07. Phân Tích Và Bình Luận

23/10/201012:00 SA(Xem: 21469)
07. Phân Tích Và Bình Luận

HỒ SƠ TU VIỆN BÁT NHÃ LÀNG MAI
07
PHÂN TÍCH VÀ BÌNH LUẬN

MỤC LỤC
Bát Nhã Về Đâu? Trần Khải Việt Báo Chủ Nhật, 8-9-2009
Vài Ý Kiến Xung Quanh Vụ Tu Viện Bát Nhã - Trần Chung Ngọc 22-10-2009
Về Những Đề Nghị của Cư sĩ Trần Chung Ngọc - Phản hồi của Đông Ba 24-10-2009
Thư Phản Hồi của HT. Thích Thanh Thắng về Bài Viết Của Cư Sĩ Trần Chung Ngọc 28-10-2009
Ai là người phải xin lỗi trong sự kiện Bát Nhã? - Chung Anh 28-10-2009
Các bình luận quanh vụ Bát Nhã -BBC
Liêm SĩDũng Khí - Minh Mẫn
Hạt giống Làng Mai - GSTS. Trần Kiêm Đoàn
Cảm Ơn Hoa Vì Ta Nở, Vĩnh Hảo
Như núi như mây - Vĩnh Hảo
Cảm nghĩ của một cư sĩ về Biến động tu viện Bát Nhã - Nguyên Thọ Trần Kiêm Đoàn
Bát Nhã - Điều đó không thể xảy ra - Gia đình Hiểu & Thương
Hoa Nở Trong Biển Lửa - Kinh Tâm - Thích Pháp Bảo
Hồi Kết Của Pháp Môn Làng Mai Tại Việt Nam - Phỏng vấn Thầy Thích Thanh Thắng
Bát Nhã Là Một Công Án Thiền - Thiền sư Nhất Hạnh
Tôi đọc “Bát Nhã là một Công án Thiền” của Thiền sư Thích Nhất Hạnh - Trần Chung Ngọc
Cảm Nhận Từ Công án Thiền Bát Nhã - Tịnh Thái
Công án, hay không công án? - Hoàng Phi Long
Về Bài Viết “Công Án” Của Hoàng Phi Long - Trần Chung Ngọc


BÁT NHÃ VỀ ĐÂU
Trần Khải - Việt Báo Chủ Nhật, 8/9/2009, 12:00:00 AM

Vậy rồi 400 tăng ni thuộc đạo tràng Làng Mai đang ngụ cư ở Tu Viện Bát Nhã sẽ về đâu, khi Ban Tôn Giáo Trung Ương quyết định rằng họ phải rời nơi này trước tháng 9-2009? Nghĩa là, chỉ còn vài tuần nữa thôi, nếu quý tăng ni đạo tràng Làng Mai không rời Tu Viện Bát Nhã, công an sẽ xông vào bắt đi? Có cách nào để đối thoại, tìm một lối thoát êm đẹp cho những người muốn tìm nơi tu học an lành này hay không? Và các tu viện khác của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam có sẵn lòng đón họ vào hay không, nếu họ muốn? Nhưng quý tăng ni này có thực sự muốn ngồi chung trong các tu viện khác của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam hay không? Những câu hỏi này nếu không giải quyết êm đẹp, chắc chắn sẽ để lại nhiều vết thương lâu dài trong tâm những người liên hệ, trong và ngoài nước.

Điều quan ngại nữa, các tăng ni này không muốn rời Tu Viện Bát Nhã. Sư Cô Chân Không từ Pháp nói qua đàì quốc tế Pháp RFI rằng các tăng ni đaọ tràng Làng Mai sẽ không rời Bát Nhã, bất kể có lệnh nhà nứơc phải rời vào đầu tháng 9-2009. Sư Cô, người điều hành nhiều hoạt động của Làng Mai, giải thích rằng bởi vì vẫn có một số người có quyền lực trong chính phủ CSVN có thiện tâmhy vọng giờ chót họ sẽ ngăn chận quyết định của Ban Tôn Giáo Chính Phủ. Một điểm để ghi nhận: nếu vụ nàỳ xảy ra ở Mỹ hay các nước Tây Phương, sẽ có một đơn kiện lên tận Tòa Tối Cao. Nhưng vì xảy ra tại VN, nên chỉ hy vọng một vài cán bộ cấp cao giờ chót hồi tâm... nghĩa là không ai tin là VN có nền pháp trị gì cả, mà chỉ hy vọng “từ bi bất ngờ.”

Một cách chính thức, ông Bùi Hữu Dược, thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ, cho biết khoảng 380 tăng ni được lệnh phải rời khỏi tu viện Bát Nhã trước đầu tháng 9 vì họ không khai báo rõ ràng với chính quyền về những hoạt động của mình.

Bản tin VOA dựa vào tin AP ghi, "Ông Dược nói thêm rằng vụ tranh chấp này phát sinh từ việc không chấp hành các qui định của chính quyền địa phương và chuyện chính quyền giám sát sinh hoạt của các tổ chức tôn giáo hoạt động trong địa bàn của mình là chuyện bình thường. Viên chức này nói thêm rằng 'quản lý các tổ chức tôn giáo không có nghĩa là kiểm soát họ'. Ông Bùi Hữu Dược của ban Tôn giáo Chính phủ cho biết khi các tín đồ Làng Mai đến tu họcBát Nhã, những hoạt động của họ được giới hữu trách chấp thuận. Nhưng, theo lời ông Dược, từ tháng 7 năm 2008 họ đã tổ chức 11 khóa tu mà không có phép." (hết trích)

Như thế, từ trước tới giờ những gì mà nhiều người nghĩ rằng pháp nạn này chỉ là do Thầy Thích Đức Nghi thay lòng đổi dạ đều là trật cả. Vì chính Ban Tôn Giáo Chính Phủ không hề nhắc gì tới chuyện Thầy Thích Đức Nghi, mà lại nói rõ rằng chỉ vì "không chấp hành các qui định của chính quyền địa phương… đã tổ chức 11 khóa tu mà không có phép." Như thế, nếu chúng ta bộp chộp quy lỗi cho Thầy Thích Đức Nghi hay Thầy Thích Đồng Hạnh, thì đều là trật cả, vì họ là công cụ, cũng bị áp lực. Nhưng để chỉ trích thẳng ông Bùi Hữu Dược, thì cũng vô ích, vì ông Dược cũng chỉ là một bộ phận đinh ốc trong cỗ máy đang chạy thôi. Chuyện nước mình như thế cả. Nói ngắn gọn: pháp nạn Bát Nhã thực ra là khi chính trị cảm thấy bất an với một tổ chức tôn giáo.

Nói chữ "tổ chức" là nói theo nghĩa đối nghịch với "cá nhân." Vì nếu một vị sư ngồi thiền nơi gốc cây, chắc chắn nhà nước CSVN không thấy quan ngại gì cả. Nhưng khi 400 tăng ni cùng ngồi dưới một tu viện ở Lâm Đồng, mà chương trình tụng niệmtu học là theo nghi thức Làng Mai ở Paris, và sử dụng các phương tiện hiện đại để tiếp cận thông tin chưa kiểm duyệt từ hải ngoại… thì tất nhiên là Bộ Công An cảm thấy bất an.

Vậy rồi, Làng Mai đã lên tiếng ra sao? Một cách chính thức, Thiền Sư Nhất Hạnh, người đã về Việt Nam nhiều lần để thuyết pháp, dự nhiều lễ hội tôn giáo, và đã mở các đạo tràng tu học theo pháp môn Làng Mai chỉ lên tiếng một lần duy nhất, qua lá thư có nhan đề "Ngồi yên như núi" (có thể đọc ở mạng http://phusa.info/) đề ngày 20-7-2009. Lá thư mở đầu là dòng chữ "Thân gửi các con của thầy ở Bát Nhã, Từ Hiếu, và khắp nơi…" và đặc biệt là không bàn khía cạnh chính trị, mà chủ yếu là khuyến tấn và khen ngợi các tăng ni đã bình tỉnh ngồi yên như núi trước các bạo lực khiêu khích.

Đúng ra, lá thư cũng có thể hiểu là có khía cạnh chính trị, vì Thiền Sư Nhất Hạnh cũng viết, "Những đạo tràng như Mai Thôn, Lộc Uyển, Bích Nham, Rừng Phong, Trúc Xanh, Sen Búp, Mộc Lan, Vô Ưu v.v… trên thế giới chỉ góp phần vào sự xây dựng đạo đức và an sinh xã hội cho các nước Tây Phương, có nguy hại gì đến an ninh quốc gia của các nước ấy đâu?" Nghĩa là, một lời thanh minh, nếu muốn hiểu như thế.

Nhưng Sư Cô Chân Không nói minh bạch hơn, nói thẳng về khía cạnh chính trị. Và lần này, Sư Cô Chân Không không quy lỗi cho cá nhân Thầy Thích Đức Nghi nữa, cũng không nói chuyện là có ai khởi lòng tham muốn chiếm ngôi chùa mà Làng Mai đã chi 1 triệu Mỹ Kim để tôn tạo. Sư cô từ Pháp, nói qua bản tin AFP hôm Thứ Năm 6-8-2009, rằng, "Đây là đàn áp [tôn giáo], rõ ràngđơn giản như thế." ("This is repression, pure and simple," said Sister Chan Khong, a close aide to Hanh in France.) Nghĩa là, trong khi nhiều người trong Làng Mai trước giờ đổ lỗi cho Thầy Đức Nghi, hay Thầy Đồng Hạnh, thậm chí đổ tội cho xã hội đen vào quậy phá, thì Sư Cô bây giờ nói rõ ngay khía cạnh chính trị qua bản tin AFP: "Sư Cô Chân Không nói rằng sư cô tin là có một phe bảo thủ, thân Trung Quốc trong chế độ CSVN muốn loại trừ Thầy Nhất Hạnhtín đồ bởi vì họ sợ ảnh hưởng của Thầy trong giới trẻ VN. Sư Cô nói một lý do khác cho thấy đàn áp có thể là vì Thầy Nhất Hạnh lên tiếng ủng hộ Đức Đạt Lai Lạt Ma năm ngoái, một mũi gai nhọn đối với lãnh đạo CSTQ."

Qua lời nói như thế của Sư Cô Chân Không, chúng ta thấy rằng Thầy Đức Nghi, Thầy Đồng Hạnh và các nhóm xã hội đen thực ra không có tội gì hết, vì họ chỉ bị áp lực từ cấp trung ương. Còn chuyện mâu thuẫn giữa Thầy Đức Nghi và quý tăng ni Làng Mai đúng ra là cũng có, theo lời Cư Sĩ Minh Mẫn trên đài BBC hôm Thứ Sáu, nhưng áp lực là có từ trung ương Hà Nội, ở những cấp rất cao.

Như thế, Ban Tôn Giáo Chính Phủ muốn gì với các tăng ni đạo tràng Làng Mai ở Tu Viện Bát Nhã? Có phải muốn đừng bàn chuyện chính trị, chuyện dân chủ pháp trị, hay chuyện lãnh hải Trường Sa, Hoàng Sa? Thực sự, các tăng ni Làng Mai ở Lâm Đồng không bàn các chuyện đó. Có phải muốn các tăng ni Làng Mai phải "gắn hoạt động tôn giáo với lợi ích dân tộc, sống tốt đời, đẹp đạo" như các khẩu hiệu trước giờ Hà Nội vẫn nói? Thực sự, các tăng ni Làng Mai chắc chắn là như thế, luôn luôn làm tốt, không làm gì xấu, hay bất lợi cho đất nước, xã hội.

Tuy nhiên, một chi tiết có thể cho thấy lý do chính yếu xảy ra sự biến Bát Nhã. Báo Biên Phòng, dựa vào thông tấn chinhphu.vn, có bản tin ngày 1-8-2009 với nhan đề "Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng: Làm tốt hơn nữa công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo" trong đó có ghi lời ông Hùng chỉ thị:

"cơ quan quản lý Nhà nước về tôn giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ cần cố gắng hơn nữa trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác tôn giáo; trở thành địa chỉ tin cậy để các tổ chức tôn giáo, chức sắc, đồng bào có đạo trao đổi, bày tỏ tâm tư... Ngành cần chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực, chuyên nghiệp, hiểu biết; có chiến lược đào tạo cán bộ quản lý Nhà nước về tôn giáo ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới..."(hết trích)

Nghĩa là cần có Ban Tôn Giáo Chính Phủ để thực hiện chính sách của Đảng… thành địa chỉ tin cậy… cần xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ… có chiến lược đào tạo cán bộ quản lý nhà nước về tôn giáo.

Thấy rõ, vai trò Ban Tôn Giáo Chính Phủ quan trọng như thế. Nhưng Thiền Sư Nhất Hạnh trước đây đã đề nghị với Chủ Tịch Nhà Nước Nguyễn Minh Triết hãy xóa sổ Ban Tôn Giáo Chính Phủ. Đây là luật nhân quả: Đó hẳn là lý do chính yếu để Ban Tôn Giáo Chính Phủ muốn xóa sổ các ảnh hưởng của Thiền Sư Nhất Hạnh tại VN.

Câu hỏi bây giờ là, có cách nào để nối lại đối thoại, tìm giải pháp cho 400 tăng niTu Viện Bát Nhã hay không?

Quý thầy cô này chắc chắn không về lại các chùa bình thường được, vì họ đã tu học với các nghi thức tụng niệm khác. Nếu đưa về (giả sử nếu được) các chùa bình thường ở các tỉnh hội, thì ngay chuyện đi tụng với nghi thức đám ma bình thường cho các tang gia trong xóm cũng đã khác rồi.
Mặt khác, nếu đề nghị đưa quý tăng ni này về các Thiền Viện khác (giả sử nếu được) như của Thiền Sư Thích Thanh Từ hay của Nam Tông, chưa chắc là Làng Mai đã ưng thuậntông chỉ khác, cách tu học khác.

Vậy rồi, không lẽ cứ ngồi yênTu Viện Bát Nhã để công an vào đưa đi? Thế là lại thêm dằng dai nhiều nghiệp nữa.

Có lẽ, chỉ còn cách hay nhất là tìm một thỏa hiệp, để đưa 400 tăng ni vào các Phật Học Viện để học kinh điển, học ngoại ngữ và học cả ngoại điển. Ngồi ở Phật Học Viện 5 năm, hay 7 năm chắc chắn là một giải pháp hy vọng làm hài lòng các bên liên hệ, và không làm mất mặt bất kỳ ai.

Thực sự, nếu muốn học kỹ, thì riêng các Tạng Kinh Pali, hay Tạng A Hàm học cả đời cũng chưa chắc là xong. Còn bây giờ, ngồi chung 400 vị tăng ni, nghe thuyết pháp từ một thiền sư ở ngoài nước… tất nhiên là chính phủ CSVN thấy bất an.

Thêm nữa, tu là chuyện riêng của từng vị tu sĩ. Làm sao có ai nhảy vào tâm người được để mà ngăn cản quý tăng ni này tu học theo Làng Mai? Thay vì dựng một ngôi chùa gạch cát xi măng ở Lâm Đồng, có lẽ đây là lúc để biến quý tăng ni trở thành 400 ngôi chùa sinh động bằng xương bằng thịt.

Nếu không đối thoại, nếu không thỏa hiệp, và nếu giờ chót không có quới nhân nào từ Bộ Chính Trị CSVN can thiệp, thì chúng ta không hình dung được câu chuyện sẽ diễn tiến tới đâu vậy.

TRẦN KHẢI
Việt Báo Chủ Nhật, 8/9/2009, 12:00:00 AM

____________________________________________________________________

VÀI Ý KIẾN XUNG QUANH VỤ TU VIỆN BÁT NHÃ
Trần Chung Ngọc - 22 tháng 10, 2009

tranchungngocLTS: Thời gian những ngày cuối tháng 9 đến nay, tin tức về những chuyện đau lòng xảy ra ở Tu viện Bát Nhã và những ý kiến, những xúc cảm về một vài khía cạnh của vấn đề đã được các báo đài loan tải khắp nơi. Có nhiều câu hỏi đã được đặt ra hơn là câu trả lời. Dường như tất cả các bài viết hoặc là tường thuật lại những việc bất bình, những chuyện thiếu văn hóa, thiếu nhân tâm, xảy ra ở một nơi lẽ ra tiêu biểu cho nhân từ, đạo đức, hoặc là đặt những câu hỏi (ngầm tự trả lời) đều chỉ nhắm vào phía chính quyền và mong có một giải đáp thỏa đáng.

Quan sát các phản ứng của dư luận, có thể nói rằng kẻ đắc thắng trong việc này là bên phía “chống cộng cho Chúa”. Đó là cơ hội tốt để có cơ hội “liên tôn”, và "đoàn kết" mạnh hơn (để làm gì thì ai cũng đoán biết), và CG "bất chiến tự nhiên thành," ít nhất là về mặt tâm lý.

Tuy rằng sự việc chưa đến nỗi xảy ra án mạng, nhưng những hình ảnh tồi tệ xảy ra ở một nơi mà lẽ ra "hiền như Bụt" đã làm cho ai cũng nghĩ rằng sự can thiệp của chính quyền cần phải xảy ra ngay lập tức . Ở những nước tuyệt đối tôn trọng tự do tôn giáo như ở Mỹ, có lúc chính quyền cũng phải dùng đến xe tăng để can thiệp khi có việc liên hệ đến án mạng tập thể, như việc chính quyền Mỹ đã dùng đến xe tăng dẹp tan giáo phái của David Koresh ở Waco, Texas.

Có hai nơi mà người ta trông đợi một phản ứng đối với vấn đềBát Nhã từ một năm qua là Thiền Sư Nhất Hạnh, và chính quyền. Thiền sư thì ngồi yên như núi, khá lâu. Chính quyền đổ cho là nội bộ của Phật giáo, nghe cũng không xuôi lắm. Tuy nhiên, việc chính quyền không can thiệp đã làm cho người ta nghi ngờ hoặc quả quyết một cách bất lợi. Tất cả những ý nghĩ này lập lại dư thừa vì có quá nhiều người đã nói bằng nhiều cách rồi.

Nhưng chẳng lẽ cứ tiếp tục đào bới vào chỗ “không lối thoát” đó mãi thì làm sao tìm được quang lộ. Ông bà ta thường nói “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, người đạo Chúa cũng nói “lỗi tại tôi” (nhưng có thực hành hay không là chuyện khác.) Vả chăng, đi tìm những điều bí ẩn đằng sau những việc khó hiểu là một công việc rất cần thiết.

Đó là lý do Giáo sư Trần Chung Ngọc ra sức thu thập dữ kiện trong thời gian qua để nghiên cứu tìm hiểu vấn đề. Chẳng những ông đọc hết các tin tức liên quan hoặc ảnh hưởng xa gần đến sự việc, mà lại còn tham khảo cả những “phần mềm” vô ảnh vô tướng nào đã làm cho vấn đề trở nên tắc nghẽn như thế.

Trên đời này, cái khó là tự nhận lỗi mình. Bài nghiên cứu thẳng thắn sau đây của Giáo sư Trần Chung Ngọc chắc chắn sẽ làm một số không ít người không vui. Nhưng thiết nghĩ, đức Phậtgương mẫu cho sự khiêm nhường, thì những người tự nhận là môn đệ của Ngài, là trưởng tử Như Lai,... chẳng lẽ không thể khiêm nhường một chút để phân giải thiệt hơn, và nhận chân khuyết điểm hay sao? Trong việc đi tìm nguyên nhân của bi kịch Bát Nhã, Giáo sư Trần Chung Ngọc đã thấy được một số điều thú vị. Sachhiem.net cảm thấy rất cần thiết để tường trình cùng bạn đọc những khám phá này. (SH)

Vài Lời Nói Đầu:

Vụ Tu Viện Bát Nhã xảy ra không chỉ mới đây mà đã âm ỉ từ hơn một năm nay, lên tới cao điểm vào ngày 27 tháng 9 năm 2009, ngày các Tăng Ni tu “Pháp môn Làng Mai” ở Tu Viện bị cưỡng bách rời khỏi tu viện. Vì ở Mỹ, không biết rõ nội vụ, tôi không có cách nào khác là tìm hiểu vụ việc qua những thông tin trên Internet. Lẽ dĩ nhiên, những thông tin trên Internet không đầy đủ vì có những uẩn khúc trong nội vụ bất thành văn. Sau khi thu thập khá nhiều thông tin, khoảng trên 100 trang giấy khổ 8.5” x 11”, và sau khi tổng hợp, phân tích những thông tin, tôi thấy vụ Tu Viện Bát Nhã là một biến cố không đơn giản như chúng ta tưởng. Đúng như phóng viên của hãng truyền thông Reuters ở Việt Nam, John Ruwitch, đã viết ngày 5 tháng 10, 2009, trong bài: Vietnam’s not-so-simple eviction of Buddhist monks and nuns:

Cách đây khoảng 1 tuần một đám đông hỗn độn được hậu thuẫn của chính quyền đã đuổi gần 400 tăng ni ra khỏi một tu viện ở miền Trung Việt Nam, chấm dứt một cuộc dậm chân tại chỗ khó chịu với nhiều nguyên nhân phức tạp. Sự việc rắc rối trên đã đặt nghi vấn về sự cam kết của Đảng đương quyền Cộng sản về tiến bộ về mặt tự do tôn giáo, nhưng diễn biến ở Tu viện Bát Nhã phức tạp hơn nhiều, không đơn giản chỉ là chuyện một “nhà nước độc tài đàn áp những người tu theo Phật Giáo”.
[A government-backed mob in Vietnamabout aweek ago booted nearly 400 Buddhist monks and nuns out of a monastery in the centre of the country, bringing an apparent end to an uglystandoffwith complicated origins. The incident has raised questions about the ruling Communist Party’s commitment to progress on religious freedom, but the Bat Nha Monastery narrative is much more complex thansimply an “authoritarian government cracks down on the faithful” story.]

Tôi cũng đọc tác giả Minh Tân từ www.buddhismtoday.com/viet/pgvn/vande/BatNha_ cauhoi.htm trong bài “Vụ Tu viện Bát Nhã: Những câu hỏi không biết trả lời sao!” trong đó tác giả viết:

Xung quanh câu chuyện Tăng Ni tu tập theo pháp môn Làng Mai của Hòa thượng Thích Nhất Hạnh có được tiếp tục tu học tại Tu viện Bát Nhã hay không đã đặt ra hàng loạt câu hỏi mà một người tu Phật chân chính, hay một người Việt có văn hóa, có lương tri, có tình người không biết trả lời sao đây.

và đặt 5 câu hỏi, câu hỏi thứ 5 như sau:

5. Nếu đã “hết duyên” ở Bát Nhã, các Tăng Ni trẻ tu theo pháp môn Làng Mai có nhất thiết cứ phải bám trụ tới cùng không? Trách nhiệm của Làng Mai đến đâu trong việc “hết duyên” đó, nhất là sau những chuyện không được khế cơ lắm như những “Lá thư Làng Mai”, “Giáo hội Làng Mai tại VN”…

Tôi nghĩ rằng, chúng ta cũng nên tìm hiểu vụ Tu Viện Bát Nhã phức tạp như thế nào và Trách nhiệm của Làng Mai đến đâu trong việc “hết duyên” đó, và tại sao Minh Tân lại cho những “Lá thư Làng Mai”, “Giáo hội Làng Mai tại VN không được khế cơ. Khế cơ, theo định nghĩa của Tu Viện Lộc Uyển là:

Khế Cơ: Pháp mà ta nói, để có công năng phát khởi trí tuệtừ bi, phải đáp ứng nhu cầu và hoàn cảnh của con ngườixã hội. Lời pháp ấy phải phù hợp với căn bản đạo Bụt, không chống lại với giáo lý vô thường, vô ngãniết bàn, đồng thời phải thực dụng, phù hợp với hoàn cảnh tâm lýxã hội. Có tám vạn bốn nghìn pháp môn khác nhau để đi vào đạo Bụt, nhưng để đạo Bụt còn tiếp tục như một nguồn trí tuệ linh động, ta còn phải có thêm nhiều pháp môn nữa.

[http://tuvienlocuyen.org/sinh-hoat/sinh-hoat-tu-vien-loc-uyen/cuoi-tuan-cua-tien-hien-khe-co.ics]

Còn trang nhà http://www.daophat.com/ giảng: “Khế Cơgiáo pháp hợp với mọi căn cơ, trình độ của mỗi người trong mọi thời đại.”

Theo tôi hiểu thì Khế Cơtùy duyên mà giảng Giáo Pháp hợp với căn cơ, trình độ của thính chúng trong những trường hợp khác nhau nhưng không ra ngoài Khế Lý, nghĩa là Chân Giáo Pháp của Đức Phật.

Vụ Tu Viện Bát Nhãảnh hưởng đến mọi mặt của Việt Nam: chính trị, tôn giáo, xã hội v.v…, do đó một Phật tử đã có đôi chút hiểu biết về Phật Giáo như tôi, và vẫn nặng lòng với tương lai quê hương đất nước nói chung, Phật giáo nói riêng, thì không thể không quan tâmtìm hiểu. Vậy thì chúng ta hãy bắt tay vào việc phân tích vụ việc ở Tu Viện Bát Nhã.

I. Vấn Đề Các Danh Từ

Bát Nhã, tiếng Sanskrit là Prajñā, tiếng Pali là Paññā, thường rất khó dịch ra tiếng Việt sao cho gọn ghẽ. Danh từ thông dụng để dịch Prajñā là “Trí Tuệ Bát Nhã”, nghĩa là, theo Phật Giáo, trí tuệ thực chứng trực tiếp Tứ Diệu Đế, cùng Lý Vô Thường, Lý Duyên Khởi, Lý Vô Ngã, và Tính Không của Vạn Pháp. Và như vậy, “Trí Tuệ Bát Nhã” sẽ giúp cho hành giả dập tắt được những phiền não để đi đến giải thoát.

Pháp mônphương pháp tu theo Phật Pháp để mở cánh cửa giải thoát. Đức Phật đã chẳng nói: “Cũng như biển cả chỉ có một vị, vị mặn, đạo của Ta cũng chỉ có một vị, vị giải thoát”. Nhưng Đức Phật biết rõ là chúng sinh thì vô lượng nhưng căn trí thì bất đồng, cho nên giáo Pháp của Người rất rộng, từ thấp đến cao, từ rõ ràng đơn giản đến huyền nghĩa v…v…để cho mọi người ở mọi trình độ có thể tu tập theo một Pháp Môn hợp với căn trí của mình. Vì vậy Phật Giáo có nhiều Tông Phái chính, tu theo những giáo pháp khác nhau của Đức Phật. Vào Internet tìm hiểu về Pháp Môn, tôi thấy trong http://www.lotuspro.net/chonphap.htm có bài “Chọn Pháp Môn Trong Thời Đại Văn Minh” trong đó có đoạn sau đây:

Xem lại pháp môn tu của Phật, được biết đến hiện nay gồm có mười pháp môn tu theo mười tông phái: 1) Câu Xá Tông, 2) Thành Thật Tông, 3) Tam Luận Tông còn gọi là Tánh Không Tông,4) Duy Thức Tông còn gọi là Pháp Tướng Tông, 5) Pháp Hoa Tông còn gọi là Thiên Thai Tông 6) Hoa Nghiêm Tông còn gọi là Hiền Thủ Tông 7) Luật Tông, 8) Thiền Tông, 9) Tịnh Độ Tông 10) Mật Tông còn gọi là Chơn Ngôn Tông.

Các pháp môn của những tông này hẳn nhiên là những con đường chắc chắn tiến tới giải thoát.

Tăng Ni tu ở Tu Viện Bát Nhã, lẽ dĩ nhiên, là hi vọng có thể đạt được “Trí Tuệ Bát Nhã” và Pháp Môn mà quý vị Tăng Ni này tu theo được biết là “Pháp Môn Làng Mai”. Trước hết, tôi nghĩ “Pháp môn Làng Mai” là Pháp mônchúng ta cần tìm hiểu rõ ràng trước khi bàn đến chuyện ở Tu Viện Bát Nhã. Nhưng tôi đã phải bỏ cuộc vì tìm kiếm để biết “Pháp môn Làng Mai” là Pháp môn như thế nào mà không thành công, vì không thấy ở đâu cho tôi thấy một định nghĩa rõ rệt thế nào là “Pháp môn Làng Mai”. Vào trang nhà Phương Bối: Trang nhà các tăng thân tu học theo pháp môn Làng Mai tại Việt Nam, có một nối kết [link] vào “Pháp Môn Làng Mai” như trên, nhưng click vào đó, hi vọng có thể có một quan niệm rõ rệt về “Pháp môn Làng Mai”, thì không thấy hiện raliên hệ đến Pháp Môn Làng Mai cả như mình mong muốn. Nhưng theo ý kiến của Tu Viện Lộc Uyển trong định nghĩa về “Khế Cơ” ở trên: “Có tám vạn bốn nghìn pháp môn khác nhau để đi vào đạo Bụt, nhưng để đạo Bụt còn tiếp tục như một nguồn trí tuệ linh động, ta còn phải có thêm nhiều pháp môn nữa” thì chúng ta có thể hiểu “Pháp Môn Làng Mai” là Pháp Môn thứ “Tám vạn bốn nghìn lẻ một”

Quả thật tôi cảm thấy cụm từ “Pháp môn Làng Mai” đối với tôi nó thế nào ý. Bởi vì thường thường, kèm theo Pháp Môn là một phương pháp tu tập, thí dụ như Pháp Môn Niệm Phật, Pháp Môn Lạy Phật, Pháp môn Nhĩ Căn Viên Thông, Pháp môn Thiền quán, Pháp môn Bất Nhị v..v…. Nhưng “Làng Mai” là một địa danh cho nên cụm từ “Pháp môn Làng Mai” nghe thật không ổn. Đúng ra phải là “Pháp Môn theo Tông Làng Mai” hay “Pháp Môn theo Tông Tiếp Hiện”, nghĩa là Tông thứ 11 ngoài 10 Tông trên. Lẽ dĩ nhiên tôi hiểu “Pháp môn Làng Mai” là những phương pháp tu tập rao giảng bởi tập thể Tăng Ni ở Làng Mai. Tuy nhiên hiểu là một chuyện mà chính danh trên mặt văn tự lại là chuyện khác.

Tôi đọc trên trang nhà:
http://www.viengiac.de/vn/index.php?option=com_content&task=view&id=259&Itemid=64

thấy bài “Các pháp mônphương tiện” của Thích Kiến Tánh, ngày 04, tháng 01, năm 2007, trong đó có vài đoạn hay hay:

Như chúng ta đã biết các pháp môn Đức Thế Tôn giả lập để đối trị tâm bịnh chúng sanh chỉ là phương tiện. Bởi thế chư Phật và chư vị Tổ Sư đều tu Thiền, Tịnh, Mật... mà chứng ngộ, mà không bao giờ chấp pháp môn của mình tu, hoặc tự xưng mình ngộ. ..

Trong thời đại mới trăm hoa đua nở, đã có nhiều tông phái xuất hiện khá hấp dẫn tại Việt Nam. Từ đó đã sanh ra sự tranh luận đúng sai. Vì ai cũng muốn mình trở thành giáo chủ, lãnh tụ ở một chân trời ngất ngưởng, để chúng sanh suy tôn, sùng tín, trở thành kinh tế thị trường tôn giáo nhiều màu sắc.

Tôi nghĩ rằng “Pháp môn Làng Mai” phải phản ánh giáo pháp của Làng Mai, nghĩa là những điều mà Làng Mai giảng dạy. Theo tôi biết, Thầy Nhất Hạnh thường dạy về những phương pháp tu tập như “Tỉnh Thức”, “Chánh Niệm”, “Hiểu và Thương”, “Thở vào, thở ra” v… v… nhưng những phương pháp này là những phương pháp tu tập chung cho Phật Giáo, đâu có phải là của riêng của Làng Mai. Vậy giáo pháp của Làng Mai phải có gì đặc biệt lắm mới gọi là “Pháp môn Làng Mai”. Thật là đáng tiếc, tôi chỉ đọc sách của Thiền Sư Nhất Hạnh chứ chưa có cơ duyên để nghe trực tiếp giáo pháp của Làng Mai do Thiền Sư Nhất Hạnh hay các Giáo Thọ của Làng Mai giảng dạy. Nhưng tôi tin nội dung những cuốn sách của Thiền Sư Nhất Hạnh và những hoạt động tôn giáo của Làng Mai và các cơ sở tôn giáo ngoại vi của Làng Mai chắc chắn chứa đựng những giáo pháp của Làng Mai. Tôi sẽ đi sâu vào vấn đề này trong phần cuối.

Nhưng tại sao lại xảy ra vụ việc ở Tu Viện Bát Nhã, nơi mà các Tăng NiTu Viện Bát Nhã tu tập “Tỉnh thức”, “Chánh Niệm”, “Hiểu và Thương”?

Sau khi đọc kỹ những tài liệu của Làng Mai, của Phương Bối, và của một số diễn đàn khác, tôi thấy rằng các Tăng Ni trẻ, tuổi từ 15 đến 35, tu tậpPháp môn Làng Mai”Tu Viện Bát Nhã là nạn nhân của cả hai phía:

1. Những Tăng Ni trẻ này, rất hấp dẫn trước những phương pháp tu tập của Thầy Nhất Hạnh cho nên đã phát triển Tâm Đạo và đến tu ở Tu Viện Bát Nhã. Ai cũng biết Thầy Nhất Hạnh có sức thu hút mạnh qua những phương pháp giảng đạo đơn giản, dễ hiểu và hợp với thời đại. Nhưng có thể họ không biết rằng, chính một số hành động, ý tưởng ngoài “Phật pháp” của Làng Mai từ những năm trước đã là một trong những nguyên nhân đưa đến vụ Tu Viện Bát Nhã.

Họ, các Tăng Ni trẻ, ở trong tình trạng “quít làm cam chịu” mà không tự biết vì chỉ biết có một điều: hết lòng tu tập. Họ thực lòng tu tập, không nghĩ đến bối cảnh xã hội, chính trị trong một đất nước mà chính quyền hiện nay rất nhạy cảm về chính trị, về diễn biến hòa bình, và trước những sức ép về nhân quyềndân chủ.

2. Họ là nạn nhân của một chính sách luôn luôn nghi ngờ, của chính quyền Trung Ương, Ban Tôn giáo Chính Phủ cũng như UBND tỉnh Lâm Đồng, và là nạn nhân của một số viên chức chính quyền địa phương và của thầy Đức Nghi, bổn sư của họ và một số thầy Đồng, đệ tử của thầy Đức Nghi, và những người không phải là Phật tử, đạo đức thấp kém, không có mấy hiểu biết về truyền thống văn hóa Việt Nam, những người đã được thầy Đồng Hạnh, chủ hộ chùa Bát Nhã sách động đến phá phách các công trình của Thiền sư Nhất Hạnh xây trong Tu Viện Bát Nhã, bạo hành đối với các Tăng Ni.

Dù sao thì vụ Tu Viện Bát Nhã cũng đã làm hại không ít đến uy tín của chính quyền và Ban Trị Sự THPG Lâm Đồng nói riêng, Chính quyền Trung Ương và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam nói chung. Đọc những ý kiến trên Internet về vụ Tu Viện Bát Nhã tôi thấy những ý kiến hoặc là thế này hoặc là thế kia, ít có một phân tích tổng hợp để tìm ra những nguyên nhân. Những luận cứ của Lữ Giang trong bài “Một Cuộc Đấu Trí” và “Việc đến đã đến” và của Đỗ Thái Nhiên trong bài “Bi Kịch Bát Nhã Làng Mai” chẳng qua chỉ là những suy diễn qua những hoang tưởng của chính mình, phản ánh những thành kiến của họ đối với chính quyền, và đối với Thiền sư Nhất Hạnh.

II. Nội Vụ Bát Nhã:

Bây giờ chúng ta hãy đi vào việc phân tích vụ việc Tu Viện Bát Nhã. Trước hết là về Tu Viện Bát Nhã. Theo trang nhà Phuongboi.org, Trang nhà các tăng thân tu học theo pháp môn Làng Mai tại Việt Nam, trong bài “Vài Nét Về Tu Viện Bát Nhã” thì:

Tu viện Bát Nhã (xã Damb'ri, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) được thành lập năm 1995 bởi Thượng tọa Thích Đức Nghi, niên trưởng của Tổ đình An Lạc (TX Bảo Lộc)… Lúc mới khởi đầu, chính điện của tu viện là một ngôi nhà nhỏ, sau đó dùng làm nhà trẻ và trường mẫu giáo cho con em các đồng bào nghèo trong vùng....

Tháng 2 năm 2005 - trong chuyến đi Việt Nam đầu tiên của Thiền sư Thích Nhất Hạnh - Thượng tọa Thích Đức Nghi đã cúng dường Tu viện Bát Nhã cho Thiền sư Nhất Hạnh và tăng thân Làng Mai để xây dựng Bát Nhã thành một tăng thân và một trung tâm tu học theo pháp môn Làng Mai tại Việt Nam…

Từ năm 2005, Phật tử trong và ngoài nước đã ủng hộ tài sức để xây dựng thêm cơ sở mới và sửa chữa các cơ sở cũ tại Tu viện Bát Nhã để làm phương tiện sinh hoạttu học cho tăng thân. Hiện tại có khoảng 400 thầy, sư côcư sĩ đang tu học tại đây.

Có một điều không ổn trong đoạn trên. Đó là: Thượng tọa Thích Đức Nghi đã cúng dường Tu viện Bát Nhã cho Thiền sư Nhất Hạnh và tăng thân Làng Mai. Thường thì chúng ta biết trong Phật Giáonghi thức “Cúng Dường Tam Bảo”: Cúng dường Phật Bảo, Cúng dường Pháp Bảo, và Cúng dường Tăng Bảo. Thánh Tăng ngày xưa chỉ lo tu học kinh kệ trong Chùa, do vậy người Phật tử thường cúng dường chư Tăng gồm có: Y phục, thức ăn, giường và vật trải giường nằm, thuốc thang. Bốn thứ đó gọi là Tứ Sự Cúng Dường. Ngày nay Phật tử có thể dâng cúng chư Tăng, Ni những phương tiện để phục vụ cho sự hành đạo được dễ dàng hơn. Nếu sự cúng dường không nằm trong những lãnh vực này thì đó là hiến tặng hay hiến cúng. Tu viện Bát Nhã nằm trên đất của Thị Xã Lâm Đồng và nằm trong luật đất đai của Nhà Nước. Mặt khác, theo truyền thống Việt Nam thì “Chùa Làng, Phong cảnh Bụt”, Chùa là của làng, của dân, không phải là của riêng của vị trụ trì, dù vị này đã có công sáng lập. Lý do rất đơn giản, vị trụ trì có thể nay còn mai không còn nữa, nhưng Chùa thì vẫn còn đó để cho dân chúng trong vùng, từ đời này đến đời khác. Hơn nữa, chuyện hiến cúng một Tu Viện gồm tài sản và đất đai cho một cá nhân hay một tổ chức ở nước ngoài là không thể nào hợp lý.

Gần đây, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biều: Không có tài sản đất đai nào của Vatican ở Việt Nam. Làng Mai và Tăng Thân Làng Mai nhận sự cúng dường của TT Đức Nghi, cho đó là tài sản của Thiền sư và Tăng thân Làng Mai, do đó đã bỏ rất nhiều tịnh tài vào việc xây dựng Tu Viện Bát Nhã, nhưng vẫn để TT Đức Nghi là Viện chủTrụ trì là thầy Thích Đồng Hạnh, với tất cả quyền hạn của Viện ChủTrụ trì, và Làng Mai chỉ lo về việc tu học.

Mâu thuẫn chính của nội bộ Bát Nhã là thầy Đức Nghi không có quyền hạn như Viện chủViệt Nam, quyết định tất cả. Theo cách của Làng Mai, tập thể giáo thọ quyết định. Đây là sự mâu thuẫn về cách quản lýquyền lực quản lý. Hai cơ chế của thầy Nhất Hạnh và thầy Đức Nghi hoàn toàn khác nhau nên dẫn đến mâu thuẫn.

Cũng theo trang nhà Phương Bối thì:

Từ tháng 5 năm 2005 cho đến tháng 6 năm 2008, TT Đức Nghi đã mời và bảo lãnh các thầy sư cô giáo thọ đã từng tu tập tại Làng Mai (trong đó có các vị gốc Việt mang quốc tịch nước ngoài) về Bát Nhã để chia sẻ pháp mônđào tạo các vị xuất gia trẻ tu học theo mô thức Làng Mai. Thượng Tọa cũng đề cử một đệ tử là thầy Thích Đồng Hạnh làm phụ tá để sinh hoạttu học chung với tăng thân xóm Rừng Phương Bối và để giúp về việc hành chánh…

Tháng 6 năm 2008, TT Đức Nghi đổi ý, không bảo lãnh các thầy sư cô giáo thọ có quốc tịch nước ngoài và không muốn Tu viện Bát Nhã tu tập theo pháp môn Làng Mai nữa. Thượng Tọa muốn tăng thân tu học theo pháp môn Làng Mai phải rời Bát Nhã.

Từ tháng 6 năm 2008 cho đến nay (tháng 6 năm 2009), tăng thân ba xóm Rừng Phương Bối, Bếp Lửa Hồng và Mây Đầu Núi vẫn tiếp tục tu học tại Tu viện Bát Nhã.

Tại sao Thượng Tọa Đức Nghi lại đổi ý, và tại sao các Tăng Ni trẻ tu tại Tu Viện Bát Nhã lại không tôn trọng ý muốn của Viện Chủ Đức Nghi mà cứ ở trong đó cả năm sau. Về chuyện TT Đức Nghi đổi ý, chúng ta có thể đọc một văn kiện của chính TT Đức Nghi:

Ngày 1 tháng 9 năm 2008, Thượng tọa Đức Nghi có gửi một Bản Kiến Nghị tới Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo VN, Ban Trị sự Tỉnh Hội Phật Giáo Lâm Đồng và ban Đại diện Phật Giáo Thị xã Bào Lộc, và cũng gửi cho cả Làng Mai, vì Thiền sư Nhất Hạnh có viết thư hồi đáp, trong đó vài đoạn như sau có thể cho chúng ta thấy phần nào lý do đổi ý của TT Đức Nghi:

“ Cách đây trên 3 năm, con đã nhiệt tình bảo lãnh để Làng Mai tu tập tại Tu viện Bát Nhã. Được Giáo hội Trung ương cho phép, văn thư số 212 ngày 22-5-2006, Ban Tôn Giáo Chính phủ cho phép, văn thư số 525 ngày 7-7-2006.

Ban đầu con cứ tưởng Làng Mai tôn trọng Giáo Hội Phật Giáo VN và Nghị định 22 của Ban Tôn giáo Chính Phủ, cứ tưởng tôn trọng lời đề nghị của con tại Làng Mai 2006, lời đề nghị của con tại chùa Từ Hiếu năm 2007, lời đề nghị của con tại Tu viện Bát Nhã năm 2008.

Cả 3 lần trực tiếp gặp Sư Ông Làng Mai để nói lên thực trạng của Tu viện Bát Nhã: Giáo Hội Làng mai chưa được phép sinh hoạt tại Việt Nam, con chỉ đứng đơn xin tu theo pháp môn Làng Mai tại Tu viện Bát Nhã. Nên mọi việc xẩy ra con chịu trách nhiệm trước Giáo Hội và Nhà Nước. Con muốn tương lai Tu viện Bát Nhã sẽ lên tới 1.000 tu sinh, nhưng những lời đề nghị của con lên Sư Ông và quý vị giáo thọ không ai lắng nghe cả. Đã 3 năm qua, con đã hơn 10 lần bị kiểm điểmvi phạm Hiến chương Giáo Hội và Nghị định 22 của Ban Tôn Giáo Chính Phủ.

Kề từ hôm nay, ngày 01 tháng 09 năm 2008, con xin rút lại tất cả những văn thư xin phép cho Làng Mai tu tập. Con không bảo lãnh, không chịu trách nhiệm mọi việc sẽ xẩy ra của Làng Mai tại Tu viện Bát Nhã trong thời gian tới. ”

Phải chăng đây chỉ là tất cả những lý do TT Đức Nghị đưa ra hay còn những lý do nào khác, như “kinh tế” chẳng hạn, thí dụ như, theo một nguồn tin, Thầy Đức Nghi muốn biến Tu Viện Bát Nhã thành một trung tâm du lịch nhưng Thầy Nhất Hạnh không đồng ý, hoặc có những mâu thuẫn không giải quyết được vì có sự bất đồng ý kiến giữa Làng Mai và TT Đức Nghi cùng chính quyền địa phương, hay còn những lý do chính trị nữa.

Còn tại sao các Tăng Ni tu tập theo Pháp Môn Làng Mai lại cứ ở lại Tu Viện cả năm sau. Phải chăng các Tăng Ni trẻ cho rằng, Tu Viện Bát Nhãtài sản của Làng Mai, và họ tu theo “Pháp môn Làng Mai” thì tất nhiên tu ở đó không có vấn đề, mà quên rằng TT Đức Nghi là vị Viện chủ Tu Viện với đầy đủ quyền hạn của một vị Viện chủ, dù Tu Viện Bát Nhã phần lớn là do Làng Mai ở Pháp xây dựng lên. Hay phải chăng các Tăng Ni này đã tuân theo một huấn thị từ Làng Mai: Cứ “Ngồi Yên Như Núi”? “Bát phong xuy bất động”.

Những điều trên có phải đã là những yếu tố đã góp phần tạo thành vụ Tu Viện Bát Nhã hay không? Vì vậy Minh Tân mới đặt câu hỏi:

Nếu đã “hết duyên” ở Bát Nhã, các Tăng Ni trẻ tu theo pháp môn Làng Mai có nhất thiết cứ phải bám trụ tới cùng không?

Những sự cố về sau xảy ra ở Tu Viện Bát Nhã khiến cho những người có lòng với quê hương, với Phật Giáo, không khỏi đau lòng, vì chúng có ảnh hưởng tác hại đến mọi phía, từ Làng Mai cho đến Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam cũng như chính quyền, mà nguồn gốc chính là vô minh. Tình trạng dậm chân tại chỗ [standoff] ở Tu Viện chưa được giải quyết ổn thỏa thì một sự cố khác lại xảy ra làm tăng thêm sự căng thẳng rắc rối giữa chính quyền và Làng Mai về vụ Tu Viện Bát Nhã. Đó là nội dung bức thư của Giáo sư Nguyễn Lang gửi Chủ Tịch Nước nguyên văn như sau:

A. Thư của Giáo sư Nguyễn Lang gửi Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết

New York ngày 30 tháng 9, 2009
Kính thưa Chủ tịch,
Tôi không biết hiện giờ Chủ tịch đang ở đâu, nên nhờ mạng Phù sa gửi một bản thư này đến Chủ tịch. Đây là một tiếng chuông chánh niệm. Cửa Phật là cửa rộng, những lúc hiểm nguy ai cũng có quyền tới nương nhờ. Ngày xưa trong Cách mạng chống Pháp, hàng ngàn chiến sĩ cách mạng đã từng tới ẩn náu tại chùa và các thầy các sư cô luôn luôn tìm mọi cách để đùm bọc và che chở. Bây giờ đây cảnh sát và công an của Chủ tịch đã đánh bật 400 thầy và sư cô ra khỏi chùa (Tu Viện Bát Nhã ở Bảo Lộc) và các vị ấy đã tìm tới tỵ nạn nơi một chùa khác (chùa Phước Huệ ở Bảo Lộc). Hiện thời cảnh sát và công an của Chủ Tịch lại đang vây quanh chùa Phước Huệ buộc các vị xuất gia ấy phải ra khỏi chùa trong đêm nay. Các vị cảnh sát và công an này chắc hẳn không phải là con cháu của Cách Mạng. Tôi xin Chủ Tịch kịp thời ngăn chận hành động trái chống luân thường đạo lý này.
Trân trọng cảm ơn Chủ Tịch.
Nguyễn Lang
Tác giả Việt Nam Phật Giáo Sử Luận

Tôi thấy có 3 vấn đề khá nghiêm trọng về bức thư Giáo sư Nguyễn Lang gửi cho Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết.

¨ Thứ nhất, gửi thư cho Chủ Tịch Nước có cần thiết biết là Chủ Tịch đang ở đâu không. Nếu gửi đến Phủ Chủ Tịch thì tự động nhân viên phụ trách trong Phủ sẽ đọc trước và đệ trình Chủ Tịch sau, khi nào có thể. Lý dovì không biết hiện giờ Chủ tịch đang ở đâu [irrelevant], nên nhờ mạng Phù sa gửi một bản thư này đến Chủ tịch lại là một chuyện khá buồn cười, vì như vậy chứng tỏ Phù Sa đã biết là Chủ Tịch đang ở đâu và không cho Làng Mai biết, và cho rằng Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết có thì giờ đọc mạng Phù Sa. Phù Sa chỉ là một trang nhà ở Pháp [phusaonline.free.fr], cũng như trang nhà Làng Mai ở Pháp. Vậy sao không gửi từ trang nhà Làng Mai mà lại phải nhờ Phù Sa? Biết Chủ Tịch Nước ở đâu là những nhân viên sắp xếp những chuyến công du hay những nghị trình cho Chủ Tịch, không phải là trang nhà Phù Sa mà nội dung thường không có thiện cảm với chính quyền.

¨ Thứ nhì, Nguyễn Lang chỉ là bút hiệu của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh khi viết cuốn Việt Nam Phật Giáo Sử Luận. Nhưng viết thư gửi Chủ Tịch Nước thì không mấy ai dùng bút hiệu mà phải dùng tên thật, hoặc thế danh là Nguyễn Xuân Bảo, hoặc Pháp danh là Thích Nhất Hạnh. Tại sao? Bởi vì Pháp danh Thích Nhất Hạnh thì ai cũng đã biết, và trong hồ sơ hộ tịch của các công dân Việt Nam, nếu còn giữ, thì chỉ có tên Nguyễn Xuân Bảo chứ không có tên Nguyễn Lang. Hơn nữa, rất có thể Chủ Tịch Triết chưa hề đọc cuốn Việt Nam Phật Giáo Sử Luận cho nên không biết Nguyễn Lang là ai. Cho nên ký tên trong thư là Nguyễn Lang: Tác Giả cuốn Việt Nam Phật Giáo Sử Luận có vẻ như nói lên tác phẩm Việt Nam Phật Giáo Sử Luận rất đặc biệt, Chủ Tịch nước và toàn dân phải biết. Thường thì khi viết thư cho vị Nguyên Thủ Quốc Gia tác giả chỉ nên ký tên thật, địa chỉ, và chức vụ hay bằng cấp nếu có, chứ không ai lại đề là tác giả một cuốn sách. Đây là điều tôi chưa từng thấy.

¨ Thứ ba, đọc câu Bây giờ đây cảnh sát và công an của Chủ tịch đã đánh bật 400 thầy và sư cô ra khỏi chùa, tôi thấy Giáo sư Nguyễn Lang, alias Thích Nhất Hạnh đã đi quá xa rồi, nếu không muốn nói là có vẻ coi thường, thiếu lễ độ, với Chủ Tịch Nước dựa trên những thông tin hoàn toàn sai lầm. Tôi không gạt bỏ trường hợp là trong đám người đến trục xuất Tăng Ni ra khỏi Tu Viện Bát Nhã có cảnh sát và công an mặc thường phục, nhưng đọc câu trên tôi có cảm tưởng tất cả đều là những cảnh sát và công an của Chủ Tịch Nước đã phái đến để đánh bật 400 thầy và sư cô ra khỏi chùa, dù rằng Chủ Tịch không có nhiệm vụ chỉ huy cảnh sát và công an, và thật ra thì không có cảnh sát và công an nào của Chủ Tịch, mà đó là những nhân viên của các cơ quan giữ an ninh địa phương. Nhưng điều khó hiểu mà cũng rất dễ hiểu là tại sao những hành động dùng bạo lực của ĐĐ Đồng Hạnh và tay chân đối với các Tăng Ni trẻ ở Tu Viện Bát Nhã, với sự có mặt chắc chắn của các nhân viên an ninh địa phương, mà lại không bị khởi tố. Mặt khác, GHPGVN, Ban trị sự PG Lâm Đồng có thưa kiện nhưng không ai giải quyết, khi lãnh đạo PG bị đả thương. Vậy chúng ta phải suy luận sự việc này như thế nào? Chắc chắn là, không nhiều thì ít, phải có vai trò của chính quyền địa phương, và có thể cả chính quyền trung ương, trong những diễn biến thất nhân tâm này.

Từ trước tới nay tôi vẫn kính trọng Thầy Nhất Hạnh. Tôi đã từng giới thiệu cuốn “Đường Xưa Mây Trắng” của Thầy, đưa lên Internet tác phẩm “Tùng”, và đã từng viết bài bênh vực Thầy trong vấn đề “Phản Chiến” cũng như về lời Thầy tuyên bố về “Bến Tre” ở New York. Nhưng qua bức thư gửi Chủ Tịch Nước, tôi thấy Giáo sư Nguyễn Lang đã vấp phải một sai lầm trầm trọng khi viết câu trên trong bức thư gửi cho Chủ Tịch Nước. Tôi không hiểu tại sao Thầy Nhất Hạnh lại sơ xuất đến thế, và tôi hy vọng Giáo sư Nguyễn Lang hãy hồi tâm nghĩ lại, và có một lời giải thích thỏa đáng với Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết công khai trước quần chúng, và trên Internet vì thư đã được loan truyền trên Internet. Tại sao? Vì Giáo sư Nguyễn Lang không thể viết như trên và không bao giờ nên viết như trên. Sự phân tích vấn đề sau đây hi vọng sẽ làm sáng tỏ vấn đề.

B. Lời Tuyên Bố của Sư cô Chân Không

Nhưng trước hết, chúng ta hãy ghi nhận thêm một thông tin từ Làng Mai. Tiếp theo bức thư của Giáo sư Nguyễn Lang là lời đe dọa chính quyền của sư cô Chân Không, cánh tay phải của Sư Ông ở Làng Mai, trong cuộc phòng vấn của VOA Việt Ngữ với Nguyễn Trung:

Trong cuộc phỏng vấn với Nguyễn Trung của VOA Việt Ngữ, sư cô Chân Không, một trong những người sáng lập Làng Mai ở Pháp, khẳng định rằng Nguyễn Lang chính là bút hiệu của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, và rằng trong lần lên tiếng đầu tiên này, Thiền sư ‘muốn xem phản ứng của Chủ tịch Việt Nam ra sao, rồi sẽ có các bước đi tiếp theo’…

Sư ông Làng Mai, tức là Thiền sư Thích Nhất Hạnh, nói rằng phải đi từng bước. Ở trong nước giải quyết trước, giống như truyền thốngViệt Nam, ở trong nhà bố mẹ không giải quyết được, thì nhờ cô dì. Cô dì lại không giải quyết được, thì nhờ tới hàng xóm, rồi mới nhờ tới người ngoài tức là chính quyền. Chính quyền không được thì mới tới nước ngoài. Thành ra, bây giờ gửi tới cụ Nguyễn Minh Triết xem cụ giải quyết thế nào.

Tôi nghĩ rằng “cụ Triết” không có bổn phận phải đích thân giải quyết một vấn đề về tôn giáoTu Viện Bát Nhã. Trong chính quyền không còn ai, thí dụ như Thủ Tướng chẳng hạn, hay Ban Tôn Giáo Chính Phủ, có thể giải quyết được vụ này hay sao. Nhất là, khi vụ Tu Viện Bát Nhã xảy ra thì Chủ Tịch Nước đang công du nước ngoài theo như tải liệu của phóng viên Reuters John Ruwitch:

Cần ghi nhận là, khi tăng thân Làng Mai bị đuổi khỏi Tu Viện Bát Nhã thì Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đang viếng thăm đồng minh Cộng sản Cuba, ngay sau chuyến đi New York họp với Hội đồng Bảo an và một cuộc họp khoáng đại tại trụ sở LHQ.

[It is interesting to note that President Triet was in Communist ally Cuba when the Bat Nha evictions happened, just after a trip to New York for a United Nations Security Council meeting and a General Assembly debate].

Chẳng có lẽ Chủ Tịch Nước lại cắt ngang chương trình công du, thực hiện nhiệm vụ ngoại giao của mình để trở về nước giải quyết vụ Tu Viện Bát Nhã theo ý muốn của Làng Mai?? Việc này đã có chính quyền ở Lâm Đồng và Ủy ban Trị Sự Tỉnh Hội Phật Giáo ở Lâm Đồng lo, vì đó chính là nhiệm vụ của họ. Nếu chính quyền Lâm Đồng với các Ủy Ban Trị Sự Tỉnh Hội Phật Giáo, Ủy Ban Nhân Dân, Ban Tôn Giáo và Mặt Trận Tổ Quốc ở ngay địa phương mà không giải quyết được thì Chủ Tịch nước sẽ giải quyết theo cách nào? Giải quyết theo lời yêu cầu không đúng cách và có tính cách xúc phạm của Giáo sư Nguyễn Lang, dựa trên những thông tin sai lầm, “để xem Chủ Tịch Việt Nam phản ứng ra sao”??. Lời đe dọa của sư cô Chân Không có ý nói rằng, nếu Chủ Tịch Triết không giải quyết sự việc theo ý muốn của Làng Mai thì Làng Mai sẽ đi những bước kế tiếp, bước cuối cùng là nhờ các nước ngoài. Chính những điều này đã làm cho Làng Mai không còn là Làng Mai nổi tiếng như trước nữa. Bây giờ chúng ta hãy đi vào những biến cố đã xảy ra ở Tu Viện Bát Nhã. Đối với chính quyền thì Thiền sư Nhất Hạnh là ai? Sư cô Chân Không là ai? Nếu là ai thì đã không xảy ra vụ Tu Viện Bát Nhã.

C. Các Bản Tường Trình về các Bạo động

Đi vào chi tiết vụ Tu Viện Bát Nhã, qua những thông tin trên trang nhà Phương Bối: Trang nhà các tăng thân tu học theo pháp môn Làng Mai tại Việt Nam chúng ta có thể thấy việc đánh bật 400 thầy và sư cô ra khỏi chùa có sự can dự của rất nhiều người xuất xứ không rõ, từ Thượng Tọa Thích Đức Nghi, Đại đức Thích Đồng Hạnh cho đến các Phật tử của Tổ Đình An Lạc (các chùa do thầy Đức Nghi làm viện chủtrụ trì) v..v… chứ không phải chỉ là cảnh sát và công an của Chủ Tịch như Giáo sư Nguyễn Lang đã viết.

Đúng vậy, chúng ta hãy duyệt qua vài nét chính trong:
Bản Tường Trình về các Bạo động tại Tu viện Bát Nhã
từ ngày 22.06 - 02.07.2009 do các đệ tử của TT Đức Nghi điều động của
Tỳ kheo Thích Chân Pháp
(thế danh Nguyễn Duy Sơn)
TM Ban Đại Diện Đối Ngoại

Thứ hai 22/6/2009: Vào buổi sáng, các sư cô xóm Bếp Lửa Hồng thấy có 3 thanh niên vào giựt sập 2 cốc tranh sát bếp của xóm một cách ngang nhiên. Các sư cô không dám nói gì vì thấy thái độ của họ quá hung hãn.

Thứ ba 23/6/2009: Buổi sáng, thầy Đồng Hạnh đã tưới xăng đốt một cốc tranh còn lại nhưng vì đêm trước trời mưa, cốc còn ướt, nên chỉ bốc cháy một phần nhỏ. Các sư cô xóm Bếp lửa Hồng ra năn nỉ đừng đốt thì thầy nói: “Làng Mai không có quyền gì ở đây”…. Buổi trưa các sư cô phát hiện 3 đường dây điện thoại bàn của Xóm Bếp Lửa Hồng không hoạt động được nữa.

Thứ tư 24/6/09: Buổi sáng có một thanh niên với một số tu sĩ huynh đệ với thầy Đồng Hạnh tiếp tục xuống Xóm Bếp Lửa Hồng giựt sập cốc. Trong lúc đó thầy Đồng Hạnh ngồi phía ngoài dứ dứ cây rựa. Có một số Phật tử đến chùa thấy lạ đứng nhìn thì bị thầy Đồng Hạnh một tay cầm rựa một tay chỉ vào mặt và nói: “Tụi bây quậy chùa tao, cút khỏi đây, không tao giết chết hết bây giờ!!”. Không khí rất nặng nề và đe dọa.

Thứ sáu 26/06/09: Các đường dây điện thoại xóm Bếp Lửa Hồng được nối lại. Nhưng đường dây điện thoại bàn của xóm Rừng Phương Bối lại bị cắt. Đồng thời tảng đá lớn trước đây có khắc chữ “Tu Viện Bát Nhã” bằng tiếng Việt, tiếng Phạn, tiếng Hán, tiếng Anh đã bị đục bỏ chỉ còn lại tiếng Việt.

Thứ bảy 27/06/09: Tối ngày 27/06/09 lúc 18g thì khu vực trai đường, khu cư xá Tâm Ban Đầu, khu vực nhà khách của tu viện đã có điện lại. Trong khi đó khu vực tăng xá xóm Rừng Phương Bối, thiền đường Cánh Đại Bàng, xóm Bếp Lửa Hồng vẫn không có điện. Khi ra chỗ cầu dao tại cốc Tùng Xanh kiểm tra thì thấy cầu dao bị phá hủy, ra trụ điện 3 pha kiểm tra thì thấy tất cả cầu chì (hệ thống điện của 3 nơi sinh hoạt nói trên) bị mất.

Chủ Nhật 28/06/09: Vào lúc 11giờ 30 phút, trong lúc gần 400 tu sinh đang thọ trai tại thiền đường Cánh Đại Bàng, thầy Pháp Anh đang nằm nghỉ trong cư xá Tâm Ban Đầu thì thấy thầy Đồng Định dùng cây đập vào ổ điện dùng để bơm nước tại cốc Tùng Xanh. Thấy như thế, thầy Pháp Anh dùng máy ảnh nghi nhận sự kiện, bị thầy Đồng Định quay lại ném 3 cục đá vào thầy Pháp Anh đang ở trong cư xá Tâm Ban Đầu. Thấy nguy hiểm đến tánh mạng nên thầy Pháp Anh đi ra khỏi cư xá, lúc đó nhóm khoảng 200 người kia lần lượt xông tới hướng thầy Pháp Anh chửi bới và đe dọa bằng gậy gộc. Nghe tiếng ồn ào, vài thầy đang có mặt tại tăng xá Rừng Phương Bối đi ra và chụp ảnh. Cả nhóm người quay lại tấn công vào các thầy đang chụp ảnh với thái độ giận dữ. Thấy tình thế nguy hiểm các thầy lui vào tăng xá. Khi các anh Công An địa phương có mặt trước tăng xá thì nhóm gần 200 người ùa vào nhà bếp trai đường khiêng hết vật dụng bỏ ra ngoài. Thấy cảnh hỗn độn nhiều anh Công An đến thổi còi can thiệp, nhưng tình trạng vẫn được tiếp diễn. Sau đó mọi người đồng loạt chạy vào khu cư xá Tâm Ban Đầu khiêng tất cả đồ vật cá nhân, giường chiếu, kinh sách…ra bỏ ngoài sân. Trong lúc hỗn loạn như thế các anh Công An chỉ đứng quay phim chụp hình.

Thứ hai 29/6/09: Buổi sáng: phát hiện tượng đài Mẹ tại công trường Bông Hồng Cài Áo bị đập phá và sơn chữ lên. Đoạn đường từ xóm Rừng Phương Bối xuống xóm Bếp Lửa Hồng bị rào chắn ngang. Buổi trưa: thấy những người tấn công hôm trước vào bếp lấy củi trang bị mỗi người một cây. Trưa đó các sư cô dưới Bếp Lửa Hồng cung cấp thức ăn cho các thầy ở Rừng Phương Bối vì nhà bếp của xóm đã bị chiếm lấy. Lúc 15g giờ, từ trong tăng xá các xóm nghe tiếng ồn ào, la hét, thấy nhiều người cầm gậy chạy ra hướng thiền đường Cánh Đại Bàng. Mọi người trong tăng xá ba xóm sợ hãi không biết chuyện gì xảy ra (sau này mới biết là có Chư Tôn Đức Ban Trị Sự GHPGVN tỉnh Lâm Đồng và Phật Tử bị tấn công). Lúc 16g30: Cũng nhóm người đó tấn công vào tăng xá Rừng Phương Bối bằng cách xông vào đập phá đồ đạc và chặn đường cầu thang khi các thầy lui lên thiền đường ở tầng 3. Vì một số các thầy chưa lên kịp nên cửa thiền đường chưa đóng. Có hai thanh niên và một nhóm phụ nữthái độ rất hung dữ theo lên tới tầng 3, xông vào thiền đường, xô đẩy mấy thầy và chửi bới om xòm. Lúc đó có vài Công An mặc sắc phục xuất hiện, can thiệp và mời những người đó xuống lầu, rời khỏi Tăng Xá. Sau đó đường vào thiền đường Cánh Đại Bàng bị rào chắn ngang bằng cây xanh.

Thứ ba 30/6/09: Khu vực Rừng Phương Bối: Có khoảng 5, 6 thanh niên dáng điệu hùng hổ vào nhà kho gần tăng xá xóm Rừng Phương Bối lấy xà beng, ống sắt xây dựng vác đi quanh khu vực tăng xá và chửi rủa chúng tôi.

Thứ tư 1/7/09: Lúc 5h sáng, khi các thầy lén lên Mây Đầu Núi để tìm cách nối lại dây điện thì phát hiện máy bơm nước tại cổng tháp nước bị phá, đường ống bị đập bể và có người bỏ đầy cát, đá vào ống bơm nước. Như vậy tình hình lúc này là các xóm đều bị mất điện, thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng. Chỉ còn một máy bơm nhỏ duy nhất trên xóm Rừng Phương Bối hoạt động mỗi ngày nửa tiếng để cung cấp nước uống.

Thứ năm 2/7/09: Lúc 8g sáng, phát hiện ống dẫn nước từ bể chứa tăng xá quý thầy dẫn xuống bể nước xóm Bếp Lửa Hồng bị đập bể. Lúc 15 giờ, phát hiện máy bơm nước, (sau khi bị phá), ở tháp nước đã bị lấy mất.

Trên đây đại khái là những gì đã xảy ra trước ngày 27/9/2009, ngày các Tăng NiTu Viện Bát Nhã bị đe dọa và phải rời khỏi Tu Viện. Những gì xảy ra ở Tu Viện Bát Nhã ngày 27/9/2009 thì không rõ rệt đối với tôi. Đọc những thông tin trên Internet thì phần lớn là những thông tin gián tiếp. Nhưng có một nhân chứng có mặt tại Tu Viện Bát Nhã đúng ngày 27/9/2009 và tôi tin rằng những thông tin của anh ta là trung thực. Đó là nhà nghiên cứu sử Nguyễn Đắc Xuân ở Huế. Sau đây là vài đoạn trong một bài viết của anh (nguyên văn lá thư đăng trên http://bauxitevietnam.info/c/12705.html).

Bài của nhà nghiên cứu sử Nguyễn Đắc Xuân

Tôi rảo bước đến cuối Thiền đường đi về hướng xóm Rừng Phương Bối dành cho các tăng sinh. Khu vực này nằm ngay phía sau khu vực Chánh điện và các cơ sở chính của TV Bát Nhã của TT Đức Nghi. Chỉ cách nhau một cái sân hẹp. Tôi hết sức ngạc nhiên khi thấy trên tường TV Bát Nhã nhìn về phía dãy lầu xóm Rừng Phương Bối, TT Đức Nghi cho treo những băng-đờ-rôn viết những khẩu hiệu bằng một thứ ngôn ngữ chợ búa đe dọa, xua đuổi, xuyên tạc việc tu tập của gần 400 Thiền sinh tu theo Pháp môn Làng Mai.

Tôi đi men theo con đường sát với khu nhà bếp đối diện với xóm Rừng Phương Bối. Nhìn qua hàng rào tôi thấy bên trong hàng trăm người đàn ông, đàn bà, con trai con gái, áo nâu, áo lam nhếch nhác, nhiều người ăn mặc như cán bộ, một số cầm máy ảnh, máy quay phim, đùi, gậy, dao rựa đi đi lại lại, ăn nói, cười cợt lao xao. Tôi liên tưởng đến những côn đồ, xã hội đen, giả Phật tử đã từng tung hoànhBát Nhã được lưu trong các trang web phapnanbatnha, phusa, langmai lâu nay. Tôi sợ phải đối đầu với những đồng chí của mình nên muốn nhanh chân ra khỏi nơi này.

Tôi vừa ra đến bên hông Chánh điện thì phía sau lưng tôi vang lên tiếng la ó, chửi bới và đám đông ùa qua Rừng Phương Bối đánh đuổi các Thiền sinh. Không hiểu sao, tôi quay lại thấy tất cả các Thiền sinh đều ngồi trong tư thế kiết già, bất động, chắp tay niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm để mặc cho người của TT Đức Nghi hành động đánh đập, lôi kéo, phá tán.

Như cái máy, tôi lui ra. Quay nhìn xuống dưới vườn chè lại thấy một nhóm người khác của TT Đức Nghi ùa xuống xóm Bếp Lửa Hồng. Và cảnh bạo hành như ở Rừng Phương Bối diễn ra và các ni cũng ngồi kiết già niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm.

Trên đây là một số những hành động có tính cách bạo lực, vô cương vô pháp, ở Tu Viện Bát Nhã ngày 27/9/2009 mô tả bởi một nhân chứng tại chỗ. Anh Nguyễn Đắc Xuân đưa ra một số quy trách và sau đây là hai lời lên án điển hình:

- Việc bạo hành đã và đang xảy ra tại Tu viện Bát Nhã từ trước đến nay, TT. Thích Đức Nghi, Thích Đồng Hạnh và đồng bọn phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước luật pháp nhà nước và giáo luật của Giáo hội “ (NĐX nhấn mạnh)

- Tất cả các cuộc bạo hành do thầy trò TT Đức Nghi tiến hành ở Tu viện Bát Nhã từ tháng 6 đến nay đều có sự chứng kiến của công an cảnh sát địa phương. Công an cảnh sát là những người có nhiệm vụ trấn áp tội phạm bảo vệ dân lành, tại sao các anh lại không ngừng phối hợp với tội phạm mang tên Thích Đức Nghi? Hay Thích Đức Nghi là người của …?

- Công an, cảnh sát là lực lượng thi hành pháp luật, chính đại quang minh, thế lực lượng công an cảnh sát của địa phương đi đâu mà không tham gia vào việc cưỡng chế 400 Thiền sinhtu viện Bát Nhã mà lại đi dùng đến những thành phần ô hợp xã hội đen? Hành xử như thế các anh có biết là tiếp tay cho bọn chống phá Việt Nam bôi nhọ chính quyền ta không?

Tôi nghĩ rằng, xúc cảm trước cảnh đau lòng, anh Nguyễn Đắc Xuân đã cho rằng công an địa phương đã dùng đến những thành phần ô hợp xã hội đen. Tôi thấy điều này không đúng, vì xã hội đen là xã hội của những người thuộc các băng đảng tội phạm, có thể làm bất cứ điều gì để có tiền, kể cả tống tiền, ăn cướp, giết người v..v…. Nhưng xem mấy cái video trên trang nhà phuongboi.org, thí dụ như video «công an quay phim sinh hoạt với các côn đồ» tôi chỉ thấy có vài người quay phim, không thấy cảnh sinh hoạt nào, và đa số những người trong video là phụ nữ còn trẻ, có cả các thiếu niên, đi qua đi lại, một số đang khuân vác đồ đạc v.v… Hơn nữa trong đoạn trên anh Xuân có thấy hàng trăm người đàn ông, đàn bà, con trai con gái, áo nâu, áo lam nhếch nhác. Chẳng có lẽ một thị xã nhỏ như Lâm Đồng lại có nhiều người ở trong xã hội đen với những thành phần tạp nham như vậy hay sao, mà lại dưới quyền sử dụng của công an? Một ý nghĩ thoáng qua đầu: phải chăng có sự tương phản giữa đời sống vất vả lam lũ của dân trong vùng và hình ảnh tu tập an nhiên tự tại của Tăng Ni ngày này sang ngày khác, tháng này sang tháng khác, cho nên sự tương phản này đã bị khai thác.

Bất kể vì những nguyên nhân nào mà xảy ra vụ Tu Viện Bát Nhã, những hành động có tính cách bạo lực, vô cương vô pháp, đe dọa hành hung các Tăng sĩ ở Tu Viện Bát Nhã trước sự làm ngơ của lực lượng công an cảnh sát Lâm Đồng cũng phải lên án, và chính quyền Lâm Đồng phải chịu trách nhiệm. Không có lý lẽ nào có thể biện minh cho những hành động trên được. Mặt khác những hành động của các TT Thích Đức Nghi, Thích Đồng Hạnh, Thích Đồng Định đã làm hoen ố bộ mặt của các trưởng tử Như Lai, không xứng đáng làm người con Phật và cần phảibiện pháp kỷ luật, có thể là cưỡng bách hoàn tục, không thể để mang họ Thích trong cộng đồng Phật Giáo.

Tuy nhiên, để cho cuộc nghiên cứu của tôi về vụ Tu Viện Bát Nhã tạm gọi là có đầu có đuôi, tôi không thể không nói đến những nguyên nhân mà theo ý tôi đã đưa đến vụ Bát Nhã, bởi vì tôi thấy trong vụ việc này có nhiều mâu thuẫn bí ẩn. Tìm hiểu những nguyên nhân này tuyệt đối không phải để biện minh cho những biện pháp dùng bạo lực ở Bát Nhã, như tôi vừa nhận định ở trên. Trước hết chúng ta hãy tổng duyệt lại những sự cố chính về Tu Viện Bát Nhã.

III. Diễn Tiến Và Những Bí Ẩn

Sau khi tổng hợp và phân tích các tài liệu thu thập được tôi thấy rằng, ngoài nguyên nhân gần mà vai trò chính là TT Đức Nghi với những hành động trực tiếp hay gián tiếp đối với các Tăng NiTu Viện với sự đồng tình hay làm lơ của chính quyền, có lẽ nguyên nhân chính và xa đưa đến vụ Tu Viện Bát Nhã là trên thực tế thì "Dù Thầy NH vô tình hay hữu ý, dù Thầy NH muốn hay không muốn, thì những tuyên bố của Thầy là một ứng xử chính trị: đối tượng là chính trị, lãnh vực là chính trị, nội dung là chính trị, hậu quả là chính trị." dù rằng có luận cứ cho rằng Thầy Nhất Hạnh không làm chính trị mà chỉ nói lên…sự thật, hay chỉ nói lên tiếng nói lương tâm của người tu sĩ Phật Giáo. Cộng đồng Phật Giáo Việt Nam ở hải ngoại cũng như ở trong nước có nhiều quan điểm khác nhau về Thiền sư Nhất Hạnh và Làng Mai, và không phải là tất cả đều có thiện cảm. Cũng có thể Thiền Sư Nhất Hạnh và Tăng thân Làng Mai đã quen hoạt động ở nước ngoài nên không để ý đến chuyện “nhập giang tùy khúc, nhập gia tùy tục”, quên rằng, đối với Việt Nam, họ chỉ là người nước ngoài. Vì vậy trong những chuyến về Việt Nam, Thiền sư Nhất Hạnh và Tăng thân Làng Mai đã có một số hành động gây ấn tượng hoành tráng cho một số người, nhưng đồng thời cũng gây nên một số ấn tượng không đẹp đối với chính quyền và đại khối Phật Giáo không theo Làng Mai.

A. Từ Đón Rước Tưng Bừng

batnha-btt34batnha-btt33 Đầu năm 2005, Thiền Sư Nhất Hạnh cùng với đoàn tăng ni Phật tử vài trăm người tháp tùng đã về Việt Nam và được đón tiếp rất trọng thể. Tại phi trường có cả một đám đông chờ đón, có rắc hoa thơm trên lối đi, có nhiều phóng viên phỏng vấn. Và trong những cuộc đón tiếp sau đó chúng ta thấy cảnh thảm đỏ, lọng vàng v…v… Tôi không tin là Thầy Nhất Hạnh muốn như vậy, nhưng phải tùy thuận với ý muốn của chính quyền hay Giáo Hội Phật Giáo bên nhà. Nhưng với những nghi thức đón tiếp như vậy trong thời đại ngày nay, không phải không có những người thấy đó là những hình thức phô trương bề ngoài và có thể đưa đến sự hiểu lầm như một số ý kiến phê bình tiêu cực trên một số diễn đàn truyền thông Hải ngoại .

Đầu năm 2007 Thiền Sư Nhất Hạnh đã cùng Tăng thân Làng Mai về Việt Nam và tổ chức ba Đại Trai Đàn Chẩn Tế , hay Đại Trai Đàn Thủy Lục Giải Oan Bình Đẳng ở Thành Phố Hồ Chí Minh, Huế, và Hà Nội. Chiều 5-5-2007, tại Phủ Chủ tịch ở Hànội, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã tiếp Thiền Sư Thích Nhất Hạnhđại diện thiền sinh, cư sĩ trong đoàn tăng thân Làng Mai (Pháp) tới chào xã giao, nhân dịp đoàn về thăm Việt Nam theo lời mời của Ban Phật giáo Quốc tế thuộc Giáo hội Phật Giáo Việt Nam.

Trong chuyến về này, tại Tu Viện Bát Nhã có lễ Truyền Đăng do Thiền Sư Nhất Hạnh chủ trì. Theo Báo Viet Tide thì:

Truyền Đăng là một nghi thức trong Phật Giáo, được truyền thừa qua nhiều đời, là một buổi lễ ấn chứng, xác quyết khả năng tu tậpnăng lực nội tại của đệ tử, sau khi vị thầy thấy được tâm đắc của đệ tử trình bày qua thi, kệ. Người được truyền đăng được xem là vị Giáo thọ, không những trên mặt truyền bá giáo lý, mà thân giáo, khẩu giáo và hành giáo đều đáng là bậc trưởng tử Như Lai. Tưởng cũng nên biết, Thượng tọa Đức Nghi đã được Thiền Sư Nhất Hạnh “truyền Đăng” tại Mai Thôn vào năm 2006.

Với vụ Tu Viện Bát Nhã mà vai chính trong đó là TT Đức Nghi thì có vẻ như Thiền Sư Nhất Hạnh đã truyền Đăng lầm người. Mà không phải chỉ có TT Đức Nghi mà còn ĐĐ Đồng Hạnh cũng đã được truyền Đăng ở Làng Mai năm 2006.

Năm 2008, Thiền sư Nhất Hạnh cùng phái đoàn Tăng thân Làng Mai về dự Đại Lễ Vesak Tam Hợp Liên Hiệp Quốc được tổ chức ở Việt Nam, do lời mời của Ban Phật giáo Quốc tế trong Giáo hội Phật giáo VN (GHPGVN) và UB Tổ chức Quốc tế Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc 2008 (IOC). Được biết trong những dịp về Việt Nam, Thiền sư Nhất Hạnh và Tăng thân Làng Mai đã tổ chức các khóa tu cho Tăng Ni, Phật tử Việt Nam và cho người nước ngoài sinh sống ở Việt Nam.

Nếu tất cả những gì Thiền sư Nhất Hạnh và Tăng thân Làng Mai làm ở Việt Nam chỉ có những hoạt động tôn giáo như trên và nằm trong khuôn khổ luật pháp Việt NamHiến Chương của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam thì tôi nghĩ sẽ không xảy ra vụ Tu Viện Bát Nhã, vì chúng ta đã biết, theo một tài liệu của một số Tăng Ni trẻ ở Tu Viện, thì họ đã có rất nhiều đóng góp cho cộng đồng. Sau đây là một đoạn trong bản “Bản Tường Trình về Sinh hoạt của Tăng thân Làng Mai tại Tu viện Bát Nhã” của mấy Tăng NiBát Nhã: Thích Chân Pháp Khâm, Thích Chân Trung Hải, Thích Nữ Chân Thoại Nghiêm, Thích Nữ Chân Phúc Nghiêm.

Trong ba năm qua, về mặt tu học chúng con đã tổ chức các khoá tu 5 ngày cho cả ngàn người trẻ (một năm hai lần và đã có hai lần dành riêng cho tăng ni), các ngày tu quán niệm (hàng tháng), hướng dẫn Phật tử đến tu học thường xuyên tại tu viện, tụng kinh nhật tụng (mỗi tối), sám hối (rằm và mồng một), tổ chức và tham dự các sinh hoạt lễ hội lớn như Tết, Phật Đản và Vu Lan. Trong lễ Tam Hợp vừa qua chúng con cũng đồng thời tham dự lễ Vesak tại Hà Nội với Sư Ông, lễ Vesak tại tu viện Bát Nhã, tại thị xã Bảo Lộc, tại Đà Lạt, tại chùa Hoa Nghiêm (Bảo Lâm). Chúng con cũng giúp hướng dẫn tu học cho Phật tử vùng sâu vùng xa tại huyện Bảo Lâm (ngày quán niệm), cho các điệu người dân tộc tại chùa Di Đà, buôn Đăng Đừng (sinh hoạt mỗi tuần). Đặc biệt với các em trong GĐPT tại Bát Nhã đã ngừng sinh hoạt vì không có huynh trưởng, chúng con đã hướng dẫn Phật pháp, ngồi thiền, chơi thể thao, dạy tiếng Anh và từ 20 em đã lên tới 70 em (từ 5 tuổi đến trên 20 tuổi) sinh hoạt hàng tuần. Mỗi ngày quán niệm đầu tháng có trên 20 em ở Bảo Lâm thường xuyên tham dự. Chúng con phát quà Trung thu, hỗ trợ sách giáo khoa và vở mỗi đầu năm học và năm nay có 90% các em đủ sách vở đi học. Với sự giúp đỡ của các thiền sinh trẻ từ Sàigòn lên tham dự khóa tu ở Bát Nhã và của nhóm tình nguyện ‘Ước mơ xanh’, hiện giờ các em đã có tủ sách với trên 2.000 đầu sách để đọc và mượn mỗi tuần. Chúng con cũng đến thăm và giúp giải quyết nhiều trường hợp cha gặp khó khăn, bạo động đánh vợ đâm con, khuyên răn và hỗ trợ vật chất, cấp học bổng mỗi 6 tháng để giúp em yên tâm học tập.
Về mặt từ thiện, chúng con cũng tổ chức và tham dự vào các chương trình từ thiện giúp đồng bào dân tộc (phát quà, phát gạo và nâng cao phẩm chất sống vệ sinh ở buôn Đăng Đừng) và kêu gọi Phật tử yểm trợ tài chánh để phát quà cho đồng bào quanh vùng mỗi mùa Vu Lan (khoảng 380 phần). Chúng con cũng yểm trợ Hội Khuyến Học ở thôn 14 để giúp các em học sinhđiều kiện học tốt hơn bằng cách phát sách vở, đồ dùng học tập (khoảng 100 em) vào mỗi đầu năm học.

B. Tài liệu của John Ruwitch, phóng viên Reuters

thichducnghi-2Với những hoạt động xã hội, từ thiện, văn hóa.. như trên, không lẽ vì vậy mà TT Đức Nghi thay đổi ý kiến và chính quyền địa phương lại quyết tâm không để cho các Tăng Ni này tu tậpTu Viện Bát Nhã. Tất nhiên phải có những nguyên nhân nào đó đã là mầm mống để đưa đến vụ Tu Viện Bát Nhã. Thầy Đức Nghi tại lễ Truyền Đăng

Chúng ta hãy trở lại một tài liệu của John Ruwitch, phóng viên Reuters đã nói đến ở trên. Ruwitch viết:

Một tài liệu của chính quyền địa phương mà đệ tử của Thích Nhất Hạnh có được và cho Reuters coi nói là nhóm Tăng thân Làng Mai –Việt Nam không được nhà nước (CHXHCNVN) hay Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam công nhận và đã tu học tại viện Bát Nhã bất hợp pháp. Nguyên nhân của vấn đề có thể là từ quá khứ, ít ra là một phần, liên quan đến chuyến thăm Việt Nam cuối năm 2007 của Thích Nhất Hạnh. Trong chuyến đi Việt Nam đó, ông ta đã nói với Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết rằng nhà nước nên dẹp bõ ngành công an tôn giáo và giải tán Ban Tôn giáo chính phủ, cơ quan giám định những sinh hoạt tôn giáo.

Rồi đến 2008, niên giám của Làng Mai đề xuất với chính phủ hãy từ bỏ Chủ Nghĩa Cộng Sản, bỏ chữ “Cộng Sản” ra khỏi tên của Đảng chính trị cầm quyền, và bỏ cụm từ “Xã hội chủ nghĩa” ra khỏi tên chính thức của nước, “Cộng hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Theo một tài liệu của Làng Mai thuật lại chi tiết vụ Tu Viện Bát Nhã thì những đề nghị đó dù được đề xuất với ước muốn có lợi cho đất nước nhưng đã làm phật ý nhóm công an tôn giáo, và từ đó trở đi có vẻ như đã giáng sự phật ý này trên Thích Nhất Hạnh và những người theo ông ta.

[A local government document fromlast monthobtained by Thich Nhat Hanh’s followers andshown to Reutersstated that the group wasnot recognised by the state or the official Buddhist congregation and was staying at Bat Nha illegally. The roots of theproblemmay go back, in part at least, to Thich Nhat Hanh’s late 2007 visit to Vietnam. During that trip, he told Vietnamese President Nguyen Minh Triet that the government shouldabolish the arm of the police that tracks religious groups and disband the government’s Religious Affairs Committee, which regulates religious activities.

Then, in early 2008, the annual journal of Plum Village proposed that the government abandon Communism, take the word Communist out of the name of the ruling political party and remove “Socialist” from the country’s official name, Socialist Republic of Vietnam. Although the comments may have been made with the interests of the Vietnamese nation in mind, theywere resented by the religiouspolice who, from that point on, pretty much had it in for Thich Nhat Hanh and his followers, a Plum Village document detailing the background of the incident said.]

Tôi đã kiểm chứng thông tin trên của John Ruwitch. Trong Lá thư Làng Mai số 31, trang 13, quả thật có những ý kiến về đổi tên đảng Cộng Sản và bỏ cụm từ “Xã Hội Chủ Nghĩa” trong tên nước thành “Cộng Hòa Việt Nam” hay chỉ đơn giản là “Việt Nam”. Về những đề nghị chính trị trên của của Làng Mai, trong cuộc trao đổi ý kiến với tôi, Trang Chủ trang nhà Sachhiem.net đã đưa ra nhận xét:

Bỏ qua tất cả những nhận xét về cá nhân ông, riêng cá nhân tôi nhận thấy rằng, nếu đạo Phật tin vào thuyết “nhân quả”, thì chính thầy Nhất Hạnh phải tự cảm thấytrách nhiệm gián tiếp trong vấn đề 400 tu sinh này.

- Nếu thầy NH nhận thấy lời tuyên bố và khung cảnh tuyên bố của ông là xác đáng, đương nhiên thầy chấp nhận "đối đầu" với đối tác của ông trong chuyện này mặc kệ cho việc đẩy tu sinh của ông vào vòng nguy hiểm. Ông cũng phải chịu trách nhiệm, và tuyên bố sự thách thức đó.

- Việc đặt tên nước và quốc kỳ càng không liên quan gì đến sinh mệnh của dân tộc hay tôn giáo nào. Ai lại nỡ dùng sự an sinh của các đệ tử để thách thức chính quyền bằng nhận định chính trị đầy thành kiến của mình. Lẽ ra thầy NH nên xin lỗi với chính phủ và nhân dân Việt Nam về lời yêu cầutính cách phủ nhận đối với công cuộc giành độc lập của Việt Nam mà xét ra, ông không có dự phần vào công lao đó... Điều ông tuyên bố đã đi ngược với giá trị lịch sử của công cuộc cách mạng của dân Việt Nam đối với ngoại xâm. .

Riêng tôi, tôi cho là những đề nghị chính trị trên là những bước đi chính trị vụng về. Người Cộng Sản rất tự hào là đã đưa được đất nước ra khỏi vòng nô lệ của thực dân Pháp và đánh bại được sự can thiệp quân sự của đế quốc Mỹ. Từ ngày thực dân Pháp, với sự hỗ trợ rất đáng kể của Công giáo Việt Nam, lập được nền đô hộ ở Việt Nam, thì đã có biết bao nhiêu tổ chức, đảng phái hoạt động để giành lại độc lập cho Việt Nam nhưng không có tổ chức, đảng phái nào thành công. Và đảng Cộng sản đã lập được công đó. Nay Thiền sư Nhất Hạnh muốn đảng Cộng Sản đổi tên, phải chăng muốn xóa bỏ công trên của Cộng sản. Lá thư Làng Mai đưa ra vài tên đảng Cộng Sản đã đổi tên, thí dụ như đảng Cộng sản Ý. Nhưng hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam hoàn toàn khác biệt. Thử hỏi trên thế giới này, có đảng Cộng sản được thành lập để chống ngoại xâm như đảng Cộng sản Việt Nam và đã thành công trong việc đánh đuổi ngoại xâm? Vả chăng hai chữ Cộng sản ngày nay chỉ còn trên mặt văn tự, có còn gì là Cộng sản nữa đâu. Thứ nhì, bỏ đi cụm từ “Xã hội chủ nghĩa” thì phải chăng tên nước trở thành “Việt Nam [đệ tam] Cộng Hòa”? Tại sao chúng ta còn cứ câu nệ chấp nhất vào mấy cụm từ hữu danh vô thực?

C. Thêm những đề nghị khác của Thiền sư Nhất Hạnh

Ngoài ra Thiền sư Nhất Hạnh còn có bản đề nghị 10 điểm với Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết trong chuyến về thăm Việt Nam năm 2007. Theo một nguồn tin thì Nhà Nước sẽ cứu xét và đề nghị không công bố bản đề nghị này. Nhưng Lá thư Làng Mai số 31 (http://www.langmai.org/) đã đăng bản đề nghị này, trang 25, và theo một nguồn tin thì Làng Mai đã cho tán phát Lá Thư Làng Mai số 31 này trước khi TS Nhất Hạnh về dự lễ Vesak. Theo ý kiến riêng của tôi thì trong bản đề nghị có những điểm không thực tế và không thể thực hiện được trong bất cứ quốc gia nào.

Điểm thứ 4: Xin cho những người gốc Việt cư trú ở nước ngoài được về nước thăm viếng, làm việc, đầu tư, giảng dạy, hoằng Pháp mà không cần Visa.

thực tế không trong hoàn cảnh đất nước hiện nay, với những tổ chức chống Cộng cho Chúa, chống Cộng cực đoan, chống Cộng theo gương Thánh Đa-vít, chống Cộng theo gương Chúa Thánh Thần v.v… Trên trang nhà Tin Paris đã có 6 danh sách hàng trăm các Tiến sĩ, Kỹ sư, Giáo sư, nhà kinh doanh v… v… đã về Việt Nam làm việc, đầu tư, giảng dạy và còn đóng góp trong nhiều địa hạt nữa mà có vấn đề gì đâu. Hơn nữa người gốc Việt cư trú ở nước ngoài nay mang quốc tịch của quốc gia nào, mang sổ thông hành của quốc gia nào, và quốc gia đó đã có thỏa hiệp với Việt Nam là miễn Visa cho dân chúng hai nước chưa?

Điểm thứ 7: Xin có một chính sách đặc biệt đối với Phật Giáo, bởi vì đạo Phật đã là nền móng dựng nước và giữ nước trong gần 2000 năm, và là yếu tố chính của nền văn hóa Việt Nam.

Đây là điều hiển nhiên đối với Phật Giáo Việt Nam và chắc Chính quyền cũng đã nhận ra như vậy. Nhưng không thể xin một cách công khai như vậy vì Nhà nước không thể thiên vị và có chính sách đặc biệt đối với bất cứ tôn giáo nào trong một xã hội đa tôn giáo. Nước Mỹ có thể nói là nước Ki Tô Giáo [God country, In God we trust v…v…] nhưng Hiến Pháp Mỹ không cho phép chính quyền thiên vị đối với bất cứ tôn giáo nào và còn thường xuyên kiểm soát những hoạt động của tôn giáo.

Điểm thứ 9: Xin cho Tăng Ni được phép hành đạo khắp nơi trên lãnh thổ quê hương không bị hạn chế bởi vấn đề hộ khẩu, có quyền dựng Chùa Viện bất cứ ở đâu không kể nơi đó có nền Chùa cũ hay không – các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Lào Cai, Thái Nguyên v…v…

Đây là một đề nghị vừa chí lý vừa phi lý. Chí lý là Nhà Nước không nên dùng hộ khẩu để hạn chế sự hành đạo của các Tăng Ni. Còn phi lý là quyền dựng Chùa Viện bất cứ ở đâu không thể thực hiện trong bất cứ quốc gia văn minh tiến bộ nào. Ở Mỹ, ngay một tư nhân muốn sửa sang nhà cửa, thay máy móc trong nhà, cũng phải xin phép chính quyền địa phương, đóng lệ phí, và đặt dưới quyền kiểm soát của địa phương từng giai đoạn thi công một. Chùa, nhà thờ không thể xây cất ở bất cứ đâu mà phải xây ở những chỗ thích hợp với kế hoạch về gia cư và đất đai của chính quyền. Giả thử Nhà Nước chấp thuậncông bố trước quốc dân điều này thì đối với các tôn giáo khác ở Việt Nam ra sao? Phật Giáo có đủ tiền bạc và nhân sự có nhiệt huyết để thi đua với Công Giáo và Tin Lành không, biết rằng nguồn tài chính của họ là vô tận. Chúng ta cũng nên biết đến một tài liệu trên Internet về vấn đề này ở Âu Châu ngày nay:

Những chính phủ Âu Châu bị qui tội một phần làm cho Ki Tô Giáo suy thoái, bị trách cứ là đã giới hạn những hoạt động tôn giáo và làm khó khăn sự bành trướng của những nhóm tín ngưỡng. Ví dụ như, trong nước Pháp dân chủ, một nhà thờ xin phép để xây cất thêm hay mua bất động sản có thể không bao giờ được cấp giấy phép.

(European governments have been partially blamed for the decline of Christianity, being accused of restricting religious activities and hindering the expansion of faith groups. For example, in the democratic country of France, a church requesting permit to expand its church building or buy property may never receive permission.)

Đọc Lá Thư Làng Mai số 31 chúng ta có thể thấy vài nét kiêu căng, thí dụ như: “Có những điểm trong bản đề nghị đã gây “sốc” làm cho Ngài Chủ Tịch nước có lúc đã phản ứng”, “Làng Mai đã không công bố bản đề nghị này trên báo chí, sợ làm như thế sẽ mất đi hiệu quả của thiện chí xây dựng” [Nhưng Làng Mai đã công bố trên Lá Thư Làng Mai những đề nghị có thể gọi là thiếu trí tuệ đó] Lá thư Làng Mai viết: “Thầy Làng Mai không bao giờ lên án, công kích, buộc tội, mà chỉ thực tập phép lắng nghe và ái ngữ để giúp người khác có cơ hội thay đổi nhận thức về họ” nhưng trong một đoạn khác thì lôi những chuyện cũ rích như “cải cách ruộng đất”, “Nhân văn giai phẩm” ra và viết: “Ý thức hệ Mác xít duy vật như một cơn sốt đã xâm nhập vào cơ thể dân tộc ta trong nhiều thập niên, và trong thời gian đó đã có biết bao tư duy và hành động tạo nên khổ đau, cũng vì thái độ cố chấpcuồng tín vào một chủ thuyết được mệnh danh là khoa học.” . Đó không phải là lên án, công kích, buộc tội hay sao. Đó không phải là những lời lên án, công kích một chiều hay sao.

Nhưng viết như trên thì Làng Mai cho chúng ta thấy họ rất ít hiểu biết về những bối cảnh lịch sử của Việt Nam trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ và cũng chẳng hiểu gì mấy về chủ thuyết Mác-xít cả. Marx đã được thế giới tôn vinh và ngày nay, trong các trường đại học Âu Mỹ đều có dạy lý thuyết Marx. Vị trí của Marx trong số những tư tưởng gia vĩ đại của thế giới là như thế nào?

1. “Theo kết quả thăm dò ý kiến thính giả đài BBC Radio 4 trong tháng 7, 2005 thì, trong số 20 tư tưởng gia được biết đến, kính trọng, và có ảnh hưởng nhiều nhất, Marx lại được coi như là một triết gia vĩ đại nhất của mọi thời đại”??. [BBC Press Release: 13-7-2005: Out of a shortlist of twenty of the best known, most respected and influential philosophical thinkers, nominated by the In Our Time audience, Karl Marx has been voted the Greatest Philosopher of all time by BBC Radio 4 listeners.] Theo bảng kết quả thì David Hume, một nhà nhân bản, xếp hạng 2, Nietzshe hạng 4, Kant hạng 6, và Aquinas của Ki-tô Giáo hạng 7.

2. “Kết quả chọn vĩ nhân của Đức Quốc, với con số tham dự trên 5 triệu người, Karl Marx đứng hàng thứ 3 trong 100 ứng viên, Albert Einstein đứng hàng thứ 10 ( www.unserebesten.zdf.de). Lạ nhỉ, cả thế giới trí thức này mù và ngu cả hay sao mà không nhìn và đánh giá Marx như là Làng Mai?

Trong đoạn của John Ruwitch ở trên có nói đến một tài liệu của chính quyền địa phương. Để hiểu rõ ngọn ngành về vụ Tu Viện Bát Nhã chúng ta cũng nên đọc tài liệu đó. Nếu tôi không lầm thì đó là Văn thư số 789 của Ủy Ban Nhân Dân Lâm Đồng, nguyên văn như sau [Nguồn: http://phuongboi.org/index.php/]:

D. Tài liệu của chính quyền địa phương

Văn thư Số: 789 / UBND V/v giải quyết tình hình Tại chùa Bát Nhã xã Đambri
nguồn: http://www.phuongboi.org/index.php/cac-s-kin-ti-bat-nha & http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-133_4-13937_5-50_6-1_17-8_14-1_15-1/


batnha-btt30


Ngoài ra, chúng ta cũng nên biết đến một văn kiện của Ban Tôn Giáo Chính Phủ ngày 29 tháng 10 năm 2008: (http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-133_4-13940_5-50_6-1_17-8_14-1_15-1/)

batnha-btt22
batnha-btt23


Có bao nhiêu phần đúng trong hai văn kiện trên? Tôi không ở vị thế có thể biết rõ. Cần phải có sự sáng tỏ vấn đề của Chính quyền cũng như của Làng Mai.

E. Đến Bi Kịch

batnha-btt35

Bức tượng một phụ nữ vươn cao, dưới chân phụ nữ là hai bức tượng trẻ con bị đập gãy (Lời chú và hình của Nguyễn Đắc Xuân)

batnha-btt36

Ra Đi Trong Đêm

Đến đây tôi nghĩ chúng ta đã có thể thấy từ đâu mà xảy ra vụ Tu Viện Bát Nhã. Chúng ta biết, chính quyền đã chấp thuận cho TT Đức Nghi bảo lãnh những người nước ngoài về giảng Phật Pháp và tu ở Tu Viện Bát Nhã. Chúng ta cũng biết là Chính quyền và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đã chấp thuận “Pháp môn Làng Mai” là Pháp môn tu tập cho những tăng thân Làng Mai và những ai muốn tu theo Pháp môn đó. Chính quyền Trung Ương cũng như địa phương cũng đã chấp thuận để cho Làng Mai phát triển cơ sở Tu Viện Làng Mai do sự vận động của TT Đức Nghi. Mọi sự có vẻ êm ả nhưng tại sao gió bão lại nổi lên.

Muốn giải đáp điều này, tôi thấy Làng Mai cần phải làm sáng tỏ vài điểm sau đây..

► - Mầm mống bất hòaTu Viện Bát Nhã có phải là, như trên đã viết, vì sự mâu thuẫn về cách quản lýquyền lực quản lý Tu Viện. TT Đức Nghi nhân danh là Viện chủ mà không có quyền hạn như Viện chủViệt Nam, quyết định tất cả. Theo cách của Làng Mai, tập thể giáo thọ quyết định. Nhưng Làng Mai là khách và TT Đức Nghi là chủ.

► - Theo chính quyền thì các vị tu theo pháp môn làng Mai đã tổ chức khóa tu tại tu viện Bát Nhã mà không xin phép Giáo hội Phật giáo Việt Namcơ quan nhà nước có thẩm quyền, số người tới tu cũng không đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật. Việc làm này là vi phạm thủ tục hành chính của Việt Nam, vi phạm giới luật, hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Những vụ việc này ra sao, cần phải giải thích rõ ràng. [Lá thư Làng Mai có viết là TS Nhất Hạnh và Tăng Thân Làng Mai đã đi nhiều nước, được tự do mở khóa tu mà không cần phải xin phép bất cứ cơ quan nào]

► - Những đề nghị chính trị và tôn giáo của Thiền Sư Nhất Hạnhthích hợp trong hoàn cảnh hiện nay của đất nước không?

► - Câu hỏi của Minh Tân: Nếu đã “hết duyên” ở Bát Nhã, các Tăng Ni trẻ tu theo pháp môn Làng Mai có nhất thiết cứ phải bám trụ tới cùng không?

Mặt khác, Chính quyền Trung Ương, Chính quyền Lâm Đồng, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, Ban Trị Sự THPG Lâm Đồng, và TT Đức Nghi cũng nên làm sáng tỏ vài câu hỏi sau đây:

► - Tại sao lại để xảy ra một sự cố tồi tệ như vậy, gây nên sự mất mát cho cả mọi phía: Chính quyền, Phật Giáo, Làng Mai, và cho cả dân tộc. Trách nhiệm chính là cá nhân hay tập thể nào?

► - Những hành động của TT Đức Nghi, Đồng Hạnh cùng các đồng sự đồng đệ để đối phó với các Tăng NiTu Viện Bát Nhã có xứng đáng là những hành động của những người con Phật không. Quý vị trên sẽ có những hành động cụ thể nào để sám hối trước Chính quyền [vì đã vô cương vô pháp làm giảm uy tín của Chính quyền trước thế giới], trước Giáo Hội Phât Giáo Việt Namquần chúng Phật tử [vì đã gây nên một bộ mặt xấu cho Phật Giáo]

Cá nhân tôi, chắc chắn không vui vẻ và ích lợi gì cho bản thân lúc viết về vụ việc Bát Nhã. Nhưng hy vọng qua bài nầy sẽ soi rọi một tia sáng nào đó cho công bằnglẽ phải. Tôi thấy trong Lá Thư Làng Mai có hai câu sau đây:

NHỊN MỘT GIÂY GIÓ YÊN SÓNG LẶNG
LÙI MỘT BƯỚC BIỂN RỘNG TRỜI QUANG

Nhưng gió bão đã nổi lên chỉ vì không nhịn nổi và vì ai cũng chỉ muốn tiến lên chứ không chịu lùi. Cơn gió bão đã thổi qua, nay là lúc phải dọn sạch những tàn phá đã đổ lên đầu những Tăng Ni vô tội và vô can. Chúng tôi mong Chính Quyền cũng như Làng Mai có thể đi đến một giải pháp có thể giải quyết ổn thỏa các sự việc, đừng để vấn đề lây lan ngày càng lớn và tạo một hình ảnh xấu cho bộ mặt quốc gia đối với thế giới cùng làm phai nhạt hình ảnh, hào quang của một tổ chức tôn giáođáng lẽ có thể phục vụ tốt hơn cho dân tộc Việt Nam nếu không bước vào con đường chính trị với những đề nghị thiếu tế nhị, thiếu khôn khéo và bất khả thi.

IV. Những đề nghị thực tiễn

Vài Đề Nghị Cá Nhân:

- Sự việc đã xảy ra như vậy, tôi nghĩ khó mà các Tăng Ni trẻ có thể trở lại tu ở Tu Viện Bát Nhã. Nhưng chính quyền có thể thu xếp ở một số Chùa hay Tu Viện nào đó để cho các Tăng Ni có quốc tịch Việt Nam tự do tu theo “Pháp môn Làng Mai”. Họ chỉ cần đăng ký sự có mặt của họ với chính quyền địa phương mà không bị hạn chế bởi chế độ hộ khẩu. Cần hạn chế số tu sinh nước ngoài, kể cả những người Việt mang quốc tịch nước ngoài, vì họ có thể tu ở Làng Mai hay Lộc Uyển hay ở bất cứ đâu họ muốn.

- Chính quyền cũng như Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam cần phải có những biện pháp kỷ luật đối với TT Đức Nghi, ĐĐ Đồng Hạnh và các đệ tử, khiển trách chính quyền Lâm Đồng, cử một Tăng hay Ni đạo đức thay thế quản trị Tu Viện Bát Nhãdễ dãi để cho những Tăng Ni trẻ nào muốn trở lại Bát Nhã tu tập được toại ý. Những Tăng Ni này tự do tu theo “Pháp môn Làng Mai” nhưng không thuộc quyền quản lý của Làng Mai.

Về phía Làng Mai thì tôi cũng có vài đề nghị:

Thứ nhất, Sư Cô Chân Không nên nói bớt đi. Nếu có thể thì diện bích tịnh khẩu trong 1 năm, vì nói ít thì sai ít, nói nhiều sai nhiều, càng nói càng sai.

Thứ nhì, xin Thiền Sư Nhất Hạnh nên rút kinh nghiệm từ vụ này để có thể đóng góp hữu hiệu hơn cho Phật Giáo Việt Nam về sau. Giảng dạy Phật Phápsở trường của Thiền sư, chính trị là sở đoản, Không nên để cho sở đoản làm giảm hào quang của sở trường.

Sau cùng tôi có một điều thắc mắc đã từ lâu. Những phương pháp tu tập của Làng Mai như “Chánh Niệm”, “Tỉnh thức”, “Hiểu và Thương” , “Thở vào tâm tĩnh lặng, thở ra mỉm miệng cười” v…v… rất cần thiết cho Việt Nam ngày nay, nhưng tôi không hiểu rồi Làng Mai có cho nhập cảng một số hoạt động tôn giáo của Làng Mai và Lộc Uyển ở ngoại quốc như “Tổ chức Lễ Giáng Sinh trong Chùa, hát Thánh ca” v… v… và giảng về Ki Tô Giáo, về Thượng đế và Chúa Giê-su như TS đã viết trong những cuốn như “Living Buddha, Living Christ”, và "Going Home: Jesus and Buddha as Brothers" . Đây chính là thắc mắc mà tôi cho rằng không ít thì nhiều cũng có ảnh hưởng đến quan niệm của đại khối Phật Giáo bên nhà, không nằm trong hệ thống Làng Mai, đối với Thiền sư Nhất Hạnh và Làng Mai.

V. Yếu Tố Vô Ảnh Nhưng Khả Nghi.

Sau đây chúng ta hãy đi một chút vào những hoạt động tôn giáo và một số những lời giảng dạy của Làng Mai để cho vấn đề được rõ ràng.

Lá thư Làng Mai viết:

Xem các thầy và sư cô Làng Mai như những nhà truyền giáo ngoại quốc, đó là chuyện không ai có thể hiểu nổi. Họ chỉ là những đứa con của đất nước luôn luôn mang trong lòng niềm thao thức về đóng góp cho đất nước mà thôi. Những gì họ muốn đóng góp không phải là văn hóa và kỹ thuật đem từ bên ngoài vào, trái lại chỉ là những gì rất thuần túy văn hóa dân tộc.

Mặt khác, Thiền sư Nhất Hạnh cũng giảng:

Chúng ta biết rằng giáo lý của đạo Bụt mà muốn cho đích thực là giáo lý của đạo Bụt, thì giáo lý đó phải có hai tính cách. Tính cách đầu là Khế lý, tính cách thứ hai là Khế cơ…. Khế lý nghĩa là nó đích thực phải là Phật pháp, Phật pháp chính tông, không phải là thứ Phật pháp biến hình.

Nhưng:

Chúng ta biết rằng, hàng năm ở Làng Mai cũng như ở Tu Viện Lộc Uyển đều tổ chức ăn mừng Lễ Giáng Sinh, hát Thánh Ca v..v… Từ bao giờ truyền thống Phật Giáonghi thức này? Mang những nét văn hóa này nhập cảng vào Việt Nam thì có phải là khế cơ không? Về phương diện xã giao thì nhân dịp Lễ Giáng Sinh một chức sắc Phật Giáo, nếu được mời, có thể đến dự lễ do nhà thờ tổ chức và chúc mừng tôn giáo bạn. Nhưng chuyện nhà Chùa tổ chức lễ Giáng Sinh và hát Thánh ca là chuyện chưa từng thấy ở Việt Nam. Rất có thể khi “ Làng Mai ” phát triển ở Việt Nam thì các Chùa cũng phải theo tập tục này. Lẽ dĩ nhiên Làng Mai có quyền tổ chức bất cứ lễ lạc nào mà mình muốn ở ngoại quốc, dù những lễ lạc đó không nằm trong truyền thống Phật Giáo Việt Nam. Khoan kể là ngày nay, thế giới Tây phương, ít ra là trong giới hiểu biếttrí thức ở trong cũng như ở ngoài Ki Tô Giáo đã nhìn vai trò của Chúa Giê-su như thế nào.

Lá thư Làng Mai là để truyền bá những giáo lý của Tăng thân Làng Mai và tất nhiên để cho mọi người thuộc Giáo hội Làng Mai đọc, suy gẫmthực hành. Trong Lá Thư Làng Mai số 32 tôi đọc được bài “Tin Mừng” của Chân Pháp Đệ, một cựu Linh mục nay theo Làng Mai. Trong bài này, có đoạn Chân Pháp Đệ viết:

"Nghe hồi chuông cầu kinh Đức Bà cũng giống như tiếng gọi của Đức Ki Tô, gọi tôi quay về với chân tâm và mời tôi làm như Mẹ Mary: mang năng lượng Chúa Thánh Thần, sản sinh ra Đức Ki Tô trong cuộc đời mình, trong thân và tâm mình. Hồi chuông cầu kinh Đức Bà làm tôi thức tỉnh, nhận ra rằng cũng như Mary, các anh chị em tôi đều mang "tâm thức của Đức Ki Tô" ngay bây giờ và ở đây. Chất Thánh Nữ của Mary có mặt rất rõ trong tôi, nơi Thiền viện Phật Giáo này (Người Phật tử nhận diện Mẹ Mary như Đức QuánThế Âm (Avalokita)).

Nhiều người trong chúng ta có thể tiếp xúc với DNA tinh thần [sic] của Mẹ Mary qua thực tập Thiền lạy, khi chúng ta áp người sát đấtquán tưởng về năng lượng trị liệu của Đất Mẹ trong mỗi chúng ta và trong Tăng thân"

Ngoài ra Chân Pháp Đệ còn viết về những điều như "Tội tổ tông", Đức Mẹ "thụ thai vô nhiễm" v..v..., những tín điềuTây phương đã không còn tin nữa.

Tôi tự hỏi, không biết từ bao giờ mà người Phật tử và là người Phật tử nào đã “nhận diện Mẹ Mary như Đức Quán Thế Âm (Avalokita)”. Những niềm tin của thời Trung Cổ trên tất nhiên là những ý kiến cá nhân của Chân Pháp Đệ, nhưng lấy ý kiến của mình áp đặt lên “Người Phật tử” là điều khó có thể chấp nhận, mà nó lại nằm trong Lá Thư Làng Mai, điều khó hiểu nếu không nằm trong sự truyền bá văn hóa Ki-tô của Làng Mai. Nhưng không phải chỉ có Chân Pháp Đệ mới viết lên được những câu như trên, nếu chúng ta đã đọc những cuốn như “Living Buddha, Living Christ”, và "Going Home: Jesus and Buddha as Brothers" của Thiền sư Nhất Hạnh.

Rất có thể đối với một thiền sư như Thích Nhất Hạnh, hoặc với mục đích giới thiệu Phật Giáo cho người Tây phương, và Thiền sư đã thành công, đại thành công, cho nên Thiền sư đã viết lên những cuốn sách như vậy. Nhưng trong lãnh vực học thuật (scholarship) và về phương diện nghiên cứu trí thức thì những cuốn sách đó không nói lên được điều gì ngoài chuyện làm vui lòng các tín đồ Ki Tô Giáo nhưng lại làm hoang mang các tín đồ Phật Giáo không thuộc hệ Làng Mai. Đây là điều tôi cho là nguy hiểm đối với giới Phật tử vì thường không phải ai cũng có trình độ nghiên cứu vấn đề một cách kỹ lưỡng, và những gì viết ra bởi một Thiền Sư nổi tiếng như Thiền sư Nhất Hạnh bao giờ cũng có giá trị và được đánh giá cao. Nhưng vấn đề chính ở đây là, tôi có cảm tưởng là TS Nhất Hạnh không nghiên cứu kỹ về Ki Tô GiáoTôi sẽ trình bày vấn đề này với một số chi tiết.

¨ Hai khuôn mặt trái ngược

Điều đầu tiên chúng ta cần nhận thức là, nếu nghiên cứu kỹ thì khuôn mặt của Đức Phật trong Kinh điển Phật Giáo và khuôn mặt của Jesus trong Tân ước hoàn toàn đối ngược nhau, từ đời sống cho đến những lời nói. Chúng ta sẽ thấy Đức Phật khiêm nhường bao nhiêu thì cũng thấy Jesus tự cao tự đại tự tôn bấy nhiêu. Chúng ta sẽ thấy ngôn ngữ của Đức Phật êm ái bao nhiêu thì cũng thấy ngôn ngữ của Jesus khó nghe bấy nhiêu. Đây là những sự thực không ai có thể chối cãi nếu đã đọc kinh điển Phật Giáo và Tân Ước và tôi sẽ chứng minh ngay sau đây.

Có thể nói, tôi là người nghiên cứu khá kỹ về cuốn Thánh Kinh cũng như về Ki Tô Giáo, cho nên tôi thấy khựng lại khi đọc một số tư tưởng ngoài Phật Giáo của một Thiền Sư Phật Giáo. Tôi không biết Thầy hiểu thế nào về những quan niệm về Thượng đế, Thánh Linh, Thiên đường, Nước Chúa v..v.. trong Ki-tô Giáo, nhưng đối với tôi, tất cả những gì Thiền sư Nhất Hạnh viết về Thượng đế, Thánh Linh, Thiên đường, Nước Chúa v..v.. trong Ki-tô Giáo đều không phù hợp với những điều mà tôi đã đọc trong hàng trăm tác phẩm nghiên cứu về Ki Tô Giáo của các học giả Tây phương, ở trong cũng như ở ngoài Ki Tô Giáo, và đặc biệt của một số lãnh đạo cao cấp trong Ki Tô Giáo.. Đây là tôi nói về lãnh vực học thuật chứ không dám bàn đến lãnh vực tâm linh mà ai cũng có thể hiểu và tin theo cách riêng của mình. Thật vậy, chúng ta hãy đọc một số ý tưởng của Thiền sư Nhất Hạnh trong Chương 4 của cuốn “Living Buddha, Living Christ” qua bản dịch của Chân Văn trên báo Người Việt trước đây:

Trong phạm vi bài viết này, tôi không thể đưa ra những nhận xét về những ý tưởng của Thiền sư Nhất Hạnh trong Chương này mà chỉ có thể điểm qua vài ý tưởng điển hình của Thiền sư. Thiền sư viết:

- Đức Ki Tô Hằng Sống là Con của Thượng Đế, đã phục sinh, và nay vẫn còn tiếp tục sống.

- Tôi thấy chúng ta phải quán chiếu mọi hành động và mọi lời dạy của Chúa Giêsu trong cuộc đời Ngài, như một mẫu mực để chúng ta tu tập. Giêsu sống đúng như lời dạy của Ngài, cho nên suy gẫm cuộc đời Chúa Giêsu là điều tối cần thiết để hiểu giáo lý của Ngài.

- Trong nhãn quan Phật Giáo, ai không phải là con của Thượng đế?

- Tội tổ tông cũng có thể được chuyển hóa khi một người tiếp xúc với Thánh Linh. Giêsu là con của Thượng Đế và con của Người. Chúng ta cũng là con của Thượng Đế và của song thân chúng ta.

- Nơi duy nhất chúng ta có thể tiếp xúc với Giêsu và Nước Chúa là ở trong nội tâm mình.

- Khi chúng ta theo dõitiếp xúc một cách sâu sắc với cuộc đờigiáo lý của Chúa Giêsu,

- chúng ta có thể thâm nhập vào sự thật của Thượng Đế. Tình yêu, sự hiểu biết, lòng can đảm, sự bao dung, là những biểu hiện của cuộc đời Chúa Giêsu. Thượng Đế xuất hiện với chúng ta qua Giêsu Ki Tô. Với Thánh Linh và Nước Chúa ở trong Ngài.

Thật quả tôi hết sức ngỡ ngàng khi đọc những đoạn trên. Nếu những đoạn trên mà viết bởi một người Ki-tô Giáo ít hiểu biết thì không nói làm gì [trong thời đại ngày nay, không một nhà thần học Ki-tô Giáo nào có hiểu biết về Kinh Thánh và về Chúa Giê-su của họ dám viết như trên], nhưng nếu nhân danh Phật Giáo mà viết như vậy thì thật là ngoài sức tưởng tượng của tôi. Hiển nhiên là người viết những câu trên đã không biết đến những nghiên cứu về Ki-tô Giáo và về chính nhân vật Giê-su trong 200 năm nay của hàng trăm học giả, chuyên gia về Ki-tô Giáo, ở trong cũng như ngoài các giáo hội Ki-tô, kể cả một số nhà thần học, linh mục, mục sư v..v... Sau đây chúng ta sẽ đi vào những điểm trên với những tài liệu trong lãnh vực học thuật.

¨ Về Chúa Giê-su

Học giả Ki-tô Russell Shorto đã viết trong cuốn “Sự Thật Trong Phúc Âm” (Gospel Truth) như sau:

Điều quan trọng nhất là, tác động của quan điểm khoa học ngày nay đã khiến cho các học giả, ngay cả những người được giáo hội Ca-Tô bảo thủ cho phép nghiên cứu, cũng phải đồng ý là phần lớn những điều chúng ta biết về Giê-su chỉ là huyền thoại... Các học giả đã biết rõ sự thật từ nhiều thập niên nay – rằng Giê-su chẳng gì khác hơn là một người thường sống với một ảo tưởng – họ đã dạy điều này cho nhiều thế hệ các linh mụcmục sư. Nhưng những vị này vẫn giữ kín không cho đám con chiên biết vì sợ gây ra những phản ứng xúc động dữ dội trong đám tín đồ. Do đó, những người còn sống trong bóng tối là những tín đồ Ki Tô bình thường.”

(Most important, the impact of the scientific perspective is having now that even scholars working under a conservative Catholic imprimatur agree that much of what we know of Jesus is myth... Scholars have known the truth – that Jesus was nothing more than a man with a vision – for decades; they have taught it to generations of priests and ministers, who do not pass it along to their flocks because they fear a backlash of anger. So the only ones left in the dark are ordinary Christians.)

Cho nên, những câu như “Chúa Ki-tô là Đức Hằng Sống, là Con Một của Thượng đế, đã Phục Sinh v..v..”thì không còn mấy ý nghĩa đối với những người ở ngoài đức tin Ki-tô Giáo cũng như đối với giới hiểu biết trong Ki-tô Giáo. Lẽ dĩ nhiên, ai cũng có quyền nhận xét về Giê-su theo ý mình, nhưng theo tôi, những lời thuyết giảng trên, nếu nhân danh Phật Giáo, thì thật là nguy hại và thiếu tinh thần trách nhiệm. Thiếu tinh thần trách nhiệm và nguy hại vì các tín đồ Ki-tô giáo có thể hài lòng trước những lời trên, và kết quả là vẫn tiếp tục sống trong trong bóng tối của sách lược che dấu sự thực của các giáo hội Ki-tô. Còn đối với đa số Phật tử trong mọi giới, thì những lời giảng trên sẽ gây hoang mang nếu không muốn nói là gây nguy hại cho Phật Giáo. Tại sao?

Phật Giáo trên thế giới đang phải đối phó với sách lược xâm lăng văn hóatôn giáo của Ki-tô Giáo, một sách lược mà Tiến Sĩ C. de S. Wijesundera ở Tích Lan lên án là “tấn công Phật Giáo một cách ti tiện, xảo trá, và đại quy mô.” (They [the Christians] were engaged, Dr. C. de S. Wijesundera said, in a "despicable, treacherous, indecent and massive assault on Buddhism".) Nhiều tài liệu đã in thành sách và ở trên Internet đã chứng tỏ là sách lược này đang được tích cực thi hànhẤn Độ, Thái Lan, Tích Lan, Việt Nam v..v.. Đáng lẽ Phật Giáo phải dấn thân tìm cách đối phó với sách lược ti tiện, xảo trá và đại quy mô tấn công Phật Giáo để cải đạo người Phật tử, thì chúng ta lại được dạy phải quán chiếu để mà tu tập theo Giê-su. Vấn đề ở đây không phải là chúng ta không nên theo những cái hay của các vĩ nhân trên thế giới, nhưng về phương diện tu tập trong Phật Giáo, Cuộc đời Đức Phật, Giáo pháp của Đức Phật không đủ hay sao, gương tu hành của các Tổ, các Cao Tăng trong Phật Giáo không đủ hay sao, mà chúng ta còn phải tu tập theo Giê-su, những tư tưởng và hành động của Giê-su mà thực sự chúng ta không biết rõ nếu chưa nghiên cứu kỹ Kinh Thánh và cuộc đời của Chúa Giê-su trong đó.Thử hỏi, có cái gì của Giê-su, từ giáo lý, nếu có, đến phương pháp tu tập, nếu có, mà không có trong các tôn giáo khác, trong dân gian, ngoại trừ điều Giê-su dạy phải tin vào Cha của ông ta và phải tin vào chính ông ta nếu không thì sẽ bị đày hỏa ngục vĩnh viễn? Đối với những người có đôi chút hiểu biết về Phật Giáo cũng như Ki-tô Giáo thì không ai có thể chấp nhận, nghe theo những lời khuyên như trên. Trái lại họ còn cảm thấy lo lắngPhật Giáo đang bị phá ngầm bởi một quan niệm đối thoại sai lầm.

¨ Thượng đế là gì?

Trước hết, theo nhãn quan Phật Giáo nào mà quan niệm rằng: “ai không phải là con của Thượng Đế?” khi không hề định nghĩa Thượng đế là cái gì? Phật Giáochấp nhận một Thượng đế sáng tạo ra vũ trụ muôn loài hay không? Phật Giáochấp nhận là một Thượng đế nào đó đã sáng tạo ra loài người hay không? Mấy chục năm nay, tôi đã đọc không ít sách, báo, Kinh điển Phật Giáo, nhưng tôi không thấy ở đâu viết rằng Phật Giáo tin là có một Thượng đế, nhất lại là Thượng đế của Ki-tô Giáo, theo quan niệm của Ki-tô Giáo.

Một khuôn mặt Phật Giáouy tín nhất trong thế giới ngày nay là Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ngài đã khẳng định lập trường của Phật Giáo đối với quan niệm Thượng đế của Ki-tô Giáo: “Phật Giáo đã luôn luôn tự kiềm chế trong việc khẳng định sự hiện hữu và thuộc tính toàn năng của một Thượng đế sáng tạo” [The Spirit of Peace: Teaching on Love, Compassion and Everyday Life, by His Holiness the Dalai Lama,, p.71: Buddhism has always refrain from asserting the existence and the omnipotence of a creator god]. Điều này có nghĩa là Phật Giáo chưa bao giờ và sẽ không bao giờ chấp nhận sự hiện hữutoàn năng của một Thượng đế sáng tạo ra muôn loài. Vậy nhãn quan Phật Giáo nào, dựa vào kinh điển Phật Giáo nào, mà cho rằng: “ai không phải là con của Thượng Đế?” Nếu chúng ta quan niệm Thượng đế như là một sinh thể ban khai, hay là cát bụi trên những ngôi sao [theo Giáo sư Trịnh Xuân Thuận], thì theo tinh thần thuyết Tiến Hóa ngày nay, câu trên có thể đúng. Nhưng hiển nhiên đó không phải là Thượng đế của Ki-tô Giáo.

Chúng ta cần phải nhớ rằng, danh từ Thượng đế là danh từ người Ki-tô Giáo Việt Nam gọi Thần Ki-tô [Christian God] của họ, Thần Jehovah của Do Thái, và đó chính là Thượng đế trong Kinh Thánh của Ki-tô Giáo, là Cha của Giê-su, chứ không phải là Thượng đế theo cái hiểu khác của bất cứ ai. Thí dụ, Einstein cho rằng Thượng đế là những định luật thiên nhiên trong vũ trụ, trái hẳn với quan niệm về Thượng đế của Ki-tô Giáo, một ông thần ngồi trên trời định đoạt số phận của con người, để quyết định xem ai là người được thưởng cho lên thiên đường, ai là người bị phạt, phải đầy đọa xuống hỏa ngục để cho ngọn lửa vĩnh hằng thiêu đốt. Nhưng Einstein chỉ dùng danh từ Thượng đế (God) để nói một cách diễu cợt, vì Einstein không tin có một Thượng đế thưởng phạt như vậy. Tại sao ta phải gán ghép danh từ Thượng đế vào những định luật thiên nhiên mà không gọi chúng đơn giản chỉ là những định luật thiên nhiên? Vả lại, chẳng có ai đi cầu nguyện hay thờ phụng hay yêu hết lòng hết sức những định luật thiên nhiên, thí dụ như định luật vạn vật hấp dẫn.

Nhưng thật ra Thượng đế là gì? Theo sách của Công Giáo [National Catholic Almanac, 1968, trang 360] thì Thượng đế của họ có 23 thuộc tính trong đó có những thuộc tính đặc biệt như “không ai biết được” (unknown), “không ai thấy được” (invisible), “không ai hiểu được” (incomprehensible), “không thể mô tả được” (ineffable). Cho nên bất cứ con người nói gì về Thượng đế chỉ là đoán mò. Hơn nữa, đọc về Thượng đế trong Cựu Ước, không phải là không có cơ sở khi các học giả trong Ki Tô Giáo đã đưa ra những nhận định như sau:

1) Tổng Thống Thomas Jefferson của Mỹ, sau khi đọc cuốn “Thánh Kinh”, đã nhận định về Thượng đế của Ki Tô Giáo là “một nhân vật có tính tình khủng khiếp – độc ác, ưa trả thù, đồng bóng, và bất công” [Thomas Jefferson describes The God of Moses as “a being of terrific character – cruel, vindictive, capricious and unjust].

2) James A. Haught: Qua luận lý, chúng ta có thể thấy quan niệm của giáo hội về một Thượng đế ở trên trời với lòng “quá thương yêu thế gian” không đứng vững. Nếu có một đấng thần linh sáng tạo ra mọi thứ hiện hữu thì ông ta đã làm ra ung thư vú cho phái nữ, bệnh hoại huyết cho trẻ con, bệnh cùi, bệnh AIDS, bệnh mất trí nhớ (Alzheimer), và hội chứng Down (khuyết tật tinh thần). Ông ta ra lệnh cho những con cáo cắn xé nát những con thỏ ra từng mảnh, những con báo giết những hươu nai. Không có một con người nào độc ác đến độ hoạch định những sự khủng khiếp như vậy. Nếu một đấng siêu nhiên làm như vậy, ông ta là một con quỷ, không phải là một người cha nhất mực nhân từ.

[Haught, James A., 2000 Years of Disbelief: Famous People with the Courage to Doubt, p. 324: Through logic, you can see that the church concept of an all-loving heavenly creator doesn't hold water. If a divine Maker fashioned everything that exists, he designed breast cancer for women, childhood leukemia, leprosy, AIDs, Alzheimer's disease, and Down's syndrome. He madated foxes to rip rabbits apart and cheetahs to slaughter fawns. No human would be cruel enough to plan such horrors. If a supernatural being did so, he's a monster, not an all-merciful father.]

3) Giám mục John Shelby Spong: Cuốn Thánh Kinh đã làm cho tôi đối diện với quá nhiều vấn đề hơn là giá trị. Nó đưa đến cho tôi một Thượng đế mà tôi không thể kính trọng, đừng nói đến thờ phụng. [ John Shelby Spong, Rescuing The Bible From Fundamentalism, pp. 24: A literal Bible presents me with far more problems than assets. It offers me a God I cannot respect, much less worship.]

4) Linh mục Công giáo James Kavanaugh viết về “Huyền Thoại Cứu Rỗi” trong cuốn Sự Sinh Ra Của Thiên Chúa (The Birth of God), xin đọc: http://sachhiem.net/TCNtg/TCN36.php:

Nhưng đối với con người hiện đại. chuyện hi sinh của Giê-su chẳng có ý nghĩa gì mấy, trừ khi hắn đã bị reo rắc sự sợ hãi và bị tẩy não từ khi mới sinh ra đời (But to modern man, it makes far less sense unless he has been suitably frightened and brainwashed from birth). Đối với tôi (Linh mục James Kavanaugh), đó là một huyền thoại “cứu rỗi” của thời bán khai, miêu tả một người cha giận dữ [Thượng đế ], chỉ nguôi được cơn giận bằng cái chết đầy máu me của chính con mình. Đó là một chuyện độc ác không thể tưởng tượng được của thời bán khai (It is a primitive tale of unbelievable cruelty).

5) Nhưng đặc biệt hơn cả là khi đọc Richard Dawkins trong cuốn “The God Delusion”, ấn bản 2008, tôi thấy tác giả đưa ra tới 16 nhận định về Thiên Chúa của Ki Tô Giáo rất đáng để chúng ta nghiên cứu để tìm hiểu sự thật. Mở đầu Chương 2, trang 51, về “Giả Thuyết Về Thượng đế ” [The God Hypothesis], tác giả Richard Dawkins viết:

Không cần phải bàn cãi gì nữa, Thượng đế trong Cựu Ước là nhân vật xấu xa đáng ghét nhất trong mọi chuyện giả tưởng: ghen tuông đố kỵhãnh diện vì thế; một kẻ nhỏ nhen lặt vặt, bất công, có tính đồng bóng tự cho là có quyền năng và bất khoan dung; một kẻ hay trả thù; một kẻ khát máu diệt dân tộc khác; một kẻ ghét phái nữ, sợ đồng giống luyến ái, kỳ thị chủng tộc, giết hại trẻ con, chủ trương diệt chủng, dạy cha mẹ giết con cái, độc hại như bệnh dịch, có bệnh tâm thần hoang tưởng về quyền lực, của cải, và toàn năng [megalomaniacal], thích thú trong sự đau đớn và những trò tàn ác, bạo dâm [sadomasochistic], là kẻ hiếp đáp ác ôn thất thường.

[The God of the Old Testament is arguably the most unpleasant character in all fiction: jealous and proud of it; a petty, unjust, unforgiving control-freak; a vindictive, bloodthirsty ethnic cleanser; a misogynistic, homophobic, racist, infanticidal, genocidal, filicidal, pestilential, megalomaniacal, sadomasochistic, capriciously malevolent bully.]

Chẳng có lẽ những người như trên [trừ Richard Dawkins là người vô thần] lại không hiểu rõ về Thượng đế của họ hay sao? Mặt khác, tất cả những tính nết của Thiên Chúa hay Thượng đế mà Richard Dawkins đưa lên như trên đã được Steve Wells chứng minh, viện dẫn những câu trong chính cuốn Cựu Ước. Vậy sự thật của Thượng đế và của con ông ta, Giêsu, là cái gì? Tôi không nắm được ý của Thiền sư Nhất Hạnh.

¨ Không nên nhìn tôn giáo khác qua lăng kính tôn giáo mình

Trong cuộc đối thoại tôn giáo, một trong những sai lầm trầm trọng và nguy hiểm nhất là chúng ta nhìn tôn giáo khác qua lăng kính của tôn giáo chúng ta, hoặc đưa ra những nhận định về một tôn giáo khác mà chưa nghiên cứu, chưa tìm hiểu kỹ càng về tôn giáo đó. Thí dụ, chúng taPhật tử, khi bàn về Thượng đế của Ki tô giáo mà lại bàn theo quan niệm của chúng ta về Thượng đế như là Phật tánh hay gì gì đi nữa trong Phật Giáo thì thật sự chúng ta chưa hiểu thế nào là Thượng đế của Ki tô giáo, chưa hiểu người Ki-tô giáo và nền thần học Ki-tô Giáo quan niệm thế nào về Thượng đế của họ để tạo thành nền tảng tín ngưỡng của Ki-tô giáo. Kiểu luận bàn này thực chất không khác gì người Ki Tô Giáo quan niệm Đức Phật chỉ là một ngôn sứ của Thượng đế của họ, và nền thần học Ki tô mới sáng chế ra gần đây với tên “Thần Học Ki-tô Giáo Theo Cung Cách Á Châu” đã diễn giải Đức Phật chỉ là người mở đường cho nhân loại dẫn đến sự “cứu rỗi” của Đức Giê-su Ki-tô (Jesus Christ) mà thực chất sự “cứu rỗi” chỉ là một huyền thoại cần phải dẹp bỏ [Xin đọc bài Huyền Thoại Cứu Rỗi của Linh mục James Kavanaugh và Giê-su Như Là Đấng Cứu Thế: Một Hình Ảnh Cần Phải Dẹp Bỏ của Giám mục Tin Lành John Shelby Spong trên trang nhà Giao Điểm và Sách Hiếm], và Giê-su chỉ là một nhân vật đầy tính thế tục đã được nền thần học Ki-tô Giáo dựng lên làm Chúa Cứu Thế cho cả nhân loại..

Thứ đến, trước những tác phẩm nghiên cứu về chính nhân vật Giê-su của một số học giả, chuyên gia về Ki-tô Giáo, trong đó có cả những nhà thần học Ki-tô Giáo mà uy tín chuyên ngành khó có ai có thể phủ nhận, và nếu chúng ta chịu khó đọc kỹ Tân Ước về tất cả những lời nói và hành động của Giê-su như được mô tả rõ trong Tân Ước, thì nếu chúng ta phải quán chiếu mọi hành động và mọi lời dạy của Giê-su để mà theo đó mà tu tập thì không hiểu chúng ta phải tu tập theo hành động nào và lời dạy nào. Trong cuốn Hãy Cứu Thánh Kinh Khỏi Phái Bảo Thủ (Rescuing the Bible From Fundamentalism), Giám mục Tin Lành John Shelby Spong viết:

- Có những đoạn trong bốn Phúc Âm mô tả Giê-su ở Nazareth như là một con người thiển cận, đầy hận thù, và ngay cả đạo đức giả. (There are passages in the Gospels that portray Jesus of Nazareth as narrow-minded, vindictive, and even hypocritical). Và,

Đây là những lời phê phán của một Giám Mục Tin Lành, chứ không phải của người ngoại đạo. Có thể nào một Giám mục thờ Chúa lại có thể phê phán Chúa của mình như vậy, nếu không phải là sự thực bất khả phủ bác mà nhiều học giả nghiên cứu Kinh Thánh đã đồng thuận. Nếu chúng ta đã đọc kỹ Tân Ước thì lời phê phán của Giám mục Spong ở trên quả thật không sai. Vậy chúng ta có nên tu tập theo những “đức tính” như thiển cận, đầy hận thù, và đạo đức giả của Giê-su hay không?

Thiền sư Nhất Hạnh dạy chúng ta phải quán chiếu mọi hành động và mọi lời dạy của Chúa Giêsu trong cuộc đời Ngài, như một mẫu mực để chúng ta tu tập nhưng không cho chúng ta biết những hành động và lời dạy nào của Chúa Giê-su mà chúng ta cần phải quán chiếu như là những mẫu mực để chúng ta tu tập ngoài những mấu mực tu tập trong Phật Giáo. Nếu Thiền sư Nhất Hạnh không nói thì tôi đành phải nói vậy, vì tôi đã đọc kỹ Tân Ước. Tôi chỉ nêu những hành động và lời dạy của Chúa Giê-su trong Tân Ước và sẽ không phê bình, xin để cho đọc giả tùy nghi “quán chiếu”.

¨ Hành động của Chúa Giê-su:

1. Matthew 15: 21-28:

“Thế rồi Giê-Su đi tới vùng Tyre và Sidon. Và có một người đàn bà người Canaan đến từ vùng đó và kêu với Giê-Su “Hãy thương tôi, Chúa ơi, Con của David. Con gái tôi đang bị quỷ ám nặng.” Nhưng Người không thèm trả lời bà ta một tiếng. Và các đệ tử của Giê-Su tới và yêu cầu Giê-Su: “Hãy đưổi bà ta đi, vì bà ta cứ kêu cứu cùng chúng ta.” Nhưng Giê-Su trả lời: “Ta được phái xuống đây chỉ để cứu dân Do Thái mà thôi.” Rồi người đàn bà kia tới và thờ phượng Giê-Su và nói: “Chúa ơi, hãy giúp tôi.” Nhưng Người trả lời: “Lấy bánh của con dân Do Thái mà ném cho mấy con chó nhỏ [nghĩa là những người phi- Do Thái] ăn thì thật là chẳng tốt tí nào.”

2. Matthiew 21, 18-21:

Sáng sớm, khi trở vào thành, Ngài cảm thấy đói. Trông thấy cây vả bên đường. Người lại gần nhưng không tìm được gì cả, chỉ thấy lá thôi. Nên Người nói: “Từ nay, không bao giờ mày ra trái nữa!” Cây vả chết khô ngay lập tức. Thấy vậy, các môn đệ ngạc nhiên nói: “Sao cây vả lại chết ngay lập tức như thế?” Đức Giêsu trả lời: “Thầy bảo thật anh em. nếu anh em tin và không chút nghi nan, thì chẳng những anh em làm được điều thầy làm cho cây vả, mà hơn nữa, anh em có thể bảo núi này: Dời chỗ đi, nhào xuống biển! thì sự việc sẽ xảy ra như thế.”

3. Matthew 8: 28 – 34:

Có hai người bị quỷ ám gặp Chúa Giê-su và quỷ trong hai người đó van nài Chúa Giê-su đuổi chúng ra và cho nhập vào một bày heo. Chúa phán “đi ra”, chúng liền nhập vào bầy heo và cả bầy heo (độ 2000 con, theo Mark 5: 13) rông tuốt xuống biển chết chìm hết. Trẻ con chăn heo chạy về làng kể chuyện lại cho dân làng nghe, cả làng kéo ra khỏi làng gặp Chúa Giê-su và… xin Ngài (có nghĩa là đuổi) hãy đi ra khỏi vùng đất của họ.

¨ Vài Lời Dạy Của Chúa Giê-su:

Matthew 12:30: Kẻ nào không theo ta, ở với ta, là chống đối ta., và coi những người không tin và tuân phục Giê-su là kẻ thù và dạy môn đồ:

Luke 19:27 : Hãy mang những kẻ thù của Ta ra đây, những người không muốn Ta ngự trị trên họ, và giết chúng ngay trước mặt Ta.

Matthew 5: 22: Chúa Giê-su dạy: "Người nào nguyền rủa anh em sẽ bị xuống hỏa ngục" nhưng chính Giê- su lại đi nguyền rủa những người không chịu theo Giê-su:

Luke 8: 24: Nếu ngươi không tin ta là con Thượng Đế, ngươi sẽ chết trong tội lỗi của ngươi.

Matthew 12: 34: Ôi thế hệ của những loài rắn độc, ác như các ngươi làm sao có thể nói những lời tốt lành?

Matthew 23: 33: Ngươi là loài rắn, ngươi là thế hệ của những rắn độc, làm sao các ngươi thoát khỏi hỏa ngục?

Matthew 25: 41: “Rồi ta sẽ nói với những kẻ ở phía bên tay trái: “Hãy cút đi cho khuất mắt ta, hỡi những kẻ bị nguyền rủa, để đi vào ngọn lửa vĩnh hằng nhúm sẵn cho quỷ và những thiên thần của nó” [Tiếng Anh nguyên văn là, “Depart from me, you cursed, into the everlasting fire prepared for the devil and his angels” nhưng Kinh Thánh Tin Lành tiếng Việt đã dịch “devil and his angels” là “ma quỉ và những quỉ sứ (của) nó. TCN]

Matthew 23: 11-12: Các con càng khiêm tốn phục vụ người thì càng được tôn trọng... Ai tự đề cao sẽ bị hạ thấp, ai khiêm tốn hạ mình sẽ được nâng cao. NHƯNG…:

John 6:35: Ta là thức ăn của đời sống. (I am the bread of life)

John 8:12, 9:5: Ta là ánh sáng của thế gian (I am the light of the world)

John 10: 11, 14: Ta là người chăn chiên chí thiện (I am the good shepherd)

John 11:25: Ta là Sự Sống Lại và là Sự Sống (I am the resurrection and the life)

John 14:6: Ta là Con Đường, là Sự Thật và là Sự Sống (I am the way, the truth, and the life)

John 10:36: Ta là Con Thiên Chúa (I am the Son of God).

Tôi không phê bình những hành động và lời dạy trên của Giê-su, nhưng từ những hành động và lời dạy của Chúa Giê-su trong Tân Ước như trên, và không phải chỉ có vậy, các học giả đã nhận xét về tư cách con người của Giê-su như thế nào?

Trước hết, có lẽ chúng ta cần phải trích dẫn nhận định về Giê-su của Bertrand Russell, một thiên tài toán học và triết lý, đã được giải thưởng Nobel năm 1950:

Xét về trí tuệ hay đức hạnh tôi không thể nào cho rằng Đức Ki-Tô cũng cao cả như vài người khác được biết trong lịch sử. Tôi nghĩ rằng, về trí tuệ hay đức hạnh, tôi phải đặt Đức Phật và Socrates lên trên Đức KiTô.”

[I cannot myself feel that either in the matter of wisdom or in the matter of virtue Christ stands as high as some other people known to history – I think I should put Buddha and Socrates above him in those respects.]

Ngoài ra, như trên đã ghi, Giám mục John Shelby Spong, sau khi nghiên cứu Tân Uớc, đã đưa ra thêm một nhận định khác về Giê-su như sau:

Có những đoạn trong bốn Phúc Âm mô tả Giê-su ở Nazareth như là một con người thiển cận, đầy hận thù, và ngay cả đạo đức giả.

(There are passages in the Gospels that portray Jesus of Nazareth as narrow-minded, vindictive, and even hypocritical).

Và Jim Walker cũng viết trên Internet trong bài Chúng Ta Có Nên Kính Ngưỡng Giê-su Không? (Should We Admire Jesus?):

Giê-su trong Thánh Kinh có xứng đáng với vinh dự mà người ta đã ban cho ông ta hay không? Bất hạnh thay, những người giảng đạo, mục sư, và giáo sĩ [và nay có cả Thiền sư] đã giảng cho chúng ta những câu chuyện với thành kiến một phía, nhấn mạnh và thổi phồng những điều mà họ thấy là tích cựcdẹp bỏ hoặc bỏ qua những điều tiêu cực. Nền học thuật về Thánh Kinh trong trăm năm nay không được những người thường biết đến. Trong khi đó thì, chúng ta thấy những mục sư và nhà truyền đạo trên TV chính trị đã khẳng định những điều vô nghĩa trong Thánh Kinh mà không bị ai đặt vấn đề trách nhiệm của họ. Tuy trên 90% gia đình ở Mỹ có một cuốn Thánh Kinh, thường là không đọc đến, hoặc nhiều nhất là làm nhẹ bớt hoặc lược bỏ khi muốn nói về Thánh Kinh. Nhiều tín đồ Ki-Tô-giáo không hề biết đến là nhiều đoạn trong các Phúc Âm trong Tân Ước, Giê-su được mô tả như là một con người đầy hận thù, xấu xa, bất khoan dung, và đạo đức giả.

[Does the Biblical Jesus merit the honor bestowed upon him? Unfortunately, preachers, ministers, and clergymen have given us biased, one-sided stories, emphasizing and inflating what they see as positive while subverting or ignoring the negative. Biblical scholarship of the last hundred years has not reached the common man. Instead, we see political ministers and televangelists making absurd biblical claims without anyone calling them accountable. Although over 90 percent of households in America own a Bible, it usually goes unread, or at best sanitized or bowdlerized to what people want it to say. Unbeknownst to many Christians, many times the Gospels of the New Testament portray Jesus as vengeful, demeaning, intolerant, and hypocritical.]

¨ Chúa Giê-su có một giáo lý đặc thù nào

Một điểm khác là Chúa Giê-su có một giáo lý đặc thù nào không? Nhận định sau đây của Joseph L. Daleiden, một học giả Công giáo, trong cuốn The Final Superstition, trg. 174, về cái gọi là giáo pháp của Giê-su có thể giúp chúng ta nhìn rõ vấn đề một cách tổng quát:

Có rất ít, nếu có, điều sáng tác độc đáo trong giáo pháp mà người ta cho là của Giêsu. Giống như chính huyền thoại về Giêsu, những quan điểm mà Giêsu diễn đạt chỉ là một mớ hổ lốn những ngụ ngôn và luân lýchúng ta có thể thấy trong những đạo cổ xưa của Ai Cập, Babylon, Ba Tư, Hi Lạp, Phật, Khổng, Ấn Độ… Một điều rõ ràng: Ki Tô Giáo, một tôn giáo sinh sau đẻ muộn trong lịch sử các tôn giáo, chỉ cóp nhặt (đạo văn) những quan điểm, ý kiến của Do Thái Giáo và các tôn giáo gọi là dân gian. Trong cuốn “Nguồn Gốc Luân Lý Trong các Phúc Âm”, Joseph McCabe (Một Linh Mục Công giáo. TCN) đã trích dẫn những quan điểm luân lý trong Phúc Âm mà người ta cho là của Giêsu song song với những quan điểm luân lý tương đương và y hệt của các tác giả Do Thái và dân gian.

[Daleiden, Joseph L., The Final Superstition, p. 174: There is very little, if anything, that is original in the teaching attributed to Jesus. Like the myth of Jesus itself, the sentiments he expresses are a hodgepodge of aphorisms and moral convictions that can be found in the ancient Egyptian, Babylonian, Persian, Greek, Buddhist, Confucian, and Hindu religions… But one thing is certain: Christianity, a late-comer in the history of religion, merely plagiarized sentiments from Judaism and the so called pagan religions. In his book Sources of Morality in the Gospels, Joseph McCabe quoted the moral views attributed to Jesus in the gospels and in parallel columns gave exact moral equivalents from Jewish and pagan writers.]

Theo Thiền sư Nhất Hạnh thì giáo lý Phật Giáo chưa đủ, chúng ta cần phải suy gẫm để hiểu giáo lý của Chúa Giê-su. Hiểu để làm gì không thấy Ngài nói.

¨ Quan niệm Thiên Đường

Sau cùng, một sai lầm nghiêm trọng khác mà người ngoại đạo cũng như đa số tín đồ Ki tô Giáo thường vấp phải là quan niệm về một Nước Trời hay Nước Chúa (Kingdom of God) hay Nước Thiên Đường (Kingdom of Heaven) của Ki Tô Giáo. Ngày nay, quan niệm Thiên Đường là một nơi chốn trên các tầng trời, nơi Giê-su ngự và và các tín đồ Ki Tô hi vọng được hưởng nhan thánh Chúa sau khi chết, đã dứt khoát bị bác bỏ, không những bởi giới trí thức và khoa học mà còn bởi chính Giáo Hoàng John Paul II của Công giáo. Để hiểu rõ về quan niệm Nước Thiên Đàng hay Nước Chúa chúng ta cần trở lại lịch sử của người Do Thái.

Vào thời điểm Giê-su sinh ra đời thì Do Thái đang sống dưới ách thống trị khắc nghiệt của La Mã. Do đó, dân Do Thái, cũng như trong những thời kỳ bị chinh phục và bắt làm nô lệ trước, mong chờ và tin rằng Thần Gia-vê sẽ đoái thương đến họ, và một đấng cứu tinh thuộc dòng dõi vua David sẽ xuất hiện để giải phóng dân tộc họ. Và quan niệm Nước Trời hay nước Chúa (Kingdom of God) nguyên thủy của người Do Thái rất đơn giản, đó chỉ là sự biến đổi thế giới thường thành một thế giới mà Thiên Chúa của họ sẽ trực tiếp cai quản công việc thế gian và do đó, khôi phục những phúc lợi của dân Do Thái, dân đã được Thiên Chúa chọn lựa (Joel Carmichael, The Birth of Christianity, Dorset Press, New York, 1989, p. 1: The Kingdom of God meant the transformation by God of the natural world into one in which God's will would conduct human affairs directly and hence restore the fortunes of the Jews, the Chosen People).

Douglas Lockhart cũng viết như sau về sự rao giảng của Thánh Paul trong cuốn The Dark Side of God, trang 182: “Giê-su vẫn còn sống và sẵn sàng xuất hiện lúc mà Thượng đế làm phép lạ để khai mạc Nước Chúa ở trên trái đất. Đó là cái mà người Do Thái chờ đợi. Họ không chờ đợi Giê-su trở lại từ trên trời; họ chờ đợi Thượng đế hành động – chỉ khi đó Giê-su mới xuất hiện. Và Giê-su sẽ xuất hiện như là một con người bằng xương bằng thịt. Vì Nước Chúa là một nước vật chất, một vương quốc trên trái đất...” (Jesus was alive and ready to appear the moment God began to work the miracle of inaugurating the Kingdom of God on Earth. This is what they were waiting for. They were not waitin for Jesus to arrive back from heaven; they were waiting for God to make his move – only then would Jesus appear. And he would appear in the flesh. For the Kingdom of God was a physical kingdom, a kingdom on Earth..).

Người Do Thái tin tưởng rằng nơi Nước Trời hay Nước Thiên đàng (Kingdom of Heaven), hay Nước của Chúa (Kingdom of God) này, dân Do Thái sẽ sống sung sướng với sữa và mật tràn đầy, dưới sự quản trị và ân sủng trực tiếp của Thần Gia-vê., thần của dân tộc họ. “Nhưng Nước của Chúa này không xuất hiện, vẫn lại là người La Mã cai trị.. Sự mơ ước của người Do Thái về một Nước vật chất của Chúa trên trái đất đã không xảy ra, và vì vậy Giê-su, đấng cứu thế, đã phải cuốn gói lên trời để cho Thượng đế không bị mất mặt.”(Lockhart, Ibid., p. 158: The Kingdom of God did not appear, it was just the Romans as usual...The sectarian dream of a physical Kingdom of God on Earth did not materialize, and so Jesus the Messiah had to be packed off to heaven so that God would not lose face.)

Đó là tại sao Nước của Chúa ở dưới đất được mang lên Trời. Các tín đồ Công giáo Việt Nam, từ trên xuống dưới, không biết về lịch sử Do Thái, không đủ khả năng tự mình đọc và hiểu lấy Kinh Thánh, không hiểu ý nghĩa của nước Trời hay nước Chúa (Kingdom of God) trong Kinh Thánh, nghe lời giảng hoang đường huyễn hoặc của giới giáo sĩ, nên coi đó là một nước thiên đường ở trên những tầng trời mà không hiểu rằng nước này chỉ là một nước mà Chúa Cha trị vì, cai quản các việc thế gian của dân Do Thái như một ông vua trên trần thế, theo niềm tin của người Do Thái thời bấy giờ, chứ chẳng dính dáng gì tới bất cứ dân tộc nào khác trên thế giới. Thật vậy, trong cuốn A Time For Christian Candor, Giám Mục James A. Pike của giáo xứ California viết như sau, trang 109:

Quan niệm về thế giới của Giê-su là quan niệm trong thời đại của ông ta. Quan niệm về một Nước Chúa mà ông ta nhấn mạnhquan niệm đã được đưa vào Do Thái giáo từ thế kỷ 5 trước thời đại thông thường này, dưới ảnh hưởng của Zoroaster (Một nhà tiên tri Ba-Tư trong thế kỷ 6 trước Tây Lịch. TCN). Ông ta (Giê-su) chịu ảnh hưởng giáo lý của dân Essenes, như là chúng ta càng ngày càng thấy đó là điểu hiển nhiên qua những bản dịch của những Cuộn Kinh Trong Biển Chết. Ông ta có một đầu óc giới hạn - điều này đúng đối với mọi người. Thí dụ, giống như các ông thầy tu Do Thái (Rabbis) cùng thời, ông ta cho rằng chính David viết tất cả những bài Thánh Vịnh cho nên ông ta đã chưng dẫn David như là tác giả bài Thánh Vịnh số 110 (thực ra là một bài đã được viết sau thời David) trong một cuộc tranh cãi với dân Pharisees. Và ông ta nghĩ, phù hợp với tâm cảnh về một ngày tận thế trong thời của ông ta, rằng ngày tận thế đã gần kề.

(Jesus' world-view was that of his time. The concept of the Kingdom of God which he stressed was that introduced into Judaism in the fifth century B.C., under Zoroastrian influence. He was influenced by the teaching of the Essenes, as is growing more and more evident with the availability of translations of the Dead Sea Scrolls. He had a limited mind - as is true of every man. For example, like his fellow rabbis he thought that David wrote all the Psalms and hence he quotes as of Davidic authorship Psalm 110 (which in fact is of later date) in an argument with the Pharisees. And he thought, in accord with the apocalyptic temper of his day, that the end of the world is near.)

Như Kinh Thánh viết rõ, Giê-su, chịu ảnh hưởng của Cựu Ước, tin những lời giải thích của những bậc thông thái tiên tri Do Thái, rằng dân Do Thái tội lỗi nên bị Thiên Chúa của họ phạt, nên khuyên mọi người hãy thống hối, đúng như nhận định của giáo sư đại học Hermann Samuel Reimarus: "Tất cả những điều giảng đạo của Dê-su nằm trong hai câu có ý nghĩa y hệt nhau: “Hãy thống hối, và tin vào Kinh Thánh” hoặc, ở một nơi khác “Hãy thống hối, vì Nước Thiên Đàng sắp tới". Nhưng quan niệm về nước Chúa hay nước thiên đàng của Giê-su lại không phù hợp với quan niệm của người dân Do Thái, không đáp ứng được sự khao khát của dân Do Thái là được giải phóng khỏi ách nô lệ của La Mã, cho nên dân Do Thái mới không tin Giê-su là cứu tinh của dân tộc họ, khoan nói đến tin Giê-su là đấng cứu thế.

Tôi nghĩ rằng tôi đã viết quá nhiều xa chủ đề Tu Viện Bát Nhã, nhưng lại không thể không viết vì tôi nghĩ rằng không ít thì nhiều, một số những ý tưởng trong những lời giảng dạy giáo lý của Làng Mai cũng ảnh hưởng đến những quan niệm của đại khối Phật GiáoViệt Nam đối với Thiền sư Nhất Hạnh và Làng Mai. Chắc sẽ có người cho rằng tôi chống Thiền sư Nhất Hạnh và Làng Mai, và vì tôi là một “Phật tử cực đoan” nên đã phê bình tác phẩm của một Thiền sư đã nổi tiếng khắp thế giới. Không phải vậy. Thật ra thì tôi chẳng lấy gì làm vui khi viết lên những lời phê bình trên. Nhưng trong thời đại ngày nay, quốc gia đang tiến triển về mọi mặt, chúng ta không có quyền giam giữ người dân trong những điều sai lầm mê hoặc đã không còn giá trị. Để độc giả có thể thấy rõ vấn đề hơn, và để thấy rằng tôi không có nhắm vào cá nhân Thầy Nhất Hạnh, tôi xin giới thiệu bài phê bình của một người Mỹ một phần Chương 4 trong cuốn “Living Buddha, Living Christ” của Thiền sư Nhất Hạnh. Tôi xin để bài này trong phần Phụ Lục.

Phụ Lục:

A Response to:

"Living Buddha, Living Christ" by Thich Nhat Hanh
Copyright 1999-2002
by John WorldPeace
All rights reserved
nguồn http://www.johnworldpeace.com/tnhanh4.html

CHAPTER FOUR: LIVING BUDDHA, LIVING CHRIST

A. His life is His Teaching

TNH: There is a science called Buddhology, the study of the life of the Buddha. As a historical person, the Buddha was born in Kapilavastu, near the border between India and Nepal, got married, had on child, left home, practiced many kinds of meditation, became enlightened, and shared the teaching until he died at the age of eighty. But there is also the Buddha within ourselves who transcends space and time. This is the living Buddha, the Buddha of the ultimate reality, the one who transcends all ideas and notions and is available to us at any time. The living Buddha was not born at Kapilavastu, nor did he pass away at Kushinagar.

Christology is the study of the life of Christ. When speaking about Christ, we also have to know whether we mean the historical Jesus or the living Jesus. The historical Jesus was born in Bethlehem, the son of a carpenter, traveled far form his homeland, became a teacher, and was crucified at the age of thirty-three. The living Jesus is the Son of God who was resurrected and who continues to live. In Christianity, you have to believe in the resurrection or you are not considered a Christian. I am afraid this criterion may discourage some people from looking into the life of Jesus. This is a pity, because we can appreciate Jesus Christ as both a historical door and an ultimate door.

John: The fact that Christians believe that Jesus was the only son of God, and was in fact God as part of the Trinity of Father, Son and Holy Spirit is what makes Christianity exclusive to all the other religions and prevents any acknowledgment that the other major religions of the world have any validity.

Christians only comprise one sixth of the world population and yet they believe that they have the only path to salvation. Christians on every level listen to what others have to say about their religion but never really listen because they believe they have the only true son of God.

This elitist viewpoint has been the cause of Christian genocide throughout the world. When Christianity came into contact with the indigenous people of America they had no reservations about destroying their civilizations and their religions because all religions other than Christianity were pagan. In fact, Christians believed it was their God given mandate to convert or kill off all other religious ideas on the planet.

For the Christian bureaucracy to acknowledge the validity of any other religion would have the effect of destroying Christianity. Without the literal Son of God, Christianity is just another religion among many.

TNH: When we look into and touch deeply the life and teaching of Jesus, we can penetrate the reality of God. Love, understanding, courage and acceptance are expressions of the life of Jesus.

John: Well this is what is talked about in Christianity but Love means love other Christians, understanding means understanding God through Christianity, and acceptance, true acceptance means the acceptance of other Christians.

Jesus was somewhat of an elitist himself because he uttered such words as "Do not give dogs what is holy', and "Do not cast your pearls before swine." These are not loving, understanding or accepting statements. They are statements that reflect an elitist attitude such that if you are not with us, you are against us. And it is my belief that these statements have been carried forward in the Christian doctrine and dogma which is not only not understanding, but unsympathetic and outwardly combative toward non-Christians.

It has always been interesting to me that one of the great Christian hymns is "Onward Christian Soldiers, marching as to war." And so it has been. Christianity marching on other cultures and religions as if going to war.

And this attitude has not changed even today as evidenced by the Pope of the Catholic Church's comments a few years ago that disparaged the Buddhist religion. Christians talk about love, understanding, forgiveness and acceptance but if you look carefully you will find that these terms are really restricted to other Christians and not to all the world.

TNH: God made himself known to us through Jesus Christ.

John: As he also made himself known through the Buddha, Mohammed, Baha'U'llah, Bodhidarma, Krishna, Joseph Smith and Moses. And in truth, as he makes himself known through every man woman and child.

TNH: With the Holy Spirit and the Kingdom of God within him, Jesus touched the people of his time. He talked with prostitutes and tax collectors, and had the courage to do whatever was needed to heal his society.

John: Today Christians talk to sinners in order to bring them to Jesus. Christians believe that all human beings need to be saved and only by embracing Jesus as the literal Son of God and the savior of the world can one go to heaven after death. Christians are not accepting of sinners. They see them as people to be saved. And when it is determined that a person cannot be saved then the Christians move on to the next potential convert.

Jesus was not really trying to heal Jewish society but was trying to attack the Jewish religious bureaucracy for its hypocrisy. And this is what got him killed. The Buddha did the same thing as he rejected the Hindu bureaucracy and its hypocrisy. It was not a matter of healing society but was a matter of awakening people to their own inner spirituality which was being manipulated by the religious bureaucracy.

TNH: As the child of Mary and Joseph, Jesus is the Son of Woman and Man.

John: With all due respect, Brother Hanh, Joseph was Jesus's father in name only. One of the foundations of Christianity is that Jesus was the literal Son of God and the virgin Mary. Mary was a virgin when she became pregnant with Jesus. This is again why Christians give only polite lip service to other religions. Christians belief that Jesus is the only literal Son of God. No other religion can make that claim and so all other religions are inferior to Christianity; so believe Christians.

TNH: As someone animated by the energy of the Holy Spirit, he is the Son of God.

John: No, Brother Hanh, Christians will tell you that he was the literal Son of God. We are all animated by the Holy Spirit if you believe that we are all children of God. But according to Christians there has only been one literal Son of God and that was Jesus.

TNH: The fact that Jesus is both the Son of Man and the Son of God is not difficult for Buddhist to accept.

John: Brother Hanh, I submit that it is impossible for any Buddhist to accept that Jesus was the literal Son of God. If a Buddhist were to accept this, that Buddhist would surely renounce Buddhism and embrace Christianity.

TNH: We can see the nature of nonduality in God the Son and God the Father, because without God the Father within him, the Son could never be.

John: Brother Hanh, my truth is that we are all sons and daughters of God as was Jesus. But from a scientific biological perspective in this earthly reality, Christians belief that the biological father of Jesus was the literal anthropomorphic one God himself. Son of God is not a metaphor for Christians but a literal fact.

TNH: But in Christianity, Jesus is usually seen as the only Son of God.

John: Jesus is not usually seen as the only Son of God but always seen as the literal Son of God and if you do not believe this, then you cannot be a Christian.

I notice Brother Hanh that you skip over this very controversial issue. You skip over the one obstacle that forever prevents any true common ground of understanding between Christians and Buddhists or any other religion. Brother Hanh, your refuse to openly state that Buddhist would never embrace Jesus as the literal biological Son of God.

TNH: I think it is important to look deeply into every act and every teaching of Jesus during his lifetime, and to use this as a model for our own practice.

John: Well again Brother Hanh, I do not think you want to make this kind of statement. You see Jesus when he came to the Temple in Jerusalem became highly upset at the commerce going on within the Temple. He became so upset that the made a whip and began to turn over tables and whip the vendors. I do not think that you advocate such extreme behavior.

Further you can see here the precedent that Jesus set for later Christians to deal accordingly with non-Christians and their pagan religions.

And you can also see why the Jewish bureaucracy was instrumental in having Jesus crucified. Jesus was bad for business and if left unchecked would have overturned the entire Jewish religious establishment. The way of this world is the way of materialism and money. And when spiritual philosophy interferes with making money then it is the spiritually that must be subordinated. This is the reality that you sir do not understand in your position as a monk.

I truly respect you Brother Hanh, but you are attempting to write about Christianity which you do not fully understand and you do not bring to your discussion a personal knowledge of how the vast majority of human beings make a living in the world.

This is why I feel that I must continue to practice law. If I can maintain my spirituality while working in the most combative profession on the planet, then I can be an example to others. They cannot discount what I have to say because I do live in the real world, in their world.

TNH: Jesus lived exactly as he taught, so studying the life of Jesus is crucial to understanding his teaching.

John: No Brother Hanh, Jesus did not live exactly as he taught. His admonition to turn the other cheek did not apply to his actions in the Temple. There are many such examples in the gospels of the New Testament in the Christian Bible.

For more examples go to The Saying of Jesus

TNH: For me, the life of Jesus is His most important teaching, more important that even faith in the resurrection or faith in eternity.

John: Well now Brother Hanh, I see how you diplomatically get around the issues of Jesus as the literal Son of God, born of the virgin Mary and dying for the sins of man, and rising from the dead; in essence the guts of Christianity.

You sir, avoid this subject and look at Jesus outside this role of the true Son of God. You avoid saying that you do not believe in Jesus as the savior of the world. And I expect that you will now in the rest of your book compare Jesus to Buddha without referring to the guts of the Christian doctrine and dogma. I commend you the effort.

But in the end, when your book is finished, the question will still be asked by your Christian audience, "Do you believe in Jesus as the literal Son of God who died for your sins?" If you answer yes, then you are a Christian and must remove your Buddhist robes. If you answer no, you will be thanked for your interesting lecture.

Xem bài viết phản hồi

___________________________________________________________________________

VỀ NHỮNG ĐỀ NGHỊ CỦA CƯ SĨ TRẦN CHUNG NGỌC TRONG VỤ BÁT NHÃ
Ý kiến Phản hồi của Đông Ba 24-10-2009

Cư sĩ Trần Trung Ngọc đã viết cả một bài dài lê thê theo kiểu “nói là nói, nhiều là nhiều, nói nhiều là nói nhiều”. Vấn đề hiện nay không phải là suy tìm nguyên nhân, vì sao gọi là “Pháp môn Làng Mai”, vì sao Làng Mai ở nước ngoài có thể tổ chức Giáng sinh hay hát Thánh ca, hay vì sao thiền sư Nhất Hạnh viết về giáo lý Thiên Chúa giáo hay vì sao cái “Đại khối Phật giáo” chưa tỏ ra mặn mà với Làng Mai… Vấn đề hiện nay là còn hay không còn giải pháp đối với Làng Mai, Giáo hội PGVN, Nhà nước Việt Nam?

Có nghĩa rằng cần nhìn trực tiếp, đối diện với hiện tại để các bên tìm cho mình một giải pháp thích hợp khả dĩ giải quyết ổn thỏa tình hình, vì nói như giáo lý nhà Phật rằng cái điều mình nghĩ, nói và làm phải dẫn đến kết quả: ích mình, lợi người và ích lợi cho cả hai.

Nếu căn cứ trên tình hình như vậy, thì cả một bài viết tổng hợp nhưng chưa có trải nghiệm thực tế sự việc (như cư sĩ Nguyễn Đắc Xuân) của cư sĩ Trần Chung Ngọc chỉ vĩnh viễn nằm ở những “nhận định” mà không rõ nguyên nhân chính là gì dù những sự kiện đầy tương quan và liên đới. Bài viết của cư sĩ Trần Chung Ngọc chỉ nên xuất hiện sau khi vụ Bát Nhã đã giải quyết ổn thỏa. Nếu có tính xây dựng thì nên gửi trực tiếp cho Làng Mai, cụ thể là cho thiền sư Nhất Hạnh, công bố như trên thì chỉ lợi bất cập hại.

Nếu đặt câu hỏi đầu tiên và “trúng huyệt” nhất thì câu hỏi đó thuộc về Ban Trị sự tỉnh hội Phật giáo Lâm Đồng: Các Công văn của Ban Tôn giáo Chính phủ và của Giáo hội đối với Làng Mai có còn hiệu lực pháp lý không? Có nghĩa rằng, có muốn cho Làng Mai tồn tại hay không?

Câu trả lời:

- Nếu là “Có” thì từ nay Làng Mai phải tồn tại như thế nào? Giáo hội đóng vai trò gì? Nếu là “Không” thì không nên đặt bất cứ vấn đề nào nữa, kể cả việc nói tốt hay nói xấu vì tất cả đã trở về “0”.

Thực sự vấn đề tu viện Bát Nhã không còn là chuyện riêng của Làng Mai nữa, vì vậy khai thác vào quá nhiều chuyện riêng của Làng Mai là thiếu thiện chí hàn gắntinh thần xây dựng. Vấn đề lớn nhất hiện nay mà không thể phủ nhận đó là hình ảnh của Nhà nước và Giáo hội đã bị tổn thương. Đức Phật cho rằng nên chữa vết thương trúng độc trước rồi hãy tìm nguyên nhân. Vết thương chưa chữa (vì chưa bên nào thể hiện lòng từ bi và cả trí tuệ), cho dù tìm được nguyên nhân (rối rắm, trùng trùng ấy) thì đã bị độc làm cho vong mạng mất rồi.

Vấn đề nổi cộm hiện nay là có hay không việc đánh đập, trục xuất tu sinh như Ban Trị sự đã báo cáo Trung ương Giáo hội?

Câu trả lời:

- Nếu “Có” thì trách nhiệm đó thuộc về ai, ai là người cần phải xử lý nghiêm khắc. Nếu “Không” thì Giáo hội Phật giáo Việt Nam vọng ngữ. Kể cả những lên án gay gắt của cư sĩ Nguyễn Đắc Xuân, Trần Chung Ngọc… về việc này cũng là vọng ngữ nốt.

Cũng may cư sĩ Trần Chung Ngọc sau khi tìm đủ thứ nguyên nhân (mà những “người trong cuộc” nhiều khi cũng không rõ từ đâu, và đã được thiên hạ nói rải rác ở đâu đó hết cả rồi), đã đưa ra một vài đề nghị cá nhân như sau:

Vài đề nghị cá nhân:

“- Sự việc đã xảy ra như vậy, tôi nghĩ khó mà các Tăng Ni trẻ có thể trở lại tu ở Tu Viện Bát Nhã. Nhưng chính quyền có thể thu xếp ở một số Chùa hay Tu Viện nào đó để cho các Tăng Ni có quốc tịch Việt Nam tự do tu theo “Pháp môn Làng Mai”. Họ chỉ cần đăng ký sự có mặt của họ với chính quyền địa phương mà không bị hạn chế bởi chế độ hộ khẩu. Cần hạn chế số tu sinh nước ngoài, kể cả những người Việt mang quốc tịch nước ngoài, vì họ có thể tu ở Làng Mai hay Lộc Uyển hay ở bất cứ đâu họ muốn.

- Chính quyền cũng như Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam cần phải có những biện pháp kỷ luật đối với TT Đức Nghi, ĐĐ Đồng Hạnh và các đệ tử, khiển trách chính quyền Lâm Đồng, cử một Tăng hay Ni đạo đức thay thế quản trị Tu Viện Bát Nhãdễ dãi để cho những Tăng Ni trẻ nào muốn trở lại Bát Nhã tu tập được toại ý. Những Tăng Ni này tự do tu theo “Pháp môn Làng Mai” nhưng không thuộc quyền quản lý của Làng Mai.

Về phía Làng Mai thì tôi cũng có vài đề nghị:

Thứ nhất, Sư Cô Chân Không nên nói bớt đi. Nếu có thể thì diện bích tịnh khẩu trong 1 năm, vì nói ít thì sai ít, nói nhiều sai nhiều, càng nói càng sai.

Thứ nhì, xin Thiền Sư Nhất Hạnh nên rút kinh nghiệm từ vụ này để có thể đóng góp hữu hiệu hơn cho Phật Giáo Việt Nam về sau. Giảng dạy Phật Phápsở trường của Thiền sư, chính trị là sở đoản, Không nên để cho sở đoản làm giảm hào quang của sở trường.

Đề nghị của cư sĩ Trần Chung Ngọc về phía Làng Mai là xác đáng, dù chẳng giải quyết gì được cho thực tế Bát Nhã hiện nay. Còn “Vài đề nghị cá nhân” thì đọc câu trước đã thấy mâu thuẫn với câu sau: “Sự việc đã xảy ra như vậy, tôi nghĩ khó mà các Tăng Ni trẻ có thể trở lại tu ở Tu Viện Bát Nhã”; “cử một Tăng hay Ni đạo đức thay thế quản trị Tu Viện Bát Nhãdễ dãi để cho những Tăng Ni trẻ nào muốn trở lại Bát Nhã tu tập được toại ý”.

Còn việc hạn chế giáo thọ nước ngoài, rồi để “Những Tăng Ni này (quốc tịch Việt Nam) tự do tu theo “Pháp môn Làng Mai” nhưng không thuộc quyền quản lý của Làng Mai. Đó là cư sĩ nhìn Làng Mai giống như nhìn vào đế chế Vatican. Vậy thì cái nỗi “nghi ngờ” mà cư sĩ Trần Chung Ngọc nói chỉ càng khoét sâu vào cái tự ái bị quy “làm chính trị” của Làng Mai, trong khi họ một mực phủ nhận rằng không hề làm chính trị.

Vấn đề hiện nay, ai cũng muốn thiền sư Nhất Hạnh nên bỏ bớt những tự ái cá nhân để có những thông điệp trực tiếp, có thiện chí xây dựng hơn với Nhà nước và Giáo hội. Đồng thời Nhà nước cũng phải xử lý những cá nhân gây ra vụ lộn xộn tại Bát Nhã mà chịu trách nhiệm chính là thầy Đức Nghi và Đồng Hạnh. Giáo hội cũng nên có tiếng nói tích cực hơn trong vụ việc này. Đặc biệt Làng Mai nên có thông điệp đối với một số website cần thận trọng, chọn lọc hơn với vấn đề đưa tin từ những trang tin đặt ở hải ngoại.

Nói tóm lại cả bài viết của cư sĩ Trần Chung Ngọc không làm mới thêm điều gì cả mà chỉ khoét sâu thêm vết thương vốn đang được nhiều người cố gắng tìm cách chữa trị. Đó không phải là lấy “huyễn trí để trị huyễn tâm” mà là một dạng hỏa mù, có nguy cơ cắt đứt truyền thông giữa Làng Mai và Nhà nước. Trong vấn đề này, tổn hại lớn nhất thuộc về hình ảnh của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Người Phật tử Việt Nam vô cùng mong mỏi thiền sư Nhất Hạnh hãy lấy lợi ích của dân tộc làm trọng, bỏ đi những ứng xử bất công vừa qua, nối lại truyền thông với trong nước để tìm một giải pháp tốt nhất cho các bên. Thiết nghĩ Giáo hội cần đóng vai trò làm cầu nối trong vụ việc đáng tiếc này.

Nam mô Hoan Hỷ Tạng Bồ tát Ma ha tát
Đông Ba
Thứ bảy, ngày 24 tháng mười năm 2009

Nhóm Sen Việt
Được đăng bởi SEN VIỆT vào lúc 12:20
http://huongsenviet.blogspot.com/2009/10/ve-nhung-e-nghi-cua-cu-si-tran-chung.html

______________________________________________________

Thứ tư, ngày 28 tháng mười năm 2009
THƯ GỬI ĐẠO HỮU TRẦN CHUNG NGỌC

TT. Thích Thanh Thắng

Thiền sư Nhất Hạnh nay tuổi đã cao, sức đã yếu, ngài không thể có những hành động để người ta có thể quy kết ngài bằng cái tội “phản dân hại nước”. Chính vì lẽ đó, lấy những lời góp ý chân thành, thẳng thắn của ngài làm mục tiêu để “đàn áp” tu sinh, tôi cho rằng đã có sự thiếu đàng hoàng. Thiền sư Nhất Hạnh nói thẳng trước mặt, còn chúng ta thì hành động bằng cách đâm sau lưng. Tôi không bàn về hình mẫu của người quân tử, mà tôi chỉ nói rằng, kẻ thất phu trong lúc sơn hà nguy biến (Trung Quốc lăm le bờ cõi), không bao giờ dùng chính những vũ khí tiếu nhân để hãm hại hiền tài, khiến lòng dân hoang mang, cắt đứt con đường trở về của những người còn thiết tha với quê hương, đất nước…

Thưa đạo hữu Trần Chung Ngọc,

Vụ việc Bát Nhã xảy ra là điều vô cùng đáng buồn và xấu hổ. Là người xuất gia, chắc chắn tôi cảm nhận về sự tự trọng bị xúc phạm đó có phần nhiều hơn đạo hữu, dù tôi và đạo hữu đều là người Phật tử. Tôi nghĩ đã đến lúc không nên “bi kịch hóa” vấn đề, khi sự bạo hành đã khép lại bằng những ngôn ngữ đã được đẩy nhanh về phía “nội bộ”.

Nếu vụ trục xuất tu sinh bằng bạo hành không xảy ra thì hôm nay dư luận đã không phải sống trong tình trạng “hỗn mang” về thông tin, không có bài viết của đạo hữu và cũng không có lá thư của tôi gửi cho đạo hữu. Tất cả những phản ứng của người Phật tử đã nói lên một điều chúng ta đã tự nhận mình “tương quan” với vụ Bát Nhã, nói đúng hơn là tương quan với lịch sử của đạo Phật Việt Nam, một lịch sửchúng ta đang giữ vai trò chủ thể về những diễn biến có động cơ ý thức trong đó.

Ngôn ngữphương tiện chuyển tải tư duy của con người. Vì vậy, tôi xem đó là những tư duyảnh hưởng đến chuyện “làm nhỏ, làm to” sự việc. “Nhỏ mà không có trong, lớn mà không có ngoài”, đều là những so sánh đi về vô cực. Nói thế để thấy, dù chúng ta luôn muốn “chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hoá không”, nhưng sự việc diễn ra không phải lúc nào cũng như ý muốn. Dân gian thường nói với nhau “thôi thì chín bỏ làm mười”, cũng là để làm cho sự việc được tròn vành, êm đẹp. Nhưng nếu chín không bỏ làm mười mà cứ muốn bỏ thành mười một, mười ba,… thì làm sao không ra những khuôn đúc như “chống phá nhà nước” và “làm chính trị”? Đến một lúc nghe đến từ “làm chính trị” là người ta phải rùng mình và sợ chính trị một cách quá mức cần thiết.

ngôn ngữ ở phía Làng Mai có được các bên phân tích sâu sắc như thế nào thì như đạo hữu đã biết từ sư cô Chân Không (dù luôn phức tạp hoá các phát biểu) đến các đệ tử của Làng Mai đều nói rằng thiền sư Nhất Hạnh cũng muốn giải quyết sự việc như “chuyện trong nhà”. Vậy thì tại sao “chuyện nội bộ” và “chuyện trong nhà” không thể gặp nhau? Nếu đạo hữu về nước, rảo qua một vòng tỉnh Lâm Đồng, từ huyện xa đến huyện gần, do được đài phát thanh, truyền hình tuyên truyền, dân chúng đều hình thành trong đầu mình quan điểm Làng Mai là một tổ chức phản động, năm đầu giả bộ tu hành nghiêm chỉnh, hai năm sau bộc lộ những hành vi chống phá nhà nước; còn thầy Đức Nghi lại trở nên một vị “chân tu” đã “bị oan” trong vụ việc này…

Từ những thực tế đó, tôi đã liên hệ đến câu nói sau của đạo hữu: “Giảng dạy Phật Phápsở trường của Thiền sư, chính trị là sở đoản, Không nên để cho sở đoản làm giảm hào quang của sở trường”. Như vậy thì chẳng phải những lời “tuyên truyền” trên là đúng hay sao? Nếu đúng là “chống phá nhà nước”, là “làm chính trị” thì tôi nghĩ cứ theo điều 88 Bộ Luật hình sự mà hành xử, không cần phải tiếp tục với những màn hỏa mù, tấn công đời tư hay bênh vực cho những hành vi ứng xử thiếu văn hoá ấy để đóng vai phán quan lịch sử.

Thưa đạo hữu Trần Chung Ngọc,

Tôi nghĩ rằng, hơn 2.500 năm trước, Đức Phật đã phủ nhận vai trò sáng tạo của Thượng đế, phủ nhận trật tự giai cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại. Khi ấy, Đức Phật không chỉ là nhà cách mạng tiên phong mà còn là một “chính trị gia” đúng nghĩa.

Và đại đế Asoka, một nhà chính trị độc tài, ham chinh chiến, nhưng sau đó những lời dạy của Đức Phật đã giác ngộ cho ông, và ông đã trở thành người Phật tử thuần thành, một danh nhân văn hoá của dân tộc Ấn.

Tất cả những điều đó có xa lạ gì với phong cách ứng xử và tinh thần dấn thân nhập thế của không ít những vị Quốc sư, Tăng thống của đạo Phật Việt Nam thời đất nước đang khẳng định nền độc lập tự chủ. Thời Lý-Trần là thời đại mà không ít nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đều đánh giá là thời “chính giáo hợp nhất” (hợp nhất chứ không phải đồng nhất). Có nghĩa rằng, các vị thiền sư đều có thể phát biểu chính kiến của mình trước các vấn đề quân quốc quan trọng.

Tăng Phó Nguyễn Thường nói: “Ta nghe bài tựa Kinh Thi nói rằng: Âm thanh của nước loạn nghe như ai oán giận hờn. Nay dân loạn nước nguy, chúa thượng thì rong chơi vô độ, triều đình rối loạn, lòng dân trái lìa, đó là triệu chứng bại vong”.

Đó đều là những chuyện ít nhiều, đậm nhạt liên quan đến quan niệm: “LÀM CHÍNH TRỊ” hiện nay.

Tôi nghĩ người làm chính trị không sống bằng những lời hứa hẹn hão huyền, bởi bản thân quyền lực mà xa rời đạo đức, văn hoá ứng xử và lợi ích lâu dài của dân chúng thì đó là thứ chính trị bị tha hoá. Nhà chính trị là những người luôn biết xét gốc, chỉnh ngọn “đặt mực thước cho hậu thế”, “làm khuôn mẫu cho tương lai”, nếu họ xa rời đạo đức thì đó chính là mối nguy lớn cho dân cho nước.

Nhưng tôi tin, nếu có một sự xác lập rõ ràng, ngay từ bây giờ và chỉ ở chế độ này, rằng người tu hành không thể “làm chính trị” thì cũng xin kể từ nay để cho Giáo hội của chúng ta được toàn tâm, toàn ý quan tâm đến những vấn đề về văn hoá và đạo đức cộng đồng, bởi họ không phải là những hộp màu cho bất cứ tay vẽ chính trị nào.

nếu có thể để cho họ dấn thân nhập thế như các thiền sư muôn đời của dân tộc thì hãy cho họ cất cao tiếng nói của lương tâmtrách nhiệm, để họ tham dự đời sống chính trị xã hội một cách chính danh và đàng hoàng. Tôi nói thế bởi trong cơ cấu Mặt trận Tổ quốc, Giáo hội cũng có đủ mặt anh tài; trong vai trò nghị trường, Giáo hội cũng cung cấp đến cả hai vị Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự. Vậy những thiền sư cao cấp nhất của Giáo hội chúng ta khoác áo nghị trường để làm gì? Trong khi nếu có ai đó phản ứng trước các chính sách, thì lại không cần xét đến động cơ của họ, lập tức chia chẻ ngôn từ và quy chụp tội danh, trấn áp tinh thần để cáo buộc họ “làm chính trị”.

Nếu quan niệm rằng chính trị chỉ là thủ đoạn, đấu tranh, chống phá, lật đổ, gây chia rẽ… thì đó chính là chính trị đã bị nhuộm màu đen tối chứ bản thân chính trị không có gì là xấu cả.

Thưa đạo hữu Trần Chung Ngọc,

Tôi cho rằng “lời khuyên” của đạo hữu với thiền sư Nhất Hạnh đã đi quá lời, dù tôi hiểu với những gì đạo hữu nghĩ về “làm chính trị” có vẻ như ẩn chứa nhiều âm mưuthủ đoạn. Đạo hữu nghĩ rằng những việc đang làm của đạo hữu mới đích thực là sở trường “chính trị” hay sao? Nếu cắt đứt đối thoại giữa Làng Mai và nhà nước bởi chính những thông tin làm đảo lộn sự thật thì đó mới chính là thứ chính trị nửa mùa. Tăng phó Nguyễn Thường từng đưa ra những phát biểu không khoan nhượng về thời đại mình, mà ngày nay chúng ta mỗi khi trích dẫn đều tỏ rõ thái độ trân trọng và tự hào. Ngài là một “ngôn quan”, “gián quan” của thời đại. Và sẽ thật ấu trĩ nếu ai đó bảo rằng ngài đã “làm chính trị” và xem đó là “sở đoản” của người tu hành. Hẳn chúng ta từng nghe nói, lấy sở đoản làm sở trường, và đối với ngoại bang xâm lược là “lấy yếu đánh mạnh”. Đó từng là “lý thuyết” đương đầu của người Việt. Và đó cũng chính là “dĩ bất biến ứng vạn biến”. Người ta thường nói “không sợ nhất vạn, chỉ sợ vạn nhất”. Cẩn thận với đốm lửa nhỏ cũng như cận thận khi giẫm trên băng mỏng, đó là những gì đạo Phật đã chỉ ra.

Hiểu được như thế thì cần có con mắt tỉnh táo để nhìn đời và nhìn trực diện vào động cơ của người mà suy xét. Chắc đạo hữu cũng sẽ hiểu, trong đạo Phật có những vấn đề cần dùng tâm mà xét chứ không phải lúc nào cũng dùng trí mà suy, nhất là cái trí ấy là trí thế gian với những lý luận kiểu “con gà - quả trứng”. Thiền sư Nhất Hạnh nay tuổi đã cao, sức đã yếu, ngài không thể có những hành động để người ta có thể quy kết ngài bằng cái tội “phản dân hại nước”. Chính vì lẽ đó, lấy những lời góp ý chân thành, thẳng thắn của ngài làm mục tiêu để “đàn áp” tu sinh, tôi cho rằng đã có sự thiếu đàng hoàng. Thiền sư Nhất Hạnh nói thẳng trước mặt, còn chúng ta thì hành động bằng cách đâm sau lưng. Tôi không bàn về hình mẫu của người quân tử, mà tôi chỉ nói rằng, kẻ thất phu trong lúc sơn hà nguy biến (Trung Quốc lăm le bờ cõi), không bao giờ dùng chính những vũ khí tiếu nhân để hãm hại hiền tài, khiến lòng dân hoang mang, cắt đứt con đường trở về của những người còn thiết tha với quê hương, đất nước. Do đó, cái “lý” bảo hoàng của đạo hữu nói ra dù có bay bướm hay được biện minh đến đâu thì cũng khó thuyết phục được lòng người.

Tôi biết đạo hữu giỏi về lý luận, nhưng đó cũng chính là sở đoản của đạo hữu khi lấy đó để suy xét về thiền sư Nhất Hạnh. Rõ ràng, không người Phật tử nào muốn phức tạp hoá tình hình để gây rối ren cho đất nước. Bởi vụ Bát Nhãcâu chuyện dài của lòng tham nhất thời mà hại đến uy tín toàn cục, thiệt đến lợi ích lâu dài của dân tộc. Người Phật tử cho dù có phản ứng nông sâu thế nào thì điều hơn hết mà họ muốn bảo vệ đó là hình ảnh tôn nghiêm của Giáo hội, mà bảo vệ hình ảnh đó cũng chính là bảo vệ hình ảnh của nhà nước về chính sách tự do tôn giáo.

Bởi vậy, khi thiền sư ẩn ngầm coi đó là “chuyện trong nhà” thì phải nên có một “người nhà” cất lên tiếng nói chính thức: có thể đó là tiếng nói của Giáo hội, có thể đó là tiếng nói của ông Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ, có thể là tiếng nói của ông Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, thậm chí nhiều Phật tử mong mỏi thầy Đức Nghi có thể đặt lợi ích của Giáo hội lên trên mà có những hành động sám hối chân thành để chuộc lỗi. Đó không chỉ là hành vi tự điều chỉnh mà còn là ý chí hướng thiện của người xuất gia.

Tại sao người ta xem 400 tu sinh là nạn nhân, là những quân cờ của người này người kia theo trí tưởng tượng phong phú nào đó. Một quân xe, quân pháo mà đã ra khỏi bàn cờ thì cũng chỉ là vô dụng. Nhưng một quân tốt dù nhỏ nhưng còn nằm trong bàn cờ thì vẫn còn hữu dụng. Chắc không cần phải mất quá nhiều thời giờ để truy tìm chuyện đúng sai, phải trái, lợi dụng hay không ở vụ việc Bát Nhã, ở đó chỉ có những hành vi thiếu tình người, trái luân thường đạo lý bị lên án. Và nhất định chúng ta phải lên án, cho dù đó là chính sách của những ông bà cao quý cỡ nào.

Thưa đạo hữu Trần Chung Ngọc,

Nếu đạo hữu có những người đệ tử bị bạo hành trong một xã hộitruyền thông lan nhanh bằng cả âm thanh, hình ảnh, thì đạo hữu sẽ thấy được sự khổ tâm và sức nhẫn của thiền sư Nhất Hạnh. Một đứa trẻ bị đánh đập dã man mà cả xã hội đã trào dâng phẫn nộ. Nhưng thiền sư Nhất Hạnh không dạy đệ tử mình phẫn nộ. Chia sẻ phần nào điều đó cũng là trách vụ của người Phật tử. Cá nhân tôi không có lý do gì để thấy mình phải lịch sự với cái ác, phải chỉnh mũ áo thưa ông, thưa bà, thưa cụ với những hành vi bạo lực đó, vì thế mà tôi thêm kính phục những lời thiền sư viết cho đệ tử.

Tôi tin chắc không có sự việc nào xảy ra mà không có nguyên nhân, và tôi cũng tin chắc dù bên này hay bên kia, tổn hại ít hay nhiều thì đều rút ra cho mình một bài học giá trị về ứng xử, cho dù đó chỉ là những ứng xử mang chủ đích “chính trị”. Khi thông tin nhà nước đẩy hết về phía nội bộ, thì cá nhân tôi lại vô cùng thất vọng và buồn bã, không phải ở việc ai đó “ném đá giấu tay” lo chạy tội mà bao nhiêu những hình ảnh xấu xa, cực đoan, thô bỉ trong vụ Bát Nhã đều được mang danh “Phật tử”. Xã hội nhìn vào và thấy chúng ta đang phát triển, đang sản sinh ra những thứ “Phật tử” cực đoan, phá phách, quăng liệng kinh sách, ảnh Phật, đánh đập, chửi mắng Tăng bảo như vậy.

Trong Kiến văn tiểu lục, Lê Quý Đôn nhận xét về triều đình nhà Trần rằng đã xuất hiện tình trạng “lấy địa vị vua chúa mà làm đại sĩ, hoàng hậu mà làm tỳ kheo, khanh tướng mà làm thầy chùa”. Còn thời đại chúng ta bây giờ, họ đang ứng xử với tăng sĩ ra sao?

Phải chăng đang có những sự vận động xoá bỏ vai trò của Tăng bảo? Phải chăng chúng ta đang tạo ra ý thức cho sự tồn tại của những Phật tử “vô thần”, “vô sư, vô sách”, coi Tăng là “giặc”, là “phản động, phản loạn”?

Thưa đạo hữu Trần Chung Ngọc,

Khi ấy, tôi vô cùng xấu hổ vì ước chi chúng ta đừng nói rằng chúng ta có 80% dân số theo đạo Phật hay có tín ngưỡng Phật giáo. Vì càng nhận nhiều về mình, chúng ta càng thấy những nạn cướp của, giết người, phá thai, vặt hoa bẻ cành trong lễ hội, phóng uế, xả rác bừa bãi, gây ô nhiễm trầm trọng cho môi trường phần nhiều thuộc về cách giáo dục của chúng ta. Như vậy, con số 80% này có gánh trách nhiệm nhiều hơn với 20% cái số còn lại hay không? Lúc đó, tôi ước gì Việt Nam chỉ có một triệu người Phật tử đúng nghĩa thôi, nhưng hãy sống đúng bằng lương tâmtrách nhiệm của mình. Tôi không mong những con số ấy lớn mạnh về hình thức để “hộ đạo, giúp đời” theo cách mà nó đang diễn ra như thế này.

Nhưng dù sao tôi cũng giữ niềm hy vọng về những giải pháp tốt đẹp sẽ đến với hai chữ “đạo pháp và dân tộc”, lợi ích đó không thuộc về thiền sư Nhất Hạnh, bốn trăm tu sinh hay cho một cá nhân cao quý nào trong Chính phủ. Và do đó, tôi có liên hệ ngược rằng, vấn đề xảy ra đối với Làng Mai là vấn đề chung của đạo Phật Việt Nam (tôi xin không dùng từ “Giáo hội” để chúng ta không tiếp tục rơi vào một khái niệm còn gây ra những định kiến “làm chính trị” cho bên này hay bên kia).

Chuyện nhân là chuyện trăm năm, chứ không phải chuyện lẵng hoa cao hơn đầu người hay những vầng hào quang tỏ mờ nào đó. Cụ Nguyễn Du cũng nói “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Rất mong đạo hữu Trần Chung Ngọc không nên xem vụ Bát Nhã là một cuộc đấu trí, hơn thua kiến thức về đạo nọ, đạo kia, hay tầm nhìn chính trị nọ, chiến lược bảo hoàng kia. Đó không phải mục đích của đạo Phật. Những gì mà chúng ta có thể áp dụng lời dạy của Đức Phật trong hoàn cảnh này là tập trung chữa vết thương trước và tìm nguyên nhân sau. Người xưa nói: “Không sợ thiếu chỉ sợ không công bằng. Không sợ loạn chỉ sở lòng dân không yên”. Thực thi công bằng và yên dân đó là trách nhiệm của những nhà chính trị, trong đó có vai trò của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Kính chào và chúc đạo hữu thân tâm thường an lạc.

Thích Thanh Thắng
Được đăng bởi SEN VIỆT vào lúc 18:53
http://huongsenviet.blogspot.com/2009/10/thu-gui-ao-huu-tran-chung-ngoc.html

___________________________________________________


AI LÀ NGƯỜI PHẢI XIN LỖI TRONG SỰ KIỆN BÁT NHÃ

Chung Anh 28-10-2009

Cũng như nhiều người quan tâm đến diễn biến Tu viện Bát Nhã khác, tôi đã theo dõi và đọc tất cả mọi bài bình luận, phân tích, và thông tin liên quan đến sự kiện này trên internet hoặc do các thân hữu gửi riêng qua bưu điện ngay từ khi nó còn nằm trong trứng nước.

Trong vô số tài liệu tôi đã đọc, - ngoại trừ những bài viết, tin tức phản ánh quan điểm của chính quyền, - khách quan mà nói, chỉ có bài “Vài ý kiến xung quanh vụ Bát Nhã” của GS Trần Chung Ngọc và lời giới thiệu của Tòa soạn Sách Hiếm khi đăng bài phân tích này là tôi thấy có “trí”, có tính nghiên cứu, khách quan, trung thực và có “lương tri” nhất.

Còn quá bán những bài viết khác, tôi nhận thấy đều là những bài viết – xin lỗi – cảm tính/cảm xúc hoặc thiên vị một phía hơn là những bài viết thuộc dạng lý tính. Nguyên nhân, hoặc là do thiếu thông tin chính xác, hoặc là do đọc thông tin không phải bằng cái “tâm” công minh, chính trực, hoặc do viết bằng cái “tâm a dua” theo người.

Trong bài viết này, tôi xin nêu thêm vài ý kiến cá nhân về sự kiện Bát Nhã ngoài các ý kiến mà GS Trần Chung Ngọc đã nói.

1. Việc thành lập TV Bát Nhã

“Tu viện Bát Nhã (xã Damb'ri, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) được thành lập năm 1995 bởi Thượng tọa Thích Đức Nghi, niên trưởng của Tổ đình An Lạc (TX Bảo Lộc)… Lúc mới khởi đầu, chính điện của tu viện là một ngôi nhà nhỏ, sau đó dùng làm nhà trẻ và trường mẫu giáo cho con em các đồng bào nghèo trong vùng....”

Trích dẫn nửa chừng trên đây theo trang nhà phuongboi.org của GS Trần Chung Ngọc có thể khiến độc giả hiểu nhầm là, từ khi thành lập TV Bát Nhã năm 1995 cho đến khi TS Nhất Hạnh về VN lần thứ nhất năm 2005, thì cơ sở của TV Bát Nhã vẫn chưa có gì, chỉ là “một ngôi nhà nhỏ, sau đó dùng làm nhà trẻ và trường mẫu giáo cho con em các đồng bào nghèo trong vùng.”

Sự thật, trong những năm 2000 đến 2004, TT Đức Nghi đã đi Hoa Kỳ, Úc Đại Lợi vận động Việt kiều cúng dường tiền của xây dựng chính điện TV Bát Nhã ngày nay. Khi TS Nhất Hạnh về VN năm 2005, cơ sở TV Bát Nhã đã hoàn chỉnh đến 90% các hạng mục công trình có thể tổ chức lễ cho vài trăm phật tử và đã có khoảng từ 30 đến 40 chú tiểu tu học tại đây. Trong thời gian TT Đức Nghi đi vận động tiền của xây TV Bát Nhã tại Hoa Kỳ và Úc Đại Lợi, thì đại đức Thích Đồng Quang - vừa là đệ tử vừa là người được TT Đức Nghi giao trách nhiệm trông nom phật sự tại đây từ khi mới thành lậpviên tịch. Cho nên văn kiện trên của trang nhà phuongboi.org là hoàn toàn sai sự thật. (Xin mở ngoặc nói thêm, đại đức Thích Đồng Quang, thế danh Gia Vinh, là bạn học chung khóa I, Trường Cơ bản nay là Trung cấp Phật học tỉnh Lâm Đồng với chúng tôi.)

Và đúng là, chỉ “Từ năm 2005, Phật tử trong và ngoài nước đã ủng hộ tài sức để xây dựng thêm cơ sở mới … (như các xóm: “Mây Đầu Núi”, “Bếp Lửa Hồng,”,”Chim Đại Bàng”, Rừng Phương Bối) tại Tu viện Bát Nhã để làm phương tiện sinh hoạttu học cho tăng thân. Hiện tại có khoảng 400 thầy, sư côcư sĩ đang tu học tại đây.” (Dẫn theo GS Trần Chung Ngọc)

2. Việc cúng dường TV Bát Nhã cho TS Nhất Hạnh

“Tháng 2 năm 2005 - trong chuyến đi Việt Nam đầu tiên của Thiền sư Thích Nhất Hạnh - Thượng tọa Thích Đức Nghi đã cúng dường Tu viện Bát Nhã cho Thiền sư Nhất Hạnh và tăng thân Làng Mai để xây dựng Bát Nhã thành một tăng thân và một trung tâm tu học theo pháp môn Làng Mai tại Việt Nam…” (Dẫn theo GS Trần Chung Ngọc)

Thời điểm năm 2005, Việt kiều về nước bỏ tiền mua nhà cửa, đất đai còn chưa được pháp luật VN cho phép đứng tên chủ sở hữu nữa, huống hồ việc “cúng dường” một tu viện cho một “tu sĩ Việt kiều” quản lý, điều hành. Do đó, việc “cúng dường” TV Bát Nhã cho TS Nhất Hạnh của TT Đức Nghi,- vốn lúc ấy vừa hy sinh 01 đệ tử, vừa bỏ rất nhiều công sức xây dựng, - là việc không thể thực hiện nếu y cứ theo pháp luật VN và Hiến Chương cũng như Nội quy Ban Tăng sự Trung ương GHPGVN hiện hành. Việc cúng dường này, theo chỗ tôi hiểu là:

a. Chỉ mang tính xã giao,

b. TT Đức Nghi xin dâng hiến cơ sở Bát Nhã để làm đại bản doanh truyền bá pháp môn Làng Mai do TS Nhất Hạnh sáng chế, nhưng một trăm phần trăm, quyền quản lý điều hành TV vẫn thuộc quyền của TT Đức Nghi. Đúng hơn là TT Đức Nghi chỉ muốn mượn danh TS Nhất Hạnh truyền bá pháp môn Làng Mai để sau này làm “Tổ sư” Làng Mai tại VN, chứ không phải giao TV Bát Nhã cho TS Nhất Hạnh đứng ra phát triển pháp môn Làng Mai tại VN như một số người của Làng Mai hiểu nhầm việc cúng dường này. Có thể nói, đây chính là tham vọng và là mục đích chính khi TT Đức Nghi mời TS Nhất Hạnh về VN.

Hơn thế nữa, TT Đức Nghi chỉ là viện chủ tinh thần TV Bát Nhãcho đến nay, theo chỗ tôi biết chính xác, về nguyên tắc hành chính, Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Lâm Đồng chưa ban hành quyết định bổ nhiệm trụ trì/viện chủ TV Bát Nhã cho TT Đức Nghi. Vì sao? Vì một tu sĩ Phật giáo không được quyền trụ trì/viện chủ 2 chùa nếu y cứ vào Nội quy Ban Tăng sự Trung ương. Vậy thì làm sao TT Đức Nghi có đủ tư cách pháp lý “cúng dường” TV Bát Nhã cho TS Nhất Hạnh, khi TT hiện vẫn đang là trụ trì Tịnh thất/tổ đình An Lạc tại trung tâm TX Bảo Lộc?

3. Vấn đề “họ” Đồng và “họ” Chân

Những tăng ni nào do chính tay TT Đức Nghi thế phát (cạo đầu) mang họ Đồng (như Thích Đồng Hạnh chẳng hạn) mới đích thị là đệ tử của TT Đức Nghi. Và TT Đức Nghi mới chính là bổn sư của họ. Còn những tăng ni nào cũng do TT Đức Nghi chính tay thế phát, nhưng mang họ Chân, (như Chân Pháp Hội) là đệ tử của TS Nhất Hạnh. Và TS Nhất Hạnh chính là bổn sư của họ.

Ở đây, TT Đức Nghi chỉ giúp cho TS Nhất Hạnh cạo tóc gần 400 tu sinh hiện là nạn nhân trong vụ Bát Nhã. Nếu đứng trên quan điểm tình nghĩa thầy trò của nhà Phật, thì TT Đức Nghi chỉ là y chỉ sư, mà không phải là sư phụ, (tức bổn sư) như một số bài viết, hình ảnh trên trang nhà Pháp nạn Bát Nhã, Phù Sa, Phương Bối loan tải để gán tội TT Đức Nghi đang tâm giết đệ tử của mình.

4. Vấn đề pháp lý của gần 400 đệ tử của TS Nhất Hạnh tại TV Bát Nhã

Một số ý kiến cho rằng gần 400 đệ tử của TS Nhất Hạnh tại TV Bát Nhã là con em của GHPGVN do họ đã thọ giới tại Chùa Linh Sơn – Dalat. Vì vậy, Trung ương GHPGVN phải lên tiếng bảo vệ, bênh vực quyền được tu học của các tu sinh này.

Theo Hiến Chương và Nội quy Ban Tăng sự Trung ương hiện hành, thì chỉ có tu sĩ Phật giáo nào được cấp Giấy chứng nhận tăng ni (Thẻ Tăng tịch) mới là thành viên chính thức của GHPGVN, được GHPGVN bảo hộ. Gần 400 đệ tử của TS Nhất Hạnh chưa được GHPGVN cấp Chứng điệp thọ giới nữa huống chi cấp Giấy chứng nhận tăng ni. Rõ ràng những vị này không phải là thành viên của GHPGVN, cho nên không được hưởng quyền che chở, bênh vực của GHPGVN.

Có người sẽ hỏi, nếu nói gần 400 đệ tử của TS Nhất Hạnh không phải là thành viên của GHPGVN thế thì tại sao GH đứng ra giải quyết qua công văn số 37 và gần đây nhất là công văn 429? Xin thưa đó là vì TV Bát Nhãđơn vị cơ sở của GHPGVN quản lý, mà gần 400 tu sinh này đang sinh hoạt trong cơ sở của GH, cho nên GH phải đứng ra giải quyết. Giải quyết thuận lợi hay không thuận lợi cho Làng Mai đó là việc riêng của lãnh đạo GH. Không phải không thuận theo ý muốn của Làng Mai thì quay đầu chửi rủa, mạt sát chư tôn đức như một số bài viết đăng trên trang Phù Sa.

Vả lại, những ai đã xem và nghe băng Video “Lời Thầy dặn dò”(*) của TS Nhất Hạnh nói chuyện với các đệ tử tại TV Bát Nhã vào buổi sáng ngày thiền sư lên đường về Pháp trong chuyến về VN lần thứ 3 thì sẽ thấy rõ vấn đề tôi nói trên, khi TS Nhất Hạnh khẳng định với các đệ tử rằng, chỉ có Chứng điệp thọ giới của Làng Mai cấp mới có giá trị quốc tế, đi nước nào sài cũng được, “không nương tựa ai, dù cho họ có nhiều cơ sở", "Giáo hội Làng Mai không lệ thuộc vào giáo hội nào, nhà nước nào". Vậy thì Làng Mai giờ đây còn cần gì GHPGVN đứng ra che chở, bảo vệ?

5. Gần 400 tu sinh này đều quyết chí theo Làng Mai?

Tôi nghe một người bạn thân có em gái tu theo pháp môn Làng Mai kể rằng: hơn một năm qua, từ khi xảy ra vụ Bát Nhã đến ngày 27/9/2009, rất nhiều tu sinh tu theo pháp môn Làng Mai muốn rời bỏ TV Bát Nhã để tìm đến các chùa chiền khác xin tá túc tu học. Thế nhưng “quý ngài” quản chúng (sư anh, sư chị) tuân theo sự chỉ đạo từ Làng Mai – Pháp quốc đã khống chế không cho họ rời TV Bát Nhã, với mục đích giữ họ làm con tin, để đối phó, tranh đấu với TT Đức Nghi, với GHPGVN, và với nhà nước VN.

Bản thân em gái bạn tôi cũng muốn bỏ TV Bát Nhã ra đi từ lâu nhưng bị nhóm quản chúng trung thành với Làng Mai này khống chế, không cho rời TV nửa bước. Cuối cùng, ngày 25/9, trước sự kiện 27/9 hai ngày, em gái của bạn tôi cùng với một sư cô trẻ phải băng qua các đồi chè lúc 12 giờ đêm khuya khoắt, sau đó gọi điện đón xe ôm ra TX Bảo Lộc trở về chùa cũ tu, mới thoát khỏi tai mắt của “quý ngài” quản chúng này.

Ngoài ra, trong hơn một năm qua, các quản chúng Làng Mai tại TV Bát Nhã vấn tiếp tục dụ dỗ, vận động và nhận thêm các thanh niên nam nữ trẻ vào tu theo pháp môn Làng Mai, bất chấp tương lai cuộc đời họ ra sao, sau khi sự việc tại Bát Nhã đã xảy ra.

6. Nhà nước VN có vi phạm quyền tự do tín ngưỡng
đã được ghi trong Hiến Phápluật pháp không?

Hoàn toàn không! Không những không vi phạmhoàn toàn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của công dân và mọi công dân đều có quyền theo hay không theo một tôn giáo nào. Bằng chứng là vào lúc 9 giờ 9 phút 9 giây ngày 9 tháng 9 năm Kỷ Sửu (26-10-2009), nhà nước cho phép đúc tượng Thánh Gióng tại đền Sóc và chùa Non Nước – Hà Nội, và cho nhập cảng khối ngọc bích 35 tấn để tạc tượng đức Phật Thích Ca lớn nhất thế giới.

Nhưng ngược lại, nhà nước cũng cương quyết giải thể/giải tán bất cứ tổ chức hay giáo hội nào hoạt động trên lãnh thổ VN mà không đăng ký, và chịu sự quản lý của nhà nước. Ví dụ: GHPGVNTT, và gần đây, Công an tỉnh Dăk Nông đã dẹp bỏ tổ chức tà đạo Thanh Hải Vô Thượng Sư.

7. Vấn đề hiện nay là còn hay không còn giải pháp
đối với Làng Mai, Giáo hội PGVN, Nhà nước Việt Nam?

Đó là vấn đề được đặt ra để phản biện bài viết của GS Trần Chung Ngọc của nhóm Sen Việt. Tôi có cảm giác nhóm này đang ở trên “cung hằng nguyệt điện” chứ không phải ở VN. Bất cứ ai ở VN từ 1975 đến nay, luôn theo dõi giải pháp của chính quyền đối với mọi vấn đề của đất nước, thì một khi vấn đề nào đó được Thông tấn xã VN và Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao VN lên tiếng, thì đó chính là giải pháp tối hậu của nhà nước VN. Mà vấn đề TV Bát Nhã đã được 2 cơ quan này lên tiếng, GHPGVN lên tiếng, điều đó có nghĩa là cái được gọi là “Tăng thân”, hay “Tổ chức”, hay “Giáo hội” Làng Mai đã vĩnh viễn không còn hiện hữu trong nước CHXHCN VN, - ngoại trừ thể chế thay đổi. Cho nên, có thể nói vấn đề được đặt ra bởi nhóm Sen Việt như trên chỉ là “ảo mộng hão huyền” và “huyễn tưởng”.

8. Ai là người phải xin lỗisám hối trong sự kiện Bát Nhã?

Không chỉ GS Trần Chung Ngọc và BBT Tòa soạn Sách Hiếm, mà bất cứ ai để tâm theo dõi sự kiện Bát Nhã suốt hơn 1 năm qua và đọc Lá thứ số 31, nghe băng DVD “Lời Thầy dặn dò” với đầu óc tỉnh táo và khách quan đều có thể nhận ra nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan dẫn đến sự tan vỡ của cái được gọi là tăng thân/tổ chức/giáo hội Làng Mai tại TV Bát Nhã – VN, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh đất nước VN trên đấu trường quốc tế, đến dân tộc VN, đến PGVN. Nguyên nhân ấy không ngoài “cái tôi” của sư ông Nhất Hạnh, sư bà Chân Không/ Cao Ngọc Phượng và TT Đức Nghi gây ra.

Không biết, ngoài vài dãy nhà lêu khêu hai, ba tầng lầu xây theo lối nửa tây, nửa ta trong cái “xóm” Mây Đầu Núi, Cánh Đại Bàng v.v ra, sư ông Nhất Hạnhsư bà Cao Ngọc Phượng còn có đóng góp gì nữa cho đất nước, dân tộc và Phật giáo VN hay không sau 3 lần về thăm quê cha đất tổ, nhưng rõ ràng, sự kiện xảy ra tại TV Bát Nhã đã để lại nhiều vết thương tinh thần cho dân tộc, cho PGVN. Có lẽ phải mất rất nhiều năm, PGVN mới có thể hàn gắn vết thương lòng này.

Quả là đúng như Lời giới thiệu của tòa soạn Sách Hiếm: “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Mọi sự việc đều có nhân có quả, hoặc nhân nào quả nấy. Vì vậy, xin những ai có cảm tình với tăng thân/tổ chức/giáo hội Làng Mai, và tổ chức/giáo hội Làng mai chớ nên chửi rủa, đổ vấy trách nhiệmtội lỗi cho nhà nước, cho tăng ni, phật tử và cho các cấp lãnh đạo GHPGVN vì đã không lên tiếng bênh vực cho gần 400 thanh niên nam nữ vô tội, vốn đã bị sư ông Nhất Hạnh, sư bà Cao Ngọc Phượng và TT Đức Nghi biến thành vật tế thần để thỏa mãn tham vọng cá nhân làm bá chủ Phật giáo tại VN.

Thiết nghĩ, sư ông Nhất Hạnh, sư bà Chân Không, và TT Đức Nghi nên bình tâm, tỉnh táo nhìn lại tất cả mọi việc đã xảy ra mà ăn năn sám hốixin lỗi: dân tộc VN, nhà nước VN, tăng ni, phật tử VN, ngỏ hầu khi nhắm mắt xuôi tay không còn ân hận, tiếc nuối với những gì mà mình đã gây ra.

Chung Anh
http://sachhiem.net/DOITHOAI/ChungAnh.php

Chú thích:

(*) Đĩa DVD “Lời Thầy dặn dò” được Làng Mai in ra rất ít, nhất là sau khi sự kiện Bát Nhã vừa xảy ra. Có khả năng, Làng Mai đã cho thu hồi các đĩa này. Đĩa DVD này là tài liệu rất quan trọng chứng minh Làng Mai chủ trương thành lập tổ chức/giáo hội Làng Mai độc lập sinh hoạt tại VN do chính TS Nhất Hạnh phát ngôn. Dĩ nhiên, không có gì khó hiểu khi đĩa DVD “Lời Thầy dặn dò” không được công bố trên các trang web: Làng Mai, Phù Sa, Pháp nạn Bát Nhã, và Phương Bối. TT Đức Nghi đã có đĩa DVD này. Sau đó, TT Đức Nghi in sang đĩa DVD đó gửi đến các cấp của Giáo hội và của chính quyền tỉnh và trung ương.

_________________________________________________________

CÁC BÌNH LUẬN QUANH VỤ BÁT NHÃ - BBC

dailetraidanthuyluc_jpgCác trang mạng ở nước ngoài nhận định về vụ tu viện Bát Nhã cho rằng tự do tôn giáoViệt Nam bị kiểm soát. Trong bài trên trang The Christian Science Monitor, Simon Montlake viết vụ đuổi tăng thân Làng Mai khỏi Bảo Lộc chưa rõ có cùng cách thức với đợt trấn áp tại Việt Nam gần đây. Tác giả, người từng thăm Bát Nhã tháng 5/2007 cũng muốn biết có hay không mâu thuẫn nội bộ Phật giáo Việt Nam. (Hình trên: Sư ông Thích Nhất Hạnh tại Tại lễ khai mạc Thủy Lục Bình Đẳng Cứu Bạt Đại Trai Đàn ở Sài Gòn tháng 3/2007)

Nhắc lại sau 1975, Phật tử bị buộc vào Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nếu không sẽ bị trừng phạt, ông Montlake viết tu viện Bát Nhã thuộc Giáo hội Phật giáo Việt NamThiền sư Thích Nhất Hạnh từng giữ khoảng cách đối với “tổ chức Phật giáo bị cấm, có thành viên liên tục bị chính quyền bắt”. Đây là cách nói gián tiếp Làng Mai không đứng về phía Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất vốn không được nhà nước công nhận.

Kiểm soát tôn giáo

Theo Simon Montlake, sau các chuyến về nước của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, phái Làng Mai “bắt đầu lớn mạnh, thu hút những thanh niên có học ở Việt Nam vì nêu cao tinh thần giản dị và công tác xã hội”. Ngoài ra, việc Thiền sư phê phán chính sách kiểm soát tôn giáo của nhà nước đã khiến chính quyền đổi thái độ. Còn John Ruwitch trong bài trên Reuters Blog, mục Tôn giáo mô tả vụ Bát Nhã như sau: “Đám côn đồ được chính quyền hậu thuẫn đã tống cổ gần 400 tăng ni khỏi tu viện” và vụ việc đặt câu hỏi về “cam kết của đảng cộng sản cầm quyền đối với tự do tôn giáo”.
Nhưng tác giả cũng viết đây không đơn giản là chuyện “chính thể độc đoán ra tay đối với các tín đồ tôn giáo”. Nhìn lại các đợt thuyết pháp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, John Ruwitch nói trong chuyến thăm cuối 2007, Thiền sư đã đề nghị Chủ tịch Nguyễn Minh Triết “bỏ công an tôn giáo và Ban Tôn giáo Chính phủ”.

Sang đầu 2008, tài liệu của Làng Mai đề nghị chính phủ bỏ chủ nghĩa cộng sản và chữ “Xã hội chủ nghĩa” khỏi tên nước. Điều này đã khiến lực lượng an ninh phản đối và từ đó, họ theo dõi kỹ Thiền sư và các đệ tử. Ngoài ravai trò của Hòa thượng Thích Đức Nghi, phụ trách tu viện Bát Nhã, người ban đầu hoan nghênh phái Làng Mai, nhưng sau đó đã không còn muốn tiếp tục nữa. John Ruwitch trích lại từ nguồn của Làng Mai nói Hoà thượng này thôi xuất hiện công khai và đã “hợp tác với công an”.

Bài đăng 5/10/2009 cũng chú ý đến chi tiết Chủ tịch Triết ở thăm Cuba vào lúc xảy ra vụ đuổi tăng thân Làng Mai ra khỏi Bát Nhã. Trước đó, khi ông Triết xuất hiện tại New Yok dự họp Liên hiệp quốc thì “hai vụ xử án được hoãn lại, có thể vì các chúng gây ra điều khó chịu cho ông khi đang ở trên đất Mỹ”.

Theo lịch trình, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết có chuyến thăm đến Mỹ, Cuba và Chile từ 23/09 đến 3/10.
Cùng lúc, các mạng tiếng Việt ở hải ngoại bắt đầu có các những bình luận về vụ Bát Nhã. Tác giả Lữ Giang trên Diễn đàn Làng Văn nói năm 2005, Thượng tọa Thích Viên Định, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đã có thư cảnh báo Thiền sư Nhất Hạnh:

Ngài đã ở nước ngoài lâu rồi, coi như khách, lại về Việt nam chỉ có ba tháng, nên cách đối xử cũng khác, chánh phủ tiếp Ngài như tiếp phái đoàn quốc tế tham quan vậy thôi. Nếu Ngài về ở ba năm thì vấn đề lại khác, chưa chắc được như vậy”.

Theo bài viết, chính quyền chỉ “giả vờ” cho Thiền sư Thích Nhất Hánh truyền bá pháp môn Làng Mai “với điều kiện ông phải thuyết phục được Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất chịu sát nhập vào Giáo Hội Nhà Nước. Ông đã thất bại, nên nhà cầm quyền đã trục xuất pháp môn của ông.“

Biện pháp tương tự

Báo Người Việt tại California thì nhận xét cách công an vây quanh chùa Phước Huệ, Bảo Lộc, tìm cách đuổi các tăng thân Làng Mai diễn ra “theo cách thức tương tự như cách nhà cầm quyền Đồng Hới và Hà Nội đối phó với giáo dân Công giáo trước đây.”

Đó là dùng loa phóng thanh gọi vào chùa, huy động các đại diện đoàn thể thuyết phục và “gọi tên từng tăng sinh và thúc ép họ trở về quê quán” và có cả “những tên côn đồ được sử dụng để đối phó với tu sinh,” theo bài trên Người Việt 02/10.

Trang Công giáo VietCatholic.Net cũng có các bài tiếng Anh, Pháp và tiếng Việt về vụ tăng thân Làng Mai bị đuổi khỏi Bát Nhã.

Trên trang Talawas.Blog tại Đức Nguyễn Mai Sơn nói chính quyền Lâm Đồng đã “vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân ghi trong Pháp lệnh Tôn giáo”, theo đó “Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy”.

Cây bút này nêu ý kiến “Qua những vụ bắt bớ, sa thải nhà báo, thay đổi lãnh đạo của nhiều tờ báo lớn, có thể nói vụ đàn áp Bát Nhã đã cộng hưởng như một giọt nước tràn ly, làm cho không ít người vốn đứng giữa quan sát và ngay cả những người lâu nay gắn bó với ‘lề phải’ cũng đã thay đổi nhận thức mà không ngần ngại tránh xa nó.”

Các trang Talawas, Diễn Đàn Forum đang đăng tải Thỉnh nguyện thư kêu gọi trí thức, nhân sĩ trong và ngoài nước ký tên phản đối cách chính quyền đối xử với pháp môn Làng Mai.

(http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/10/091006_batnhat_press.shtml)

 

_______________________________________________________________

 

LIÊM SĨDŨNG KHÍ
Minh Mẫn - 22-10-2009

Khi học thuyết Khổng Mạnh đề cao đức tính Chính Nhân Quân tử, nhiều thế kỷ từ Trung Quốc đến Triều Tiên, Nhật BảnViệt Nam, xã hội ảnh hưởng sâu đậm một nề nếp Nho gia, từ giới bình dân đến cung đình, từ doanh nhân đến chính trị, từ gia đình đến cộng đồng đều thể hiện một phong thái đáng trân quý và xã hội sinh hoạt theo một nề nếp tôn ti.

Với văn hoá ngày nay của nhân loại, một số tiêu chuẩn của xã hội Nho gia không thích hợp, nhưng lúc bấy giờ nó là thước đo nhân cách văn hoá của con người; Khổng Tử là người san định Ngũ kinh: Kinh ThiKinh Thư – Kinh Lễ - Kinh Dịch – Kinh Xuân Thu và Kinh Nhạc.

Nho giáo xuất hiện từ Tây Chu, vào thời Xuân Thu, xã hội loạn lạc, Khổng Tử đã mạnh dạn triển khai tư tưởng của Chu Công, hệ thống hoá thành một học thuyết Nho gia, về sau được các đệ tử tập thành sách Đại học, Luận Ngữ, Trung Dung, cho đến thời Mạnh Tử, đã hình thành một Nho giaNho giáo Khổng Mạnh, vừa mang tính học thuyết, vừa mang bản sắc tôn giáo. Nho giáo nguyên thủy là vậy, đến thời Hán, biến Nho giáo thành một hệ thống bảo vệ quyền lực giai cấp lãnh đạo Phong kiến với quan niệm người đứng đầu đất nước gọi là Thiên Tử, thay mặt trời để cai quản thần dân, buộc xã hội phải tuân hành cúi phục! vì thế Nho giáo nghiễm nhiênquốc giáochi phối tư tưởng xã hội suốt hàng ngàn năm.

Sang đến đời Tống, Nho giáo bổ sung thêm triết lý siêu hình của Lão và yếu tố tâm linh của Phật để có thêm màu sắc và chiều sâu giáo dục nhân quần, chỉnh chu quan lại, cán bộ. Riêng vua chúa, Khổng tử dẫn dụ tiền thư để giáo dục, răn đe về tư cách đạo đức lãnh đạo, tránh xa vô đạo như Kiệt Trụ mà lấy gương Nghiêu Thuấn làm một minh quân.

Trong Tứ Thư: Luận ngữ - Đại HọcTrung Dung - Mạnh Tử, thì Đại Học là sách gối đầu giường cho những ai có tâm hồn muốn trở thành chính nhân quân tử! Như vậy Nho gia trở thành học thuyết chính trị đương thời đã đưa xã hội vào nề nếp ổn định. Lúc bấy giờ quan niệm cho rằng Chính nhân quân tửgiai cấp chuyên trị và kẻ có học thức, ngược lại bần dân thứ chi là thành phần tiểu nhân, nhưng khi Nho giáo phát triển sâu rộng thì quan niệm Quân tửTiểu nhân là hai trạng thái, hai phong cách trong mỗi con người; cho dù là giai cấp cao trong xã hội mà không có phẩm chất cao thượng, vẫn xem là tiểu nhơn, ngược lại, dân đen mà cao thượng, vẫn được xem là quân tử.
Khổng tử đặt ra Tam cương ngũ thường cho nam giới, Tam tùng tứ đức cho nữ giới để làm giềng mối tôn ti trật tự xã hội, đó là căn bản đạo đức cho một nhân thân. Ngoài ra, Thi ,Thư, Lễ ,Nhạc trang bị cho con người một kiến thức, một tâm hồn nâng cao giá trị hiểu biết trong cung cách sống.

Về tự thân và xã hội, một chính nhân quân tử cũng phải tự rèn luyện nhân thân (tu thân), biết xây dựng gia phong (tề gia) đó là nền tảng cơ bản rồi mới nói đến lãnh đạo đất nước (trị quốc) và an bang tế thế (bình thiên hạ). Trung Dung có dạy: Đạo vua tôi, đạo cha con, đạo vợ chồng, đạo bạn bè, đạo anh em. để ràng buộc trách nhiệmđạo đức trong mối tương quan cộng đồng. Luận ngữ cũng đề cập đến cái Dũng, một trong ba cái Nhân-Trí-Dũng, tương thích với Bi-Trí-Dũng của Phật giáo. Cái Dũng không thể thiếu hai yếu tố kia, bởi Dũng mà không có Nhân và Trí dễ trở thành thảo khấu; ngày nay đã bộc lộ rõ ở những cá nhân cũng như tập thể mà hằng ngày báo chí, truyền thông loan tải. Ôm bom tự sátsát hại hàng trăm mạng người là cái Dũng đơn độc. Bi và Trí không cho phép cái Dũng hành xử như vậy. Một cơ chế dùng quyền hành để áp đảo nhân viên mà không theo đúng luật pháp và thiếu tình người, không thể gọi đó là Dũng. Một cá nhân lạm dụng quyền lực để hành xử theo bản năng tham dục cá nhân, làm khổ kẻ khác thì cái Dũng của kẻ Trí không thể có mặt, và khi hành xử theo lòng Tham cọng thêm quyền lực hoặc bạo lực thì không thể xem đó là chính đạo của người quân tử. Cái quan trọng trong học Thuyết Khổng Tử là: Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân, đó là nền tảng cho một chính nhân quân tử khi ra tay hành xử cần phải xét nét, người thiếu lòng Nhân và thiếu Trí tuệ thường hành xử thô bạo, đem đến khổ đau cho kẻ khác. Một khi Trí và Nhân vắng mặt thì quyền lực trở thành vũ khí tàn phá đạo đức cá nhân cũng như an bình xã hội.

Khoa học kỷ thuật tiến quá nhanh, nền tảng đạo đức tôn giáo không kịp song hành, đưa xã hội đến khủng hoảng tâm lý. Cá nhân thành đạt địa vị, danh vọng quá dễ và quá sớm, thiếu trang bị đạo đức tâm linh và không có Nhân chi sơ tánh bản thiện, cá nhân đó có nguy cơ thành người độc ác, làm tổn thương cộng đồng và suy thoái nhân phẩm.

Cái chính nhân quân tử sẽ :Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất. Một chính nhân quân tử của Nho gia thể hiện chí trượng phu của bậc xuất gia giả nhà Phật.

Ngọn lửa Thích Quảng Đức đại biểu cho bao nhiêu ngọn lửa vào năm 1963, thể hiện tính Uy Vũ bất năng khuất. Phật giáo có rất nhiều trang sử Tăng lữ xem thường sinh mạng vì đại nghĩa. Những giáo đoàn vào chốn hiểm nguy, đã xác định tính kiên cường, xem nhẹ cái chết như lông hồng khi Đức Phật cật vấn trước lúc ra đi hoằng pháp, nhưng, trong hàng Tăng lữ ngày nay, cũng không thiếu những bậc “Thiên nhân chi đạo sư” lại vì chút danh vọng đành khuất phục trước thế quyền, sẳn lòng bán đứng đồng đạo để bảo vệ hư danh và quyền lợi. Con trâu chọi hay con gà đá được o bế trước khi lâm trận, không bỏ mạng trên chiến địa, cũng bị phanh thây trên bàn nhậu sau đó.

Tự mình thiêu hủy uy tín của một tu sĩ, tiếp tay cho ma quân phá hoà hợp tăng, tức làm thân Phật chảy máu phải chăng tự tay mở cửa địa ngục, tự đào hố chôn mình, để sống không an, chết không dễ, làm sao ngẩng mặt nhìn đời. Ngồi trên cơ sở, tài sản kết sù như ngồi trên chông gai gươm giáo, ích lợi gì!. Thế gian mông muội không hiểu luật nhân quả, hành xử thô bạo do lòng tham xúi dục đã đành, một xuất thế tục gia, dám bỏ máu mủ huyết thống tộc họ, bỏ sự nghiệp gia thế để đi tu mà vẫn còn bị lòng tham vô minh đẩy vào hành động phản loạn.

Một Xuất phiền não gia phát nguyện ra khỏi ngôi nhà phiền não khi thế phát quy y, lại tự mình tạo chiếc kén não phiền cột trói mình và làm não loạn đồng đạo vì chút lợi dưỡng hư danh.

Một Xuất Tam giới gia nguyện ra khỏi ba cỏi Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới mà vẫn còn tạo ác nghiệp để cột trói trong sáu nẻo luân hồi, rồi tự thán : do bị áp lực! Thế quyền áp lực hay vô minh áp lực? Cho dù áp lực từ đâu, nội tâm hay ngoại cảnh đều nói lên cái thiếu Dũng khí của bậc đại trượng phu. Ai cũng một lần chết, chết cho đạo nghĩa, cho lý tưởng lại sợ, chết cho hư danh lợi dưỡng và thế quyền thì tình nguyện như con thiêu thân. Một khi thân bại danh liệt, đạo không có chỗ dung thân, đời không được nhìn bằng mắt, suốt ngày ru rú trong phòng, không dám gặp ai, thử hỏi sống để làm gì??? Chí trượng phu quân tử vậy sao hởi bậc phát túc siêu phương!

Tuy nhiên, vẫn không thiếu những bậc cao thượng, đứng giữa áp lực thế quyền và đạo lữ đồng môn, can đảm từ chức như HT TBTS Lâm Đồng, T. Pháp Chiếu. TT chánh ĐD PG Thị xã Bảo Lộc, toạ chủ chùa Phước Huệ tuy bị áp lực phải trục xuất 400 tăng sinh ra đi giữa bão tố, ngài can đảm bất tuân chỉ thị, vì đã nặng tình đồng đạo và nghiêng về lẽ phải mà không hề ân nghĩa gì với Làng Mai. ĐĐ trụ trì Linh Phước Đà Lạt, ĐĐ Linh Toàn và nhiều vị trong BTS cũng sẳn sàng bao bọc các con em trước uy vũ của nhà nước. Thế mà vẫn không có một lời cám ơn hoặc gửi gấm con em mình cho GH trong nước, từ phía Làng Mai.

Có như thế mới thấy chí trượng phu, đức uy dũng của bậc thầy mà không phải ai cũng bán rẽ lương tri như thầy trò họ Đồng.Thế mà TW GH không hề chứng tỏ quyền hạn độc lập để bênh vực lẽ phải hoặc xử lý hợp tình.

Phật giáo thường tự hào chưa hề làm đổ giọt máu trên bước đường truyền bá, chả lẽ tự hào đã đấu đá nội bộ như một Bát Nhã và Nam Triều Tiên trên 5 năm về trước? Lật lọng phản phúc không những là chuyện thường ngày trong xã hội mà chốn Thiền môn cũng từng bị lợi danh, quyền thế tác động. Các tôn giáo đều không tránh khỏi tình trạng nầy, chứng tỏ Satan và Thiên thần đều do Thượng đế sáng tạo cùng một lúc, nói theo tinh thần PG, tính giácvô minh luôn song hành trên bước đường của hành giả.

Qua biến động của Bát Nhã hơn một năm, thể hiện tính chân tu của 400 tăng ni trẻ, càng bộc lộ nét ương hèn của một sư phụ họ vì đánh mất Liêm sĩDũng khí của người tu. Dĩ nhiên hành động lật lọng và thô bạo được tiếp sức bởi thế quyền. Về hình thứctranh chấp nội bộ, Thầy trò họ Đồng chỉ là con chốt thí, ngày hôm nay, trăm dâu đổ đầu tằm, đành ngậm đắng nuốt cay, sống không yên, chết không đặng.

Với mạng truyền thông nhanh nhạy hôm nay, không thể che dấu bất cứ chuyện gì; những biến cố tại Bát Nhã, ngay cả 400 tu sĩ trẻ và một số quần chúng hiện là nạn nhân và là nhân chứng, làm sao phủ định được, toàn thế giới đều nắm bắt, không những tin tức bài vở mà cả phim ảnh, thế mà báo chí Việt Nam, sau thời gian im hơi lặng tiếng, giờ lại rộ nở hàng loạt luận điệu giống nhau, là phủ nhận mọi biến cố có thật do sự can thiệp sâu của chính quyền, theo thầy Thanh Thắng, từ cấp bộ trở xuống.

Một đứa trẻ, con nhà gia giáo, khi phạm lỗi đã cảm thấy xấu hổthành thật nhận lỗi với cha mẹ. Học sinh nhận lỗi trước thầy cô chứng tỏ em đó có tiến bộ và có ý thức trung thực. Ngày xưa thầy trò đức Khổng Tử, lưu lạc sang xứ người để tránh nạn đói, khi thấy đệ tử nấu cơm chín, bốc bỏ vào miệng trước khi đem lên dâng thầy và cúng tổ tiên, Khổng tử than buồn, nhưng khi đệ tử bộc bạch do bụi bẩn rơi vào cơm, không đành vứt bỏ, nên bỏ vào miệng, lúc ấy Khổng Tử lấy làm áy náy vì hiểu không thấu đáo về người học trò của mình. Người quân tử thường tự xử, vì thế có những quan chức thế giới từ chức khi nhân viên mình vi phạm. Tai nạn giao thông ngoài ý muốn thế mà bộ trưởng giao thông Nhật, những năm về trước, cũng từ chức. Hồ chủ tịch can đảm đứng trước nhân dân xin lỗi về vụ Cải cách ruộng đất. Giáo hoàng JP 2 cũng can đảm xưng thú 7 núi tội đối với nhân loại trước thế giới, và những lính viễn chinh Mỹ cũng xin lỗi nhân dân Việt Nam vì họ đã nhúng tay làm đổ máu người dân vô tội.

Xin lỗi hay nhận tội đều thể hiện tính ý thức tự trọng và có giáo dục. Lưu manh hình sư ít khi nào nhận lỗi hay ăn năn khi phạm tội, vì họ không được giáo dục về nhân cách. Làm người ai cũng qua một lần sai phạm, như vậy sai phạm không phải là đìêu xấu mà xấu là không biết và không nhận thức mình đã sai phạm, không chấp nhận mình đã sai phạm, đó là cảm tính u trệ nhất khó làm cho ta tiến bộ, chưa nói đến những thái độ biện bạch sai phạm để đổ lỗi cho kẻ khác, thể hiện một nhân cách thiếu văn hoá. Những luận điệu báo chí nêu ra, biến những nạn nhân của Bát Nhã thành những phạm nhân vô cớ, biến những kẻ có tội thành người lương thiện, biến những kẻ chủ động thành người vô can, phủi tay một cách trắng trợn như chưa hề nhúng chàm. Một đất nước mà “xã hội đen” hoành hành như thế, một xã hội mà người chân chánh luôn gặp hoạn nạn, một cộng đồng mà mọi loại tội phạm sống hiên ngang, một tập thể mà nhân tài không có đất dụng võ, một luật pháp dùng hành động côn đồ làm phương tiện thì tất yếu lòng dân bất an; Bộ áo đại cán, comple đắc giá, mà những ý nghĩ đen tối ẩn sau cặp kính trí thức, không che dấu được bản chất của phi liêm sĩ. Chả lẽ 84 triệu dân không đủ trí tuệ để tìm một phương án hợp lý giải quyết những vấn nạn tôn gíao? Những hành động thô bạo rập khuôn từ Bắc chí Nam nói lên điều gì về nhân cách của chính nghĩa???Thay vì một lời nhận lãnh những sai sót từ thuộc cấp, cho dù lời hứa sửa sai suông đuột cũng làm nhẹ lòng người nghe hơn là cố tình bóp méo sự thật, một sự thật mà ai cũng biết, càng làm cho thế giới khinh bỉ.

Đất nước ta còn lâu lắm mới là con rồng châu Á khi mà ý thức văn hoá và nhân cách chưa có, xử sự thiếu tự trọng và thiếu tôn trọng. Không trung thực, đó là những tiêu chuẩn để đánh giá về con người và đất nước, về một đối tác để hợp tác phát triển kinh tế. Một đất nước phát triển kinh tế song hành với văn hoá, một bộ phận trong xã hội bất hảo thì chỉ là hiện tượng đơn lẻ. Một đất nước phát triển kinh tế mà thiếu chân đứng văn hoá dễ trở thành một xã hội mafia thời đại, làm sao tồn tại và cọng sinh trên hành tinh nầy.Dân tộc ta vốn có trên 4.000 năm văn hoá, lẽ nào xã hội dung dưỡng những nhân cách thiếu văn minh.

Chuyện Bát Nhã, phần lớn trí thức không lên tiếng vì họ nghĩ chuyện của Làng Mai, Làng Mai không lên tiếng thì họ xen vào làm gì!

Khi mà lòng tham biến thành chính sách và bạo động thì chẳng ai muốn rước hoạ vào thân, hoặc do áp lực nhiều phía nên họ đành câm lặng.

Đức Nghi có cái sai của Đức Nghi, Làng Mai có cái hở của Làng Mai, nhà nước có cái hố của nhà nước, Ban Tôn giáo có cái dở của BTG, GHPGVN có cái nhát của PGVN thì Kitô giáo đòi bảo lãnh số tu sĩ Bát Nhã là mũi tên bắn vào mọi phía, nỗi đau và nhục nào hơn. Biết rằng đó chỉ là trò chơi rung cây nhát khỉ để bỉ mặt PG khi cả một Giáo Hội không đủ can đảm bênh vực con em mình.

Là lời cảnh báo với nhà nước Việt Nam khi đẩy Kitô và PG vào thế liên tôn, tuy là lối nhát ma nhưng thể hiện tính đối kháng của nhân dân đối với chính sách nhà nước, đồng thời cho thấy chính sách quá vụng của một bộ phận lãnh đạo gây khó cho trung ương và tầm vóc chung của đất nước mà không nên có trong lúc nầy, một tai tiếng vô lý bởi tính chủ quan của bộ phận an ninh thiếu cập nhật kiến thức chính trị quốc tế. Một bộ phận đó đã thăm dò trong giới chức sắc PG Lâm Đồng cũng như TW, và một vài nhân sĩ PG hải ngoại, tuy làm việc cẩn trọng và bài bản trước khi ra tay dẹp tiệm Bát Nhã, nhưng bài bản máy móc đó không hiệu quả, vì PG không phải một tổ chức nhất quán như Vatican, chức sắc PG không bao giờ nói thật lòng mình trước quyền lực thăm dò.

Các nhân sĩ hải ngoại không nắm bắt hết tình hình PG, Tinh thần quần chúng bàng bạc khó đo lường. Khi sự cố đưa đến đường cùng buộc nạn nhân sẳn sàng hy sinh thì sự quan tâm quốc tế đã làm thức tỉnh giới lãnh đạo.Nếu vẫn phủ nhận những sai sót của thuộc cấp và đổ lỗi cho nạn nhân một cách ngoan cố, biết đâu quốc tế sẽ mở cuộc điều tra? Nhưng dẫu sao, TS Nhất Hạnh vẫn đặt quyền lợi tổ quốc lên trên, biết rằng về Việt Nam sẽ gặp lắm khó khăn, ngài chấp nhận để cứu vãn sự sa đoạ của tuổi trẻ và đem lại hạnh phúc cho nhiều gia đình đang đổ vỡ, xây lại nền móng đạo đức xã hội bị băng hoại. Làng Mai cũng không bao giờ tranh chấp tài sản nên không có vụ trưng dẫn chứng từ tạo mãi do Thầy Đức Nghi nhận lãnh.

Tranh giành làm gì khi tình người đen bạc như thế, tranh chấp làm gì khi pháp môn làng Mai không được tồn tại và phát triển tại quê hương. Không phải TS Nhất Hạnh quá tin hay sai lầm mà ngài cố tận nhơn lực để tri thiên mạng, hầu chuyển đổi giúp đất nước tốt hơn! Vì thề, ngài sẽ không để cuộc điều tra xẩy ra.

Như vậy có quyền lực không có nghĩa con roi điện trong tay muốn xử dụng thế nào cũng được khi mà không tạo được niềm tin trong quần chúng,danh bất chánh, ngôn bất thuận. Xử dụng vụng về con roi điện có nghĩa tự mình giết mình trước khi giết kẻ khác. Một Lê Long Đỉnh róc mía trên đầu sư, cuối cùng Phật giáo vẫn tha thứ. Đề Bà Đạt Đa hại Phật mà tương lai vẫn là Phật sẽ thành, bởi chúng sanh nào cũng có Phật tánh, biết đâu, những ai làm đổ máu và gây khốn đốn cho 400 tâm hồn trong trắng vô tội kia, có lúc về đêm cũng phải suy nghĩ về việc làm thất đức của mình. Khi nằm xuống cũng cần chư Tăng làng Mai đến chú nguyện. Oan gia nghi giải bất nghi kiết đó là tinh thần nhà Phật. Tinh thần nhà Nho gialiêm sĩdũng khí.

Người tu có Liêm sĩDũng khí của nhà tu. Cán bộ có dũng khíLiêm sĩ của cán bộ. Người cầm bút có Dũng khíLiêm sĩ của người cầm bút thì đất nước lo gì không cường thịnh và được thế giới ngưỡng mộ. Thánh nhân nào cũng có quá khứ, tội phạm nào cũng có tương lai, đó là câu nói của bậc minh triết, nên xoá bỏ quá khứ, chấp nhận những sai lầm, bắt tay vào hiện tại với lòng trung thực của một con người xuất thân từ nền văn hoá trên 4.000 năm đã có, đó là tính Dũng khíliêm sĩ của chính nhân quân tử!

MINH MẪN 21/10/09

__________________________________________________________

HẠT GIỐNG LÀNG MAI
GSTS. Trần Kiêm Đoàn

tuvienbatnha-chanhdien-00123Hạt giống Làng Mai gieo trên đất người đâm chồi nẩy lộc. Nhưng gieo trên đất nhà lại bị lung lay hay bị trốc gốc nhổ đi. Tại sao Việt Nam lại trở thành vùng đất khó cho hạt giống lành như thế?!

Hạt giống Làng Mai ngỡ như sinh ra do thầy Nhất Hạnh. Nhưng thật ra, đó là hạt giống của muôn phương. Hạt giống chung của những tấm lòng có hồn, có phách. Hồn để chiêm nghiệm và phách để đối mặt giữa cuộc đời.

Một giọt nước còn mang nguyên thể của đại dương. Mỗi hạt bụi trần vẫn ẩn chứa bản chất của ba nghìn thế giới. Những sự dính mắc và tách rời tác động lên nhau, liên tu bất tận; từng khắc, từng sao như ta với người, như hình với bóng. Nguyên sinh của hạt giống Làng Mai không phải từ đấng sáng thế, từ thiền sư Nhất Hạnh, từ ta hay người, từ một cõi hữu sinh hay vô sinh nào đó. Nó là hợp thể của muôn vàn tố chất biến dịch không ngừng và bỗng một khắc hay một thời nào đó tạm biến thành hạt giống Làng Mai.

Một hạt giống mang biểu tượng Làng Mai có duyên với thầy Nhất Hạnh được gieo trồng và tưới tẩm tại Pháp từ năm 1982. Mấy chục năm sau, hạt giống Làng Mai đã trở thành một ngành tu riêng có bản sắc và đầy sức sống trong đời sống tâm linh.

Đầu tháng 12 năm 2005, thầy Nhất Hạnh về nước với 100 tăng thân Làng Mai đã làm dậy lên luồng dư luận chống và ủng hộ từ nhiều phía. Riêng tôi chưa hề được trực tiếp gặp hay quen biết với thầy Nhất Hạnh, nhưng mến mộ Thầy qua những tác phẩm văn chương.

Cũng trong thời kỳ nầy, thầy Đức Nghi sang Làng Mai tu tập và được ủy thác cho việc xây tu viện Bát Nhã trên mảnh đất sẵn có của thầy tại Lâm Đồng có quy mô đủ cho 500 người tu học. Dĩ nhiên là thầy Đức Nghi được quỹ Làng Mai tài trợ những khoản tiền xây dựng rất lớn tương xứng với công trình xây dựng.

Ngày 7 tháng 7 năm 2006, qua công văn số 525-TGCP-PG, ban tôn giáo chính phủ đã chấp nhận cho tăng ni tu viện Bát Nhã tu tập theo pháp môn Làng Mai. Sau đó, gần 400 tu sĩ, hầu hết là trẻ tuổi đã đến tu học tại đây.

Ngày 10 tháng 9 năm 2008, trưởng ban tôn giáo chính phủ tố cáo tăng ni Làng Mai vi phạm luật pháp và vài ngày sau đó thì công an Lâm Đồng chỉ thị trục xuất 400 tu sĩ Làng Mai ra khỏi tu viện Bát Nhã. Thế nhưng lệnh trục xuất được hoãn lại khi một phiên họp khẩn cấp được tổ chức tại Sài Gòn với đầy đủ đại diện chính quyền các ban ngành liên hệ nhưng lại không có đại diện Làng Mai. Quyết định đưa ra là: Tăng ni có thể tiếp tục tu học. Ai chưa đủ thủ tục giấy tờ thì bổ túc. Ai gây bất ổn sẽ bị xử lý. Về tài sản và cơ sở vật chất thì hai phía Làng Mai và Bát Nhã tự giải quyết hay nhờ pháp luật.

Thời gian tiếp theo, 400 tăng ni vẫn ẩn nhẫn nghiêm trì tu học. Nhưng đến ngày 27, 28 và 29 tháng 6 năm 2009 thì có khoảng vài trăm người tuổi trẻ, hành động theo kiểu xã hội đen đến tu viện Bát Nhã, xông vào đập phá đồ đạc, vứt bỏ đồ ăn và vật dụng của tu sĩ, khóa cửa ra vào và cúp hết điện nước. Theo hình ảnh và thông tin của các thông tấn xã nước ngoài, đám người tấn công tu viện Bát Nhã bằng lời lẽ nhục mạ qua loa phóng thanh và biểu ngữ “đả đảo Làng Mai…” Tu viện hoàn toàn bị cô lập. Tăng ni lên mạng lưới vi tính kêu cứu khắp toàn cầu. Thầy Đức Nghi lên tiếng kêu gọi tăng ni phải rời khỏi tu viện càng sớm càng tốt.

Trước sự việc nầy, hẳn nhiên ban Tôn giáo và thầy Đức Nghi đều hiểu rõ rằng, một khi đã phát nguyện xuất gia, người tu sĩ đã vứt bỏ lại tất cả mọi tiện nghi vật chất, nhà cửa, gia đình lại đằng sau. Mái chùa là nơi duy nhất để một nhà tu nương thân. Xưa nay, kẻ xuất gia chỉ chuyển chùa chứ không có trường hợp bị đuổi ra khỏi chùa không nơi trú ngụ. Đẩy nhà tu ra khỏi mái chùa duy nhất là một hình thức hủy diệt môi trường sinh hoạt của họ. Các tăng ni không còn sự lựa chọn nào hơn là tiếp tục khiêm nhẫn tu hành dưới áp lực nặng nề của một hoàn cảnh đầy đe dọa.

Giữa tháng 8 năm 2009, giới thẩm quyền nhà nước Việt Nam xác nhận là sẽ trục xuất các tăng sinh và giáo thọ Làng Mai ra khỏi tu viện Bát Nhã sau ngày 2 tháng 9 năm 2009 nếu họ không chịu tự động bỏ chùa ra đi. Lý do trục xuất được nêu ra là: Các tu sĩ Làng Mai có những vấn đề “nội bộ bất ổn” như thầy Đức Nghi với tư cách chủ chùa, từ chối tiếp tục bảo lãnh cho các tăng ni ở lại tu học trong phạm vi nhà chùa. Lý do trục xuất khác được nêu lên rằng, nội dung các bài giảng theo tinh thần thiền sư Nhất Hạnh là “bất hợp pháp” và không được giáo hội cho phép!

batnha-hatgionglangmai-02Nguồn tin 400 tăng ni tu viện Bát Nhã bị đuổi ra khỏi chùa đã làm chấn động môi trường truyền thông đại chúng ở hải ngoại. Nhiều câu hỏi được đặt ra liên quan tới vấn đề đâu là nguyên nhân và động cơ chủ yếu của sự việc xuất hiện tấp nập trên mạng lưới truyền thông. Những câu hỏi và câu trả lời mang nặng tính giả định không làm ai thỏa mãn. Tuy nhiên, vai trò của thiền sư Nhất Hạnh trong nội tình Làng Mai Bát Nhã và hướng giải quyết của Thầy như thế nào vẫn là câu hỏi xuất hiện hàng đầu trong chuỗi thắc mắc, trao đổiluận đàm càng ngày càng dồn dập.

Sáng Chủ nhật (27 tháng 9 năm 2009) tin tăng ni Làng Mai ở tu viện Bát Nhã bị những toán người bạo động mang xe và gậy gộc tới cưỡng bức tăng ni lên xe và vứt ra khỏi chùa. Giữa cảnh ban ngày ban mặt, các tu sĩ bị những toán người hành hung đánh đập thô bạo và hốt lên xe trước sự chứng kiến dửng dưng, gần như đồng lõa của các lực lượng an ninh và nhân viên công lực. Cảnh bất nhẫn ấy đã làm dấy lên nhiều câu hỏi và những phản ứng lương tri sâu xa về vai trò chính quyền, giá trị đạo lý, sự hành xử pháp lý và quyền sống căn bản nhất của con người là sự an toàn về mạng sống tại Việt Nam hiện nay.

Trưa Chủ nhật cùng ngày, phóng viên Gia Minh của đài Á Châu Tự Do RFA (Radio Free Asia) đã gọi tôi đang ở Sacramento, Bắc California cho biết về cuộc trục xuất đầy bạo động đã diễn ra vài giờ trước đó tại tu viện Bát Nhã ở Lâm Đồng và yêu cầu được phỏng vấn. Thật tình là tôi rất ngại phát biểu công khai ý kiến riêng của mình trước hàng thức giảđại chúng. Lý do để dè dặt là vì mình đang ở một nơi quá cách trở với hiện trường xảy ra sự cố nên không nắm vững mọi chi tiết thực tế đang thật sự diễn biến như thế nào. Các tin tứcdữ kiện đều phải dựa vào môi trường truyền thông đại chúng. Các bài tường thuật trực tiếp qua điện thoại về cuộc khủng hoảng Làng Mai Bát Nhã ghi trên website của RFA, có đoạn như sau:

Nó đang đánh mấy thầy, mấy cô. Nó núm (nắm) cổ mấy thầy, nó kéo ra, nó dộng cổ mấy thầy, nó kéo ra mấy xe.
Em đang xuống xe. Em đang xuống xe.
Nó đang đánh mấy thầy mấy cô, tội lắm, chảy máu chảy me đầy. Còn Ban Giáo Thọ, quý thầy Pháp Trụ, thầy Pháp Danh, thầy Pháp Trị thì bị nó bắt đi đâu rồi, không biết nữa. Còn mấy thầy nhỏ thì nó bắt, nó đánh, nó dẫn ra ngoài đường đó. Nó bỏ cho một đám côn đồ đánh mấy thầy, rồi nó chở xe taxi đi một khúc, 5 người nó bỏ một khúc, 5 người nó bỏ một khúc, nó không bỏ dồn người một chỗ đâu”. (Lời cô Khanh qua điện thoại trực tuyến. Phóng viên Thanh Trúc RFA)…

Những tin tức đại loại như thế từ quê nhà làm cho nhiều người xót xa và thất vọng về một viễn ảnh hóa giải xung đột giữa chính trị và tôn giáo.

Vụ Làng Mai Bát Nhã không phải là một trường hợp tình cờ đột biến. Đây là một diễn tiến kéo dài, xảy ra từng bước theo trình tự thời gian và kéo theo sự quan sát, theo dõi rộng rãi của người Việt ở nước ngoài và cộng đồng quốc tế. Đây cũng không phải đơn thuần là một sự việc mang tính nội bộ xung đột giữa Làng Mai và Bát Nhã; giữa thầy Đức Nghi và tu sĩ theo pháp môn Làng Mai của thầy Nhất Hạnh; giữa ban tôn giáo nhà nước và nhóm “dị giáo”. Nhưng đây chính là uy tín, là bộ mặt, là biểu tượng nói lên bản chất và bản lĩnh của sự lãnh đạo nhà nước Việt Nam thông qua các thành viên ban bệ như Ban tôn giáo, Mặt trận Tổ quốc và Giáo hội Phật giáo được chính quyền ủng hộ. Tính nhân bản trong cách giải quyết vấn đề nói lên bản chất; và tính tổ chức trong cách giải quyết vấn đề nói lên bản lĩnh của thế lực lãnh đạo. Đáng tiếc thay, tính nhân bản và tính tổ chức hầu như đã vắng bóng trong sự cố Làng Mai Bát Nhã khi sự trục xuất biến thành cuộc trấn áp và bạo hành.

Trả lời cuộc phỏng vấn của đài phát thanh Á Châu Tự Do, RFA, tôi đã nêu lên ba ý chính như sau:

Thứ nhất, là về mặt pháp lý. Một chính quyền lành mạnh trong một quốc gia độc lập, có chủ quyền, có hiến pháp là phải đem luật pháp làm chỗ dựa. Tôn trọng luật pháp để bảo vệ người dân là tiêu chí hàng đầu trong vai trò lãnh đạo. Tu viện Bát Nhã và 400 tăng ni tu theo pháp môn Làng Mai là cơ sở vật chất và tổ chức nhân sự hợp pháp được chính quyền Việt Nam cho phép xây dựngsinh hoạt. Khi có hiện tượng được xem là bất thường hay phi pháp xảy ra trong một tổ chức hợp pháp, vấn đề cần phải được giải quyết thông qua các cơ chế luật pháp phân minhvăn hóa như thảo luận, hội nghị, tòa án… để xử lý rạch ròi những sự chông chênh, sai trái theo luật định. Trường hợp Làng Mai Bát Nhã, nếu có chăng những biểu hiện sai lệnh từ phía tăng sinh và giáo thọ theo quan điểm của chính quyền, tại sao họ không được phép giải thíchbiện minh công khai trước khi nhận những chỉ thị trục xuất mang tính cách áp đặt một chiều từ phía giới chức có thẩm quyền? Thầy Đức Nghi đã nhận tiền Làng Mai (trước sau gần cả triệu đô la) để xây tu viện Bát Nhã và quy tụ 400 tăng sinh cùng giáo thọ về tu học theo pháp môn Làng Mai, Thầy phải có trách nhiệm pháp lý và lương tâm chức trách về việc làm của mình. Nếu Thầy nhất định đuổi các tăng ni tu theo môn phái Làng Mai ra khỏi ngôi chùa được xây dựng bằng tiền bạc của Làng Mai mà không có một phương án đền bù thay thế là một hình thức chiếm đoạt tài sản bất hợp pháp. Trường hợp công dân bị cưỡng đoạt tài sản công khai và bạo ngược, cơ quan luật pháp nhà nước hành động như thế nào để bảo vệ kẻ thế cô oan ức?

Thứ hai, là về mặt tâm lý. Chất keo gắn kết có hiệu quả lớn nhất giữa hai phía lãnh đạoquần chúngniềm tin và sự tôn trọng lẫn nhau. Sự việc các tăng ni Bát Nhã bị những thành phần xã hội đen hành hung thô bạo theo kiểu giang hồ, gầm cầu, hè phố như đã xảy ra trước sự chứng kiến không can thiệp của lực lượng an ninh công cộng đã hạ thấp giá trị vai trò lãnh đạo của giới có thẩm quyền. Xưa nay trong tiến trình xã hội từ dã man đến văn minh, cách giải quyết xung đột bằng hành động thảo khấu của xã hội đen là một hạ sách của những thế lực bị đặt ra ngoài vòng pháp luật. Trước ống kính của dư luận quốc tế, một phương thức giải quyết như thế sẽ bị phê phán và liệt ngang hàng với hành động ném đá dị giáo thời Trung cổ. Ai là kẻ chịu trách nhiệm trực tiếp về việc hạ thấp vai trò lãnh đạo, gây tâm lý bi phẫn và làm mất niềm tin vào khả năng bảo vệ an sinh xã hội cho người dân trong trường hợp Làng Mai Bát Nhã ở Lâm Đồng?

Thứ ba, là về mặt đạo lý. Đạo Phật là một tôn giáo an hòa, bất bạo động. Ban tôn giáo đã thừa hiểu là đạo Phật có đến tám vạn bốn ngàn pháp môn làm phương tiện. Nay thêm một pháp môn Làng Mai hiện diện trên đất nước là một sự đóng góp khiêm tốn làm phong phú thêm cho lĩnh vực tâm linh trong đời sống văn hóa Việt Nam. Sự giới hạn mang tính chất “bế quan tỏa cảng” tinh thần là đi ngược lại quyền lợi chung của dân tộc trong giai đoạn chính quyền và cả nước đang cố hội nhập vào thị trường kinh tế và văn hóa toàn cầu. Ai là người chịu trách nhiệm nghiên cứutham khảo nghiêm túc những trào lưu tư tưởngtâm linh mới từ xã hội phương Tây và bên ngoài đang du nhập thường xuyên và mạnh mẽ vào xã hội Việt Nam qua môi trường truyền thông đại chúng quá ồ ạt mở đầu thế kỷ 21 nầy. Trước khi chấp nhận hay bác bỏ sự hiện diện của môn phái Làng Mai du nhập trên đất nước mình, cần phải có sự đánh giá đúng đắn nội dung và tác dụng của hạt giống Làng Mai trong hoàn cảnh đất nước như hiện nay. Chấp nhận hay bác bỏ một khuynh hướng tôn giáo mà chỉ dựa trên cảm tính nhất thờiý kiến chủ quan dẫu xuất phát từ cá nhân hay tập thể đều là biên kiến, bất công.

Đạo Phật Việt Nam là một sự kết hợp nhu hòa giữa nhiều khuynh hướng và bộ phái. Bước vào các chùa chiền tự viện Việt Nam trong cũng như ngoài nước, biên giới phân biệt giữa thiền tông, tịnh độ tôngmật tông hầu như biến mất. Xa hơn thế nữa, có dịp vãng cảnh chùa chiền xứ Bắc, thiền khách sẽ thấy rõ là tôn giáo dân gian hòa quyện với Phật giáo một cách tự nhiên. Những dao động giới hạn, bề mặt và nhất thời qua một số sinh hoạt Phật giáo trong những năm qua chỉ làm nghèo nguồn suối tâm linh cho những cá nhân hay nhóm phái dấn thân vọng động mà thôi. Trong lúc Phật giáo nói chung vẫn êm xuôi theo dòng chảy thái hòa và an lạc thường hằng. Ước mong sẽ không có ai quên sự khác nhau giữa nhất thờivĩnh cửu.

Trần Kiêm Đoàn
Sacramento, Cali. Vào Thu 2009

____________________________________________________________

CẢM ƠN HOA ĐÃ VÌ TA NỞ

Vĩnh Hảo

Lời tác giả: Bài này đã viết cách nay gần 3 năm. Nay trích đăng lại gửi đến các báo và trang lưới điện toán, đặc biệt kính tặng Tăng thân Làng Mai vừa bị trục xuất khỏi tu viện Bát Nhã, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam ngày 27.9.2009. Nội dung bài này, người viết đã vinh danh, tán thán một số bồ-tát hóa thân thuộc giáo hội này, môn phái kia. Những vị ấy, ai cũng biết. Bây giờ, xin tỏ lòng ngưỡng mộ một đoàn thể cao khiết gần 400 Tăng Ni và tập sự trẻ. Những vị này tất nhiên cũng có pháp danhtục danh riêng của họ, nhưng người trong và ngoài nước đều gọi chung họ là “những Tăng Ni Bát Nhã Lâm Đồng,” hoặc “Tăng thân Làng Mai ở Bát Nhã,” v.v… Tên riêng của họ mờ nhạt trong Tăng thân. Họ là những đóa hoa dính kết lại với nhau, tạo nên một vườn hoa tuyệt đẹp. Họ là những kỳ hoa của thế kỷ. Điều mà người viết muốn nói ở đây là trong cái nhìn của một cư sĩ hộ đạo, chư vị Tăng Ni thuộc các giáo hội, môn phái, thế hệ trước và sau, ở trong và ngoài nước, đều là một thể. Người ta muốn chia chẻ, phân tán quý vị ấy thành những manh mún. Nhưng từ nơi hạnh nguyện và phẩm cách, họ chưa bao giờ dị biệt, và chưa bao giờ rời xa nhau. Xin chắp tay hướng về Tăng thân Làng Mai tại Việt Nam, cúi lạy.

Muôn hoa có vẻ nở sớm vào mùa xuân năm nay. Hoa mai đã trổ từ hai tuần trước, trên những nhánh khô gầy, trơ trụi, trong tiết trời bất thường, lúc lạnh căm, lúc nóng hâm hấp. Nay thì đất trời có vẻ như chuyển dần vào xuân với những buổi sáng ngập nắng, và đêm về với màn trời trong vắt lung linh ánh ngàn sao. Nơi bàn viết, chậu thủy tiên nứt mười hai nhánh, mỗi nhánh nở đều bốn đóa hoa. Nói theo pháp số nhà Phật thì 12 nhánh và 4 đóa hoa ấy, hẳn là những con số đầy ý vị. Nào là mười hai nhân duyên; nào là tứ đế; nào là tam chuyển pháp luân… Bao nhiêu ấy đã đủ cho một mùa xuân đầy thiền vị.

Chưa hết. Ngoài hiên, các giò lan lủng lẳng cùng các chậu lan đất, cũng đều đã vươn chồi, trổ hoa. Tết chưa đến mà hương xuân đã tỏa khắp rồi.

“Cảm ơn hoa đã vì ta nở.” Thi sĩ Tô Thùy Yên đã nói thế trong bài thơ ‘Ta Về’. Nhưng, có thật là hoa đã vì ta mà nở chăng? Hoa có chủ tâm nở cho người thưởng thức không? Nếu tin là hoa có tình như người, có thể hoa đã nở cho người, không những vậy, còn nở cho thú, cho vật, cho cỏ cây, cho mây, cho gió, cho sông, cho suối, cho núi, cho biển, cho muôn loài hoa khác, và cho đất trời. Nếu tin hoa chỉ là vật vô tri, thì không thể nói là hoa đã vì ta mà nở. Hoa nở chỉ vì hoa phải nở. Khi thời tiếtnhân duyên chín muồi, hoa sẽ nở, phải nở, không thể không nở.

Dù sao, hoa nở vì ta hay nở cho vũ trụ vạn vật, hay chỉ nở tự nhiên theo thời tiết chứ không vì ai, vẫn cứ chân thành cảm ơn. Bởi vì sự hiện hữu của hoa đã là một hiến dâng, một sự trao tặng vô điều kiện đối với muôn loài, nhất là đối với con người trong cuộc đời này.

Có thể hoa đã không tự nhận phẩm cách cao quý ấy. Nhưng loài người không thể không học về phẩm tính của ngàn hoa.

Dù được chăm sóc kỹ lưỡng và thưởng thức từng ngày từng giờ nơi những vựa hoa, chợ hoa, cửa tiệm, hoặc ngoài vườn, trên bàn viết, hoặc không bao giờ được chăm sóc ngó ngàng đến nơi rừng sâu, trên non cao, bên bờ suối vắng, trên những cánh đồng bạt ngàn, nơi những hốc đá bờ tường… hoa vẫn phát tiết và trọn vẹn mở hết lòng mình ra, không thắc mắc chọn lựa, không phân biệt so đo. Từ anh nông dân đến vị quốc vương, từ người tỉ phú đến kẻ ăn mày trắng tay, từ những hồng nhan kiều nữ cho đến kẻ bạc phận kém duyên, từ chị gánh hoa cho đến anh mua hoa, từ người tử tù đếm thời gian qua khung cửa sổ cho đến kẻ giang hồ phóng túng ngoạn thủy du sơn, từ cụ lão trầm ngâm nhấp chung trà lim dim nhìn ngắm cho đến em bé lăng xăng chạy nhảy nơi công viên, từ kẻ cực ác cho đến người hiền lương, từ những đấng thiêng liêng như Phật – Chúa cho đến những ma vương, ác quỷ… hoa vẫn nở trong cùng một thể cách. Không phải vì đối với Phật mà hoa nở đẹp hơn; không phải vì đối với ma mà hoa nở xấu hơn. Xấu – đẹp, thơm – không thơm, là do nơi người thưởng lãm, không phải do nơi hoa. Dù có đầy đủ hương sắc hay chỉ có sắc không hương, hoặc có hương không sắc, dù được ngắm hay không được ngắm, hoa vẫn nở như thế và như thế.

Phẩm tính cao đẹp ấy của hoa, trao tặng và hiến dâng không điều kiện, loài người đã học đến đâu? Hoa, đối với muôn loài, và nhất đối với người, vốn keo sơn với nhau từ thuở tạo thiên lập địa, có lúc nào thay lòng đổi dạ đâu! Nhưng con người thì đã thay đổi quá nhiều, và thường khi chỉ dùng hoa để trang sức, tô điểm cho hương và cho sắc, mà chưa hề học được gì nơi phẩm cách của hoa. Con người chỉ biết hưởng dụng, lợi dụng, và lạm dụng.

Thoảng khi có kẻ phát tiết anh hoa, trao tặng cuộc đời những gì đẹp đẽ, cao quý nhất, thì bao người xúm nhau lên tiếng chỉ trích bôi nhọ, gán cho những tội danh và nhãn hiệu thế này thế kia, giam hãm họ vào tù ngục hoặc vòng vây của thị-phi, thành kiến, vô minh.

Từ những cội cây ẩm ướt hay khô mục, những nhánh phong lan vươn lên, lộng lẫy, thanh cao. Từ những ao đầm sình lầy nhơ nhớp, những đóa sen trỗi dậy, thơm ngát cả từng không. Dù ta chê hay khen, đón nhận hay chống báng, hoa vẫn cứ nở, và phải nở, ngay nơi thời tiết nhân duyên thích hợp nhất.

Cảm ơn những đóa hoa Thiện Minh, Huyền Quang, Quảng Độ, Trí Siêu, Tuệ Sỹ… đã cùng khai nhụy dâng đời từ những năm tháng đen tối, khắc nghiệt khổ đau nhất của đất nước, gánh thay bao tai ương cùng khốn nhục nhằn của cả dân tộc; chính những hoa ấy đã trải mình cho sự vươn dậy của bao nụ mầm tinh túy khác ở mai sau, khơi mào cho sự phát tiết tất cả anh hoa dị thường cao đẹp của quê hương.

Cảm ơn những đóa hoa Trí Thủ, Trí Tịnh, Thiện Siêu, Minh Châu, Thanh Từ… đã âm thầm nở trong cơn lửa dữ, gánh chịu bao tủi nhục và lời thị-phi dè bỉu, những mong duy trì mạng mạch của chánh pháp, ẩn nhẫn lót đường cho đàn hậu lai kế tục sứ mệnh hoằng truyền Phật đạo, cứu khổ sinh dân.

Cảm ơn đóa hoa Nhất Hạnh, nở đẹp “trời phương ngoại”, nay về ươm hạt, khai mầm cho đất quê hương; dũng cảm đón nhận bao dư luận, công kíchđàm tiếu; mở rộng từ tâm, hóa giải oán kết cho quốc dân có cơ hội ngồi lại; sám hối với quá khứ lỗi lầm, tháo gỡ những oan nghiệt buộc thắt; đàn tràng thiêng liêng đánh thức lòng thương vô hạn, kẻ chết người sống, bên này hay bên kia, quay về trong nghĩa tình đồng bào, anh em…

Và còn nữa, còn hàng vạn, hàng triệu đóa hoa, âm thầm hoặc công khai, đã nở đẹp khắp trên dải đất quê hương hay những phương trời viễn xứ…

Hoa, trong bất kỳ dạng thái, chủng loại, khung cảnh, thời tiết nào, cũng mang theo vẻ đẹp nội tại của nó. Đừng trách hoa sao nở quá sớm hay quá muộn. Đừng trách hoa sao lại đành để cho người ta ngắt mà chưng bày nơi này chỗ kia. Đừng trách hoa sao lại để con người lợi dụng, lạm dụng, hưởng dụng. Hoa chỉ biết nở, có thể nở vì người, vì muôn vật, nhưng trước tiên là nở cho chính nó, cho chính phẩm hạnh bồ-tát của nó là trao tặng và hiến dâng cái đẹp cho cuộc đời.

Hoa nở đúng thời, đúng lúc, không kỳ thị ai. Hoa nở không phải để dành riêng cho kẻ ác, cũng không phải ưu tiên cho người thiện tâm. Hoa nở không phải để tán dương người lành, cũng không phải để tiêu diệt kẻ ác, nhưng vẻ đẹp của hoa có thể làm cho người lành hưng phấn với điều chân, và kẻ ác rung cảm, bừng ngộ với lẽ thiện. Hoa cũng không chờ đợi tất cả người ác bị tiêu vong rồi mới nở, mà hoa nở ngay ở nơi chốn này, ngay ở thời gian hiện tiền, để không ai bị tiêu vong và không ai làm tiêu vong, mục rữa con ngườicuộc đời.

Dâng đời trọn vẹn hương sắc trung thực tự nhiên, cùng tấm lòng thương yêu, tha thứ, một cách không điều kiện và không một kỳ vọng được đền đáp, những đóa hoa của quá khứ, hiện tại và tương lai, sẽ tiếp nối nhau, kết thành tràng hoa nhân ái tuyệt mỹ, tô điểm cho mùa xuân xán lạn của quê hương. Cảm ơn hoa đã vì ta nở.

Midway City, ngày 01 tháng 02 năm 2007
Vĩnh Hảo

_______________________________________________________________________

 

NHƯ NÚI NHƯ MÂY
14.10.2009 Vĩnh Hảo

Núi đứng, mây trôi. Một tịnh, một động. Nhưng cả hai vẫn thường kề cận, tiếp xúc, có khi không thấy đâu là không gian ngăn cách. Mây ôm núi. Núi lẩn trong mây. Hình ảnh ấy, ai cũng từng thấy. Nhưng trong Thiền học, núi thường được dùng đến để nói một trạng thái hay một cảnh giới của định. Dáng ngồi vững chãi của thiền giả cũng được ví như núi. Thầy Nhất Hạnh có viết một bài tựa đề là “Ngồi Yên Như Núi” [1] để khích lệ khuyên nhắc các học trò trẻ ở Tu viện Bát Nhã Lâm Đồng khi họ gặp nạn. Còn mây thì thường dùng để chỉ vô thường, biến hoại. Trong văn chương cũng thế: “Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương.” [2] Mây cũng được dùng trong âm nhạc nghệ thuật để diễn tả tiết tấu và văn phong trôi chảy, nhẹ nhàng, bất tuyệt: “Lưu thủy, hành vân.” [3]

Tôi muốn mượn cách dùng hình ảnh núi và mây ở trên để nói về các Tăng Ni Bát Nhã, hay Tăng thân Bát Nhã, Lâm Đồng. Họ là những ai, tôi không biết mặt, và dù đã đọc nhiều bản tin, vẫn không nhớ rõ đạo hiệu của những vị thường được nhắc. Tôi chỉ biết họ là một tập thể xuất gia trẻ, an tịnh, vững chãi. Ngồi như núi, bước như mây, giữa một trần gian đảo điên, bạo động, tráo trở, hiểm ác. Suốt thời gian bị cưỡng bức rời khỏi Bát Nhã với các vụ tấn công liên tục ngày đêm bằng chửi bới, hăm dọa, nguyền rủa, ném gạch đá, phân dơ, đánh đập bằng tay chân, gậy gộc, và cuối cùng là tống xuất bằng bạo lực, những Tăng Ni trẻ này đã tự kiểm soát và tự thắng bằng nội lực của chính họ, không vị đạo sư hay bậc tăng trưởng nào trực tiếp dìu dắt. Tôi xem đây là hình ảnh cao đẹp và rực rỡ nhất của Tăng Ni trẻ Việt Nam suốt hơn 30 năm tu họchành đạo trong đất nước cộng sản. “Thắng một vạn quân không bằng tự thắng. Tự thắng mới là chiến công oanh liệt nhất,” kinh Pháp Cú đã ghi lời dạy bất hủ đó của đức Phật; và những Tăng Ni trẻ này đã làm đúng như thế trước cuộc áp đảo tàn bạo của những nhân viên công lực và “những kẻ lạ mặt” đằng đằng sát khí.

Dù đã khoác mặc pháp y của thiền gia, những Tăng Ni này vẫn còn là những người trẻ, tuổi từ 15 đến 35, nét mặt hãy còn thơ ngây, với những bàn tay nhỏ chỉ biết chắp thành búp sen, với những đôi chân chỉ biết bước nhẹ như mây trong dòng chánh niệm. Thân thể quý báu của họ được cha mẹ sinh dưỡng đã vì lý tưởng làm đẹp cuộc đời mà dâng hiến cho đạo. Vậy mà họ lại bị tấn công, lôi kéo, đánh đập, xúc lên xe, chở đi… rồi bỏ xuống đường dưới cơn mưa lạnh cắt của thời tiết cao nguyên, của cơn giông bão số 9 đang dần tiến vào.[4] Họ là những Tăng Ni trẻ, trong đó có một số được gọi là tập sự nam và tập sự nữ (nam, nữ phật tử đang tập sự để được xuất gia), cố nhiên thời gian tu tập và “tập sự” của họ chưa đủ chín muồi để bước vào những cảnh giới thiền định cao (ngoại trừ những trường hợp túc duyên nhiều đời rất hiếm) mà hành giả tuyệt nhiên không còn biết những gì đang xảy ra đối với thân xác, cũng như đối với các hiện tượng xảy ra chung quanh.[5] Như vậy, đáp lại với các bạo hành của những “người lớn” thế tục, Tăng Ni trẻ Bát Nhã đã không ở trong đại định mà chỉ ở trong chánh niệm, với những ánh mắt tỏa sáng năng lượng từ bi từng được học hỏi quán chiếu trong tu viện. Vũ khí tự vệ của họ là như thế. Cũng không thể nói là vũ khí. Hãy nói là pháp môn đối trị sân hận của chính mình và của người khác.

Chánh niệm là một chi trong Bát Chánh Đạo (Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệmchánh định). Thầy Nhất Hạnh triển khai chánh niệm thành một pháp môn, với lý thuyết nhân-quả đồng thời, nhân là chánh niệm, quả cũng là chánh niệm, chính nơi chánh niệmhành giả đạt được “hiện pháp lạc trú.” Một câu nói thật văn chương của Thầy Nhất Hạnh bao hàm lý thuyết này là “Không có con đường dẫn đến hạnh phúc. Hạnh phúc chính là con đường.” Một số người, trong đó có tôi, từng nghi ngại rằng không biết với những bước chân chánh niệm nhẹ nhàng, thảnh thơi, hành giả có thể vượt qua nổi các biến độngnghịch cảnh khắc nghiệt mang tính bạo hành, áp bức hay không. Thì nay, Tăng Ni trẻ tại Bát Nhã Lâm Đồng đã trả lời một cách hùng tráng bằng tinh thần và hành xử an nhiên, bất bạo động của họ. Cốt tủy của Phật giáo, con đường hòa bình của Phật giáo, đã một lần nữa, được chứng thực. Tuổi trẻ Việt Nam, tuổi trẻ Phật giáo Việt Nam đã cất lên tiếng nói của lòng thương yêuhiểu biết đối với quê hương nói riêng, và toàn thế giới nói chung. Tiếng nói như những hoa sen, cùng lúc nở rộ trên quê hương thống khổ, và khiến cho cả thế giới bàng hoàng xúc động.

Không hờn oán, không sân hận, không trách lỗi ai. Tăng Ni trẻ Bát Nhã đã tiếp nối bước chân của Thầy-Tổ, từ bikham nhẫn, đưa vai gánh lấy nỗi khổ nhục của dân tộc và đạo pháp trước những áp bức bất công.

Họ đã làm gì? - Chỉ ngồi yên như núi, và bước đi như mây. Lý tưởng này, tâm nguyện này, vững chãi như núi, không thế lực nào có thể lay chuyển. Hướng đi này, bước chân này, nhẹ tựa mây trôi, chẳng ai có thể cản ngăn. Kiên định mà vô chấp. Từ bithông tuệ. Ngồi như núi, bước như mây. Họ chỉ làm những việc đơn giản như thế.

Còn thế giới những “người lớn,” những thế hệ đi trước họ, đã làm gì, nói gì để cứu nguy, để tìm giải pháp tốt đẹp nhất cho họ? Tôi cảm thôngtôn trọng những người im lặng. Có nhiều lý do để giữ im lặng, nhất là đang sống trong hoàn cảnh của đất nước, dưới chế độ ấy, có những điều tế nhị không thể nói ra hết, và không phải lúc nào cũng phải nói. Nhưng tôi thực sự thất vọng với một số người đã nói mà nói những điều không nên nói. Đổ lỗi cho nhau. Nói dối. Che giấu những thủ đoạn mờ ám và phi nhân. Đồng lõa với tội ác. Nói hùa theo phát ngôn nhân của nhà nước rằng đó chỉ là chuyện nội bộ giữa Thầy Nhất Hạnh và Thầy Đức Nghi. Nói chì nói chiếc, mỉa mai Thầy của các Tăng Ni Bát Nhã (đang hành đạo ngoài nước) mà không hề quan tâm thực trạng Tăng Ni trẻ đang là những nạn nhân bị áp bức tại quê hương. Đố kỵ, thù ghét Thầy mà tảng lờ khổ nạn của học trò. Bầy trẻ gặp nạn trong nhà lửa, có cần tìm hiểu chúng là con cái của ai không? Người con Phật thà không nói, còn nếu nói, phải nói như Chánh Pháp.

Tôi viết những dòng này, mục đích không phải để lên án những kẻ phi nhân tính, vì mặt thật của họ, cả thế giới đều biết rõ rồi. Tôi chỉ muốn tỏ lòng ngưỡng mộ của tôi đối với các Tăng Ni Việt Nam, trước hết là Tăng thân Bát Nhã, sau đó là chư tôn đức đã hết lòng bênh vực, bảo bọc và viết cả tâm thư[6] biểu lộ sự đoàn kết thương yêu đối với đồng đạo của mình. Qua quý vị, tôi biết tương lai của Phật giáo Việt Nam đi về đâu.

Con đường chúng ta đã chọn, không ai có thể thay đổi. Tất nhiên trong những hoàn cảnh nguy kịch và khắc nghiệt nhất, chiếc áo và sinh mệnh chúng ta có thể bị hủy phạm bởi bạo lực, nhưng lòng từ bi và hiểu biết thì không bao giờ vơi mất. Như núi, như mây, chúng ta đi vào cuộc đời.

California, ngày 14.10.2009

[1] Xem www.langmai.info và www.phusa.info
[2] Cung Oán Ngâm Khúc, Nguyễn Gia Thiều (1741-1789), câu 76.
[3] Nước chảy, mây trôi. Cũng có người dịch là đi mây, lướt nước (biển), nói phong cách giang hồ tự tại, lịch lãm. Trong cải lương Việt Nam có một bản nhạc tên “Lưu thủy hành vân”, mà đây cũng là tên một giai điệu của môn nhạc này.
[4] Tăng Ni Bát Nhã bị cưỡng bức rời tu viện ngày 27.9.2009, bão số 9 (Ketsana) quét vào các tỉnh miền Trung và cao nguyên Việt Nam đêm 28.9, rạng ngày 29.9.2009.
[5] Một lần đức Phật nhập đại định, có 500 cỗ xe bò đi ngang qua, bụi lấm đầy người mà ngài không hay. Xem Lê Mạnh Thát, Tổng Tập Văn Học Phật Giáo Việt Nam, Tập I, Chương V, Quyển Bảy, Thiền Vượt Bờ.
[6] Xem “Huyết thư” của Tăng Ni trẻ tỉnh Lâm Đồng ở http://hoitrongbatnha.blogspot.com/2009/09/huyet-thu.html

_______________________________________________________________________


CẢM NGHĨ CỦA MỘT CƯ SĨ
VỀ BIẾN ĐỘNG TU VIỆN BÁT NHÃ

13.10.2009 Nguyên Thọ Trần Kiêm Đoàn

Vụ biến động bạo hành tại tu viện Bát Nhã thuộc tỉnh Lâm Đồng Việt Nam đã bước sang tuần thứ hai.

Gần 400 tăng ni sinh người Việt, tuổi từ 16 đến 25, tu theo pháp môn Làng Mai của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, đã bị sách nhiễu, đe dọa liên tụccuối cùng bị đuổi ra khỏi chùa bằng bạo lực trong ngày 27 tháng 9 năm 2009.

Diễn tiến của vấn đề trải qua nhiều giai đoạn và xẩy ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Để có được một cái nhìn tổng quát về khung cảnh chung của sự việc, vấn đề Tu viện Bát Nhã xin được tóm lược như sau:

Khởi đầu, vào thời điểm trước và sau khi Thiền sư Nhất Hạnh cùng phái đoàn tăng thân Làng Mai về thăm Việt Nam lần đầu vào năm 2005, thượng tọa Thích Đức Nghi, nguyên là viện chủ chùa Bát Nhã, đã thường xuyên sang Pháp cùng đệ tử để tu học ở Làng Mai. Sau đó, TT Đức Nghi đã nhận sự tài trợ của Làng Mai để xây dựng chùa Bát Nhã thành một tu viện lớn, có đủ cơ sở vật chất cần thiết cho khoảng 1800 người tu học. Tăng đoàn Tu viện Bát Nhã đã hình thành và sự tu học thuần túy đã diễn biến hài hòa tốt đẹp trong phạm vi chùa chiền tự viện.

Sự biến động bắt đầu khi chủ trương giải tán Tu viện Bát Nhã đã thành một kế hoạch không được xác định rõ ràng. Nhưng sức ép đến từ nhiều phía. Nó dàn trãi và biến tướng dưới nhiều phương tiện hành chính và bạo lực khi rõ ràng, khi ẩn dấu. Cuối cùng, bạo lực đã hiện nguyên hình thành một đám người thật sự hay ngụy trang bằng hình thức xã hội đen xông vào chùa chửi bới, đánh đập tăng ni; tàn phá những cơ sở vật chấtphương tiện của cá nhân và tập thể; đuổi 400 tăng ni trẻ ra khỏi tu viện Bát Nhã Lâm Đồng ra ngoài đường phố, không nơi trú ẩn.

Trong suốt hơn 2500 năm lịch sử của đạo Phật, sự vinh quang và pháp nạn cũng đã từng xảy ra tại nhiều nơi, trong từng thời điểm khác nhau. Nhưng ánh Đạo Vàng vẫn phong quang, sáng tỏ cho đến ngày nay. Đó là nhờ tinh thần từ bi, trí tuệdũng mãnh cốt tủy của đạo Phật. Tại Ấn Độ, những đền đài thánh tích Phật giáo như vườn Lâm Tỳ Ni, vườn Lộc Uyển, đại học Nalanda đã từng bị các thế lực ngoại đạo thù nghịch tàn phá tan tành nay chỉ còn trơ lại trụ đá, nền xưa. Ở Trung Hoa, cũng đã có những thờì kỳ đen tối, hàng nghìn ngôi chùa bị tàn phá, vô số tăng chúng bị giết hại. Ở Việt Nam, vua ngọa triều Lê Long Đỉnh đã từng ra lệnh chẻ mía trên đầu nhà sư. Nhưng tất cả còn lưu lại cho muôn đời sau là sự phán xét nghiêm khắc của lịch sử và lời bình phẩm công bằng của hậu thế.

Âm mưu đồng lõa với bạo lực đã bức bách, đẩy hết 400 tăng ni sinh trẻ ra khỏi chùa Bát Nhã bằng lởi lẽ xúc phạm thô bỉ, bằng hành động đập phá bất nhân, bằng gậy gộc và tay chân đánh đập tàn ác. Nhưng phản ứng của tăng ni sinh Bát Nhã đối trị với sự bạo hànhxúc phạm nghiêm trọng đó đã làm cho cho cả thế giới con ngườilương tri lặng mình khâm phục. Tập thể tăng ni sinh Tu viện Bát Nhã vẫn đồng nhất an trú nghiêm trì giới luật, giữ chánh niệm và chẳng ai tỏ ra có một chút giao động nhỏ nào trước hành động hung hãn và bạo ngược của của đám người bạo hành. Trước những đợt tấn công liên tục từ ngày nầy qua ngày nọ bằng ngôn ngữ thô bỉ qua loa phóng thanh từ bên ngoài tu viện; bằng sự đe dọa phá phách quanh chùa và cuối cùng là sự xâm phạm thể xác trực tiếp. Nhóm côn đồ đông tới vài trăm đã ập vào tu viện, đánh đập, bắt ép và lôi kéo tăng nì sinh ra khỏi chùa, vứt lên xe đang chờ sẵn và chở đi vứt xuống dọc đường từng nhóm nhỏ nhằm cô lập và ngăn chặn cá nhân tăng chúng cứu giúp nhau. Trước cảnh xâm phạm đầy máu và nước mắt của kẻ hung hãn tấn công người vô tội đang diễn ra, các lực lượng an ninh công quyền vẫn khoanh tay đứng nhìn, không can thiệp hay ra tay cứu giúp nạn nhân như một sự đồng lõa hay ngấm ngầm khuyến khích.

Trong cảnh dầu sôi lửa bỏng đó, tất cả tăng ni sinh trước sau vẫn đồng loạt giữ lòng thanh tịnh, chấp tay im lặng niệm Phật, không mảy may chao đảo hay vọng động trước nghịch cảnh. Sự im lặng sấm sét của chánh pháp đã thể hiện qua thái độ an hòa của tăng ni sinh Tu viện Bát Nhã.

Tinh thần bi, trí, dũng đã được tăng nì sinh phát huy thành hành động cụ thể:

Lấy lòng từ bi để đối trị với hận thù.
Lấy trí tuệ để an trú trong chánh niệm,
Lấy dũng mãnh để giữ vững tâm bồ đề kiên cố không sợ hãi.

Tình thương không biên giới đã giúp người Phật tử hóa giải được cảm tính tiêu cực với kẻ đối đầu đang cố bức hại mình trước mắt. Thật ra, họ không phải là kẻ thù mà họ là nạn nhân của vô minh nên phải thương lấy họ.

Trí tuệ sáng suốt đã giúp người Phật tử hóa giải được lòng sân hận trước thế lực đang cố triệt hạ mình trước mắt. Thật ra, họ là kẻ đang tự thiêu đốt chính mình vì đang làm nô lệ cho tham sân chấp ngã nên phải tha thứ họ.

Tinh thần dũng mãnh kiên cố đã giúp người Phật tử hóa giải được phản ứng vọng động trước động cơ tạo ra hoàn cảnh đổ vỡ. Thật ra, họ là kẻ yếu đuối lạc đường vì đang bị bóng tối của kiêu mạndục vọng che lấp nên đáng cảm thông cho họ.

Cung cách thiền tịnhtâm hồn từ bi, hỷ xã của tăng ni sinh Tu viện Bát Nhã thể hiện trong những ngày qua đã làm cho tứ chúng Phật tử toàn cầu tán dương tâm hạnh. Tuổi trẻ Phật tử đang thật sự hành đạo. Đó là một đạo Phật chân chính sống thực giữa đời chứ không chỉ tiềm tàng trong lễ nghikinh điển. Tình thương đã thắng hận thù; từ bi trí tuệ đã thắng bạo lực vô minh như hôm nay và mấy nghìn năm trước.

Cuộc biến động Tu viện Bát Nhã chưa kết thúc, nhưng dư luận toàn cầu đang đứng về phía đạo lý, tình thươngnhân bản để thành tâm ủng hộcầu nguyện cho các tăng ni sinh đang bị ngược đãi và phân ly tại Việt Nam. Với hồng ân Tam Bảo độ trìtha lực chú nguyện cầu lành khắp nơi trên thế giới đang hướng về, chắc chắn tăng ni sinh Tu viện Bát Nhã sẽ được thân tâm thường hằng an lạc, tiếp tục con đường tu học. Xin cầu nguyện duyên lành sẽ đến để mọi sự xung đột đều được hóa giải trong tình người và đạo lý.

Nguyên Thọ Trần Kiêm Đoàn

__________________________________________________

HOA NỞ TRONG BIỂN LỬA
Kinh Tâm - Thích Pháp Bảo
(kể chuyện: Bát Nhã mùa hương tàn khói lạnh)

Mấy hôm nay chúng ta lại được tắm mình, trong giếng nước thơm lừng trên quê hương thực tại. Rừng thông Bát Nhã tuy không hiện diện trước con mắt của những bước chân hiền sĩ ‘ đầu đội trời, chân đạp đất.’ suối nước âm vang như tiếng gầm của sư tử hống bên đồi trà xanh thâm sơn.Tình đồng đạo sao vẫn lưu lại kỉ niệm một thời dấu yêu qua những buổi chuyện trò Hoài Thiên Cổ. Thật vậy, Bát Nhã ca đã trở thành một huyền thoại bất hủ với Bếp Lửa Hồng sưởi ấm lòng người qua những đêm giá lạnh. Hương rừng Phương Bối như tỏa khắp mỗi buổi chiều về, hòa quyện với khung cảnh thơ mộng của Mây Đầu Núi đã tạo nên một bức tranh sinh động gắn kết tình người bao thế hệ. Cánh Đại Bàng muôn thuở, thế mà giờ đây tất cả đều đã khép lại. Than ôi! Một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp thắm đượm tình người giờ đây đã trở thành một dĩ vãng nhạt nhòa. Quán Nước Trà Thơm, xa xa thấp thoáng Cốc Lưng Đồi, Tùng Xanh lộng gió vẫn còn nở nụ cười thương yêu.Vạn vật vẫn một lòng thong thả dõi bước theo sau đoàn Tăng vững bước. cánh cửa Trai Đường Thệ Nhật luôn giang rộng niềm tin âu yếm những tâm hồn bé nhỏ. Sự nhiệm mầu hé mở chân trời Tăng Xá Cây Tre Triệu Đốt bên cánh đồng màu hoa sim nở rộ. Dường như đâu đó nắng đã lên rồi, từng giọt sương lấp lánh, khoe mình trước ánh hào quang rực rỡ của mái đại hùng bảo điện thiêng liêng.

Những cái buổi đầu tiên của đời xuất sĩ đã lặng mình dưới cội đa hào kiệt. Có lúc chúng tôi ngắm trăng lên trên tản núi rêu phong và một tách trà gừng xứ Huế đậm đà sáng đêm. Buổi vắng, mọi người cũng được có riêng một không gian yên bình để chế tác mây và gầy lấy nắng ngay nỗi nhớ mơ màng. Rồi lãng tử quay trở về an trú dưới bóng mát vườn hoa Tao Đàn Lâm Bi Ni. Tất cả hoa lá điều có đủ màu sắc và hương cỏ thơm đầy quyến rũ. Bước chân thiền hành có mặt cho Cối Nước Trái Đất mỗi ngày. Người trẻ như chúng tôi luôn khao khát uống được một hớp tình thương không điều kiện của các bậc cha anh. Vườn Hồng Cha Mẹ của Nghệ nhân Nguyễn Sánh kiến thiết đã giữ ấm vạn chục trái tim non dại đang lạc mất đường về. Làm trái tim bồ đề chúng tôi lớn dần theo tháng năm. Như khơi dậy vùng trời biết ơn bao dung sâu kín ngay giữa chốn đau thương không vũ khí . Do đó theo suy nghĩ nửa vời, Tăng Thân của chúng tôi chưa hề chia cắt và phân ly. Vì tận đáy lòng ở mọi góc nhìn đã có một Bát nhã to lớn hơn, độ lượng hơn. Thật vậy dù cho tấm thân ốm yếu, mọi thứ rách nát, ngã nghiêng trước thềm, ngoài kia gió đỗ, nhưng lòng chúng tôi vẫn mong mỏi được cuộc sống tự do ‘ giây phút hiện tại giải thoát’ có nhiều tình thương mến. Biết nuôi dưỡng lẫn nhau đó là con đường lý tưởng đẹp còn rớt lại trong thiên niên kỉ mới này.

Trước lúc chúng tôi xa rời mái nhà tâm linh thân yêu để cất bước lang thang muôn vạn lối, trên mọi nẻo đường dường như đóng lại. Mùa này ở cội nguồn Bát Nhã các cánh phượng vàng tươi vẫn thả hồn trước hiên Chùa và hoa trà vẫn thơ thẩn tiễn chân người cố hương một dặm đường ĐamRi. Khi chúng tôi ra đi, con đường năm ấy vẫy chào e ấp và hang đá lặng lẽ thì thầm mỉm cười cùng chúng tôi. Các gốc cây lớn đầy ắp bốn trăm và hàng nghìn bản nhật kí vô danh. Vũ trụ, con người với nhau sẽ lánh mặt trong khoảng thời gian hữu hạn. Như núi rừng hùng vĩ luôn là một bản nhạc hòa tấu vô sinh. Dòng người Tăng lữ sẵn sàng đề cao giá trị chân tình, lẽ sống “Độ Sinh”. Từ mọi chân trời, miền đất mẹ; anh chị em đã về, đã tới nơi đây sống gần bên người Sư Phụ kính yêu, chan hòa yên ấm dưới bóng dặn dò Người cha lành. Tình nghĩa vai huynh đệ qua một buổi sáng bình minh chìm trong lệ ngọt và bầu trời thả xuống bức tranh hổ ly sơn. Người đã lặng lẽ cuộn tròn tám mươi hai tuổi lại để biểu hiện thành một giấc mơ kì quang, đóa hoa tình Thầy trò bất diệt. Giấc mơ ấy là gì vậy? có phải là tình yêu tuổi trẻlý tưởng không !. “ Hỡi người giàu sang bậc nhất, hãy thôi làm thân cùng tử, về đây tiếp nhận gia tài, một lõi kim cương sáng chói”. Bài kinh Pháp Hoa lâu nay, tôi thường tụng niệm mỗi ngày nhưng chưa lần nào thẩm thấu hết ý kinh. Trong bước đường cùng, vào tối hai bảy trời mưa lạnh buốt, vừa đi vừa tủi cho cái kiếp tha phương cầu thực ‘học đạo’ bị người ta hất hủi, làm dơ chiếc áo Ca Sa mà nhiều đời chư Phật, chư Tổ dày công nâng niu cho đến bây giờ; cái năng lượng làm cho yên thân, yên tâm. Đàn hậu duệ của quí Ngài sẽ tiếp nối nguồn ánh sáng vô thỉ và nhận lấy tinh thần vô úy trong đạo Phật. Với bao điều hành hạ, cảnh đời tu đơn chiếc và sống để lắng nghe sự nguyền rủa. Áp dụng lối sống tiền sử vào thiên hà thanh minh nhưng chúng tôi đâu có lời thở than nào, chỉ đáp lại nguồn cảm tưởng ân nghĩatâm từ mở ra, khổ đau khép lại”. Cho nên sau một thời gian người con Phật khổ luyện “Cất Túi Hương Trầm”. Chúng tôi lại nghe thoáng, một chút lửa lòng: “Chư tôn đức và các bậc cha hiền dân tộc sẽ che chở, đỡ đầu những mái đầu tóc non. Nỗi băn khoăn ‘không nhà’ luôn hiện về sau bữa cơm chiều ấm bụng chiến sĩ hiền lương.

Nhớ lại cái đêm ly biệt, mỗi người đi một hướng. Có người khóc nức nở, có tình người không nở chia cắt “bỏ đạo về đời”. Để tiễn những người bạn lên đường về với mẹ quê, về lại với tuổi thơ hồn nhiên và về cuốc đất trồng rau cải. Những âm thanh hừng hực như than đỏ của cánh bên kia kì thị, khiêu kích bạo động. Thấy đây là cơ hội thực tập, chuyển hóa buồn phiền. Chúng tôi bắt đầu tạo tình liên đới , gắn kết tình đồng loại bằng hơi thở tứ niệm xứ. Tỉnh táo trước cơn giận điên rồ, nổ tung lúc nào chẳng ai lường được cái tâm thức nóng lên đó. Hẳn nhiên máu gan người trẻ lúc này sẽ thực tập hết mình về sự hy sinhphụng sự niềm tin. Ánh sáng năng lượng từ bi giao cảm của “ Thầy ” nên chúng tôi tự thiết lập, tự chỉnh đốn thân tâm của mình lại và bắt đầu câu ngạn ngữ ‘cho mây ngàn quét sạch” bầu trời vô minh hận thù. Mọi người tuy đang ở mọi chân trời yên vui hoặc đang sống an hòa trong bầu không khí ngàn năm Thăng Long, Hội Nghị Phật Giáo Quốc Tế diễn ra tại quê hương mình. Đã có ai thấu hết niềm đau chua xót, đắng cay tủi nhục của một thời kì đổi mới hình thức. Tưởng rằng những lệ thư đó, huyết thư kia, khán cáo nọ sẽ từng bước làm thay đổi khó khăn, rung động tình trạng hối hả của một bộ phận làm an ninh. Trời ơi ! Phương Bối. Ôi rừng thông bát ngát xanh rì, suối reo điệp khúc muôn chim ca, từ đây còn ai đứng lặng ngắm em trong phút lát. Ai sẽ thầm nhắc và mang em theo cả cuộc đời, dìu em tới nơi chân núi thơm hương tình người.

“Hận thù hờn oán chỉ xây bằng vôi gạch còn em hãy rót cái nhìn mật ngọt. Hót ca như chim Khuyên không mòn mỏi, để lại cho đời bao tiếng hát thanh tao”. Cứ đến nơi đây và bước đi tự tại nơi này như mây bay qua đồi núi. Chúng tôi luôn sẽ mang theo cả tấm lòng, cả ánh trăng đêm và bàn chân đâu ngần ngại, xót lại chút bùn nhơ. Bát Nhã mùa này thiếu vắng ánh sao, ngọn nến thiên thần lung linh. Từng cánh điệp vàng không còn rụng như độ ấy. Hàng trăm bàn tay chăm mon từ đây rồi hóa thành giọt sương lam huyền diệu. Mọi thứ hiện dần ra như bức họa đồng quê, lúa chín cỏ mọc. Tiếng kinh thanh thoát của các huynh đệ “ cùng nắm tay đi như một dòng sông” là chất liệu nuôi sống tương lai vô tận. Xứ chân trời mây trắng ngàn năm vẫn mãi thong dong.

Viết cho các “ Người Bạn yêu quí ” của tôi !
*Cảm tưởng qua lời chia sẻ ngắn ngủi chân tình mùa Sư Tử Hống*





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.