuệ
Quán thấy chơn ý nghĩa
Đạt cứu cánh các pháp
Không hoang vu, biện tài
Đoạn tận sanh và chết
Viên mãn hành Phạm hạnh
Vị ấy Ta gọi tên
Trưởng lão không lậu hoặc
Do đoạn trừ lậu hoặc
Được gọi là Trưởng lão”.

Nếu căn cứ vào các kinh văn trên thì có thể tạm kết, Trưởng lãoHòa thượng là hai danh xưng có chỗ tương đồng và dị biệt. Trưởng lão là bậc tu đạođắc đạo, không quan tâm đến tuổi tác hay hạ lạp. Hòa thượng là bậc niên cao, lạp trưởng, có đạo hạnh, có công đức tu tập và hoằng hóa. Như vậy, trên tinh thần phương tiện để tứ chúng sinh khởi tín tâm và xét ở góc độ tôn xưng, với trường hợp bạn hỏi, việc truy tán Trưởng lão đối với một vị Hòa thượng tân viên tịch là điều có thể chấp nhận được.

Chúc bạn tinh tấn!
Tổ Tư vấn Báo Giác Ngộ
(tuvangiacngo@yahoo.com)
 
Tạo bài viết
22/06/2019(Xem: 6136)
free website cloud based tv menu online azimenu
Sau những ngày Miến Điện nghỉ Tết, nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi do Sư Cô Tn Như Hiếu điều hành đã tiếp tục dấn thân cứu trợ. Hôm nay 22. April 2025 chúng con xin tiếp tục tường trình hình ảnh cứu trợ động đất Myanmar đợt 5. Cũng như 4 đợt cứu trợ vừa qua, lần này chúng con cũng kết hợp cùng với chư vị Bhante, chư Tăng Ni VN tại Myanmar (Nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi, Quỹ Phụng Sự Tâm An, Quỹ Từ Tâm, nhóm Sư Cô Thích nữ Như Hiếu- Suriyavati) Xin tường trình Lộ trình đi cứu trợ miền động đất Myanmar.
Kính gửi : Chư tôn Hòa thượng Trưởng lão,Chư Hòa thượng,Chư Thượng tọa, Đại đức Tăng ni,Quý Phật tử trong vả ngoài nước : THÔNG BẠCH ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2569 của HĐGPTƯ Chánh thư ký Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống,Tỳ kheo Thích Đức Thắng
Khởi sự với lòng từ mong muốn đem nguồn nước của đức “Đại Bi” khơi nguồn nơi khô cằn sỏi đá và thiếu nguồn nước vào mùa khô ở Đăk Nông, từ ngày 19 tháng Giêng năm Ất Tỵ (19/2/2025) chúng con đã đi tiền trạm, khảo sát các trường học/ khu dân cư cần giếng nước sạch ở Đăk Nông. Sau khi tiến hành khảo sát đợt 1 vào ngày 19/2/2025 và đợt 2 vào ngày 17/3/2025, chúng con đã chọn lọc trong số các trường đã khảo sát và quyết định tặng 18 giếng nước/công trình lọc nước phèn/máy phát điện cho 20 trường học thuộc tỉnh Đăk Nông (có 4 trường trong cùng khuôn viên đất ở 2 địa điểm sẽ sử dụng chung công trình được tặng).