TẠI TÂM
Đồng Thiện
Năm ấy quốc gia mở cuộc hội thảo lớn về Phật giáo. Tăng, tục bốn phương kéo về phó hội đông lắm; từ những nước có truyền thống Phật giáo lâu đời cho đến những vùng đất mới vừa tiếp cận với đạo Phật; có cả những vị giáo sĩ các tôn giáo khác nhưng yêu mến đạo Phật cũng đăng ký tham gia
Ngày khai mạc mọi người tay bắt mặt mừng, noí cười hoan hỷ vô cùng, tinh thần huynh đệ, tình pháp lữ, nghĩa tương thân… như chưa bao giờ được biểu lộ như ngaỳ hôm nay. Sau khi đã yên ổn vị trí vị chủ tọa đọc lời khai mạc. Ông nhấn mạnh:
- … Chú ng tôi hết sức hoan hỷ được đón tiếp quý vị. Chúng tôi mong mỏi quý vị hãy cùng nhau trao đổi, kiến giải những vấn đề về kinh điển, truyền thống pháp môn… Không có gì ngăn ngaị cả. Chúng ta lấy lục hoà làm nền tảng, lấy khoan dung, từ bi và trí tuệ để thảo luận cũng như học hoỉ những khác biệt của nhau…
Sau phút khai mạc, các đaị biểu lập tức làm việc ngay, rất nhiều tham luận được đọc, nhiều công trình nghiên cứu của các học giả ngoài đời cũng được thảo luận sôi nổi. Một vị tỳ kheo theo Nam truyền phát biểu:
-Theo chúng tôi thì các tông phái Phật giáo Nam truyền tương đối thuần khiết nhất, ít pha tạp nhất; các kinh điển, phương pháp hành trì… đều giữ tương đối giống như hồi Thế Tôn còn taị thế.
Noí xong ông còn dẫn những kinh Pháp Cú, A Hàm… làm dẫn chứng. Tiếp đến ông noí về Phật giáo phát triển Bắc truyền :
- Có những điểm rất hay như: rất quan tâm đến cư sĩ taị gia, hệ thống kinh điển phong phú, đồ sộ; nhiều pháp môn mới phù hợp nhiều căn cơ…nhưng đã pha trộn nhiều yếu tố Tàu, nhiều sai lệch, thêm bớt kinh điển rất trầm trọng. Nhiều yếu tố và kinh văn không hề có trong suốt mấy mươi năm hoằng pháp của Thế Tôn.
Tiếng vỗ tay vang dội cả hội trường, vị chủ tọa cảm ơn ông xong rồi mời các đaị biểu thảo luận. Một vị sư trung niên đứng lên xin phản biện
- Chúng tôi rất cảm kích ý kiến của quí ngài. Chúng tôi cũng đồng ý rằng hơn hai mươi lăm thế kỷ truyền thừa không thê nào tránh khoỉ có sai lệc, thêm bớt; chẳng hạn như tích Mục Liên với bánh bao- thịt chó hay một số kinh điển lồng vào yếu tố bùa chú, treo phan tục mạng, đố đèn diên thọ… Rõ ràng là sản phẩm Tàu. Nhưng qúi vị hãy xem xét sâu xa hơn đi, từ những bản kinh văn truyền miệng ngắn cho đến những bộ kinh đồ sộ mấy trăm quyển đó là công sức trí tuệ của chư Phật, chư tổ dày công khai phá truyền thưà, há chẳng phải làm cho đạo Phật thăng hoa, phát triển sao? Phật giáo vốn cótính khế cơ khế lý, truyền đến đâu thì hhoà với bản sắc văn hoá của địa phương ấy. Bởi vậy mới có những truyền thống Phật giáo khác nhau trên thế gian này. Phật giáo chgỉ con đường cho chúng ta đi chứ không hề buộc chúng ta phải đi, tính khế cơ là tuỳ thuộc vào từng cá nhân, từng bộ phận dân cư hay sắc tộc mà có phương pháp hành trì tương ưng nhưng tất cả vẫn phải y theo cái cốt lõi căn bản Bát Chánh Đạo mà đi! Phật giáo từ thuở ban sơ cho đến tận hôm nay mang nhiều màu sắc, phong vị khác nhau nhưng đều có chung một vị là giaỉ thoát. Căn cơ chúng sai thiên sai vạn biệt nên pháp môn phải tuỳ căn cơ mà giáo hoá. Có người thì không ham cao chỉ mong làm người thì có Ngũ Giới làm Nhân Thừa. Kẻ khác muốn thăng lên thì tu Thập Thiện nhận lấy Thiên Thừa. kẻ khác nữa thì tu Tứ Diệu Đế nương vào Thanh Văn Thừa. Người thì thích Thập Nhị nhân Duyên lấy đó làm Duyên Giác Thừa. Bậc cao hơn nữa tu Lục Độ nhập vào Bồ Tát Thừa. Kẻ tuyệt đỉnh thì đến Phật Thừa! dù là thừa nào đi nữa rồi cũng dẫn đến đích cuối cùng là giaỉ thoát; sở dĩ có sự khác biệt ấy là phương tiện của Thế Tôn khi hoằng pháp. Ý chúng tôi muốn noí ở đây dù thưa nào đi nữa, dù truyền thống nào đi nữa tất cả chúng ta đều là con Thích tử. Chúng ta tôn trọng sự khác biệt của nhau và học học hoỉ lẫn nhau, cùng nhau tu và duy trì mạng mạch Phật Pháp, truyền thừa Phật Pháp ở thế gian này!
Vị sư dứt lời thì tiếng pháo tay vang dội từng hồi, các đaị biểu đồng đứng dậy rất hoan hỷ với bài phát biểu của sư. Kế đến có một vị cư sĩ sơ cơ được mời nêu thắc mắc, ông ta bảo:
- Chúng con nhiều khi hoang mang, mơ hồ lắm! nhiều khi cảm thấy có sự mâu thuẫn trong Phật Pháp.; nhiều khi cái sau phủ định cái trước. Chúng con kính mong quý thầy, quý học giả giảng giải thêm cho.
Vị chủ tọa mời một vị sư giải đáp khúc mắc cho ông ta. Vị sư phát biểu:
- Chúng tôi cảm ơn câu hỏi thú vị và rất thực tế của cư sĩ, sở dĩ như vậy bởi sự phát triển đi lên của Phật giáo. Ban đầu chỉ là những bài kinh truyền khẩu ngắn, dần dần kết tập thành những hệ kinhPa-li, Sancrist… Rồi phát triển cao độ là những bộ kinh Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Bát Nhã… Cũng giống như chúng ta bắt đầu từ tiểu học rồi trung học, đaị học… Khi đạt được tầng cao hơn thì tầng thấp phải xả. Kinh có câu: “ Pháp thượng ưng xả hà huống phi pháp” nghĩa là dù pháp tối cao nhưng khi đã đến tầng cao hơn thì xả chứ giữ làm gì? Khi mình qua sông rồi thì bè cũng bỏ laị, không lẽ vác bè trên vai mãi sao? Then chốt là ở chỗ naỳ, xả không có nghĩa là phế bỏ mà là học pháp khác phù hợp với tầng phát triển cao hơn. Tỉ như ông học xong lớp một thì phải học kiến thức lớp hai chứ không lẽ cứ ôm mãi kiến thức lớp một; xả là như vậy đó!
Lời giải đáp hoàn toàn khiến cử tọa tâm phục khẩu phục. Nhiều đaị biểu rất cảm động họ bảo nhau: chưa bao giờ mà hội thảo hay và cởi mở như hôm nay. Sau mỗi lần phát biểu hay phản biện xong tiếng vỗ tay như sấm dậy trong hội trường. Có một vị giáo sĩ của tôn giáo khác đến tham dự. Ông ta rất mến mộ đaọ Phật, theo ông ta thì đaọ Phật rất hiền hoà, từ bi và còn nhiều điểm khác nữa. Ông ta cũng muốn nhân cuộc hội thảo này để học hỏi thêm về Phật giáo. Vào ngày cuối của cuộc hội thảo, vị chủ tọa có nhã ý mời ông phát biểu. Ông nhận lời:
- Tôi rất hân hạnh được tham gia cuộc hội thảo này. Tôi cũng có vài ý kiến không thông, mong quý vị lượng thứ nếu có gì sai sót hay va chạm. Dĩ nhiên làđức tin của chúng tôi khcá với các vị. bản thân tôi thì rất mến mộ Phật giáo, rất từ bi, khoan dung và yêu chuộng hoà bình. Tôi cũng đọc nhiều tài liệu về đaọ Phật. Tôi thấy đạo Phật của qúy vị vừa như là một hệ thống triết học, một lối sống, một thứ mỹ học, một tôn giáo…tất cả như hoà trộn , quyện lẫn nhau rất khó mà định nghĩa hay chia chẻ. Đaọ Phật qúy vị vừa như một tôn giáo vô thần. Điều này khác với niềm tin của tôi là: Thượng đế sáng tạo ra thế giới và vạn vật muôn loài. Thượng đế là chủ tể cuả người , thiên niên và tất cả các loài khác! Chúng tôi không hiểu làm sao mà qúy vị cứ cho là tâm tạo tác, tâm chủ tể… Điều naỳ rất mơ hồ và khó hiểu. Mong quý vị giải thích cho.
Ông ta noí xong đích thân vị chủ tọa thay mặt mọi người cảm ơn ông ta rồi mỉn cười từ bi nhìn ông ta từ tốn:
- Thưa ngài, nếu có người nào đó làm cho ngài vừa ý, vui lòng. Ngài noí: “Thật mát cả tâm can”. Nhưng vào một lúc khác có ai đó là cho ngài giận. Ngài laị bảo: “ Thật bầm gan tím ruột “, vậy chứ “ ai” ở đây chui vào tâm ngài làm cho ngài giận hay vui?
Vị giáo sĩ hoàn toàn sững sơ, không noí được một lời nào. Vị chủ tọa bồi tiếp:
- Thưa ngài, ban đêm ngài nằm mộng , một tấc lưng ngài cũng không rời khỏi cái giường nhưng trong mộng nài chu du khắp thế gian, thậm chí lên cả trăng sao, ngước về quá khứ, tới cả tương lai; bao nhiêu chuyện buồn, vui đều có cả… Vậy “ai” ở đây tạo tác ra chuyện này? kinh điển chúng tôi có câu: “ thập phương tam thế bất ly đương xứ, cổ kim đông tây bất ly đương niệm” . Nghĩa là mười phương, xưa nay… đều từ một niệm tâm này mà ra cả! Chúng tôi rất quí và trân trọng đức tin của ngài. Chúng tôi chỉ mong chúng ta trao đổi và học hoỉ nhau để cùng hành họat đem laị chơn- thiện- mỹ cho con người cho thế gian này!
Vị giào sĩ ngoaị đạo kia mặc dù vẫn giữ đức tin của mình nhưng ông hoàn toàn tâm phục lời giải đáp của vị chủ tọa . Ông ta chắp tay theo lối nhà Phật noí:
- Xin đa tạ ngài chủ tọa, xin đa tạ qúy vị trong cuộc hội thảo này. Tôi rất cảm phục và mến mộ Phật giáo. Tôi sẽ học hoỉ thêm nữa, kính chúc quý vị thân tâm thương lạc!
Cuộc hội thảo được phương tiện truyền thông đưa tin rộng rãi. Tứ chúng khắp nơi đều vui mừng hoan hỷ cho là chưa từng có xưa nay! Ngày bế mạc từng đàn chim trắng bay rợp trời, người người rạng rỡ tất cả đồng thanh niệm danh hiệu đức Bổn Sư trong làn khoí trầm hương phảng phất.
ĐỒNG THIỆN