Waking Up In The Morning / Buối Sáng Khi Thức Dậy (Song Ngữ)

15/08/20233:50 SA(Xem: 2196)
Waking Up In The Morning / Buối Sáng Khi Thức Dậy (Song Ngữ)

WAKING UP IN THE MORNING 
BUỐI SÁNG KHI THỨC DẬY

Author: Mang Viên Long
Translated by Nguyên Giác

 

Waking Up In The MorningThe rising sun. A new day has come. The morning begins a new day of life. My philosophy teacher, who I had in grade "Đệ Nhất" (which is equivalent to grade 12 now), is in her 60s. Every time I visit her or unexpectedly run into her somewhere, she always says, "Life is so boring. It's tasteless, isn't it?"

My teacher once confided, "I struggle to get out of bed in the morning because I always feel bored. The feeling of boredom, tastelessness, and coldness fills my head like a long, floating disappointment." I understood her. Her life has experienced many ups and downs, witnessed numerous changes, and the transient nature of life. The rest of life is too short. Life is truly illusory, akin to flowers in the sky or dewdrops!

Unlike my philosophy teacher, the neighbor whom I meet every morning in the yard always smiles faintly after shaking his head and says, "As soon as I open my eyes, I see all the busy work. Rushing out of bed, I sometimes forget to put on my slippers before entering the bathroom. I quickly brush my teeth, wash my face, change clothes, and then open the front door to welcome guests. (He owns a Western pharmacy store). Then I'll stick to the counter of the store until 10 p.m..." I understand him. His business is booming, his customer base is growing rapidly, and he has daily profits of hundreds of thousands of VND. How dare he wake up late or give up? He lives in a constant rush as if being chased, so he remains oblivious to the wonders of "heaven, moon, clouds, and wind." And his ailment of "poor appetite, insomnia"—constantly agitated, fatigued, and anxious about the hefty medical bills—remains unalleviated!

Observing and getting to know others. I always have the opportunity to "reflect" on how I have embraced the morning and lived the day, in order to avoid the two detrimental extremes of life - sadness and wastefulness.

Unlike my former teacher, when I am lying in bed and aware that I am awake, I always experience the initial joy of realizing that I am alive! I am still in this world. It is a happy thing. It is a great pleasure. When I reflect on and remember the friends I have recently said goodbye to at the cemetery or have been invited to commemorate their first "death anniversary," I realize that no matter what, I am still fortunate to be alive and have the opportunity to work for another day. My body is healthy. My mind is still clear. I think I can even use this imaginary body to work and practice more. It is a great privilege that I enjoy; how can I forget and squander it?

As usual, I burn incense at the Buddha altar and the altar dedicated to my ancestors. Then, I sit in the half-lotus posture on the opposite couch, inhaling the fragrant incense and listening to the gentle rhythm of my breath. At that moment, I realized how precious and beautiful the morning is and how much it is worth living for. Even though this feeling may not last long, the days remain busy with the never-ending cycle of meals, clothing, and finances! I often meditate on One Fine Night Sutta to constantly remind myself to live wholeheartedly in the present moment, regardless of the predetermined circumstances.

Don’t run back to the past,
don’t hope for the future.
What’s past is left behind;
the future has not arrived;
and phenomena in the present
are clearly seen in every case.
Knowing this, foster it—
unfaltering, unshakable."
(MN 131 Sutta, translated by Bhikkhu Sujato)

Knowing how to live in the present moment, I do not feel that life is so bland and tasteless as my former teacher said. I am aware that "it is hard to have the human body." So now that we have a human body, we should cherish life, make time to improve ourselves, and pursue our dreams, even if they are small. I also often silently wonder about my relatives and friends who have passed away. Can they have enough favorable circumstances to be reborn as humans again? Or... while we are still alive, we have the opportunity to do good deeds and establish a destined connection with the teachings of the Buddha. How can one feel as if "boredom, lack of flavor, and coldness envelop the mind"?

All phenomena are created by our mind and can bring us happiness or sadness, providing us with joy or suffering. There is no magic that can bestow anything upon us or command us to do anything. When the mind is stagnant, confused, and spinning like my former teacher, perceiving life as "tasteless and boring" becomes an inevitable consequence. And when my neighbor succumbs to insatiable greed for money, perceiving life as "constantly restless, weary, and anxious" becomes a daily routine.

I always start the day with a sense of joy, knowing that I am still breathing and have the opportunity to engage in spiritual practices such as reading sutras, reciting Buddha's name, and doing good deeds. I maintain a sense of joy and alertness while working at a leisurely pace to earn a living, just like everyone around me. No matter what I do, I am always striving to remain alert and keep my mind focused. I make a conscious effort to avoid agitation and prevent my thoughts from wandering. The tranquility of a calm, refreshing morning brings me a sense of peacefulness that lasts throughout the day. I cherish my life and have no worries about what tomorrow may bring, whether I will still be a part of this world or not.

Mang Viên Long

(Văn hóa Phật giáo Magazine)

 

.... o ....

 

BUỐI SÁNG KHI THỨC DẬY

Mang Viên Long

 

Mặt trời hừng đông. Ngày mới lại đến. Buổi sáng bắt đầu cho một ngày mới của đời sống. Cô giáo dạy triết của tôi thời năm lớp Đệ Nhất (lớp 12 bây giờ) đã ngoài 60 – mỗi lần đến thăm cô (hay bất ngờ gặp lại cô ở đâu đó) cô đều chép miệng nói : “Cuộc đời sao nhạt nhẽo, vô vị quá, phải không em?”.

Có lần cô tâm sự : “Buổi sáng thức dậy, cô không muốn ra khỏi giường vì luôn cảm thấy buồn chán; cảm giác chán chường, vô vị, lạt lẽo, cứ bao trùm kín mít đầu óc như một nỗi thất vọng lênh đênh kéo dài…”. Tôi hiểu cô. Đời cô đã trải qua bao thăng trầm, chứng kiến bao đổi thay, vô thường của kiếp sống. Cuộc đời còn lại thì quá ngắn ngủi. Cuộc sống đúng là hão huyền, như hoa đốm, giọt sương!

Khác với cô giáo dạy triết của tôi, ông bạn láng giềng mỗi sáng gặp nhau ở sân – đều cười nhạt sau cái lắc đầu : “Mở mắt đã thấy công việc – lật đật xuống giường nhiều lúc quên cả xỏ dép – vào phòng đánh răng rửa mặt, vội vã thay áo quần, ra mở cửa đón khách…(ông là chủ của một hiệu thuốc Tây). Ngồi dính vào cái quầy này cho đến 10 giờ đêm…”.Tôi hiểu ông. Ông đang buôn bán đắt đỏ, khách hàng ra vào nườm nượp, hàng ngày thu lời hơn mấy trăm ngàn làm sao dám bê trễ, dứt bỏ? Sống vội vã như bị dồn đuổi nên không biết “trời trăng mây gió” gì là phải. Và cái chứng bệnh “ăn không ngon, ngủ không yên” – luôn bồn chồn, mệt mỏi, thấp thỏm lo âu mà ông đã tốn khá nhiều tiền cho bác sĩ cũng không thuyên giảm cũng là phải!

Nhìn người, biết người – Tôi luôn có dịp “nhìn lại mình” để coi mình đã đón buổi sáng như thế nào, đã sống như thế nào trong ngày để tránh được hai thái cực nguy hại, vừa buồn thảm vừa hoang phí đời sống như thế.

Không giống cô giáo cũ, khi còn nằm trên giường biết mình đã thức dậy – Tôi luôn có niềm vui đầu tiên là “nhận biết mình còn sống! Tôi còn có mặt trên cõi đời này. Đó là một điều hạnh phúc.Một niềm vui lớn. Nghĩ nhớ đến mấy người bạn mà tôi vừa đưa họ lên nghĩa trang, hay vừa được mời đến “ăn giỗ” lần thứ nhất – lại cảm thấy dù gì, mình vẫn còn diễm phúc để sống, để làm việc hơn họ ít nhất là trong một buổi, một ngày. Thân còn khỏe. Trí còn sáng suốt. Tôi nghĩ mình còn có thể “mượn thân giả, làm việc, tu hành” thêm nữa. Đó là một ân huệ lớn mà mình được hưởng sao lại bỏ quên, lãng phí?

Như lệ thường, tôi thắp hươngbàn thờ Phật, ông bà ngồi bán già ở chiếc đi văng đối diện, ngửi mùi trầm thơm, nghe hơi thở đều đều nhẹ nhàng ra vô buồng phổi để thấy giây phút buổi sáng hiện tại thật quý, thật đẹp, thật…đáng sống biết bao! (cho dù thời gian cảm nhận không lâu, cho dù sau đó, trong ngày có bận bịu với chuyện “cơm, áo, gạo, tiền” muôn thuở!). Tôi thường quán niệm bài kinh ngắn “Nhất Dạ Hiền” để luôn nhắc mình hãy sống hết lòng với phút giây hiện tại, dù cho nhân duyên có như thế nào:

“Quá khứ không truy tìm,
Tương lai không ước vọng,
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai thì chưa đến…
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây,
Không động, không rung chuyển!…”

Biết sống với phút giây hiện tại, tôi không cảm thấy “cuộc đời sao nhạt nhẽo, vô vị quá” như lời cô giáo cũ, bởi vì cùng lúc tôi cũng ý thức được, “thân người khó được” – có được rồi, thì hãy biết trân quý đời sống, để được có thời gian hoàn thiện mình.Thực hiện thêm những ước mơ cho mình, cho dù là rất nhỏ. Tôi cũng thường âm thầm tự hỏi, những người thân của tôi, bạn hữu của tôi đã ra đi rồi, liệu họ có thể có đủ duyên lành để trở lại làm người chăng? Hay là (…). Còn sống là còn có dịp làm điều tốt đẹp, còn có duyên gần gũi Phật pháp – sao lại có thể là “chán chường, vô vị, lạt lẽo cứ bao trùm kín mít đầu óc” nhỉ?

Vạn pháp đều do tâm ta tạo – rồi khiến ta vui buồn; hạnh phúc hay khổ đau; không có phép màu nào có thể ban phát, sai khiến. Tâm u tối, trì trệ, hoang mang quay cuồng như cô giáo cũ của tôi, thì luôn thấy đời “vô vị, chán chường” là hệ quả tất yếu. Còn Tâm lăng xăng toan tính tham lam vô độ của người bạn láng giềng “luôn bồn chồn, mệt mỏi, thấp thỏm lo âu” cũng là chuyện thường ngày phải đến.

Tôi luôn bắt đầu một ngày với niềm vui “biết mình vẫn còn hít vào thở ra” bình thường. Vẫn còn có dịp đọc kinh, niệm Phật, làm điều lành…Tôi giữ nguyên niềm vui và sự tỉnh táo, thong thả bắt đầu việc mưu sinh như bao người chung quanh một cách cần mẫn. Làm gì cũng làm nhưng luôn tỉnh giác luôn giữ tâm yên một chỗ. Gắng không cho nó xao động, chaỵ nhảy lung tung…Một buổi sáng yên tịnh, trong lành, tươi mát, đã đem lại cho tôi suốt một ngày an vui, tha thiết với cuộc sống mà không hề có chút bận tâm nào đến ngày mai mình còn có mặt hay không trên thế gian này!

Mang Viên Long
(Văn hóa Phật giáo)

Nguồn:

https://thuvienhoasen.org/a4000/buoi-sang-khi-thuc-day

 

 

 

 

 

 

Tạo bài viết
01/12/2014(Xem: 8676)
10/03/2015(Xem: 10640)
13/11/2016(Xem: 7134)
23/10/2018(Xem: 6929)
14/01/2021(Xem: 4273)
28/02/2023(Xem: 21743)
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…
Nhà sư Ajahn Santamano, người đã tham gia các cuộc biểu tình ủng hộ người Palestine trên khắp Anh quốc trong năm qua, đang liên tục cư trú tại lều trại, nói chuyện với người qua đường và tổ chức các cuộc biểu tình để nhắc nhở mọi người về "sự thông đồng" của Hoa Kỳ và phương Tây trong cuộc diệt chủng dân Palestine. "Hoa Kỳ là thủ phạm chính gây ra cuộc diệt chủng này đang diễn ra ở Palestine", Thượng Tọa Santamano nói với Anadolu, trích dẫn việc Hoa Kỳ tiếp tục cung cấp vũ khí và tài trợ Israel. Thầy đặc biệt chỉ trích các vụ đánh bom bệnh viện và vụ thảm sát hàng loạt trẻ em.