Chú tiểu Pháp Đăng đi tìm lý tưởng

20/06/20184:00 SA(Xem: 9087)
Chú tiểu Pháp Đăng đi tìm lý tưởng

CHÚ TIỂU PHÁP ĐĂNG
Đi Tìm Lý Tưởng
Giác Minh Luật
Nhà xuất bản Hồng Đức

 

Chu Tieu Phap DangMục lục

Một câu chuyện “thiên thần quét lá” nhẹ nhàng
Lời tác giả
CHƯƠNG I:
Một thời
Tìm mẹ
Bức thư “tế nhị” đầu đời
“Phiên tòa” đột xuất
Đứa con không thừa nhận
Bức thư hồi âm “tế nhị”
CHƯƠNG II:
Bắt đầu
Trận chiến mới bắt đầu
Sự ra đi của sư huynh Pháp Tất
Kế hoạch “ngầm”
Sài Gòn hoa lệ
Đi đâu - Về đâu
CHƯƠNG III:
Đứng lên
Chênh vênh
Đây là đâu?
Hướng đi
Thay đổi số phận
Trở về
Thượng tọa Pháp Đăng


Một câu chuyện “thiên thần quét lá” nhẹ nhàng

 

Quý bạn đọc đang cầm trên tay quyển sách nhỏ với những mẩu chuyện trải dài gần 130 trang được tác giả chia ra thành những chương ngắn: vừa dễ đọc, vừa có thể giúp độc giả hình dung câu chuyện sắp được đọc thông qua giọng kể nhẹ nhàng, chân thật.

Có lẽ vì tác giả đã trải qua quá trình “quét lá” nơi cửa thiền ở nhiều tự viện với những nhân-duyên riêng, được sống cùng nhiều chú tiểu khác nên đã góp nhặt được những câu chuyện gọi là truyện nhưng thực chất là đời thật. Chỉ cần ngồi chép ra như một cách kể lại một phần đời mình trong quãng thời gian thực tập làm một bậc xuất sĩ với hình tướng “khu ô Sa-di”.

cửa thiền hay nơi thế tục của cõi Ta-bà cũng đều có những điều thử thách, người tu thì càng cần có thử thách để rèn giũa nội tâm mình. Người còn tiếp tục khoác huỳnh y để đi tiếp hành trình chuyển hóa nội tâm (tự độ) và giúp người cùng chuyển hóa (độ tha) là cả một sự nỗ lực, vừa trên phương diện tu lẫn học.

Tác giả hiện là một tu sĩ trẻ, đang tu học tại một môi trường quốc tế, nơi ngôi trường đào tạo Phật học danh tiếng của Thái Lan. Bước vào thế giới rộng lớn hơn, được tiếp xúc với nhiều tu sĩ ở các nước, thông qua chuyện tiểu Pháp Đăng - nhà sư trẻ trăn trở về giá trị của việc học Phật cũng như công tác giáo dục Phật giáo để các chú tiểutư lương vào đạo cũng như hành đạo sau này.

Phật tử, hẳn ai cũng nhớ “Tứ bất khả khinh” (bốn điều không nên khinh thường) mà Đức Phật đã dạy cho vua Ba-tư-nặc trong lần đầu tiên khi vua yết kiến Ngài. Bốn điều không nên xem thường ấy là: một vị vương tử bé, một con rắn con, một đốm lửa nhỏ và một vị tu sĩ nhỏ tuổi.

Theo đó, vị vương tử tuy còn bé nhưng cũng có vương tính của một vị vua. Một con rắn độc tuy nhỏ bằng chiếc đũa, nhưng nó có thể cắn chết người trong chốc lát. Một đốm lửa nhỏ có thể làm thiêu rụi cả một khu rừng hay một thành phố lớn.

Không nên xem thường vị tu sĩ nhỏ tuổi vì tuy tuổi còn nhỏ nhưng hạt giống Phật đã được nảy mầm, vị ấy sẽ là một vị Phật trong tương lai. Và không bao lâu nữa trong đời hiện tại, vị tu sĩ trẻ đó sẽ là tấm gương sáng về đức hạnh, là người mô phạm, là vị thầy có trí đức vẹn toàn đáng để cho mọi người nương theo tu học. Chính vì thế mà chúng ta không được phép khinh thường.

Mong rằng, khi đọc tác phẩm mới này của tác giả - sư Giác Minh Luật - bạn đọc biết thêm về những niềm vui, nỗi buồn (đương nhiên) của những chú tiểu học tu ở chùa cùng gửi gắm của người dẫn chuyện. Đồng thời cũng là nhớ, chú tiểu Pháp Đăng nếu nỗ lực tu học đúng đắn, không bao lâu nữa trong đời hiện tại sẽ là tấm gương sáng về đức hạnh, là người mô phạm, là vị thầy có trí đức vẹn toàn...

LƯU ĐÌNH LONG

(Biên tập viên Báo Giác Ngộ)


Lời tác giả

Quyển sách cuộc đời của chú tiểu Pháp Đăng, thay cho lời tâm sự, đồng cảm và sự sẻ chia của tôi muốn gởi đến những “thiên thần ba chóp” đang sống trong chốn già lam với những trải nghiệm đời thường thật thơ ngây, cho đến những ý nghĩ bồng bột nhưng mạnh mẽ, rồi lại lặng thầm ngồi khóc sau những thời kinh cho những suy nghĩ thầm kín lẫn ước mong xa vời về tương lai của chính cuộc đời mình. 

Chú tiểu Pháp Đăng - hình ảnh của một chú tiểu Tăng “khác lạ” nhưng đầy chân thật, mang niềm tinnghị lực phi thường với mong muốn vươn lên thay đổi số phận đời mình trong cuộc đấu tranh tư tưởng ở tuổi mới lớn, giữa đúng - sai, được - mất mà đã đánh đổi bằng nước mắt và đau thương cho cuộc hành trình khám phá bản thân và vượt ra mọi lề lối của xã hội.

Điều mà tôi mong muốn nhất ở tác phẩm này khi những ai đã có duyên được cầm trên tay, xin hãy cùng tôi là cánh tay nối dài để mang đến tận nơi trao cho những chú tiểu đang sống ở chùa như một món quà tinh thần để hình ảnh của chú tiểu Pháp Đăng (nhân vật trong câu chuyện) được làm người bạn tri kỷ, đồng cảm cho những lúc cô đơn và nỗi niềm thầm kín của các chú.

thông điệp quan trọng mà tôi muốn nhắn gởi cuối cùng ở quyển sách này là vai trò quan trọng trong việc giáo dục Phật giáo để các chú tiểu được đến trường, được đi học và được trở thành những vị thầy tiếp nối và hoằng truyền Phật phápmai sau.

“Vượt thoát bóng đêm thì bình minh tự nhiên xuất hiện”.

GIÁC MINH LUẬT
Thư Viện Hoa Sen

pdf_download_2
Chú Tiểu Pháp Đăng (mới)


Xem thêm cùng tác giả:
Nếu Trở Thành Tu Sĩ Của Nhà Sư Trẻ Giác Minh Luật
Khổ răng mà khổ rứa



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 20425)
12/10/2016(Xem: 18436)
26/01/2020(Xem: 10999)
12/04/2018(Xem: 19188)
06/01/2020(Xem: 10033)
24/08/2018(Xem: 8655)
12/01/2023(Xem: 3030)
28/09/2016(Xem: 24369)
27/01/2015(Xem: 24772)
11/04/2023(Xem: 2285)
Là một Phật tử dù đức tin có vững vàng đến đâu mà những hình ảnh, tin tức xấu xí về Phật giáo hàng ngày cứ đập vào mắt mình như thế, tôi cảm thấy rất đau lòng!
Những ngày gần đây lan truyền trên mạng xã hội hình ảnh một vị sư đầu trần chân đất đi bộ từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam. Xem qua nhiều clip và đọc một số bình luận thấy có người khen kẻ chê, người tán dương, kẻ dè bỉu.. Nhưng nói chung tôi thấy Thầy được cung kính nhiều hơn. Xin có những thiển ý như sau qua hiện tượng này.
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :