Hỏi Và Đáp Về Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc 2008

08/05/201112:00 SA(Xem: 12116)
Hỏi Và Đáp Về Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc 2008
vesak_2008_banner_21
HỎI VÀ ĐÁP
VỀ ĐẠI LỄ VESAK LIÊN HIỆP QUỐC 2008


Hỏi: Xin cho biết ý nghĩa và nguồn gốc Đại Lễ Vesak Liên Hiệp quốc

Vesak - tên gọi tháng thứ 4 của năm theo lịch Ấn Độ, người Ấn Độtín ngưỡng Phật giáo xem tháng Vesak là tháng linh thiêng bởi vào ngày trăng tròn của tháng này đã diễn ra 3 sự kiện trùng lặp gắn liền với thân thế và sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh của đức Phật: Phật đản sinh, Phật thành Đạo và Phật Niết bàn. Đại lễ Vesak là đại lễ kỷ niệm ba lễ trọng đại này. Lễ diễn ra vào ngày trăng tròn tháng Vesak tương đương với ngày rằm tháng tư âm lịch hay ngày trăng tròn của tháng 5 dương lịch.

Từ xa xưa, Đại lễ Vesak, hay còn gọi là lễ Tam Hợp, đã được tổ chức tại các quốc gia Phật giáo theo truyền thống Nam truyền, bắt đầu từ Sri Lanka sau đó truyền sang Miến Điện, Thái Lan, Lào và Cao Miên. Trong khi đó, một số quốc gia theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền, như Trung Hoa, Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản, thường cử hành ba dịp trọng đại trên vào ba ngày khác nhau trong năm. Tuy nhiên, ngày rằm tháng tư âm lịch được xem như là ngày lễ Phật giáo trọng đại nhất, và đã được các truyền thống Phật giáo chấp nhận, trong kỳ Đại hội Phật giáo Thế giới lần thứ VI vào năm 1961. 

Ngoài ra, vào ngày 15 tháng 12 năm 1999, theo đề nghị của 34 nước, để tôn vinh giá trị đạo đức, văn hóa, và tư tưởng hòa bình bất bạo động của Đức Phật, Đại Hội đồng Liên Hợp quốc tại phiên hợp thứ 54, mục 174 của chương trình nghị sự đã chính thức công nhận Đại lễ Vesak là một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế của Liên Hợp quốc, những họat động kỷ niệm sẽ được diễn ra hàng năm tại trụ sở trung ương New York và các trung tâm của Liên Hiệp quốc trên toàn thế giới từ năm 2000 trở đi.

Năm 2001, Đại lễ Vesak được kỷ niệm lần đầu tiên tại trụ sở Liên Hợp quốc ở New York (Mỹ) với sự tham gia của đại biểu đến từ 34 nước. Kể từ đó đến nay Đại lễ Vesak đã được tổ chức nhiều năm liền ở ngoài trụ sở trung ương Liên Hiệp quốc. 

Trong 4 năm liên tiếp Đại lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc đều được tổ chức tại thủ đô Bangkok Thái Lan:

Năm 2004 (PL 2547) từ ngày 16 đến 20 tháng 7 năm 2004.
Năm 2005 (PL. 2548) từ ngày 18 đến 20 tháng 5 năm 2005.
Năm 2006 (PL. 2549) từ ngày 7 đến 10 tháng 5 năm 2006.
Năm 2007 (PL. 2550) từ ngày 26 đến 29 tháng 5 năm 2007.

Đại lễ Vesak Liên Hiệp quốc có nhiều nội dung, bên cạnh nội dung sinh hoạt tôn giáo, còn có hội thảo về các chủ đề Phật giáo đối với đời sống xã hội, triển lãm, biểu diễn văn hóa nghệ thuật dân gian của nước đăng cai; du lịch thăm quan thắng cảnh, thắng tích Phật giáo. Thời gian và địa điểm tổ chức Đại lễ Vesak do nước đăng cai quyết định.

Đại lễ Vesak Liên hiệp quốc lần thứ V sẽ được tổ chức tại Hà Nội (Việt Nam) từ ngày 13 đến ngày 17 tháng 5 năm 2008.

Hỏi: Có nguồn dư luận nói rằng việc tổ chức Đại Lễ Vesak Liên Hiệp Quốc là do chính phủ Việt Nam chủ xướng tổ chức để phô trương chính sách tự do tôn giáo của nhà cầm quyền Việt Nam, vậy xin cho biết có phải như vậy không?

Không phải như vậy. Chính Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã khởi xướng việc đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp quốc năm 2008 bằng thỉnh nguyện thư chính thức gởi đến Ban tổ chức quốc tế và chính phủ Hoàng gia Thái Lan để xin đăng cai tổ chức. Sau khi cứu xét đơn xin, Ban tổ chức quốc tế của Liên Hiệp quốc (UN-IOC: United Nations – International Organizing Committeee) và Chính phủ Hoàng gia Thái Lan đồng ý để Việt Nam đứng ra tổ chức với điều kiện là chính phủ nước chủ nhà phải gởi công hàm yêu cầu chính thức. Ngày 17-5-2007, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gởi công hàm số 241 yêu cầu được làm quốc gia đăng cai. 

Ngày 29-5-2007, trong lễ bế mạc Đại lễ Vesak Liên Hiệp quốc, Hòa thượng Dharmakosajarn đã căn cứ vào Hiến chương Đại lễ Vesak Liên Hiệp quốc để công bố trước hơn 500 đại biểu Phật giáo thuộc 62 quốc gia rằng Việt Nam sẽ là nước đăng cai Đại lễ Vesak Liên Hiệp quốc 2008, và Giáo sư Lê Mạnh Thát, Phó viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, sẽ làm chủ tịch Uỷ ban Tổ chức Quốc tế. Điều này đã được ghi nhận tại điều 2 của bản Tuyên bố Bangkok nhân Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hiệp Quốc 2007. Cũng vào lễ bế mạc nầy, Hòa thượng Thích Trí Tâm - Trưởng Ban Nghi lễ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chủ tịch IOC là Giáo sư Lê Mạnh Thát, đã cùng với Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan là ông Nguyễn Duy Hưng, chính thức tiếp nhận quyền tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp quốc năm 2008.

Hỏi: Như vậy việc tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp quốc năm 2008 là hoàn toàn do Gíao Hội Phật giáo Việt Nam tổ chức? 

Không phải, Giáo hội Phật giáo Việt Nam chỉ là một tổ chức tôn giáo trong một nước đa tôn giáo, nên không thể tự mình đứng ra đảm trách một lễ hội mang tính cách quốc gia và có quan hệ đến thế giới, trong đó có những thủ tục ngoại giao đối với các nước và vấn đề an sinh và an ninh cho các phái đoàn các nước đến tham dự

Việc tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp quốc 2008 do Ủy ban Tổ chức Quốc tế đảm trách và chính phủ nước đăng cai (kết hợp với Giáo hội địa phương dưới hình thức một Ban Điều phối Quốc gia) hỗ trợ kinh phí và phối hợp tổ chức nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của Đại lễ Vesak. Các thành viên trong Ủy ban Tổ chức Quốc tế bao gồm đại diện được bầu từ những người có tín ngưỡng Phật giáo ở một số nước trên thế giớiđạo Phật. Đứng đầu Ủy ban Tổ chức Quốc tế là một Chủ tịch, Chủ tịch vừa là thành viên của Ủy ban Tổ chức Quốc tế, vừa là công dân của nước đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak. Trụ sở Ủy ban Tổ chức Quốc tế đặt tại nước Chủ tịch cư trú. Vai trò chủ yếu của Ủy ban Tổ chức Quốc tế là chuẩn bị nội dung chương trình, và đưa ra những vấn đềliên quan tới Đại lễ Vesak, bầu cử thành viên Ủy ban và lựa chọn nước đăng cai tiếp theo.

Khác với Thái Lan, một quốc gia thuần nhất về tôn giáo, nên việc tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp quốc được chính phủ Hoàng gia toàn quyền giao cho trường Đại học Phật giáo Mahachulalongkom đảm nhiệm, còn ở Việt Nam, một nước đa tôn giáo, nên yếu tố đoàn kết tôn giáo và hài hoà tổ chức cần phải được bảo đảm, dù là một lễ hội của Liên Hiệp quốc. Vì thế, một Uỷ ban cấp quốc gia được thiết lập gọi là “Ban Điều phối Quốc gia tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc năm 2008” gồm đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam, một số tổ chức xã hội, vài cơ quan của nhà nước, và một số thành viên (IOC) người Việt Nam, để điều hòa và phối hợp công việc, nhằm đảm bảo cho Đại lễ Vesak Liên Hiệp quốc năm 2008 thành công tốt đẹp

Hỏi: Cho biết tên gọi chính thức của Đại lễ nầy

Tên gọi chính thức bằng tiếng Anh là United Nations Day of Vesak. Tuy nhiên khi sử dụng tiếng Việt, các tên gọi sau đây đều được chấp nhận:
- Đại lễ Phật đãn Liên Hợp quốc (tên chính thức tại VN)
- Ngày Phật đãn Liên Hiệp quốc
- Đại lễ / Ngày Vesak Liên Hiệp quốc
- Đại lễ / Ngày Tam hợp Liên Hiệp quốc

Hỏi: Cho biết thời gian và địa điểm tổ chức

Theo dự kiến, thời gian diễn ra các hoạt động chính trong khuôn khổ Đại lễ Vesak Liên Hiệp quốc là bốn ngày, từ ngày 14 đến ngày 17 tháng 5 năm 2008. Thời gian này gần kề ngày lễ Phật đản chính thức của Việt Nam (rằm tháng Tư năm Mậu Tí, tức là ngày 19 tháng 5 năm 2008) và không làm ảnh hưởng tới lễ Phật đản theo truyền thống sẽ được tổ chức ở các tỉnh thành của Việt Nam

Đại lễ được khai mạc và bế mạc tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội, các hoạt động văn hoá, triển lãm được tổ chức tại Cung Văn hóa Hữu nghị và Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình. Ngoài ra, còn có các hoạt động văn hóa Phật giáo bên lề như tham quan thắng cảnh, chiêm bái thắng tích Phật giáo tại Yên Tử, Hạ Long (Quảng Ninh), Tràng An, Bái Đính (Ninh Bình).

Hỏi: Có dư luận cho rằng chính quyền Việt Nam khi chọn thời điểm tổ chức Đại lễ Vesak của Liên Hiệp Quốc đúng vào dịp lễ sinh nhật 19-5-2008 của người sáng lập chế độ. Có đúng như vậy không? 

Trước hết, IOC của Liên Hiệp quốc phối hợp với Giáo hội PGVN để chọn ngày chứ không phải chính quyền Việt Nam lấy quyết định. Ngoài ra, như mọi người đều biết, ngày Đại lễ Vesak được Đại Hội đồng Liên Hiệp quốc công nhận là ngày lễ chính thức tại phiên hợp khoáng đại lần thứ 54. Lễ này luôn luôn rơi vào ngày 15 tháng 4 âm lịch, tương đương với ngày trăng tròn của tháng năm dương lịch. 

Vì hai hệ thống lịch khác nhau nên ngày trăng tròn của tháng 5 dương lịch không nhất thiết phải luôn luôn là cùng một ngày cho mọi năm. Thật vậy: 
(1) Đại lễ Vesak lần thứ II được tổ chức từ ngày 18 đến ngày 21 tháng 5 năm 2005 tại Thái Lan. Ngày lễ Vesak chính (rằm tháng Tư âm lịch) là ngày 22-5-2005
(2) Đại lễ Vesak lần thứ III được tổ chức từ ngày 7 đến ngày 10 tháng 5 năm 2006 tại Thái Lan. Ngày lễ Vesak chính (rằm tháng Tư âm lịch) là ngày 12-5-2006. 
(3) Đại lễ Vesak lần thứ IV được tổ chức từ ngày 26 đến ngày 29 tháng 5 năm 2007 tại Thái Lan. Ngày lễ Vesak chính (rằm tháng Tư âm lịch) là ngày 31-5-2007
(4) Đại lễ Vesak lần thứ V nầy được tổ chức từ ngày 14 đến 17 tháng 5 năm 2008 tại Việt Nam. Ngày lễ Vesak chính (rằm tháng Tư âm lịch) là ngày 19-5-2008.
Trong bốn năm, ta có bốn ngày trăng tròn khác nhau trong tháng năm dương lịch. Như vậy, ngày 19-5 năm nay, nếu có trùng hợp với bất kỳ một ngày kỹ niệm nào thì đó chỉ là sự tương ứng giữa hai hệ thống lịch, hoàn toàn ngoài ý muốn của Liên Hiệp quốc. Ngoài ra, vì ngày 19 tháng 5 năm 2008 này rơi đúng vào Rằm tháng Tư âm lịch, nên cũng là ngày mà toàn thể Phật tử Việt Nam cả ở trong lẫn ngoài nước, sẽ cùng với hàng trăm triệu Phật tử trong truyền thống Bắc truyền trên thế giới, tổ chức mừng Phật đản (chứ không phải mừng Tam Hợp).

Hỏi: Cũng có dư luận cho rằng chính quyền đã ưu ái dành Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia Mỹ Đình ở Hà nội để tổ chức đại lễ Vesak 2008, nơi mà cuối tháng 11.2006 Hội nghị Cấp cao APEC đã diễn ra là có ý muốn mua lòng các tu sĩ và các cư sĩ Phật giáo trong nước.

Thật ra, Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình không chỉ là nơi diễn ra các buổi lễ lớn có tính cách quốc tế như hội nghị APEC mà còn là nơi tổ chức các buổi lễ đại chúng, các buổi liên hoan văn nghệ như đã từng tổ chức các đại hội cho thanh thiếu niên toàn quốc, hội phụ nữ toàn quốc, chương trình nhạc Duyên Dáng Việt Nam, và ngay cả chương trình văn nghệ của ca sĩ Tuấn Ngọc, rồi Khánh Hà..v.v..cũng được tổ chức tại nơi đây. Đối với việc tổ chức Đại lễ Phật Đản Vesak Liên Hiệp quốc 2008, địa điểm nầy được chọn vì sức chứa lượng người tham dự và vì các tiện nghi tổ chức chứ cũng không có gì đặc biệt

Hỏi: Những người Phật tử hải ngoại có thể về tham dự được không?

Liên Hiệp Quốc đã công nhận Đại lễ Phật Đản Vesak là ngày lễ chung của cộng đồng nhân loại vì những cống hiến lớn lao của đạo Phật cho hòa bình và sự thăng hoa những giá trị tinh thần của nhân loại, và Đại Lễ Phật Đản Vesak 2008 là do Uỷ ban Quốc tế tổ chức, nên không ai có quyền cản trở chúng ta về tham dự. Người Việt Nam dù ở trong nước hay ở nước ngoài đều có thể về tham dựChúng ta hãy cùng nhau trở về dự ngày hội lớn của dân tộc, của Phật giáo và của thế giới. Hãy cùng nhau tâm nguyện làm sao để tinh thần ngày Phật đản Vesak năm nay thật sự mang đến hòa bình, phát triển và hạnh phúc an lạc cho dân tộc Việt Nam và cho toàn thể nhân loại.

Hỏi: Nếu muốn tham dự, chúng tôi ghi danh (đăng ký) ở đâu?

Hiện ban tổ chức IOC đã nhận ghi danh online qua mạng. Quý bạn có thể truy cập vào trang web site http://www.vesakday2008.com/Vietnamese/tintuc/index.php?menu=dangky để tự ghi danh. Ngoài ra, quý bạn cũng có thể ghi danh nơi các phái đoàn Phật giáo tại địa phương cư trú. Riêng tại Nam California Hoa Kỳ, bạn có thể ghi danh tại văn phòng lữ hành California Vacations 9550 Bolsa Ave. # 224 Westminster, CA 92683 Tel.: (714) 775-3455

dlpdlhq2008-01-01-34

Hỏi: Theo dự kiến của ban tổ chức, chương trình Đại Lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc bắt đầu từ Thứ Ba ngày 13-5-2008 đến Thứ Bảy 17-5-2008, trong đó có ba ngày chính 14, 15 và 16. Vậy tôi có thể vắng mặt một hay nhiều ngày của Đại lễ, hay không đi du lịch văn hoá ngày 17 được không?

Bạn có toàn quyền quyết định, ban tổ chức IOC không bắt buộc bạn phải tham dự tất cả các mục của chương trình đã qui định. 

(Chuyển từ website TVHS cũ)

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/04/2014(Xem: 17684)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.