Hanh Giáo Hạo Đại

09/08/20224:28 SA(Xem: 5081)
Hanh Giáo Hạo Đại
“HANH GIÁO HẠO ĐẠI”
Thich Thanh Thắng

truong han sieuThời Trần, Trương Hán Siêu luôn công khai chỉ trích những tệ đoan trong giới Phật giáo. Nhưng ông cũng chính là người viết văn bia chùa Khai Nghiêm.

Đọc lại văn bia chùa Khai Nghiêm mới thấy ông cân đối giữa cái nhìn giữa Nho và Phật. Quan niệm “cư Nho mộ Thích” hay “Nho Phật phân công” luôn bàng bạc trong ứng xử và trong văn hoá, văn học cổ trung đại. Trương Hán Siêu cũng không đặt mình ra ngoài quan niệm ấy.

Người viết văn bia và cả người đi nhờ cậy đều có những chỗ ứng xử hơn người, khác biệt nhưng vẫn tôn trọng nhau. Nếu không thì sao có một văn bia chùa Khai Nghiêm chứa đựng nhiều thông điệp như vậy.

Nhân độ lượng, thì xứ độ lượng, thời độ lượng. Tư tưởng vạn nhà như trăm hoa đua nở, nếu khéo nghe và khéo vận dụng thì mỗi tư tưởng đều có chỗ hữu dụng.

Xử thế như đại mộng, thì khen chê, lấy bỏ cũng không quá để người đời đi đến bước triệt tiêu nhau. Tôn giáo tư tưởng thúc ước, tri trì nhau để nó không đi quá đến mức phản nước hại dân, tạo ra cảnh đắm chìm cho chúng sinh, thiên hạ.
Nay hướng đi của Phật giáo lại nhuốm màu của cai trị thế tục, hành xử kiểu quyền hành, dọa nạt. Toàn bộ cơ chế hành chính chạy theo ngành dọc, tạo ra các nhóm lợi ích, đua chức, chạy quyền, nhìn chùa thấy lợi, lạm dụng chữ phước…

Thể chế toàn trị, Phật giáo cũng trở thành công cụ phục vụ thế quyền, xum xoe nịnh bợ, sắp đặt nhân sự nhằm tranh giành mối lợi, từ đó đánh mất đạo tình, rời xa nhân nghĩa… Kẻ này cậy thế làm được, kẻ kia bắt chước làm theo, đến nỗi tuổi tác đã cao cũng vẫn ham danh hám lợi.

Cho nên một biểu hiện nhỏ trong kiện cáo thế tục cũng là một phần kết quả không thể khác trong cái vòng xoáy danh lợi kia.

“Hộ quốc an dân” và “Hanh giáo hạo đại” như núi cao vực sâu vậy.

A Di Đà Phật
____________________

Văn bia chùa Khai Nghiêm:

“Tượng giáo đặt ra là để đạo Phật được dùng làm phương tiện tế độ chúng sinh; chính vì muốn khiến cho những kẻ ngu mà không giác ngộ, mê mà không tỉnh lấy đó làm nơi trở về với thiện nghiệp. Thế nhưng những kẻ giảo hoạt trong bọn sư sãi lại bỏ mất cái bản ý “khổ không” của đạo Phật mà chỉ chăm lo chiếm những nơi đất tốt cảnh đẹp, tự giát vàng nạm ngọc cho chỗ ở của chúng rực rỡ, tô điểm cho môn đồ của chúng lộng lẫy như voi rồng. Đương thời bọn có quyền thế, bọn ngoại đạo dua lại đua đòi hùa theo. Vì thế những nơi u nhã thanh kỳ trong nước, chùa chiền đã chiếm mất một nữa. Bọn áo thâm, áo vàng tụ tập ở đấy, không cày mà ăn, không dệt mà mặc; những người thất phu thất phụ thường bỏ cửa nhà, bỏ làng xóm lũ lượt quy theo.

Than ôi! Các bậc thánh hiền ngày càng xa cách, chính đạo ngày càng lu mờ; những kẻ làm thày, làm tướng đã không có bậc Chu, Thiệu để dẫn đầu việc giáo hoá, các xóm thôn châu huyện lại không có trường để dạy dỗ, nghĩa hiếu thảo hào thân, như thế thì người ta trách sao khỏi hoang mang, ngoảnh nhìn rồi bỏ đi theo đường khác. Đó cũng là thế tất nhiên. Chùa Khai Nghiêm ở xã Thứ Nhị, tổng Như Ngột, miền trên lộ Bắc Hà là ngôi chua do công chúa Nguyệt Sinh triều Lý xây dựng. Xung quanh: núi Tiên Sơn chầu phía Nam, sông Điềm Giang bao phía Bắc; cảnh đẹp cả một vùng thực đã quy tụ ở nơi đây. Nhưng tiếc thay vi mô xây dựng trước đã đổ nát chẳng còn được bao nhiêu. Lúc đó Chu Tuế làm chức Nội nhân hoả đầu dắt dẫn dân làng góp công xây dựng lại. Khởi công từ năm Quý Dậu niên hiệu Khai Hựu thứ năm, đến năm Ất Hợi niên hiệu Khai Hựu thứ bảy thì xong. Trong chùa điện Phật, phòng tăng đều theo kiểu cũ. Ngày làm lễ khánh thành, già trẻ trong cả một vùng đều chắp tay khen ngợi, tưởng như công chúa Nguyệt Sinh sống lại. Mùa đông năm Mậu Dần, Chu Tuế thân hành đến phủ Thiên Trường xin ta viết cho bài ký và nói: “Chùa này xưa vốn có chuông, nay mới thay bằng bia đá. Nếu không ghi lại sự tích, sợ sau này mai một mất dấu xưa”.

Ta nói: Chùa hỏng lại xây đã ngoài ý muốn của ta thì việc dựng bia khắc chữ có can hệ gì đến văn từ của ta? Vả lại ngày nay thánh triều muốn mở mang giáo hoá để sửa đổi phong tục đồi bại. Dị đoan đáng phải truất bỏ, chính đạo phải được phục hưng. Đã là kẻ sĩ đại phu, nếu không phải đạo Nghiêu Thuấn, không bày tỏ trước vua; không phải đạo Khổng Mạnh, không trước thuật thế mà ta lại dương dương tự đắc, bàn bạc dài dòng về đạo Phật, ta sẽ lừa dối ai? Tuy nhiên, Chu Tuế, đã từng làm trong Nội mật viện, thông thạo việc ty tào; đến lúc tuổi già khinh đường sĩ hoạn, ham việc bố thí, cố từ bổng lộc, tự xin về ẩn dật để được an nhàn, thì đó là việc ta muốn học mà chứa được. Cho nên đó cũng là việc đáng ghi chép vậy.

Ngày 15 tháng Hai năm Kỷ Mão, niên hiệu Khai Hựu thứ mười một (1339). Chính nghị đại phu, Hàn lâm học sĩ, Tri chế cáo kiêm Thiên tri nội mật viện sự Chưởng bảo tứ kim ngư đại nha thuỷ Trương Hán Siêu tự Thăng Phủ viết”.

Bài đọc thêm:
Trương Hán Siêu Với Phật Giáo Qua Bi Ký Chùa Khai Nghiêm, Bắc Ninh


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
26/06/2014(Xem: 23169)
13/01/2011(Xem: 72758)
24/07/2018(Xem: 7335)
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :
Hôm nay, 29-4 (21-3-Giáp Thìn), tại chùa Thiên Mụ (TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế), môn đồ đệ tử Đại lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu đã trang nghiêm tổ chức tưởng niệm 32 năm ngày ngài viên tịch. Đông đảo chư Tăng Ni, Phật tử đã đến tham dự, đảnh lễ tưởng niệm.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang ngày 26/4 khởi tố bị can và bắt tạm giam Facebooker Dương Hồng Hiếu, 46 tuổi, về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Khoản 2, Điều 331 của Bộ luật Hình sự vì chỉ trích một chức sắc cao cấp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.