- Nhà có ba bà chị
- Mùi - được làm sư cô rồi!
- Câu chuyện hoàn tục của chú Hồng
- Chắc con chết quá
- Tụi bạn thân của chú Huệ Hiếu
- “Trong nhờ - đục chịu”
- Câu chuyện xuất gia lại của thầy Pháp Niệm
- Con bé Điệu ở chùa
- Tý - đợi mẹ về nha con
- Gửi em - người tu sĩ trẻ
- Ai làm gì làm - kệ đi!
- Gửi em - người sầu khổ
- Cho con đi tu - mẹ nhé!
- Xin mẹ đi tu - không nói nên lời!
- Câu chuyện thiền có thật
- Mẹ! đi tu vui lắm
- Ông sư kìa!
- Sư mà cũng...
- Nhà có ba ông anh
- Gửi em - người cô đơn nhất
- Giọt nước mắt của cụ
- Khổ gì mà khổ hoài
- Biết đâu - đừng lo
- Em ơi! đừng khóc nữa
- Câu chuyện đời - về cậu bạn thân
- Nếu tôi là họ?
- Nhà sư thương mẹ
- Bài học từ vị thiền sư
- Ba vị thầy - tôi gặp
- Thúi - còn nặng lòng với hai chữ quê hương
- Có một sự cúng dường thật dễ thương
- Hãy đi tu khi còn trẻ...
“Khổ răng mà khổ rứa” như một lời than vãn, một lời trách móc “thật dễ thương” cho phận đời mình ở những lúc gập ghềnh chìm nổi trong muôn trùng khó khăn và bế tắc giữa kiếp sống nhân sinh.
Nhưng qua ngòi bút của sư Giác Minh Luật, những “nỗi khổ niềm đau” của con người dường như đã được hiển bày một cách nhẹ nhàng và có phần trào lộng bởi một tâm hồn trẻ trung của một cậu thanh niên thuộc thế hệ 9x.
Mỗi câu chuyện là một mảng màu, một góc nhìn cuộc sống với con mắt đầy nhân văn, đầy lòng từ bi và trắc ẩn của một vị sư trẻ để từ đó những câu chuyện đời thường ấy dẫu không vui nhưng vẫn luôn mang màu sắc của một tâm hồn lạc quan, gợi cho chúng ta nhiều suy ngẫm và cách nhìn khác đi về mọi vấn đề.
Gấp trang sách cuối cùng lại, “Khổ răng mà khổ rứa” đã giúp cho tôi phải thốt lên tự đáy lòng mình với nụ cười an nhiên rằng:
- Ừ thì! Khổ thì cũng đã khổ rồi, dù có đi đâu về đâu thì cũng phải khổ mà thôi. Nên bây giờ hãy tập sống với nó, đón nhận nó và chuyển hóa nó cho thật nhẹ nhàng với cái nhìn tích cực hơn thôi.
Đọc “Khổ răng mà khổ rứa”, để chúng ta chợt nhìn lại, chợt hiểu hơn mà càng thương, càng quý hơn lý tưởng cao đẹp mà sư đang cố gắng nỗ lực từng ngày, từng giờ để bước đi vào đời bằng chính đôi chân và hạnh nguyện.
Hãy cùng tôi mở ra từng trang sách thật chậm để đón nhận từng câu chuyện thật nhẹ và thật trân trọng như thể là đang cùng ngồi nghe sư kể chuyện, sư tâm sự và thủ thỉ. Tin rằng các bạn sẽ tìm được những niềm vui, những nụ cười và lẫn đâu đó là hình ảnh của mình trong từng trang sách vậy.
Nghệ sĩ ĐẠI NGHĨA
Đôi dòng...
Là người xuất gia, tôi nhận thấy mình như là nơi để những ai đang có những nỗi niềm sầu muộn, khó khăn và bế tắc có thể dễ dàng tìm đến để mở lòng và sẻ chia.
Từ đó, đã giúp cho tôi nhận ra thêm nhiều điều hơn về cuộc sống, về con người và về cả những góc khuất của cuộc đời vốn được dựng xây từ chất liệu của nước mắt và đau thương.
Nhưng cũng chính từ đó, tôi đã bắt gặp được những con người thật hạnh phúc, những tâm hồn thật cao đẹp và những ước mơ thật hồn nhiên vẫn còn đang cháy bỏng trong chính con người của họ.
Để rồi, tôi lại tiếp tục nhận ra cuộc sống này như một bức tranh lòe loẹt với những gam màu sáng tối đang được hòa lẫn vào nhau thành một thứ hỗn độn để thách thức những ai phải ngồi lại chiêm nghiệm và thưởng thức nó một cách sâu sắc cũng như lặng yên để tìm ra cái tạm gọi là nghệ thuật của riêng mình.
Từ đó, tôi tạm viết ra những gì mình suy nghĩ, mình đúc kết từ những câu chuyện đời có thật, những mảnh ghép còn dở dang hay những lời hẹn thề đã không bao giờ trở thành hiện thực.
Quyển sách “Khổ răng mà khổ rứa” mà bạn đang cầm trên tay cũng sẽ là những lời tâm sự rất chân tình và mộc mạc của riêng tôi và của tất cả những ai đang cùng hóa thân trong từng nhân vật - để ngồi lại, mở lòng và lắng nghe trong sự thích thú và dung thông.
Yêu quá đi cuộc đời này chứ sao cứ mãi “Khổ răng mà khổ rứa”?
GIÁC MINH LUẬT- Từ khóa :
- Khổ răng mà khổ rứa